Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2025

Ngẫm chuyện xưa

 Phạm Viêm Phương

Cuốn “Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn” của Chen Ching Ho (Nguyễn Mạnh Sơn tuyển dịch & biên soạn) cho tôi biết nhiều điều lý thú, xin kể lại vài chi tiết chơi.

  1. Tự Đức soạn tự điển Hán Nôm:

Những người hơi lớn tuổi (cỡ tôi) chắc còn nhớ những câu: Thiên trời địa đất/ cử cất tồn còn/ tử con tôn cháu/ lục sáu tam ba… Kết cấu của những câu như thế luôn gồm một chữ Hán rồi tới một chữ Nôm giải nghĩa chữ Hán đó. Đây chính là Tự điển Hán Nôm dạng phôi thai.

Người Việt xưa học chữ Hán thì chỉ có sách nhập môn của Tàu, như “Tam tự kinh” (Nhân chi sơ, tính bản thiện…), đến thời Hậu Lê đã có nhiều sách nhập môn bằng chữ Nôm được gọi là sách giải nghĩa, ví dụ “Tam tự kinh thích nghĩa”, đến đời Tự Đức loại tự điển này đã tương đối nhiều.

Tự Đức là vị vua học hành giỏi giang, quan tâm đến việc giáo dục khai minh và biên soạn quốc sử, và ông cũng soạn một cuốn gọi là “Tự học giải nghĩa ca” theo thể lục bát, chia các chữ cần học theo loại, như Nhân sự, Khí dụng, Cầm thú…, tức là khoa học hơn và dễ học dễ nhớ hơn (nhờ thể lục bát).

Do chữ Nôm chưa có quy tắc thành lập (thường gồm một chữ Hán tượng nghĩa, kèm một chữ Hán nữa tượng âm) nên mỗi nhà nho lại có thể chọn chữ tượng âm theo ý mình, không thống nhất, gây khó cho người học đương thời cũng như đời sau. Sách của Tự Đức soạn, khi được khắc in, có thêm bốn chữ “Tự Đức thánh chế” khiến nó trở thành văn bản chính quy, làm chuẩn mực cho người học, và thống nhất cách hình thành chữ Nôm.

+ Một vị vua có học hành tử tế (chứ không phải có bằng cấp) là điều rất quý cho triều đại, và nhất là cho người dân (vì họ không có quyền chọn vua), đây mới thực là “hồng phúc dân tộc”. Tiếc rằng tuy văn hay chữ tốt, hiếu thảo, có tấm lòng với giáo dục, nhưng Tự Đức lên ngôi gặp phải thời bành trướng thuộc địa, người Pháp mưu xâm chiếm, và với kiến thức về thế giới (ngoài nước Tàu) quá nhỏ bé, ông không có khả năng đối phó. Dù có quyết tâm chống ngoại xâm đến mấy, việc mất chủ quyền có lẽ là không thể tránh khỏi.

  1. Họ Lý thành họ Nguyễn:

Ta đã biết khi cướp ngôi nhà Lý và xây dựng nhà Trần, Trần Thủ Độ đã cho diệt sạch tôn thất nhà Lý, lại buộc dân chúng ai mang họ Lý đều phải đổi sang họ Nguyễn (Trần Trọng Kim chép rành mạch điều này trong “Việt Nam sử lược”). Chen Ching Ho còn cho biết thêm “‘An Nam Chí lược’ của Lê Tắc chép rằng sau khi họ Trần lên thay đều ra lệnh cho hết thảy tông tộc và chúng dân họ Lý đổi sang họ Nguyễn, để dân chúng không còn mong nhớ [về họ Lý nữa]”.

“Đại Việt sử lược” (tiền thân của “Đại Việt sử ký” đời Trần) còn áp dụng vụ đổi họ này cho cả các nhân vật Việt Nam và cả nhân vật Trung Hoa trước triều Lý, khiến đời sau khó mà xác định nhân vật ấy nguyên mang họ Lý hay Nguyễn. Thế nghĩa là, nhà Trần quyết chí xóa sổ nhà Lý không chỉ về mặt thể xác con người, mà còn cả trong sử sách và tâm trí cùng ký ức của người dân.

+ Phải chăng nhà Trần cướp ngôi theo thủ đoạn tà đạo nên mang mặc cảm và nỗi lo sợ sâu xa trước lòng dân? Phải chăng nhà Trần buổi đầu chưa có công trạng hay tấm gương đạo đức nào để thu phục lòng dân, nên họ phải dùng mọi kế sách “để dân chúng không còn mong nhớ” chế độ cũ nữa?

+ Coi bộ Trần Thủ Độ đi trước George Orwell xa lắc trong nhận định rằng “kẻ nào kiểm soát được hiện tại thì sẽ kiểm soát được quá khứ”, và có lẽ thời nào cũng vậy, chỉ bỏ ra ít tiền bạc thì mua được cả một lũ “tay dao tay bút” sẵn sàng cạo sửa cổ thư và bịa đặt tân thư.

  1. Dấu ba chấm trong ngoặc vuông

Chen Ching Ho có viết một tiểu luận giới thiệu bản “Quốc triều di biên” của Phan Thúc Trực, do Lê Xuân Giáo dịch, Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách văn hóa (Việt Nam Cộng hòa) xuất bản năm 1973, và bài này được in lại trong sách nêu trên, trong đó tôi đọc được một đoạn như sau: “nhưng không ngờ nhân dân nước Việt Nam lại phải mang lấy đại họa do chánh cuộc gây nên […]”. Kinh nghiệm đọc và nghề biên tập cho tôi biết rằng có cái gì đó đã bị bốc hơi và để lại dấu ba chấm trong ngoặc vuông này. Thời may, thiên bất dung … biên tập viên nào đó, bản dịch của Lê Xuân Giáo được lưu trữ nguyên xi trên Internet và tôi đọc được toàn văn đoạn đó như sau: “nhưng không ngờ nhân dân nước Việt Nam lại phải mang lấy đại họa ‘Nam Bắc phân tranh’ do chánh cuộc gây nên, khiến nhân dân nước Việt lại phải chịu đựng chán chường cái thảm trạng đau khổ ‘đồng thất thao qua’, anh em đồng một nhà cầm dao chém giết lẫn nhau!”.

+ Tuy thú vị vì học thêm được thành ngữ “đồng thất thao qua” nhưng trong tôi cũng dấy lên cảm giác chán chường khi thấy rõ thế lực man rợ ấy rắp tâm kiểm soát việc suy nghĩ và nhận định của con người. Việc xóa sạch họ Lý coi bộ vẫn chưa chấm dứt.

Ông Ba Tê [Thanh Tâm Tuyền – Văn Việt] ngày xưa từng than “Sao tuổi trẻ quá buồn…” nên mình cũng bày đặt than theo “Sao lịch sử quá buồn…”.

                                                                                                                                  P. V. P