Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

“Nhiệt độ ở Sài Gòn là 105 và còn tăng nữa”

Những điều tôi học được về sức mạnh của Mỹ khi nhìn nước Mỹ rời Việt Nam – và rời Afghanistan mấy chục năm sau.

Phil Caputo, “The temperature in Saigon is one hundred and five and rising,” Tạp chí Politico, https://www.politico.com/news/magazine/2021/08/21/saigon-vietnam-kabul-afghanistan-505943, ngày 21/8/2021.

Phạm Văn dịch

clip_image002

Bãi đáp trực thăng trên toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, cho thấy cuộc di tản nhân viên và thường dân vào phút chót ngày 29 tháng 4 năm 1975 (Ảnh AP)

Là lính thủy quân lục chiến ở Việt Nam (1965-1966), là ký giả trong số những người cuối cùng di tản khỏi Việt Nam bằng trực thăng (1975) và là phóng viên đi theo người Afghanistan để tường thuật cuộc xâm lăng của Xô Viết ở Afghanistan (1980), tôi có thể có thẩm quyền để nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói của Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken rằng: “Đây không phải là Sài Gòn”.

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

“Top” và “PS”

Phạm Văn

Không biết từ bao giờ trên các trang mạng tiếng Việt xuất hiện rất nhiều hai chữ “top” và “PS”. Người viết bài này sống ở Mỹ, đôi khi nói chuyện hoặc gõ bàn phím để trao đổi trong những nhóm riêng, cũng thường chen vào vài chữ tiếng Mỹ, vì tiện, vì quen, vì lười, hoặc vì không có được ngay một chữ Việt tương đồng thật chính xác trong lúc trò chuyện.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

The Grapes of Wrath, 80 năm sau

Phạm Văn

Murphy’s Law: Anything that can go wrong will go wrong.

Má Joad: Người ta làm điều người ta phải làm.

JohnSteinbeck TheGrapesOfWrath.jpg

Câu chuyện xảy ra gần một thế kỷ trước: Gia đình Joad bỏ nhà cửa, ruộng đồng, mồ mả tổ tiên ở Oklahoma, tìm mọi cách chạy qua California để khỏi chết đói. Nhân vật chính là Má Joad; mở đầu truyện là Tom Joad – đứa con trai đi tù vì tội lỡ tay giết người và được tạm tha; kết thúc truyện là Rose of Sharon Joad – đứa con gái khờ dại đáng thương mất đứa bé sơ sinh nhưng bầu sữa của cô có lẽ sẽ cứu sống một người. Bối cảnh mở đầu truyện là cảnh hạn hán, bụi mù trời, và kết thúc là trận hồng thủy, mưa úng đất – con người lam lũ và cảnh vật hoang dã như thuở hồng hoang.

Câu chuyện rất buồn. Gia đình Joad có khuyết điểm như mọi người, nhưng họ cố sống tử tế khi có thể tử tế, cố thích nghi với những khắc nghiệt của cuộc sống mà không oán trách. Như Má Joad nói: Người ta làm điều người ta phải làm. Và họ cố làm điều họ phải làm theo phán đoán của họ, trong điều kiện của họ. Trên đường đi qua California họ gặp may, gặp vận rủi, bị ngược đãi, họ rơi rụng dần. Cái đói luôn luôn theo họ, không tha người già và trẻ con. Họ bị ngược đãi, vì người ta mất dần lòng trắc ẩn đối với kẻ khó, vì lòng tham của kẻ giàu thường lớn và mạnh hơn tính người, vì người ta dễ dàng tàn nhẫn bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Câu chuyện rất buồn.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Truyện ngắn George Orwell

Phạm Văn dịch và giới thiệu

Image result for George OrwellGeorge Orwell (1903-1950), tên thật là Eric Arthur Blair, sinh tại Bengal, Ấn Độ. Cha ông là làm việc tại Sở Nha phiến của chính quyền Anh tại Ấn Độ; mẹ ông gốc Pháp trưởng thành ở Moulmein, Miến Điện. Gia đình ông thuộc tầng lớp quý tộc đại điền chủ và tư bản, nhưng đã sa sút. Khi Eric được một tuổi, mẹ ông đưa các con về sống ở Anh để được hưởng nền giáo dục của “mẫu quốc” như nhiều gia đình viên chức ở thuộc địa Anh thời đó. Năm 1917, ông được học bổng của Eton College, một trường tư danh giá cho nam sinh nội trú từ 13 đến 18 tuổi, do Vua Henry VI sáng lập, nhưng năm 1921 ông bỏ ngang.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Paul Theroux viết về Việt Nam

Lời người dịch

Sau đây là bản dịch các chương viết về Việt Nam của Paul Theroux (1941-) trong hai cuốn The Great Railway Bazaar (xb 1975) và Ghost Train to the Eastern Star (xb 2008), mỗi chuyến đi hơn 4 tháng, phần lớn đi bằng xe lửa, khởi hành từ Luân Đôn qua Pháp, xuống dần phía nam, qua Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phía nam nước Nga, qua Ấn Độ, Đông Nam Á, Nhật Bản, và cuối cùng đi xe lửa từ đông sang tây nước Nga để trở lại Luân Đôn.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Gọi tên chiến tranh

Phạm Văn


Chiến tranh Korea, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Afghanistan, Chiến tranh Iraq. Đó là cách người Mỹ gọi tên những cuộc chiến mà họ có tham dự, có đổ quân vào, trên đất nước Korea, Việt Nam, Afghanistan và Iraq. Và còn nữa, quân đội Mỹ cũng trực tiếp nổ súng và đóng vai trò quan trọng trên nhiều vùng bất ổn khác, phần lớn hoàn toàn bên ngoài đất Mỹ, như trong thế chiến thứ nhất và thứ hai, và ở Cộng hoà Dominica, Lebanon, Grenada, Panama, Libya, Vịnh Ả Rập, Somalia, Haiti, Bosnia, Serbia, Libya, Yemen, chưa kể đến những cuộc xung đột với các tổ chức bị Mỹ gọi là khủng bố như Taliban, al-Qaeda, Islamic Jihad, ISIS, Boko Haram…