Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Ai về xứ nẫu

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Mùa hè 1956.  Hai tuần sau lễ khẳm tháng, tức là lễ đầy tháng em Bình, gia đình tôi từ giã xóm Cửa Nhà Đồ, theo cha vào Qui Nhơn, cha nói đơn vị đổi từ Đông Hà vào để lập căn cứ trấn giữ lâu dài.  Nhờ đó anh em tôi được đi xe đò lần đầu tiên.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Lỗi tại ai, mọi đàng

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Con Cúi được cậu Há cho đi học lớp nữ sinh trường Bồ Đề. Nó hí hửng tới báo tin và nhất quyết biểu tôi gọi bằng tên đi học là Yên Thu hay nói gọn là Thu. Tôi ừ ngay cho xong chuyện vì “mi mi tau tau” tôi có gọi nó bằng tên đâu mà lo. Nhưng anh Quang không chịu,

“Thu chi mà Thu, thu đủ hả?”. Người Huế gọi quả đu đủ là trái “thu đủ”.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Đồng tiền liền mạng sống

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Tháng Chín 1955. Hai tuần nay bầu trời xám xịt, mây thấp, và mưa đổ xuống từng cơn. Từ trên nguồn là ngã ba Tuần (còn gọi là ngã ba Bằng Lãng), nước sông Hương đục ngầu chảy cuồn cuộn, và mực nước mỗi ngày một dâng cao. Quán bác Mão suốt ngày đầy người nhưng không ai màng đến chuyện cúp đầu (hớt tóc) mà bàn tán về trận lụt sắp tới, và thằng Bé chuyên hóng chuyện người lớn không thể vắng mặt.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Cái đầu chó vá

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Quán hớt tóc bác Mão không có bảng hiệu nhưng đàn ông con trai trong xóm ai cũng đến đó cúp đầu (hớt tóc). Trong cái chòi sơ sài ở góc đường vào Cửa Nhà Đồ và đường cái, phần Quốc Lộ 1 có tên cũ là Paul Bert, những kẻ rỗi việc thường tụ họp tán chuyện với bác. Đồ đạc trong quán vỏn vẹn có thùng đồ nghề, chiếc ghế tròn giữa phòng, băng ghế dài sát tường, cùng tấm gương soi và sợi dây da liếc dao cạo trên tường. Khi tìm không gặp thằng Biên và thằng Sơn con dì Xuân mà nhà chỉ cách vài căn, tôi chạy ra quán nghểnh mỏ hóng chuyện người lớn.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Lá bùa thầy Phước

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

“Từ căn nhà tranh trước Cửa Nhà Đồ nhìn xuống “hồ”, tức là hào nước quanh thành, gia đình tôi dọn sang căn nhà ngói nằm khoảng nửa đường từ ngoài bờ sông vào cửa thành. Ra khỏi sân trước, gần đường là bóng mát của ba cây trứng cá cao với trái nhỏ bằng đầu ngón tay đầy hột tẳn mẳn như trứng cá.

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Xóm Cửa Nhà Đồ

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Rời căn nhà dưới chân núi Ngự Bình, gia đình tôi dọn sang xóm Cửa Nhà Đồ, tức là Cửa Chánh Nam của kinh thành Huế, và còn gọi là Cửa Sập vì vòm và vọng lâu bị sập trong trận lụt năm Quý Tỵ (1953) khiến gạch đá và vữa tường bít hẳn lối đi. Từ ngoài đường chính dọc theo bờ sông Hương đi vào là đoạn đường ngắn xuyên qua khu nhà ở, đến cây cống dài cong cong bắc ngang qua “hồ” nước đen thui đầy rác rưới, lác đác vài chiếc lá sen già đã đổi sang màu đen thẫm, rồi mới tới cửa thành. Người Huế quen gọi là “hồ” mà thật ra là hào nước quanh thành.

Chỗ ở mới của chúng tôi là ngôi nhà tranh nằm ở đầu cầu. Nhà cửa nơi thị tứ san sát không có vườn tược, vài cây trứng cá rải rác trước nhà và đôi ba cây thầu đâu (cây sầu đông) nằm phía sau, người ta sống chen chúc nhau trong không gian chật hẹp, trẻ con suốt ngày rong chơi ngoài đường, và những gánh hàng rong rao bán thức ăn không ngớt.

Sung sướng nhất là gặp lại con Cúi, người bạn duy nhất của thằng Bé từ ngoài làng. Cậu Há đã chuyển qua làm thông ngôn cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến và di cư bằng máy bay vào Huế từ trước. Nhà cậu nằm ở mặt tiền nhìn ra sông Hương, cách xa nhà tôi chừng nửa cây số. Gặp lại tôi, con Cúi mừng húm,

Tau sợ mi kẹt lại ngoài nớ thành thằng Việt Minh con”.

“Làm răng tau làm thằng Vẹm được?”, tôi phản đối yếu ớt.

“Ba tau nói ngoài ai cũng thành Việt Minh hết. Con nít ba tuổi cũng bị bắt vô đoàn nhi đồng hay thiếu nhi chi đó. Rồi hắn dạy cách rình rập cha mẹ ông bà mà báo cáo với cán bộ”, con Cúi chỉ ngón tay đe dọa.

Hắn bắt mà tau không thèm vô mấy đoàn nthì răng?”, tôi ngây thơ hỏi.

Mi nói thiệt hay nói chơi rứa? Không sợ hắn bỏ tù mạ mi rồi cấm không cho bán đồ ăn để nhà mi chết đói hay răng?”.

“Tại rứa mà mẹ tau mới cực khổ đem tụi tau vô đây”.

Như ngày trước, con Cúi dạy tôi chơi ô làng, đánh thẻ, và nhảy cò cò – chơi nhà cò, đứa nào thua, cò ba vòng. Nó thuộc lòng nhiều bài hát các ca sĩ nổi tiếng hát trên đài phát thanh Huế, bắt được bằng chiếc máy thu thanh tân kỳ khắp xóm chỉ có nhà cậu Há mới có. Tôi thích con Cúi hát bài “Gạo Trắng Trăng Thanh”,

... Ai đang đi, trên đường đê

Tai lắng nghe muôn câu hò đê mê

Vô đây em, dù trời khuya anh nhớ đưa em về...

mà bọn trẻ trong xóm tinh nghịch đổi thành

... Ai đang đi, trên cầu mông

Rớt xuống sông, ướt cái quần ni-lông

Vô đây em, đợi quần khô anh sẽ đưa em về...

Một hôm, nhà con Cúi có người khách khác thường: Cậu Tràn, em cậu Há, theo bên tê lâu nay sống ở đâu làm gì không ai biết, đột ngột xuất hiện “thăm gia đình”, vì chính phủ hai bên cho phép qua lại thăm viếng thân nhân trong khi chờ đợi tổng tuyển cử như hiệp định Giơ-Neo (Genève) quy định.

Con Cúi rủ tôi và anh Quang ra ngoài bờ sông, đứng dưới tàn cây phượng vĩ, nhìn quanh nhìn quất không thấy ai mới nói,

“Chú Tràn ni không đếm xỉa tới ai, khăng khăng kêu ba tau về làm việc cho Việt Minh”.

Hắn nói răng?”, anh tôi bắt đầu chú ý.

“Chú nói ngoài làng chừ sướng lắm; ai nấy đều ăn nên làm ra, những chỗ đất trống trước đây như khoảnh đất ngoài thành Đồng Hới trồng cam trồng quít đầy dẫy, ăn ngập họng mà còn cả đống nên không ai thèm hái”.

Răng hắn nói như thiệt rứa? Mới hơn nửa năm mà trồng cây đã ra trái”, anh cười khà khà.

Con em họ tôi tiếp tục kể lể,

“Chú khoe trai gái trong làng ai cũng cắp sách tới trường. Trường làng chừ xây lên ba tầng thành trường trung học to hơn trường Khải Định”.

“Lúc mình ở ngoài nớ, khắp làng không ai học hết lớp ba, làm răng có học trò học lên trung học?”, tôi nghe không lọt tai.

“Chú nói dóc nhà cũng có hai ba cái máy thu thanh, nghe nhạc Liên Sô và Trung Quốc chán cả tai nên chừ cho con nít chơi”.

“Tổ cha thằng Vẹm phách tấu; phét lác như con c... tau!”, anh nổi sùng.

Nó níu tay anh tôi,

“Chưa hết ! Chú nớ tối ngày dụ dỗ anh Xê tau về làng, và hỏi thăm hàng xóm rất kỹ về cha mi và mấy người làng mình có chức phận trong ni”. Thằng Xê là anh con Cúi, trạc tuổi anh Quang, ngày ngoài làng hay ỷ thế cha phá làng phá xóm.

Hắn hỏi chuyện chi?”, anh tôi ngạc nhiên.

“Đủ thứ hết! Như cha mi đóng đồn chỗ , về nhà một tuần mấy lần, ăn ngủ lúc ; thậm chí hỏi cha mi ngủ với dì hai ở phòng ”.

Anh Quang trầm ngâm suy nghĩ; tôi biết anh lo, nhưng cố trấn an tôi và con Cúi,

“Thằng cha ni kiếm chuyện để tò le; chắc không có chi ”. “Tò le” là tọc mạch, ngồi lê đôi mách.

“Chú nớ gian ác lắm chớ không phải chơi ”, con Cúi không đồng ý.

“Như ri nì (thế này), mi với thằng Bé cứ chơi đánh thẻ hay ô làng như thường lệ, nhưng phải coi chừng hắn bàn chuyện chi, với người , và họ ở chỗ tới”.

“Nghĩa là hai đứa tau phải mần việc dọ thám?”.

“Kể như rứa đi”.

Rứa mi mần chi?”, con Cúi nhìn anh với đôi mắt nghi ngờ.

Bị con bé hạch hỏi về vai trò của mình, anh tức mình nạt,

“Giao việc chưa mần mà đã hỏi ỏm óc... ”.  “Hỏi ỏm óc” là hỏi lăng nhăng khiến người ta bực mình.

“Đừng học dọi (bắt chước) cha mi ăn hiếp liền bà”, con Cúi phản pháo.

“Hai đứa mi nhỏ theo dõi trong nhà, hắn ra đường thì tau với thằng Vượng rình theo”, anh tôi dịu giọng.

“Thằng Vượng con ông Thịnh hiến binh hả?”.

“Hiến binh” là tên gọi thời ấy của “quân cảnh”. Thằng Vượng là “đệ tử ruột” của anh Quang; anh đi đâu nó cũng đi theo và làm gì cũng làm theo như bóng với hình. Anh kể tài thằng Vượng,

Hắn là con trai Huế chính cống, thuộc lòng mấy đường kiệt (ngõ hẻm) trong xóm và kể vanh vách từng nhà ở mặt tiền từ bến Thương Bạc tới cầu Bạch Hổ”.

Một tuần sau, chúng tôi tụ họp lại dưới tàng cây phượng vĩ. Con Cúi tức tối vì anh Quang chú tâmvào việc hái trái phượng trên cây hơn là chuyện đối phó với cậu Tràn,

“Bữa qua có hai thằng cha đầu trâu mặt ngựa, ăn nói hoang đàng tới thăm chú nớ”.

“Bọn hắn hẹn gặp thêm các bạn khác ở động nhền nhện trong xóm. Mà ‘động nhền nhện’ là cái chi?”, tôi tiếp lời con Cúi và thắc mắc.

“Chắc là động đĩ của mụ Lác béo ú rồi!”, thằng Vượng gật gù.

Tôi hỏi gặng cho bằng được,

“’Động’ như ‘động yêu tinh’ trong Tây Du ký thì tui biết rồi, nhưng ‘đĩ’ là cái chi?”.

“Là liền bà bán thân cho khách làng chơi”, thằng Vượng cười ngặt nghẽo.

“Làm răng bán thân được? Bán thì ai mua,mà mua để làm chi?”, tôi tiếp tục chất vấn.

Thằng Bé đừng rộn ràng tau đập chết chừ; kể tiếp đi”, anh Quang cong tay dọa cú đầu.

Tôi ấm ức bổ túc tin tức thu lượm được khi nghe lóm cậu Tràn nói chuyện với bạn,

Hắn dặn hai người nhắc nhở đám bạn chuẩn bị mang theo nhiều ‘xí xập gì’ để cho mấy ‘con gà đá’ được ‘chết sướng’; nghĩa là răng?”.

“Không biết, chắc là ký hiệu bí mật dặn đồng đảng đem theo khí giới hay dụng cụ chi đó”, anh tôi lắc đầu.

(Nhiều năm sau, tôi khám phá ra “xí xập gì” là cách đọc theo tiếng Quảng Đông của “tứ thập nhị,” tức là số “42,” tên một loại thuốc cường dương làm tại Chợ Lớn, nhưng tôi tin giải thích đầu tiên của anh Quang là đúng.)

***

Ngày hăm ba tháng Chạp ta, mẹ và dì Cúc sửa soạn nấu cúng đưa ông Táo về Trời. Tôi và anh Quang đứng xớ rớ trước nhà thì con Cúi hớt hơ hớt hải chạy tới,

“Chú Tràn đi rồi...”.

Hắn đi ?”, anh tôi bình tĩnh hỏi.

“Đêm qua, chú nớ biến mất cùng với anh Xê của tau. Sáng ni không thấy tăm hơi”, con Cúi vừa nói vừa thở hổn hển.

“Ba mi nói răng?”, tôi nóng nảy hỏi.

“Ba tau dặn trong nhà không ai được hở mui (môi) ra ngoài, không thì ở tù rục xương cả lũ”.

“Từ đây phần việc của hai đứa bây xong rồi. Khôngđược nói cho ai biết, nghe chưa?”, anh tôi căn dặn.

Đêm ba mươi, mẹ cúng giao thừa thì cha lái xe Giép (Jeep) về nhà.  Trong cơn say, cha lùi xe thắng không kịp, ủi sập một góc nhà bếp, để xe nằm nguyên tại chỗ, rồi lảo đảo bước vào ngủ phòng dì Cúc. Sáng mồng một Tết, mặt trời lên cao, mẹ dậy sửa soạn bàn thờ cúng gia tiên đầu năm mà chưa thấy dì Cúc hay cha dậy. Mẹ bưng thau nước chùi nhà, vén màn tạt vào giường cha và dì Cúc đang ôm nhau ngủ. Cha giật mình tỉnh dậy, không kịp mặc quần nhảy ra chửi chói lói,

“Tổ cha thằng Ấm và con Bèo đẻ ra con chó khốn nạn là mi... ”, và thêm một tràng tiếng chửi tục tĩu khác.

“Cha nói ai?”, tôi khều anh Quang.

“Cha kêu tên ôông mệ ngoại chưởi mẹ chớ ai”, anh Quang véo tai tôi nói nhỏ.

Anh chua chát than,

“Không có tau thì cha đã đi đời nhà ma, còn mà chưởi mẹ!”.

Răng rứa?”, tôi chưa hiểu ra.

Tau với thằng Vượng theo dấu thằng cha Tràn đến ‘động nhền nhện’; đó là địa điểm hội họp của tụi Vẹm gài lại nằm vùng ở Huế”.

Anh hãnh diện,

“Ông Thịnh nói bọn Vẹm mở chiến dịch ‘Diệt Ác Ôn’ ám sát viên chức Quốc gia. Bữa qua, đợi bọn hắn tụ họp đông đủ phe mình mới xông vô túm trọn ổ. Nếu không, túi (tối) qua cha bị hắn làm thịt rồi!”.

“Bắt được cậu Tràn không?”.

Họ để yên cho hắn trở về Bắc cùng với thằng Xê tuần trước...”.

Tôi gãi đầu suy nghĩ,

“Nếu biết trước cha ác với mẹ như ri, anh có theo dõi bọn Vẹm và báo hiến binh hay không?”.

“Chuyên môn hỏi ba láp ba xàm!”, anh cú đầu tôi thật mạnh.

Ngày mồng một tết bị cú đầu nên tôi bị xui xẻo suốt năm. Nhưng không sao, những ngày rủi ro luôn luôn ghi chuyện đáng nhớ và khiến cho những ngày khác trở nên vui thú tuyệt vời.

Ngày 12 tháng Hai, 2014

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Thằng bé phá đám

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa
Chiếc xe Giép (Jeep) nhà binh chạy từ từ vào trong sân và ngừng lại. Trong bộ quân phục ka-ki màu vàng với lon thiếu úy một vạch vàng trên cầu vai, chú Lam oai vệ bước xuống xe. Anh Quang mừng rú chạy ra đón, nắm tay chú đưa vào nhà. Chú tươi cười xoa đầu tôi và thằng Sáng. Đây là lần thứ hai tôi gặp chú, lần đầu chú về thăm nhà ngoài làng khi mới tốt nghiệp trường Võ bị Liên quân Đà lạt. Mẹ cười tươi nhưng làm bộ trách,
“Đi mà biệt tăm biệt tích, tưởng chú từ chị với nhà ni rồi chớ!”.
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Người mẹ thứ

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Ngôi nhà An Cựu của mẹ nằm giữa một thửa đất rộng gần chân núi Ngự Bình. Hàng rào chung quanh là những cây chè mọc hoang đan vào các bụi cẩn (hoa dâm bụt) với những đóa hoa giống như cái lọng màu đỏ và chen lẫn với các bụi ngũ sắc với những bông hoa nhỏ nhiều màu sắc và trái tròn nhỏ xíu dính với nhau thành chùm. Vườn tược trống trải, mẹ dự định trồng cây ăn trái ở phía trước và lập vườn rau ở phía sau để thu hoạch hoa màu làm lợi tức gia đình.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Con và cha

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Rốt cuộc cha cũng xuất hiện đón mẹ và anh em tôi về làng Truồi, nơi cha đóng đồn. Cha đến với dì Cúc mà chúng tôi đã gặp trong chuyến đi Lăng Cô gần hai năm trước. Năm nay dì hăm ba tuổi (mẹ sinh tôi lúc bằng tuổi dì), nói giọng Huế líu lo như chim hót, thanh tao mà khó hiểu,và hết lòng chiều chuộng ba anh em tôi.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Núi Thái bạc lòng

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Trong khoảnh đất nhỏ ở cuối trại gia binh, “sân chơi” độc quyền của tôi và anh Quang, cây bàng đứng sừng sững với tàng cây thẳng và cân đối như cái bát trải rộng. Trời cuối thu, những chiếc lá bàng to chuyển sang màu nâu vàng, và những trái bàng hình bầu dục chín màu vàng rụng xuống rải rác trên mặt đất. Dưới bóng cây bàng, tôi nghiền ngẫm bộ Tây Du Ký mượn của mẹ và lén đọc cuốn Bên Dòng Sông Trẹm của o Nậm; cuốn sau là tiểu thuyẽt tâm lý xã hội của Dương Hà với những tình tiết “éo le lâm ly bi đát”, mẹ cấm xem vì “con nít không được tọc mạch chuyện người lớn”.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

Dưới mái nhà tôn

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Căn nhà chật chội trong trại gia binh hạ sĩ quan khác hẳn với ngôi nhà của nội ngoài làng về mọi mặt. Vì nhà mái tôn không có trần, những ngày nắng hơi nóng hâm hấp tích lũy dai dẳng từ trưa cho đến tối khuya; những lúc trời mưa, mưa rơi lộp độp trên mái vang ầm ĩ át hết mọi âm thanh trong nhà. Nhà không có hiên, ra khỏi cửa là sân cát lộ thiên nóng bỏng chân khi trời nắng gẳt. Ở đây không có chuyện gì riêng tư vì nhà cách nhau bằng một lớp vách ván mỏng, ngồi bên này nghe bên kia rõ mồn một.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Cõi trần vương vấn

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Tháng Chín 1954 di cư vào Nam. Lần đầu tiên đi tàu biển nhưng không bị say sóng vì thằng Bé mệt đừ nằm lăn ra ngủ một lèo đến khi tàu cập bến Đà Nẵng sáng hôm sau. Sau lần đi thăm cha ở Lăng Cô khoảng một năm rưỡi trước, đây là lần thứ hai tôi ra khỏi làng quê nhưng tất cả mọi thứ đều mới lạ, mới thấy mới nghe mới biết lần đầu.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Cõi trần vấn vương

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Tháng Chín 1954 – Vượt tuyến vào Nam. Lần đầu tiên đi tàu biển nhưng không bị say sóng vì thằng Bé mệt đừ nằm lăn ra ngủ một lèo đến khi khi tàu cập bến Đà Nẵng sáng hôm sau. Sau lần đi thăm cha ở Lăng Cô khoảng một năm rưỡi trước, đây là lần thứ hai tôi ra khỏi làng quê nhưng tất cả mọi thứ đều mới lạ, mới thấy mới nghe mới biết lần đầu.

Những người di cư được đón tiếp bởi nhiều người thành thị ăn mặc chỉnh tề khác hẳn với người ngoài làng. Một ông dang tay nắm hai tay tôi nâng cả người lên đưa qua chiếc cầu tàu, một kiểu bế bồng mới mẻ đối với chú bé nhà quê. Người ta nói tiếng địa phương mà nghe như là một ngoại ngữ nào đó, thí dụ như “Chô choa, néng choang choang mà zợ chồng hén thôm lắm, lồm chi lồm miết rứa mòa không nghỉ nơ”. (Chu cha, nắng chang chang mà vợ chồng nó tham lắm, làm gì làm hoài vậy mà không nghỉ).

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Một đời thủy chung

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Tháng Giêng 2005, tôi có việc về Sài Gòn sau gần ba mươi năm bỏ nước ra đi. Trước khi tôi lên đường, mẹ gọi điện thoại dặn dò,

“Cây có cội, nước có nguồn. Đã về bên mình, con ra ngoài làng một chuyến”.

“Con chưa tính...”, tôi lưỡng lự.

“Con lạy bàn thờ tổ tiên, viếng mồ mả ông bà, và thăm cậu Các giùm mẹ”, mẹ khẩn khoản.

Tôi không thể từ chối. Quê hương là nơi mẹ luôn luôn yêu quý thiết tha dù đã rời xa hơn nửa thế kỷ. Với đồng lương hưu ít ỏi, mẹ chắt chiu dành dụm từng đồng, mỗi năm năm bảy lần gửi tiền về biếu bà con, sửa sang nhà thờ họ, và trùng tu mồ mả tổ tiên. Mẹ ước nguyện khi qua đời được hoả táng và di cốt rải trên dòng sông Nhật Lệ ở quê nhà. Mẹ khuyến khích:

Ngoài mình có động Phong Nha là kỳ quan thiên nhiên lớn và đẹp nhất thế giới, đưa con Châu đi cho biết”.

Đánh trúng tâm lý thích viếng thắng cảnh của Châu, vợ tôi, mẹ nói thêm:

“Tuần trước thằng Giáng gọi điện thoại qua, mẹ dặn hắn thu xếp cho hai đứa bây ở khách sạn ngoài cửa sông Nhật Lệ. Khách sạn nớ (đó) của hắn, đừng lo”.

Năm nay trên tám mươi tuổi, anh Giáng là trưởng tộc và thuộc hàng anh tôi, gọi mẹ bằng mự (thím). Những cú điện thoại hàng tháng không ngoài mục đích xin tiền, nhưng đối với mẹ là sợi dây liên lạc với bà con thân thuộc nơi chôn nhau cắt rốn.

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Còn đâu chỗ quê hương

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa


Tháng Chín 1954, ngôi nhà rộng lớn của nội trở nên trống vắng. Chị vú về quê trên làng Lộc Đại, khách khứa không còn lai vãng, và vườn rau bỏ phế không ai chăm sóc. Cậu Há và thầy Trình đã đưa gia đình di cư vào Nam, thương gia trên phố đóng cửa tiệm đi hết, và cả làng Tam Tòa đạo Thiên Chúa bỏ hết nhà cửa ra đi. Người ở lại trong làng thì thân cũng như sơ đều cố tránh gia đình nội vì sợ liên lụy. Sau nhiều đợt soi mói và lục lạo khắp nơi trong nhà và ngoài vườn, toán cán bộ thưa đến “làm việc”; chúng tôi bớt phải chịu đựng cảnh huống bực bội khó xử – đối diện với kẻ ác ngoài miệng xoen xoét ngọt ngào hơn cả người thân.

Nội im lìm như cái bóng, hết thắp hương lạy bàn thờ lại hút thuốc điếu bình. Trường làng đóng cửa, thằng Gái ở nhà lầm lầm lì lì không trò chuyện với ai. Anh Đồng, người bà con duy nhất còn đến nhà, trở nên ít nói và không ôm vai tôi kể chuyện làng nước xóm giềng như trước. Mỗi ngày mẹ ngóng trông tin cha hầu mong được chỉ nẻo – đi hay ở, và nếu di cư thì vào Nam gặp cha ở đâu – nhưng bặt vô âm tín. Mẹ khóc thầm, hàng đêm khấn vái ơn trên phò hộ ba đứa con thơ.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Dẫu chết không lìa

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa


Tháng Bảy1954, hiệp định Giơ-neo [Genève, tiếng Pháp] được ký kết, hứa hẹn mang lại hoà bình nhưng lại chia cắt đất nước theo sông Bến Hải, ranh giới phía Nam của tỉnh nhà. Căn nhà trên của nội trở thành nơi tụ họp của hầu hết những người khá giả trong làng. Họ ngồi quanh chiếc bàn vuông khảm xà cừ, suy đoán tình hình chính trị, mong tìm giải đáp cho câu hỏi: Di cư vào Nam hay ở lại quê nhà? Họ uống nước chè, châm điếu bình hút thuốc, và hăng say bàn cãi mà không để ý đến thằng bé con chưa đầy sáu tuổi nằm đọc sách ở dưới bộ và lắng nghe mọi lời thảo luận.

Dù kiến thức non kém, con “mọt sách” tí hon cũng nhận ra những người này, kể cả nội, không những mù mờ về thời cuộc, mà hầu hết suốt đời sống an phận thủ thường nơi thôn dã nên thế giới của họ chỉ quanh quẩn ở dăm ba huyện lân cận trong vùng. Ai cũng chủ trương “ở lại” và muốn người khác góp thêm lý lẽ đồng ý với mình. Ông Đàm, người giàu có và thế lực nhất làng và bạn tin cẩn của nội, cả quyết trong vòng hai năm sẽ có hiệp thương, nghĩa là hai bên sẽ thông thương và tổ chức tổng tuyển cử; trước sau cũng trở lại quê nhà nhưng:

Chừ [bây giờ] mình vô trong nớ đất khách quê người lấy chi mà sống, nhà cửa không có, thủy thổ không hợp, và người đàng trong khôn ngoan lừa lọc chớ không thiệt thà như người mình”.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Con trâu con

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa


Những ngày hè, khoảng đường làng chính bên hông nhà ông Đội Há là sân chơi của bọn trẻ con. Hai trò chơi thông dụng là đánh căng và đá kiện (nơi khác gọi là cầu). Cái kiện làm bằng giấy dầu (giấy bóng) bọc đồng tiền Khải Định có lỗ vuông làm đế và kết chùm ở phía trên. Tôi là nhóc tì nên không được nhập bọn, thèm thuồng đứng nhìn mấy đứa lớn vừa chơi đùa vừa nói cười to tiếng.

Từ cửa bên hông nhà, con Cúi thập thò một lúc rồi hỏi:

Mi biết chơi ô làng không?”.

Con gái duy nhất của ông Đội, nó hơn tôi hai tuổi và là em họ tôi. Tôi bẽn lẽn lắc đầu thì con bé hăng hái:

“Muốn học tau chỉ cho”.

Con Cúi thành thạo lấy phấn kẻ ô vuông trên sàn gạch rồi dạy tôi dùng những viên sỏi nhỏ “đi” vào những ô vuông.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Cơn giận con, nỗi đau mẹ

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa


Mẹ tôi nói cha đi lính đánh giặc xa, ít khi được nghỉ phép về thăm con. Trong ký ức của thằng Bé, cha xuất hiện đầu tiên lúc cậu bé hơn ba tuổi. Tôi ở nhà ngoại đùa giỡn với con gà cưng thì cha lên đón về. Cha mặc bộ quần áo bốn túi trắng tinh, đi xe đạp dura sáng loáng. Ngoại bồng tôi đặt lên giá mang hành lý, bắt dang rộng hai chân, và dặn phảỉ nắm chặt yên xe cho khỏi té.

Gần về tới nhà, đôi chân mỏi nhừ, tôi sơ ý đút bàn chân phải vào tăm (nơi khác gọi là căm) xe trong lúc cha tiếp tục đạp. Đau quá, tôi la lênvà buông tay, ngã đập mặt xuống đường, bất tỉnh. Lúc tỉnh dậy thì cha đi rồi, tôi chưa có dịp nhìn rõ mặt cha.

Bưu tá đưa giấy về làng báo tin nội có thư bảo đảm. Khăn đóng áo dài, nội cùng anh Đồng lên tỉnh lãnh gói hàng cha gửi về. Mở thư ra đọc, nội trầm ngâm một mình, đợi tối mẹ Gái (nội gọi mẹ) đi chợ về, kêu mẹ lên nhà trên. Tôi và thằng Gái nhảy ra khỏi giường nấp sau tường nghe lóm.

Xa mẹ, cha lấy một người đàn bà khác; dì có mang hai tháng thì sẩy thai và cha lượm bào thai gửi về. Cha dặn nội đem bào thai ra nhà thờ họ làm lễ phát tang và chôn cất giống như con hữu sinh vô dưỡng (có sinh mà không nuôi được). Nội khó nghĩ vì điều cha Gái (nội gọi cha) mong muốn trái với phong tục; tuy nhiên, cha thừa kế trưởng tộc và có chức phận, bảo gì nội phải nghe. Từ đầu đến cuối mẹ khóc, không nói một lời.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Chuyện tình chú Lam

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa


Chú Lam về phép. Chú là em họ của cha tôi nhưng cha mẹ mất sớm nên chú được ông bà nội đem về nuôi từ thuở bé. Từ ngày bà nội mất, đây là lần đầu tiên chú về thăm nhà.

Ông nội cho làm heo cúng ông bà và mời bà con họ hàng ăn mừng ông quan một oai phong trong bộ quân phục ka-ki, trên cầu vai gắn lon mới toanh.

Chị vú kể ngày trước chú học giỏi lắm; học ở trường tỉnh đậu bằng Tiểu học rồi vô Huế học trường Khải Định. Cuốn Pháp-Việt từ điển và nhiều sách Pháp trên kệ sách là của chú. Chú thương một cô gái trong làng nhưng bà nội nhất định không tán thành vì chú tuổi Ngọ mà cô ấy tuổi Dậu, Tý Ngọ Mẹo Dậu tứ hành xung. Hơn nữa, bà nói mua heo chọn nái lấy gái chọn dòng, mẹ cô ấy là người lẳng lơ trắc nết. Thời con gái tát nước ngoài đồng có lần bà ta hát ghẹo ông nội lúc đó là trai tơ chưa vợ.

Cô gái thương chú trốn nhà vô Huế, nhưng chú là học trò chưa đủ sức đùm bọc người yêu nên cô bị cha tìm bắt về. Đồng thời, bà nội triệu chú về bắt lấy vợ. Thím Sẻ lớn hơn chú mười tuổi, đảm đang và hiền hậu cả đời không mất lòng ai. Không bằng lòng nhưng chú không dám cãi lời bác Thông gái (tức là bà nội, Thông là tên của cha tôi) dày công dưỡng dục. Chú chỉ không gần gũi đụng chạm đến cô dâu.

Để khỏi phải ở nhà, chú đăng lính và ở luôn trong đồn; khi nào bà nội cho người nhắn chú mới về nhà, mang theo giường bố kê ngủ ở phòng ngoài, không buồn ngó ngàng đến thím. Sau ba năm làm dâu mà không chồng, thím Sẻ buồn tình ra làng xin để (ly dị) chú.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Con Chắt mò rạm

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Nội nói họ Nguyễn mình đông người nhất làng. Họ có một sào ruộng cho cấy thuê lấy lợi tức dùng sửa sang từ đường (nhà thờ họ) và cúng giỗ. Cúng là dâng lễ vật lên thần thánh tổ tiên và giỗ là lễ kỷ niệm ngày chết của người đã mất. Nếu là kỵ (ngày giỗ) thường, họ làm heo và xuất kho hai thúng nếp, nhưng giỗ tổ thì giết bò và xuất bốn thúng nếp. Nội là tộc trưởng nên việc giỗ họ do nội quyết định.

Trẻ con trong làng hầu như chỉ được ăn thịt ăn xôi vào những ngày giỗ họ. Sau phần cúng vái tế lễ, toàn tộc mâm trên chiếu dưới theo vai vế mà nhập tiệc, ăn uống đồng đều không phân biệt giàu nghèo hay tuổi tác. Đánh chén no nê xong còn được mang về, mỗi phần là một gói gồm hai chén xôi đầy úp vào nhau, giữa kẹp thịt ba chỉ.