Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Joseph Wright. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Joseph Wright. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Những tên độc tài kỹ thuật số – Công nghệ đã củng cố chế độ chuyên quyền như thế nào

Andrea Kendall-Taylor, Erica Frantz, và Joseph Wright, Foreign Affairs tháng Ba/ tháng Tư, 2020

Hiếu Tân dịch

Ta đang theo dõi ngươi: bên ngoài một thánh đường Hồi giáo ở Tân Cương,

China, June 2008 Kadir Van Lohuizen / Noor / Redux

Stasi, Cục An ninh nhà nước Đông Đức, có lẽ là một trong những lực lượng công an mật thâm nhập sâu rộng nhất trong số những cơ quan mật vụ đã từng tồn tại. Nó khét tiếng về khả năng theo dõi các cá nhân và kiểm soát các luồng thông tin. Vào năm 1989, nó có gần 100.000 nhân viên thường trực và, theo một số báo cáo, có từ 500.000 đến hai triệu mật báo viên trong một dân số khoảng 16 triệu người. Nguồn nhân lực và các nguồn lực khác của nó tạo điều kiện cho nó tràn ngập xã hội, và kiểm soát hầu như mọi khía cạnh của đời sống các công dân Đông Đức. Hàng ngàn mật vụ theo dõi điện thoại, thâm nhập vào các phong trào chính trị bí mật, và báo cáo về các mối quan hệ cá nhân và gia đình. Thậm chí các sĩ quan được cài vào các bưu điện để mở thư từ bưu phẩm đến và đi từ các nước không cộng sản. Trong nhiều thập niên, Stasi là kiểu mẫu cho thấy một chế độ độc tài toàn quyền có thể dùng đàn áp để duy trì kiểm soát của nó đối với xã hội như thế nào.