Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

Lễ kỷ niệm bảy mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Lê Học Lãnh Vân

 image

 

Bảy mươi năm, 2024-1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy! Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả, còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt với mục tiêu giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)!

Bài thơ tháng Tư

Thái Kế Toại

 

clip_image002Tháng Tư 1975

Tôi đang mặc áo lính viết ký sự lịch sử về Chiến tranh phá hoại tại đường Tàu Bay nay là Trường Chinh.

Vài người anh lớn tuổi của đơn vị đã được đi theo các binh đoàn vào chiến dịch.

Tôi viết về những ngày này trong bài tưởng niệm một người bạn như sau:

Trước ngày đi chiến trường, Luận đề trên đầu thư cho tôi: “Nơi gần mặt trời nhất - Anh Sơn”.

Từ “nơi gần mặt trời nhất” anh đã ra đi! Người con trai của đất tổ sông Hồng tìm đến Cửu Long. Mặt trận miền Nam mở ra dữ dội, ào ạt không thể tưởng tượng nổi. Cùng với đợt chia tay cá nhân, tôi chia tay với các trung đoàn không quân, ra đa, tên lửa, các sư đoàn cao xạ đi về phương Nam. Suốt đêm, tại phòng trực ban của sở chỉ huy Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân, loa kim phát đi oang oang tiếng nói hăm hở vội vã của các đồng chí phái viên tác chiến báo cáo tình hình mặt trận. Tôi được biết đơn vị cũ và Luận đã đánh Phước Long, Buôn Ma Thuật, chiếm sân bay Biên Hoà rồi vào đường Trần Quốc Toản, cảng Nhà Bè. Và tôi chờ một bài thơ của Luận. Bài thơ đường chiến dịch, thế nào cũng có câu thơ xao xuyến về màu xanh của bầu trời phương Nam…

Từ Thanh Mai nghĩ về Pháp Loa thiền sư

Đặng Văn Sinh

 

Lặng lẽ leo từng bậc dốc lên dãy Tam Ban, một mình trong rừng chiều nhạt nắng, tôi thầm nghĩ, gần ba phần tư thiên niên kỷ, trải bao thăng trầm lịch sử, cùng với sự xoay vần của trời đất, vạn vật đã biến đổi đến vô cùng. Khoảng thời gian ấy đủ để "mấy lần bãi bể thành nương dâu" (Kỷ độ thương hải biến vi tang điền)(1), như lời tiên nữ Ma Cô nói với tiên ông Lã Động Tân trên đảo Doanh Châu trong Thần tiên truyện. Tôi đi trong rừng thu, lá vàng rơi nhẹ cuốn theo làn heo may đầu mùa, thỉnh thoảng gợn lên những thanh âm xào xạc, nghe sao mà buồn. Đó là nỗi buồn chẳng rõ căn nguyên của một người cầm bút đã quá tuổi "tri thiên mệnh" nên tâm trạng hoài cổ. Dưới chân tôi là dòng suối nhỏ âm thầm luồn lách chảy giữa thung sâu. Trên đầu tôi là những ngọn thông già xòe ra tựa chiếc ô lớn, mọc lô xô, chạy vát từ con đường viền phần cực bắc thôn Thanh Mai đến lưng chừng núi rồi đột nhiên quặt sang phải vẽ thành một vòng cung xanh phản chiếu ánh tà dương lấp lóa.

Nguồn năng lượng sạch và lành từ Lý Hải

Lê Hồng Lâm

 

Lật mặt 7: Một điều ước gần chạm mốc 200 tỷ chỉ sau một kì nghỉ lễ – một thành tích quá ngoạn mục của Lý Hải. Ngay từ khi mới xem suất đầu, tôi đã dự đoán bộ phim này sẽ chạm mốc từ 400-500 tỷ. Điều khiến tôi ngạc nhiên và tin rằng phim này tiếp tục lập kỷ lục là Lý Hải có thể làm được một bộ phim “sạch” và “lành” như vậy, chạm vào cảm xúc của đại chúng đến vậy, dù nó vẫn còn nhiều khuôn mẫu và không phải là một bộ phim xuất sắc.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

Một vùng đất, những con người…

 (Đọc Ba Đồn mạn thuật của Nguyễn Quang Lập, Nxb Hội Nhà văn – 2022; 2024)

Ngô Xuân Hội

image

 

Quê tôi ở Nghệ An, nơi hàng năm khi mùa hè đến liên tiếp phải chịu những trận gió khô nóng ào ạt thổi từ Lào sang, nên dân gian gọi gió Lào. Gió Lào có từ lâu, là hệ quả của việc ông Đùng[1] khơi sông dắt núi sắp xếp lại giang sơn Nghệ Tĩnh. Mỗi đợt gió như thế kéo dài ba bốn năm sáu ngày liền… khiến sông hồ khô cạn, ruộng đồng nứt nẻ, cá chết xếp lớp trong những vũng bùn. Trong làng cây cối rũ rượi, da thịt người nhớp nháp mồ hôi, bàn ghế gường tủ cong vênh, sờ đâu cũng thấy một lớp bụi mỏng, ram ráp dưới tay. Buổi trưa nằm trong nhà, cứ thấy chó nằm đâu anh em tôi lại đến đuổi chó đi chiếm chỗ. Những con chó rất khôn, luôn chọn nơi mát nhất để nằm. Bị đuổi, chúng đứng lên ngồi xuống rồi nằm ì, không nhúc nhích, và thế là người với chó chúng tôi đành nằm chung chỗ. Lớn lên tôi đi học xa, những trận gió Lào chỉ còn trong ký ức. Hè năm ngoái tôi có việc phải về quê. Nhớ những trận gió Lào khắc nghiệt mình đã trải qua thời tuổi nhỏ, tôi cứ chần chừ. Thấy vậy, anh tôi giục:

Cầu khỉ

Nguyễn Đức Tùng

 

image  

Chỉ có một ngôi sao trên bầu trời.

Nhìn xuống: đất của người sống và đất của người chết. Khi bạn chạy, vượt lên thời gian, bạn băng qua chiếc cầu nối giữa hai vùng đất ấy. Bạn nghĩ bạn không nhìn thấy, nhưng đôi khi bạn nhìn thấy. Những ngày nóng bỏng, đêm không trăng, trong tiếng tiểu liên, tôi vẫn không thể không nhìn thấy bãi cát vàng mênh mông, rừng dừa xanh lảo đảo. Tôi không thể không nhìn thấy dòng sông thủy mặc, mái nhà tranh thấp buồn rầu, trăng hạ huyền khuyết một vạch đỏ như trong ngày động bão, người đàn ông miền Tây búi tóc cao, người thiếu nữ da nâu rắn rỏi. Người thiếu nữ chạy bên tôi, sau lưng tôi, ngực áo gió thổi phồng lên, eo thắt lại, mái tóc quá xanh. Trong khi chạy, tôi nhìn xuyên suốt màn đêm, thấy mặt bên kia đời sống, như mặt kia mặt trăng, tôi chậm lại chờ nàng, kéo nhau nằm lăn xuống khi gặp nguy hiểm, trên sỏi đá, trên bùn. Chạy qua thôn xóm yên bình, ngọn đèn cửa sổ, chạy dưới một dây phơi quần áo, giếng sân sau rêu trơn trượt. Thật khó để không làm tổn thương người khác. Tôi vừa chạy vừa nhìn quanh, đi tìm cái đẹp. Đi tìm cái đẹp một cách chính xác. Tôi muốn sống thêm một ngày. Tôi muốn tặng cho người con gái những ngày tôi đã sống, đẹp mê hồn, và những ngày tôi chưa kịp sống. Tôi biết tôi sẽ chết. Làm sao người ta có thể sống một mình không có người thương trên đời. Tôi nghĩ, tôi đã nhầm khi đến đây.

Nụ cười của nàng Joconde

Liễu Trương

image

 

Phần đông du khách từ phương xa đến Paris thường tìm đến Viện Bảo tàng Louvre, để xem cho được họa phẩm Nàng Joconde mà danh họa Leonardo da Vinci đã vẽ và sơn dầu trên gỗ vào khoảng những năm 1503-1507. Người mẫu là một phụ nữ ở thành Florence, nước Ý, tên Mona Lisa, còn được gọi là La Gioconda, Pháp gọi: La Joconde. Nụ cười của người mẫu này xưa nay đã thu hút vô số người đến xem.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Thẩm định lại sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sao phải chạy theo dư luận?

Hạnh Phước

Thẩm định lại một cuốn sách đã tồn tại 2 năm trời là chạy theo dư luận, hết sức vô nghĩa trong bức tranh chung của sự việc.

Sau 1 tuần gây ồn ào với những tranh luận trái chiều, từ cả những phụ huynh học sinh lẫn giới học thuật của văn chương, sáng 7/5, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT-TT) cho biết đã đề nghị Nhà xuất bản Hội Nhà văn – đơn vị xuất bản tác phẩm – thẩm định lại tác phẩm Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn Ocean Vương về yếu tố khiêu dâm.

Quê hương – dấu binh lửa

Đào Như                                                                                                             Bút ký

Lời Phi Lộ:

Trong hơn một tháng nay, từ tháng 10.2014 kênh truyền hình CNN của Mỹ, hàng ngày làm sống lại nước Mỹ trong Những Năm Sáu Mươi của thế kỷ trước qua những thước phim The Sixties. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoảng này đều được lồng trong khung cảnh của Chiến Tranh Việt Nam/ Vietnam-War.

Những Năm Sáu Mươi của thế kỷ trước là thời đại kinh hoàng của nước Mỹ. Những biến động của Vietnam-War trong Những Năm Sáu Mươi đã hủy hoại xã hội Mỹ, từ đạo lý, nhân văn, đến chính trị, kinh tế và con người.

Luận về Nghiệp và Tái sinh theo quan điểm của Phật giáo

Peter Harvey

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002

Dẫn nhập: Vai trò chính của nghiệp và tái sinh trong tư tưởng Phật giáo

Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật, nó cũng là một phần của Bà la môn giáo và Kỳ na giáo, nhưng không phổ quát: Triết lý Thiên định (Ājīvikas) tin là tái sinh được thúc đẩy bởi một động lực của định mệnh phi cá nhân, và đúng hơn là thuộc về nghiệp cá nhân; những người theo thuyết duy vật phủ nhận vấn đề nghiệp và tái sinh; và giới hoài nghi thấy không có cơ sở để khẳng định hoặc phủ nhận vấn đề.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Điện Biên Phủ – Góc nhìn khác của người lính

 Lưu Trọng Văn

 

Trong một khu rừng, Tô, lính pháo binh trẻ bị biệt giam, phía ngoài có lính canh bồng súng.

Lính canh nói với tướng Giáp.

-Thưa Đại tướng cậu ta chống lại tiểu đoàn trưởng ạ.

-Chuyện gì?

-Dạ, cậu ta bảo trận địa pháo mà không có hầm phòng thủ, không chuẩn bị phương án rút lui khi bị tấn công là giết lính. Tiểu đoàn trưởng bảo, cậu là lính công tử Hà thành hèn nhát, chưa đánh nhau đã sợ chết lo lùi, chống lại khí thế toàn quân “đánh nhanh thắng nhanh” mà…

Sứ quán Lều: Cuộc đấu tranh bền bỉ cho nhân quyền

Trường An

Du khách tham quan khu di tích tòa nhà Quốc hội cũ, tại thủ đô Canberra của Úc hẳn sẽ ngạc nhiên, khi nhìn thấy trên mảnh đất công viên đối diện với tòa nhà có vài túp lều ván xiêu vẹo. Lại gần hơn, họ có thể nhìn thấy dòng chữ “Aboriginal Embassy” (Sứ quán Thổ dân) sơn trên một vách lều cùng lá cờ thổ dân Úc và hàng rào nhỏ mang dòng chữ “Sovereignty” (Chủ quyền). Những du khách này sẽ ngạc nhiên hơn nữa, nếu ai đó nói với họ rằng, họ đang được chứng kiến dấu ấn của một cuộc đấu tranh nhân quyền độc đáo, kéo dài liên tục hơn nửa thế kỷ.

Tự do, máu, và tình yêu

Võ Hương Quỳnh

 

Ocean (Đại dương), như định mệnh, đã trở thành tên gọi của thi sĩ, tiểu thuyết gia, giáo sư Ocean Vương, khi mẹ của anh không thể phát âm nổi từ “beach” – biển – nỗi ám ảnh khôn nguôi của bà về sự chia cắt và gắn liền những số phận dạt trôi giữa đôi bờ lịch sử.

Từ cuốn sách của Ocean Vuong

 Thái Hạo

 

image

 

Sau khi phụ huynh tố giáo viên và nhà trường vì đã phát cuốn tiểu thuyết “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của Ocean Vuong cho học sinh lớp 11 đọc, bởi trong đó có những trang “nhạy cảm”, trần trụi” về “cảnh giường chiếu”, nó đã bị sở Giáo dục TPHCM ra lệnh thu hồi. Sự việc này là một “ca” rất đáng suy ngẫm về nhiều mặt trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam – từ tâm lý, văn hóa, giáo dục...

Cảm tác từ tiểu thuyết “Ultima Promessa” (Ước hẹn cuối cùng) của nhà văn Trương Văn Dân

 Nguyễn Phú Yên

 

Tiểu thuyết ULTIMA PROMESSA đã được NXB EtaBeta PS in ở Ý vào tháng 1- 2024 nhưng sau khi đọc bản thảo bằng tiếng Việt, tôi đã vô cùng xúc động và cảm tác từ tình yêu của hai nhân vật chính để viết thành bài hát MỐI TÌNH THIÊN THU. Xin giới thiệu với các bạn.

 

 
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

Phụ huynh Việt – Hãy ngưng tin mình là chân lý!

Nhân vụ chị phụ huynh 40 tuổi – không rõ trình độ – có tiền cho con đi học trường quốc tế, tức giận vì chương trình của nhà trường, nhớ lại bài báo trước đây 4 năm mà giờ thấy vẫn chính xác.

Mình hoàn toàn đồng ý là phụ huynh có quyền giám sát việc nhà trường dạy gì cho con (suy cho cùng họ mới là người trả tiền mà). Nhưng nếu khi thắc mắc chị gặp giáo viên để hỏi, hoặc đọc hết cuốn sách đã rồi hãy kêu ca thì tốt hơn nhiều.

Quả táo khó rơi xa gốc táo, bố mẹ hãy học hỏi thì con mới có tương lai!

(Stt [dưới đây] xin từ nhà bạn Vũ Thanh Tâm. Xin cám ơn)

Nguyễn Hoàng Ánh

image  

Anh bạn Gaspard

André Menras – Hồ Cương Quyết

Biệt Hiệu dịch

clip_image001

 

LTS – Ngày 23.5.24 tới, nhà xuất bản Les Indes Savantes sẽ phát hành cuốn hồi ký (tiếng Pháp) của André Menras: Le Vietnam entre le meilleur et le pire / 50 ans de fidélité aux combats de ma jeunesse (collection Cinq Points, 386 tr). Giương cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng giữa Quảng trường Lam Sơn mùa hè 1970, hai năm rưỡi bị đánh đập, giam tù tại Chí Hòa; hai năm trời đi khắp năm châu tố cáo cuộc chiến tranh Mỹ và chế độ lao tù của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; André Menras trở lại cuộc sống giáo viên của anh ở miền Nam nước Pháp, nhưng vẫn đấu tranh không ngừng nghỉ cho công bằng và tự do với tư cách công dân Pháp và công dân Việt Nam. Đấu tranh đòi công lý với bộ máy quan liêu Pháp (liên bộ giáo dục, quốc phòng, ngoại giao...) tả-hữu bằng hai cuộc tuyệt thực trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ Đức Bà Béziers. Sát cánh với ngư dân Lý Sơn trên vùng biển Hoàng Sa chống chọi với hải quân Trung Quốc, sánh vai biểu tình với các nhà dân chủ trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội. Một bộ hồi ký trung thực, đầy ắp thông tin. Diễn Đàn xin thành thực cảm ơn tác giả đã cho phép đăng lại dưới đây bản dịch một chương ngắn, và, trong một kỳ sau, một chương dài. Nguyên tác tiếng Pháp do công ti Sodis của nhà xuất bản Gallimard quản lý, bạn đọc có thể đặt mua ngay từ bây giờ tại hiệu sách quen, hay đặt mua qua mạng FNAC.

 

Sống một mình

(Dành cho người già, bởi ai cũng phải già)

Dạ Ngân

 

image

Đàn ông hay bỏ đàn bà ở lại trần gian. Chừng như ông trời khiến vậy. Ở đây nói chuyện đàn bà, những người đàn bà ở lại, được ở lại hay bị ở lại thì cũng cứ là bà góa trọi lỏi, một mình.

Không chuẩn bị gì, một năm đầu còn có con cái, họ mạc tới lui, giống như cái cây được gia cố bằng những cột chống và dây chằng, tạm ổn. Những cữ tuần, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày là những nhịp thời gian tâm linh và nghiệm sinh, người đi nhòa dần và người ở nguôi nguôi. Không gì mầu nhiệm bằng thời gian, ngài ấy cứ làm cái việc của ngài, lặng lẽ và sáng suốt. Miếng cơm trong miệng bà góa ngọt hơn, đêm không nhiều lê thê, ngọn gió không vô hình nữa, chúng thôi thúc tiếng lá tiếng chim và nắng mưa ân sủng một quãng đời, hai từ lẻ bóng có lẽ dành cho những sương phụ trẻ. Một người đàn bà không trẻ của đô thị thời nay, chắc chắn biết mình không để cô đơn dúi xuống. Đoạn này là mươi năm, hoặc hai mươi năm, hoặc hơn nữa, thì sao?

Cecily Brown

Nguyễn Man Nhiên

 

Cecily Brown (sinh năm 1969) là một họa sĩ nổi tiếng người Anh, sống và làm việc tại New York. Thường được so sánh với Willem de Kooning hoặc Francis Bacon, tranh của Cecily Brown dường như đang chuyển động liên tục, sống động với năng lượng gợi tình trong cách biểu đạt và màu sắc, chuyển đổi không ngừng nghỉ giữa phong cách trừu tượng và tượng hình. "Một cái gì đó chỉ thoáng qua có vẻ thực tế hơn một cái gì đó được mô tả đầy đủ". Brown lấy cảm hứng từ cấu trúc bố cục, họa tiết lịch sử và nét vẽ điêu luyện của các họa sĩ bậc thầy trên nhiều thể loại khác nhau. Sử dụng bảng màu từ màu sáng đến màu đen đậm, tác phẩm của Brown làm mờ đi những cách đọc đơn lẻ khi bố cục của chúng bị phá vỡ thành hoạt động liên tục, khó hiểu và khó nắm bắt. "Nơi tôi quan tâm là nơi tâm trí hướng tới khi nó cố gắng bù đắp những gì không có ở đó.", Brown nói. Nghệ thuật của Cecily Brown gợi tình, bạo lực, đôi khi gây rối loạn. Khám phá hình ảnh tình dục và phong cách cử chỉ theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng, những hình bóng gợi cảm trong tranh bà đã gây ảnh hưởng và thu hút rất nhiều sự chú ý. Tranh của Brown thường có các nhân vật tham gia vào hoạt động tình dục dưới một tấm màn màu, như bức "Sweetie" (2001), trong đó một cặp đôi bán trừu tượng đang ân ái được thể hiện bằng màu hồng sáng và tím. Cách xử lý mạnh mẽ của Brown đối với hình tượng khỏa thân cho thấy bà giành lấy các chủ đề thông thường thoát khỏi bối cảnh được dự đoán trước của chúng.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

Nguyễn Thanh Việt: The Sympathizer

Trịnh Y Thư

clip_image002

The Sympathizer,

by Viet Thanh Nguyen,

Winner of the Pulitzer Prize 2016.

Con người mắc kẹt trong lịch sử và lịch sử mắc kẹt trong con người. Nhà văn Mỹ James Balwin nói vậy trong tập tiểu luận Những ghi chú của đứa con bản xứ (Notes of a Native Son). Lịch sử không mắc kẹt trong Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn tiểu thuyết The Sympathizer (Cảm tình viên, Kẻ hai mặt, Kẻ nằm vùng, Kẻ nội tuyến) xuất bản năm 2015, nó bùng nổ dữ dội với nỗi phẫn nộ rát bỏng hiếm thấy trên một trang viết văn học nào.

Thơ Ngô Quốc Phương

NƯỚC CỘNG HÒA CÒNG SỐ 8

 

Có những nước cộng hòa đang được những kẻ kia xây, không chỉ riêng một nơi nào

như một ngôi nhà, như tiếng chúng vẫn rêu rao

có những cột trụ 'vững vàng'

đảm bảo 'hạnh phúc vĩnh cửu'

ôi, hạnh phúc vĩnh cửu... trên thiên đàng hạ giới chúng lập

với những cột trụ

là súng kê vào đầu

dao thích vào cổ

còng số 8 nhiều hơn dân số

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

Trong họa có phúc!

Mạc Văn Trang

 

Một bạn trẻ nhắn cho tôi: Buồn lắm bác ơi, mấy bạn cháu viết phản biện sơ sơ trên facebook mà bị bắt rồi. Cháu thấy vô cùng tuyệt vọng. Cháu lo cho bác quá, liệu bác già rồi có bị bắt không?

Có thể bác già, U90, người ta cũng nể chút. Vì dù sao chính quyền có chút hiểu biết đều nhớ câu nói nổi tiếng, tương truyền của Cụ Lê Quý Đôn về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.”

Bởi ta chỉ ở nhân gian trong một thoáng

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

image  

Tôi đọc Kim Bình Mai, tiểu thuyết được coi dâm thư Tàu từ năm lớp 7. Tôi đọc cuốn gì đấy đại loại có tên Tội lỗi và trừng phạt của Joan Collins năm lớp 8. Joan Collins tiểu thuyết gia diễm tình nổi tiếng người Anh trong tiểu thuyết này viết về cuộc đời sóng gió của một nữ chính xinh đẹp giỏi giang mà, trời ơi, tôi không thể nhớ được tên, nhưng lại nhớ hạnh phúc nơi cuối đường của nàng là một nam thần đẹp trai giàu có tên là Nigel. Tiểu thuyết dĩ nhiên có những màn bỏng cháy, đọc rất hồi hộp, chẳng hiểu gì nhưng đủ biết là họ yêu nhau lắm, và mấy câu văn của đoạn đấy đến giờ tôi vẫn có nhớ.

“Bắn bỏ! Hủy hết!” – Khrushchev đã “đập tan” cuộc triển lãm của các nghệ sĩ tiên phong như thế nào

(Chuyến thăm tai tiếng của Khrushchev tới triển lãm của nghệ sĩ tiên phong diễn ra 60 năm trước)

Alina Lesik, https://www.gazeta.ru/culture/2022/12/01/15866323.shtml?updated

Lã Nguyên dịch

 

image

 

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev (trái) tại triển lãm của các nghệ sĩ tiên phong từ studio Hiện thực mới ở Manege. Sergey Smirnov/RIA Novosti

Chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế”

Nội dung cuộc thơ THỜI GIAN ĐI XÁM MẶT ĐỈNH ĐỒNG với Huế:

- Cũng là tập thơ này (nxb Thuận Hoá), buổi ra mắt trong Đại Nội (20:00-11.5) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, hát thơ Nguyễn Duy lồng điệu ca Huế do các nghệ sĩ Nhà hát Hoàng gia Duyệt Thị Đường trình diễn.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Ham muốn trong truyện của Võ Phiến

 Liễu Trương

 

Ở miền Nam vào những thập niên 60-70, truyện dài đăng nhiều kỳ trên các nhật báo được nhiều người theo dõi. Mỗi ngày độc giả trông báo ra để đọc tiếp truyện đang đọc lỡ dở. Để đáp lại nhu cầu của độc giả, có những tác giả viết truyện nhiều và nhanh, trong tình trạng gấp rút để kịp đăng báo. Gấp rút đến nỗi có tác giả nhầm lẫn tên nhân vật của truyện này với tên nhân vật của truyện khác. Điều này không thể xảy đến cho nhà văn Võ Phiến. Ông sáng tác truyện một cách đắn đo, chừng mực; ông nhắm cái phẩm hơn cái lượng.

Tranh của Mai Duy Minh

Nguyễn Phượng

image

Mai Duy Minh

 

Sắp đến ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên lác đác đã thấy trên mạng người ta lại mang tranh người chiến sĩ phất cờ chiến thắng trên nóc hầm De Castries của Mai Duy Minh ra bình phẩm và sỉ vả anh.

Hôm qua vô tình đọc được những lời thóa mạ họa sĩ, bất ngờ hơn là cường độ thóa mạ còn mạnh hơn mấy năm trước.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Trà dư, tửu hậu…

Lê Học Lãnh Vân

1) Nhóm bạn tụ họp trên mười người gồm phân nửa xuất thân sinh viên tham gia tích cực phong trào đấu tranh đô thị Sài Gòn trước năm 1975, phân nửa xuất thân sĩ quan cấp úy hay quan chức cấp thấp Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó họ lớp là sinh viên, lớp vừa mới tốt nghiệp đại học, trẻ măng, giờ thì hơn phân nửa là Việt kiều. Họ là bạn nhau từ thời đi học cho tới giờ, bất chấp các thay đổi thời cuộc.

Một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không (Thơ của một người lính “bên thua cuộc” vừa nằm xuống)

Trần Tuấn   clip_image002  

Facebook bạn bè loan tin nhà thơ Nguyễn Dương Quang vừa qua đời tại Đà Lạt. Lên mạng tìm đọc về ông, chợt thấy bao điều nao lòng.

“Tôi không có lòng thù hận con người, tôi không thích chiến tranh. Nhưng, tôi đã sống trọn vẹn với chiến tranh, đến 18 giờ chiều 29/4/1975, tại Bãi Sau Vũng Tàu…” (trích bài Nguyễn Dương Quang viết cho Thư Quán Bản Thảo số 62 – Tháng 12/2014). Đến buổi trưa hôm sau ngày 30-4-1975, người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Dương Quang cùng đồng đội ném hết súng đạn xuống biển, ngậm ngùi chia tay nhau, tìm phương tiện về quê.

Moon Palace – Mà nỗi buồn thì vô tận

Phan Thị Hà Dương

 

Moon Palace

 

Trong đời đọc truyện của mình, đã rất nhiều tiểu thuyết làm cho tôi buồn, điều này hiển nhiên. Những nỗi buồn có nhiều cách đi đến, có nỗi buồn đến như kết thúc cuối cùng của một niềm vui, có nỗi buồn len lỏi đến trong những dịu dàng khe khẽ, có nỗi buồn bàng bạc trong không gian như sương chiều, có nỗi buồn ẩn sau những hài hước cay độc.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Tạ Duy Anh

 

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

Thư Võ Phiến (1997)

 Trong tương lai, các nhà văn học sử sẽ có cơ hội nghiên cứu một hiện tượng nổi bật trong văn học Miền Nam: hiện tượng người nữ cầm bút. Chưa bao giờ người nữ mạnh dạn cầm bút như vào thời 54-75 và thẳng thắn bàn về mọi vấn đề nhìn từ phương diện của nữ giới.

Nhã Ca là một trong các nhà văn nữ đó và là tác giả có số lượng tác phẩm cao nhất. Ngoài những chủ đề liên quan đến người nữ như đời sống của người nữ sinh trong một thành phố Huế cổ kính, đặc điểm của Nhã Ca là viết về thảm họa chiến tranh. Từ xa, tôi hằng theo dõi cuộc chiến ở quê nhà và đau xót cho đất nước chìm trong khói lửa. Thế nên tôi đã dịch sang Pháp ngữ truyện Đêm nghe tiếng đại bác của Nhã Ca, như muốn chia sẻ nỗi đau với tác giả. Khi bản dịch đã hoàn thành, tôi liên lạc với Nhã Ca, bà vui vẻ đón nhận bản dịch.

Mặt khác, trong những năm 90, nhà xuất bản Philippe Picquier ở Pháp có cảm tình với văn học Việt Nam, nên đã nhận xuất bản bản dịch của tôi: Les canons tonnent la nuit.

Khi hay tin bản dịch ra mắt độc giả Pháp, nhà văn Võ Phiến từ Mỹ có thư chia mừng với tôi. Nhưng không chỉ đơn giản mừng cuốn sách ra đời; từ nội dung truyện Đêm nghe tiếng đại bác, Võ Phiến mở rộng tầm nhìn để cho chúng ta thấy tình cảm trong gia đình người Miền Nam, một biến đổi mới lạ về tâm lý và văn hóa chưa từng thấy.

Sau đây là thư của Võ Phiến.

Liễu Trương


 

Anselm Kiefer

Nguyễn Man Nhiên  

Trong các năm 2001-2002, Anselm Kiefer (sinh năm 1945, nghệ sĩ đương đại người Đức) thực hiện một loạt tác phẩm điêu khắc/sắp đặt mà ông đặt tên là The Secret Life of Plants (Cuộc sống bí mật của thực vật). Sử dụng chất liệu đặc trưng của mình là chì, Kiefer hiện thực hóa khái niệm cổ xưa về vũ trụ thành một cuốn sách khổng lồ. Ở đây, cuốn sách vừa trở thành hạt giống vừa trở thành vũ trụ.

Thơ Nguyễn Viện

image                             Tác giả Nguyễn Viện

NGỤ NGÔN VỀ ĐIÊU TÀN

 

1.

Đã từ rất lâu không có mưa. tôi đái lên trời một cầu vồng. hoàng hôn màu tím tái. những kẻ bán máu đang nằm ngủ dưới gầm cầu.

Đã từ rất lâu không đọc một quyển sách nào. chữ làm tôi đau dạ dày.

Linh hồn tôi như một bãi hoang. đầy rác.

Đi thăm chiến trường xưa – Điện Biên Phủ

Trần Hải - Khánh Trâm

Điện Biên Phủ mảnh đất dài 18 km, rộng 6-8 km ở tận miền Tây Bắc xa xôi đã được ghi dấu đậm nét trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nơi đây 70 năm trước đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt của quân và dân ta chống lại đội quân viễn chinh tinh nhuệ của thực dân Pháp. Quân và dân Việt Nam đã phải chiến đấu với một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, bao gồm 49 cứ điểm. Một số tướng lĩnh cao cấp của Pháp-Mỹ đã từng thị sát Điện Biên Phủ cho đây là một pháo đài bất khả xâm phạm.