Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sheri Berman. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sheri Berman. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Chủ nghĩa dân túy không phải là chủ nghĩa phát xít nhưng có thể là một báo hiệu ban đầu

Sheri Berman, Foreign Affairs, tháng 11-12, 2016

Trần Ngọc Cư dịch

Sheri Berman là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Barnard College, Đại học Columbia

 

“Các nhà chính trị cực đoan cánh hữu hiện nay vì thế đáng được gọi là dân túy [populist] chứ không phải phát xít, vì họ rêu rao là họ đang nói lên tiếng nói của người dân bình thường, nam cũng như nữ, chống lại giới quyền lực chóp bu thối nát, xuống cấp, và xa rời quần chúng cũng như chống lại các định chế hiện hành. Nói cách khác, họ chắc chắn phản lại xu thế tự do - bình đẳng [antiliberal], nhưng họ không phản dân chủ [antidemocratic]. Sự phân biệt này có ý nghĩa không nhỏ. Nếu các nhà lãnh đạo dân túy lên nắm chính quyền – thậm chí trong đó có các phần tử dân tộc chủ nghĩa – sự tồn tại liên tục của thể chế dân chủ sẽ cho phép xã hội lựa chọn một sự làm lại từ đầu [a do-over] bằng cách sau đó sẽ bỏ phiểu tống cổ họ ra khỏi chính quyền. Thật vậy, đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất của thể chế dân chủ: nó cho phép các nước hồi phục từ các sai lầm của mình” – Sheri Berman

 

clip_image002

Trong khi các phong trào cánh hữu ngày càng đặt ra nhiều thách thức đối với các giới quyền lực chính trị khắp châu Âu và Bắc Mỹ, nhiều nhà bình luận đã rút ra những điểm tương đồng giữa các phong trào này với sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít trong thập niên 1920 và thập niên 1930. Năm ngoái, một tòa án Pháp ra phán quyết cho phép các đối thủ chính trị của Marine Le Pen, lãnh tụ của Mặt trận Dân tộc Pháp, có quyền gọi bà là một “phần tử phát xít” – một quyền mà họ thường xuyên sử dụng. Tháng Năm vừa qua, sau khi Norbert Hofer, lãnh đạo của Đảng Tự do tại Áo, suýt đắc cử Tổng thống nước này, báo The Guardian nêu lên câu hỏi, “Làm sao mà quá nhiều người Áo dám ve vãn cái chủ nghĩa phát xít gần như không che đậy này?”. Và trong một bài báo đăng cùng tháng nói về sự trỗi dậy của Donald Trump, ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Mỹ, nhà bình luận bảo thủ Robert Kagan cảnh báo, “Đây là cung cách mà chủ nghĩa phát-xít đi vào nước Mỹ”. Phát xít được dùng như một thuật ngữ chung chung để chỉ sự lạm quyền chính trị trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đây là lần đầu tiên trong một thời gian rất lâu dài, các nhà bình luận dòng chính đang sử dụng nó một cách nghiêm chỉnh để mô tả các nhà chính trị và các chính đảng quan trọng.