Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Hiếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Hiếu. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Tôi nể phục chính phủ Hàn Quốc quá xá!

Đào Hiếu

Mấy hôm nay rảnh, xem bộ phim LÃNG KHÁCH (Vagabond) của Hàn Quốc, thấy người Hàn quốc họ tự do đáng nể. Nội dung phim là cuộc truy tìm thủ phạm khủng bố làm rớt chiếc máy bay chết 211 hành khách.

Kết quả: thủ phạm là cả chính phủ Hàn Quốc từ tổng thống, thủ tường, bộ trưởng quốc phòng, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, các cục trưởng và một lô quan chức cao cấp... ăn tiến của nước ngoài để gây án, hòng ký hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu, kiếm 500 tỷ won tiền hối lộ chia nhau.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Kẻ địch trong nhà bếp

(Rút từ facebook của Đào Hiếu)
*
Có những người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung, vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi, có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

“Chẳng liên quan”[i]

FB Dao Hieu

CÓ MỘT FRIEND TRÊN FB LÀ BÁC SỸ, KỂ RẰNG:
"Mình tranh thủ đọc lại face lúc rảnh.
Có 1 em đứng đằng sau theo dõi.
Mình hỏi: Có muốn đọc không, chị in cho, TQ nó đang bành trướng biển đông này.
Dạ, em không đọc, em không thích mấy thứ này. Ui giời, kệ nhà nước muốn làm sao thì làm, mình nói có giải quyết được gì đâu. Chẳng liên quan."
TÔI MUỐN TẶNG CÁI "em đứng đằng sau" ẤY CÂU CHUYỆN NÀY VÀ MONG RẰNG KHI ĐỌC XONG,"EM" ẤY SẼ BIẾT MÌNH THUỘC LOẠI "NHÂN VẬT" NÀO TRONG CÂU CHUYỆN.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Hiện tượng lạ tại các bệnh viện

(Rút từ facebook của Đào Hiếu)


Mấy hôm nay, tại một số bệnh viện lớn ở Sài Gòn như Chợ Rẫy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, bệnh viện Ung bướu Gia Định… đã đồng loạt xảy ra hiện tượng các nhân viên y tế như y công, y tá và cả bác sỹ nữa… đều không chịu làm việc.
Chúng ta đều biết, tại các bệnh viện này, bệnh nhân rất đông: một giường nằm hai, ba người mà vẫn không đủ chỗ, các bệnh nhân phải chui dưới gầm giường mà nằm, hoặc phải vác chiếu ra nằm ngoài hành lang…
Bệnh viện nào cũng nghẹt người, nằm ngồi lổn ngổn lảng ngảng, lăn lóc như đất đá, phế liệu… vô thừa nhận.
Các nhân viên bệnh viện thường đi làm lúc 7 giờ 30 để chuẩn bị các thứ cho bác sỹ khám bệnh vào lúc 8 giờ sáng.
Bỗng dưng mấy hôm nay trật tự ấy bị đảo lộn nghiêm trọng: Các y công, y tá, nhân viên y tế… thay vì tới bệnh viện để chuẩn bị các thứ như thường lệ, thì họ lại chen nhau đi dọc theo các hành lang chật ních người, gây tắt nghẽn lối đi.
Cả trăm nhân viên y tế ấy đi chưa hết các dãy hành lang thì đã đến 8 giờ, là giờ bác sỹ khám bệnh.
Nhưng khi các bác sỹ đến bệnh viện thì họ cũng không chịu khám cho các bệnh nhân mà cứ đến tận giường bệnh, cúi chào từng người một. Nếu là giường một người thì họ cúi chào một lần. Nếu là giường có hai, ba bệnh nhân thì họ phải cúi chào hai, ba lần.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Lời nói đầu của một tác phẩm vừa hoàn tất

Đào Hiếu

clip_image002

Nhan đề sách: GẶP GỠ VÀ CHIA LÌA

(Sẽ công bố khi có dịp thuận tiện)

ĐÀO HIẾU

*

Năm sáu mươi tuổi, tôi viết tự truyện “Lạc Đường”, một tác phẩm gây tiếng vang khá rộng rãi, vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Có thể nói đó là một thành công ngoài mong đợi của tác giả.

Năm bảy mươi tuổi là năm buồn nhất của đời tôi. Dường như đó là thời điểm mà con người buộc phải đối diện với lẽ tử sinh thường xuyên nhất.

Sinh nhật thứ bảy mươi, tôi trốn khỏi gia đình. Các con tôi gọi điện thoại hỏi: “Ba đi đâu vậy? Ba quên sinh nhật rồi sao?”. Tôi không quên, nhưng với tôi, sinh nhật luôn là ngày buồn. Những năm trước, các con tôi đều có tổ chức sinh nhật cho tôi. Tôi thương chúng mà dự. Nhưng lần sinh nhật thứ bảy mươi này tôi đi trốn. Có vui vẻ gì khi thêm một tuổi?

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Những đứa trẻ của ngày 30/4/1975

*
Ngày 30/4/1975 tôi có 3 đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội. Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.
Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.
Bởi vì cũng có những đứa trẻ của ngày 30/4/75 đang sống khá đặc biệt. Đó là những người hiện nay thuộc lứa tuổi từ 50 trở xuống (tức là ở thời điểm 30/4/75 các vị ấy chỉ vừa mới cất tiếng khóc chào đời cho đến 12 tuổi), chẳng những không hề tham gia cách mạng mà thậm chí không biết cách mạng là gì, chiến tranh là gì, nhưng hiện nay họ là những ông bà quan lớn cách mạng, giàu có và đầy quyền lực.
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Chiều thứ tư của ngôn ngữ

clip_image001
Mới đây, trên các báo của thành phố HCM hay có các bài phỏng vấn các nhà văn. Một câu hỏi quen thuộc thường đặt ra: Anh trở thành nhà văn như thế nào? Ða số những người được hỏi thường thuật chuyện lại hồi nhỏ mê văn chương ra sao, vào nghề thế nào, và nhờ đâu mà trở thành một nhà văn chuyên nghiệp.