Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

Cõi trần vấn vương

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Tháng Chín 1954 – Vượt tuyến vào Nam. Lần đầu tiên đi tàu biển nhưng không bị say sóng vì thằng Bé mệt đừ nằm lăn ra ngủ một lèo đến khi khi tàu cập bến Đà Nẵng sáng hôm sau. Sau lần đi thăm cha ở Lăng Cô khoảng một năm rưỡi trước, đây là lần thứ hai tôi ra khỏi làng quê nhưng tất cả mọi thứ đều mới lạ, mới thấy mới nghe mới biết lần đầu.

Những người di cư được đón tiếp bởi nhiều người thành thị ăn mặc chỉnh tề khác hẳn với người ngoài làng. Một ông dang tay nắm hai tay tôi nâng cả người lên đưa qua chiếc cầu tàu, một kiểu bế bồng mới mẻ đối với chú bé nhà quê. Người ta nói tiếng địa phương mà nghe như là một ngoại ngữ nào đó, thí dụ như “Chô choa, néng choang choang mà zợ chồng hén thôm lắm, lồm chi lồm miết rứa mòa không nghỉ nơ”. (Chu cha, nắng chang chang mà vợ chồng nó tham lắm, làm gì làm hoài vậy mà không nghỉ).

Mọi người lên xe Giem-Xê (GMC, đọc theo tiếng Pháp) vận tải nhà binh về ngôi trường học có nhiều phòng rộng dùng làm trại tạm cư. Mỗi gia đình được cấp phát chiếu mền để ngủ và gạo và nước mắm để nấu ăn. Đêm đầu, lần đầu tiên ngủ trên sàn nhà, “lạ giường” và “lạ nhà”, tôi thao thức không ngủ được nhưng cố nằm yên không nhúc nhích. Mở mắt lén nhìn thấy mẹ nằm ôm thằng Sáng vào lòng vừa khóc thút thít vừa lẩm bẩm, tôi nghe chữ được chữ mất:

“Cầu Trời khẩn Phật... ba đứa con dại... sớm thoát khỏi cảnh đầu đường xó chợ...”.

Hôm sau không có chuyện làm, thằng Gái dẫn tôi đi quanh trại tạm cư nghểnh mỏ nghe ngóng chuyện thiên hạ. Quyết tâm lập lại cuộc đời mới phải kể dân các làng đạo; dưới sự hướng dẫn của cha xứ, họ xung phong đi khai hoang lập nghiệp ở Ban Mê Thuột và Đà Lạt, và vui vẻ cười nói oang oang chờ ngày lên đường. Những người khác nấn ná ở đây vì chưa biết phải làm gì trong những ngày sắp tới. Tôi lo lắng hỏi anh:

“Rồi mai mốt mình ở chỗ (đâu)? Không lý nằm đất như ri (thế này) hoài!”.

Tau mà biết được tauxế liền! Giá là mẹ thì tau đưa ba đứa mình vô Sài Gòn tìm cách mần (làm) ăn”, anh miễn cưỡng trả lời. (“Xế” = tiếng lóng có nghĩa là “chểt”).

Rứa (vậy) còn cha? Tui thấy dường như mẹ chờ đoàn tụ với cha”, tôi thắc mắc.

Mi hỏi chi mà khó rứa? Con c... tau!”, anh bực bội nặng lời, và tôi biết không nên hỏi thêm.

Gia đình người làng Hoàn Lão thuộc huyện Bố Trạch nằm cạnh chiếu mẹ con tôi gồm ông cụ trạc tuổi nội, thiếu phụ khoảng tuổi mẹ là con gái cụ, và đứa cháu gái tên Dương suýt soát tuổi thằng Gái. Con Dương làm quen dạy tôi chơi đánh thẻ, trò chơi con gái dùng mười chiếc đũa gọi là thẻ và trái banh nhỏ để thảy bắt. Thằng Gái lầm lì nhìn chúng tôi chơi và quan sát hành động của anh Viện ngủ ở chiếu kế cận. Anh không có thân nhân, ăn mặc khá tươm tất, ân cần thăm hỏi mọi người nhưng tiếng nói khó nghe không giống người tỉnh tôi.

Ông Hoàn Lão nhớ nhà nhớ quê nhớ bà con thân thuộc nên khóc lóc, trách con gái đã khiến cụ bỏ quê hương làng nước đi tha phương cầu thực nơi đất khách quê người, và chửi bới anh con rể đi lính xa bỏ bê vợ con khiến cụ phải gánh chịu. Thiếu phụ hết khuyên giải lại năn nỉ cụ nhưng vô hiệu, trong lúc anh Viện to nhỏ bên tai cụ ra vẻ ý hợp tâm đầu.

Một buổi tối nhân lúc ông Hoàn Lão khóc lớn tiếng, anh Viện kéo cụ ra giữa phòng và đứng ra hô hào mọi người trở về quê cũ “hưởng độc lập, tự do và hạnh phúc” và nhất là “đừng nghe lời Mỹ - Diệm cho ăn bánh vẽ”. Anh nói thao thao khiến cho ai nấy đều hoang mang, và ông cụ hối thúc con gái sửa soạn hồi hương. Anh giục giã:

“Bà con cô bác mau mau rời khỏi nơi đây. Ra ngoài kia sẽ có “nhân dân” đón tiếp đưa về nguyên quán; người ở đâu về tại đó”.

Giữa lúc ấy, thằng Gái mạnh dạn bước ra chỉ mặt anh Viện:

“Bà con đừng nghe lời thằng ni (này). Hắn là cán bộ Vẹm chớ không phải người di cư mình. Bà con coi đây...” (Danh từ “Vẹm”là do cách đọc “VM” tức là“Việt Minh”).

Anh tôi tới chiếu anh Viện mở tung chiếc ba lô chứa toàn truyền đơn mang cờ đỏ sao vàng. Một số thanh niên di cư xúm lại xem và khi họ quay lại thì anh Viện đã cao chạy xa bay.

Biến cố này khiến mẹ quyết định rời trại tạm cư. Hôm sau mẹ giao cho thằng Gái trông coi tôi và thằng Sáng để mẹ đi tìm người quen và nơi tá túc. Chiều lại, mẹ trở về trên xe đốt-cát (Dodge 4x4, đọc theo tiếng Pháp) nhà binhdo dượng Tụng cầm lái. O Nậm vợ dượng Tụng là em họ của cha tôi, theo dượng rời làng đã lâu. Dượng làm trung sĩ Công binh hiện đóng đồn ở Đà Nẵng.

Khi chia tay, con Dương mở sợi dây chuyền tượng Phật mang trên cổ đưa tặng thằng Gái:

“Mai mốt lớn, mi muốn lấy tau, tau ưng liền”.

Cấy dôông (vợ chồng) con...”, anh toan buột miệng văng ra câu nói tục thường lệ nhưng kịp thời dừng lại và lấy tay che miệng.

Anh cầm sợi dây chuyền nhìn mẹ, mẹ khẽ lắc đầu; anh lúng túng trả lại:

Tau đi học tên là Quang, mi biết không?”.

“Nhớ rồi. Tau chờ mi; gái Bố Trạch nói là nhớ đời”, con Dương mím môi để khỏi bật khóc.

Từ giây phút đó, cái tên “thằng Gái” của anh trở thành quá khứ và được thay bằng tên “Quang” trong giấy khai sinh.

***

O dượng được cấp nhà trong trại gia binh gồm những dãy nhà tôn ngăn ra từng căn bằng vách ván mỏng. Trong căn nhà đơn sơ và chật chội, bốn mẹ con ở chen chúc với o dượng và hai cô con gái – con Đào tám tuổi và con Lê bốn tuổi. Nhưng ít ra chúng tôi không còn là kẻ vô gia cư chờ bố thí!

Ngủ trên giường chưa được một tuần thì tôi ngã bệnh. Lúc đầu tưởng là cảm cúm, mẹ xức dầu tràm, cho uống thuốc Tiêu Ban Lộ, nhờ người chích lể, và nấu nước xông. Về sau đoán là bệnh thương hàn, mẹ và o Nậm mời thầy lang đến xem mạch cho toa. Mẹ sắc thuốc cho tôi uống, nhưng uống bao nhiêu thì nôn ra bấy nhiêu và bệnh tình không hề thuyên giảm. Đến đường cùng, hễ ai mách thứ cây lá cây trị bệnh nào là mẹ tìm cho bằng được và nấu cho tôi uống, nhưng càng ngày tôi càng yếu dần.

Tôi sốt mê man không ăn uống cả tháng trời; mẹ đút cháo lỏng nhưng không nuốt nổi vào bụng. Một hôm tôi tỉnh lại, nghe mẹ khóc thành tiếng:

“Con ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi”.

Anh Quang thảm não:

Thằng Bé, mi mà sống lại phen ni, ưng chi tau cũng không tiếc”.

Tinh thần nhẹ nhõm nhưng mình và tay chân tôi cứng đơ; hai bàn chân lạnh buốt và cơn lạnh lan dần lên thân mình. Bức màn đen dần dần che khuất thị giác, trước mắt tôi là một khoảng không. Đột nhiên, một khuôn mặt quen thuộc hiện lên; anh Đồng nhìn tôi mỉm cười:

“Dễ dầu chi mà rời khỏi cõi đời ni; mi chưa chết được !”.

Như ở ngoài làng, anh ôm vai tôi kể chuyện xưa. Ngày trước ông sơ (ông nội của ông nội) tôi và trưởng tộc họ Trần cùng thươngcô gái đẹp nhất làng, nhưng cô ấy chấp nhận lời cầu hôn của họ Nguyễn và trở thành bà sơ tôi; từ đó hai họ luôn luôn bất hòa. Hai đời sau, ông nội và họ Trần lại tranh mua một thửa đất để nới rộng nghĩa trang gia tộc; một lần nữa họ Nguyễn lại thắng. Ông họ Trần cả giận rủa:

“Mồ mã họ Nguyễn chôn nhằm ngưu mạch – mạch con bò – dốt nát truyền đời”.

Con cháu họ Trần có tiếng là học giỏi và thành đạt; cùng lứa với cha tôi họ Trần có cha Giản là linh mục và ông Bửu là một kỹ sư nguyên tử đầu tiên của Pháp, trong khi cha và chú Lam đậu tới đít-lôm (diplôme, tức là tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp) là tột bực. Anh Đồng vỗ nhẹ trên vai tôi:

“Thầy Trình nói mi thông minh sáng láng hơn người nên lâu ni cả họ đặt hết hy vọng vô mi”.

Hèn chi ngày trước thỉnh thoảng với nụ cười hãnh diện anh vô cớ hỏi tôi:

Răng mi học sáng (học giỏi) rứa?”.

“Tại tui ưng ăn mắt cá”, không biết đầu đuôi, tôi ngây thơ trả lời.

Rứa thì tau nói mự (thím) cho mi ăn mắt cá thiệt nhiều”, có vẻ như anh tin là thật.

Và chắc hẳn không phải là chuyện tình cờ mỗi khi bữa cơm có cá, mẹ luôn luôn để dành cho tôi mấy con mắt bùi bùi và vành thịt quanh mắt béo ngậy. Anh Đồng cầm tay tôi:

“Tại rứa, ông bà mình biểu tau về bắt mi phải sống lại”.

“Để mà chi?”, tôi nghĩ trong đầu.

“Mai mốt mi học giỏi hơn bên họ Trần để tổ tiên hết nhục nhã. Biết chưa thằng Bé?”, anh như đọc được ý nghĩ của tôi.

Cuối cùng, anh bắt tôi hứa và lặp đi lặp lại nhiều lần:

Tui phải sống; tui phải học giỏi... Tui phải sống; tui phải học giỏi...”.

Nghe tiếng mẹ reo lên vui mừng:

Thằng Bé mấp máy môi, chắc hắn đòi ăn. Cám ơn Trời Phật!”.

“Thằng cù trâuni thiệt khéo giả đò!”, anh Quang la lên mừng rỡ. (Cù trâu” = tiếng lóng có nghĩa là “nhà quê” hay “cả đẩn,” tương tự như “cù lần”).

Một tuần sau tôi hết sốt và bắt đầu ăn giả bữa. Tôi thường tự hỏi anh Đồng còn sống hay đã mất, và nếu mất thì qua đời lúc nào.

Ngày 12 tháng Năm, 2013