Danh Ngôn

Ai kiểm soát được quá khứ, thì kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, thì kiểm soát được quá khứ.

Who controls the past controls the future. Who controls the present controls the past.

(George Orwell, 1984)

 

Dân mắc bẫy trong lịch sử và lịch sử thì mắc bẫy trong dân.

People are trapped in history and history is trapped in them.

(James Baldwin, Notes of a Native Son)

 

Tôi thích những giấc mơ về tương lai hơn là lịch sử của quá khứ.

I like the dreams of the future better than the history of the past.

(Thư của Thomas Jefferson gửi John Adams, ngày 1/8/1816)

 

Lịch sử là phòng trưng bày tranh, nguyên bản thì ít mà sao chép thì nhiều.

History is a gallery of pictures in which there are few originals and many copies.

(Alexis de Tocqueville, L'Ancien régime)

 

Chúa không thể thay đổi quá khứ, tuy sử gia thì có thể.

God cannot alter the past, though historians can.

(Samuel Butler, Prose Observations)

Ban biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2023

Thơ Lê Vĩnh Tài

 

Klei Khan Vỡ ra mưa ấm

“Qua Klei Khan Lê Vĩnh Tài, hình dung những trường ca các dân tộc Tây nguyên và những già làng đêm đêm kể chuyện bằng thơ cho buôn làng nghe – điều làm nên sự bí ẩn và sức sống văn hóa kỳ diệu của một vùng đất chính là ở đây” – Nhà thơ Giáng Vân.

Dưới đây là một số hình ảnh của Đêm Klei Khan Vỡ ra mưa ấm của Nhà thơ Lê Vĩnh Tài do Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức. Văn Việt trân trọng giới thiệu.

Văn học Việt Nam & tinh thần đảng (phe, bè) phái

Inrasara

 

Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide nhận định sinh hoạt của văn chương Pháp, rằng vài nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái(1). Lời nhận định không sai, nếu áp dụng cho văn học Việt Nam hôm nay. Có khi ở ta, nó càng chính xác và có sức nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội rất đặc thù.

Đường tới không-tự do (kỳ 5)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG BỐN

TÍNH MỚI HAY TÍNH VĨNH VIỄN (2014)

Việc bắt đầu, trước khi nó trở thành một sự kiện lịch sử, là năng lực tối cao của con người; về mặt chính trị, nó là đồng nhất với tự do của con người.

—HANNAH ARENDT, 1951

 

Chính kiến Nga về tính vĩnh viễn1 quay lại một ngàn năm để tìm một thời khắc huyền bí của sự vô tội. Vladimir Putin đã cho rằng tầm nhìn ngàn năm của ông về lễ rửa tội của Volodymyr/Valdemar xứ Kyiv đã làm cho Nga và Ukraine là một dân tộc duy nhất. Trong khi thăm Kyiv trong tháng Bảy 2013, Putin đọc linh hồn và nói về địa chính trị của Chúa: “Sự thống nhất tinh thần của chúng ta bắt đầu với Lễ rửa tội (Baptism) của Rus Thần thánh 1025 năm trước. Kể từ đó, nhiều điều đã xảy ra trong đời sống của nhân dân chúng ta, nhưng sự thống nhất tinh thần của chúng ta là mạnh đến mức nó không là chủ đề cho bất kể hành động nào của bất kể quyền lực nào: không phải các nhà chức trách chính phủ cũng chẳng phải, tôi thậm chí đi xa đến mức để nói, các nhà chức trách giáo hội. Bởi vì bất chấp bất kể quyền lực tồn tại nào đối với nhân dân, không thể có quyền lực nào mạnh hơn uy quyền của Chúa—không gì có thể mạnh hơn uy quyền đó. Và đấy là nền tảng vững mạnh nhất cho sự thống nhất của chúng ta trong linh hồn của nhân dân chúng ta.”

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

Phê bình văn học: hội chứng rên rỉ và đổ thừa (Phê bình phê bình phê bình)

Inrasara

1. Thời gian qua, các nhà phê bình đã ra công bắt mạch để chỉ ra căn bệnh của phê bình văn học Việt Nam. Họ cũng đã kịp ban cho chúng tên khai sinh(1).

Đó là phê bình tác phẩm, còn phê bình phê bình thì sao? Vẫn mấy căn bệnh từ hình thức phê bình trước truyền nhiễm sang, lây lan từ người này qua người khác. Phê bình tác phẩm, chỉ cần sở hữu ít khiếu thẩm mĩ, thêm cách diễn đạt có duyên, là đủ để người đọc dừng lại với bài phê bình, ít ra – không dị ứng với nó; thì phê bình phê bình đòi hỏi cao đến thao tác đầy lí tính của người viết. Đằng này, ta muôn năm mơ hồ.

Thằng nhỏ trên cánh đồng cỏ khô

Lê Học Lãnh Vân

Từ mấy tháng nay trong óc tôi mơ hồ một ý tưởng.

Khi ngồi trong một quán khuya, nghe bản Sakura độc tấu bởi một tay guitar classic, rồi nhìn ra ngoài, dưới cột đèn đường vàng, vài thiếu nữ chuyện trò nhí nhảnh.

Lướt qua trong tôi là tiếng cười vui, là hoa bướm xôn xao, là “những cô thôn nữ hát trên đồi”, dưới bóng cây gió rung động, trong tiếng chim ríu rít, bên dòng nước róc rách… Những âm thanh, hình ảnh đó rất mơ hồ, và chúng cũng gắn với những không gian, những thời gian nào đó mơ hồ…

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2023

"Bên trong vỏ kén vàng": Đấu tranh nội tâm tìm lại linh hồn, phá vỡ vỏ bọc của xã hội

Chi Phương

Ba năm sau khi đoạt giải Illy dành cho phim ngắn hay nhất với Stay Awake, Be Ready (Hãy tỉnh thức và sẵn sàng), đạo diễn trẻ Việt Nam Phạm Thiên Ân trở lại Liên hoan Điện ảnh Cannes lần thứ 76 với bộ phim dài đầu tay Bên trong vỏ kén vàng. Bộ phim dài 3 tiếng được trình chiếu tại Cannes ngày 24/05/2023 trong hạng mục La Quinzaine des cinéastes (Hai tuần lễ đạo diễn).

Thơ Lê Thanh Trường

KHẤT

 

I

cho thêm một buổi chiều

đi em

như đi chợ xin thêm cọng hành

 

nêm nấu vào đâu

không phải ngày cuối cùng

xen giữa những lần hào phóng

tôi nguyện mình biển lận

 

đừng để lời tôi rơi thõng

dù một cái lắc đầu

hờ hững

 

tôi mang ơn một chối từ

lặng lẽ

 

của nả đời người tắt mau

thắp rồi ngọn đèn đường

thiên hạ

em về

tôi trở về

cuộc mặc cả dở dang.

 

II

luôn luôn, cuộc mặc cả dở dang

chợ thì đông mà tôi thì yêu em

người trần tình những món hàng

xa xỉ, thiết yếu

bán mua chăm chú

khuyến mại nhộn nhàng

 

còn tôi nằn nì em một cọng hành

một giữa ngày đời trăm năm

mong ngọt một chén canh

không thêm bớt được bao nhiêu

ngày rồi sẽ tàn buổi chợ               

tôi lưu luyến một buổi chiều

giả định

rồi trở về với bóng mình dưới ánh đèn đường

 

tôi để dành những bước chân cho một bài thơ khác

khi tôi đủ dũng khí chạy

băm bổ tới em trong men chiếm đoạt

em ơi giờ này có một điều quen, rất cũ

cần đặt xuống ngay đây

một mã giá cho thói quen

gọi là sự giao ước

 

như buông vai khỏi hòn đá lăn

tôi ước mình đừng phải lòng em

đừng yêu em đến thành kẻ hành khất

 

xài phí đời mình qua những phiên chợ

hay bất cứ nơi hoang vu nào

 

có con chim đêm vỗ cánh

thức tôi

một hơi thở sâu

tôi hít căng ngực mình và nghe em cựa quậy

trong mơ em thấy tôi không?

 

III

1.

- in lên trán tôi

bóng mây rách nát

cơn giông chưa kịp tới

ầm ạc tan trong gió trái mùa

tôi chờ em

cuồng phong sậu vũ

như mảnh cờ tan tác

đoàn quân chiến bại

kéo qua dòng lịch sử

bê bối máu và tầng đất đen

thịt xương hồ đồ không vải liệm

tôi chờ em

vén mây giữa trời

tiếng trống nhân quần rung rinh

một chút đoái hoài em làm tôi thành người –

 

2.

mặt loang lổ ám tượng

tôi dò dẫm vào giấc ngủ

em, tôi tìm hình mình trong mơ

em giấu kín mọi điều

e ấp u hồn thiếu nữ

tôi đón biết những gì ở đó

trên làn da, trên ngón tay, trong mắt

tôi cần chạm tới em

mà không lầm mặc khải

tôi nhớ gương mặt tôi, em ơi

 

3.

khi tôi ngồi lì lợm

nằm vạ một cơn đòi

tự bật cười với đứa trẻ mình

khi tôi đủ lì lợm em biết không

gần như với tay chạm tới

trong bất động hôn trầm tôi thường thức dậy

vì một ảo ảnh tan đi

như ngón tay tôi khua trên mặt nước

em vụt xa hơn ánh trăng giòn vỡ mặt hồ

 

4.

ánh trăng, mặt hồ, thơ trẻ

em ở đó, trong tiếng lanh lảnh vang qua từng đêm thơ

tôi nghe lại tiếng em gọi tôi lên cuộc chạy

chạy đi, dấn dấn, bước

và tôi biết vì sao những lúc bã bời

tôi dán mình trên bãi chợ

giữa những kẻ bàng quan

họ tưởng em tôi là bóng vang

họ ơi một ngày kia sẽ cười

khi em mang tôi về ra mắt.

 

L.T.T

Đường tới không-tự do (kỳ 4)

Timothy Snyder
Nguyễn Quang A dịch

 

CHƯƠNG BA

HỘI NHẬP HAY ĐẾ CHẾ (2013)

Châu Âu, dù nhiều thiếu sót và tội vặt của nó có nghiêm trọng đến thế nào, tuy nhiên đã kiếm được một của hồi môn vô cùng quý giá, quả thực vô giá về các kỹ năng và know-how mà nó vẫn có thể chia sẻ với phần còn lại của một hành tinh cần chúng bây giờ hơn lúc nào hết cho sự sống sót của nó.

                                                                                       —ZYGMUNT BAUMAN, 2013

Một nhà nước với một nguyên tắc kế thừa tồn tại trong thời gian. Một nhà nước sắp xếp các quan hệ đối ngoại của nó tồn tại trong không gian. Đối với những người Âu châu thế kỷ thứ hai mươi, câu hỏi trung tâm là thế này: Sau đế chế, là gì? Khi không còn là có thể nữa cho các cường quốc Âu châu để thống trị các lãnh thổ lớn, làm sao các tàn dư và các mảnh có thể duy trì bản thân chúng như các nhà nước? Trong vài thập niên, từ các năm 1950 suốt đến những năm 2000, câu trả lời đã có vẻ hiển nhiên: sự tạo ra, sự làm sâu sắc, và sự mở rộng Liên Âu, một mối quan hệ giữa các nhà nước được biết đến như sự hội nhập (integration). Các đế chế Âu châu đã mang lại sự toàn cầu hóa lần thứ nhất, cũng như những sự kết thúc tai họa của nó: Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, Đại Suy thoái, Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Holocaust. Sự hội nhập Âu châu cung cấp một nền tảng cho một toàn cầu hóa lần thứ hai, một toàn cầu hóa mà, ít nhất ở châu Âu, hứa hẹn là khác.

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

Hai cảm thức thơ Việt qua hai kì sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa

Inrasara

1. Xung đột và tranh chấp ở Biển Đông vào cuối năm 2007 và giữa năm 2011 cùng các hệ quả của nó, là một sự kiện chính trị xã hội lớn nhất Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI qua hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra ở Sài Gòn, Hà Nội với những vụ bắt bớ, giam cầm tác động mạnh đến tâm thức người Việt khắp toàn cầu, qua đó tạo nên một hiện tượng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn chương tiếng Việt. Ở trong nước, nhà thơ Trần Mạnh Hảo kêu lên thống thiết: "Tôi yêu Tổ quốc tôi mà tôi bị bắt":

Có nơi đâu trên thế giới này

như Việt Nam hôm nay

Yêu nước là tội ác

biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt?...

Các anh hùng dân tộc ơi!

Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi!

nếu sống lại, các Ngài sẽ bị bắt!...

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Viết tự truyện

Liễu Trương

Khi nghĩ về thời gian, nhà thơ Nicolas Boileau của thời văn học cổ điển Pháp thốt lên:

Hãy vội vàng lên: thời gian trốn khuất và kéo chúng ta theo,

Khoảnh khắc tôi đang nói đã xa tôi rồi.

(Hâtons-nous: le temps fuit et nous traîne avec soi,

Le moment où je parle est déjà loin de moi.)

Quả thật thời gian là một vấn đề làm cho con người trăn trở, khắc khoải. Thời gian trôi nhanh và không bao giờ trở lại. Cho nên nhiều nhà thơ, nhà văn muốn vội vàng níu kéo thời gian, muốn ghi chép những sự kiện của những thời đã qua, những trải nghiệm, những cảm xúc riêng tư ngõ hầu để lại cho đời một dấu vết. Do đó trong văn học dần dà có một thể loại mới: thể loại tự truyện. Tự truyện là truyện kể bằng văn xuôi về cuộc đời đã qua của một tác giả và do chính tác giả viết.

Thơ Lê Huỳnh Lâm

Hãy chìa bàn tay từ những điều giản dị

 

      Xem sắp đặt Áo Thơ… từ một ý tưởng hay trở thành trò chụp giựt

     (người tổ chức thực hiện không làm theo ý tưởng và thiết kế của tác giả)

 

Em giành chiếc áo

Hay giành câu thơ

Giữa buổi chiều gió rát

Những cánh tay dong cao với bầu trời

Đón nhận chút niềm xanh huyễn hoặc

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

Đường tới không-tự do (kỳ 3)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG HAI

SỰ KẾ THỪA HAY SỰ THẤT BẠI (2012)

Lịch sử đã chứng minh rằng tất cả các chế độ độc tài, tất cả các hình thức chính phủ độc đoán, đều nhất thời. Chỉ các hệ thống dân chủ là không nhất thời.

                                                                                                        —VLADIMIR PUTIN, 1999

Quan niệm của Ilyin về quốc gia vô tội che giấu cố gắng cần thiết để tạo ra một nhà nước lâu bền. Để đề xuất rằng một đấng cứu thế Nga sẽ mê hoặc thế giới là để né tránh câu hỏi về ông ta sẽ thiết lập các định chế chính trị như thế nào. Trong việc làm mất tín nhiệm các cuộc bầu cử dân chủ trong 2011 và 2012, Vladimir Putin đã khoác tấm áo choàng của đấng cứu thế quả cảm và đặt nước ông vào thế lưỡng nan của Ilyin. Không ai có thể thay đổi nước Nga cho sự tốt đẹp hơn chừng nào ông còn sống, và không ai ở nước Nga biết cái gì sẽ xảy ra khi ông chết.

Đọc tự sự

Trần Đình Sử

Đọc tự sự cũng là đọc văn học nói chung, cần tuân thủ các cách đọc thông dụng. Đã có ba quan niệm về đọc văn học trong truyền thống.

Một là đọc để tìm ra ý đồ tư tưởng của nhà văn thể hiện trong văn bản, vì xem văn học là sáng tác thể hiện ý định nhà văn. Từ đó mà truy tìm các chi tiết tiểu sử, nhật kí, cuộc trò chuyện, bối cảnh, khuynh hướng tư tưởng để phát hiện ý đồ sáng tác của tác giả. Nhưng những điều ấy đều không bảo đảm tìm được ý đồ tư tưởng nhà văn vì trong quá trình sáng tác ý đồ bị nhiều tác động khác làm thay đổi và ý nghĩa tác phẩm không đồng nhất với ý đồ.

49 ngày Dương Nghiễm Mậu

Bút ký Nam Dao

(Trích từ Những Con Người - Bút Ký 1- Thi Văn xuất bản tại Hoa Kỳ, 2017)

     duong-nghiem-mau-anh-cua-tran-cao-linh-

Nhà văn Dương Nghiễm Mậu do nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh chụp. Ảnh Internet

 

1.

Lạnh chưa?

Rồi

Thế thì tốt!

Du nhắm mắt, cười mỉm trước vô tận. Bấc đèn dầu sắp lụi chập chờn hiu hắt. Mưa rả rích. Cả một cuộc đời bỗng thoắt biến thoắt hiện. Đầy ngẫu nhiên. Cứ tạm gọi là số mệnh. Hay nghiệp, đã mang lấy nghiệp vào thân.

Tự Truyện Nguyễn Du, Nghiễm cười, bắt đầu như thế.

Hay gần như thế!

2.

Chúng tôi bước lên lầu 2 một cái quán bia vắng người khu nhà thờ Ba Chuông. Ông chủ quán đon đả, quen mặt Nghiễm, chưa gọi đã mang bia ra.

Anh đến đây thường?

Không, đôi ba tháng một lần, khi có bạn và cần chỗ vắng vẻ dễ chuyện trò. Nghiễm cười, bạn thì cực hiếm, thời này!

Thời này? Hẳn là vậy. Khi niềm tin rã nát, tương lai nào cũng mang hình dạng ảo vọng, lếch thếch quần chằng áo đụp, bôi mặt phường chèo xưng ta là đấng quân vương, giữa ngã tư đường chỉ trỏ xe chạy ngược xuôi kiểu một Bùi Giáng giả điên?

Nghiễm nhếch môi, tôi hẹn uống với nhau sau khi nhận hai tập Bể Dâu bạn gửi tặng, nay xin mời. Nâng ly, Nghiễm tiếp, uống rồi tôi hỏi bạn vài câu, mặc dầu thế là tôi phá lệ, chẳng bao giờ bàn về văn chương người khác.

3.

Nghiễm cũng lật ngược lịch sử truyền tụng để đặt lại những vấn đề về con người, xã hội, thể chế chính trị...

Trong tác phẩm Nhan Sắc, anh không cho Từ Hải chết đứng, trốn được và tiếp tục làm một kẻ nổi loạn chống lại bạo quyền. Anh để Kinh Kha cầm dao trủy thủ, nhưng không giết Tần Thủy Hoàng, vì nó chết thì lại có một bạo chúa khác, và chẳng có gì thật sự đổi thay.

Anh đứng trước hai con đường, một đến vùng cứ tạm gọi là tự do, còn đường kia là đến vùng giải phóng. Một bên giam hãm đày đọa. Một bên là cái chết. Nghiễm thở ra: “...Giờ đâu phải là thời của Kinh Kha... Nhiều đất Tần bất trắc, nhiều Tần Thủy Hoàng, nhiều sông Dịch phải vượt qua...”. Bây giờ lựa chọn con đường nào? Nghiễm cứng cỏi: “Tôi từ chối chọn lựa cả hai con đường ấy. Ai buộc chúng ta phải chấp nhận con đường có sẵn? ...”.

Nhưng con đường nào? Vào thập niên 60 thế kỷ trước, những người trí thức có ý thức trách nhiệm chắc hẳn có đi tìm, nhưng kết quả thì hầu như tất cả đều bị trói buộc vào những sợi nhợ kiểu một bên là tiền đồn thế giới tự do, bên kia là đỉnh cao của nhân loại. Có kẻ nhơn nhơn phát ngôn ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc. Có kẻ há mồm gào thét hô hào Bắc tiến, lấy máu tô cho ngọn cờ tự do dân chủ...

Chiến tranh vây bủa dân tộc mình như một lời nguyền truyền kiếp, và anh Nghiễm ơi, có thực sự là anh được lựa chọn gì không?

4.

Khề khà.

Tôi hiểu cái thảm kịch của Nguyễn Trãi trong Đất Trời của bạn. “Xét như nước Đại Việt ta/ Thực là một nước văn hiến/ Cõi bờ sông núi đã riêng/ Phong tục Bắc - Nam cũng khác”. Tuyên ngôn độc lập đã có từ 4 thế kỷ trước, đâu có cần đợi đến ngày 2/09 năm 1945.

Nhưng rồi tổ chức thể chế thế nào, xã hội ra sao? Trãi trăn trở, và mặc dầu trước tác Quốc Âm thi tập bằng chữ Nôm, người cũng đành buộc phải theo vết Hồ Quí Ly, du nhập hệ Tống nho phong kiến, kiểu quân quân thần thần phụ phụ tử tử, tức vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con. Thắng giặc Minh trên mặt quân sự, nhưng thiếu một ý thức hệ khu biệt, Trãi đành phải du nhập văn hóa chính trị xã hội của giặc.

Và thế, kết cục là thua.

Tiếp tục khề khà, thế còn Gió Lửa? Gió Lửa viết trong bối cảnh Trịnh - Nguyễn phân tranh, Tây Sơn khởi nghiệp và cuộc xâm lăng của nhà Thanh. Nhưng điểm chính là thuật lại cuộc nhỡ tàu canh tân cách đây hơn 200 năm trong khi Nhật Bản đã kịp vươn mình thoát khỏi cái ách văn hoá Khổng-Mạnh Trung Quốc, du nhập kỹ thuật Tây phương, kiến tạo ra một mô hình chính trị xã hội bắt kịp đà tiến bộ của nhân loại.

Tại sao Đại Việt lại trì trệ bỏ vuột thời cơ và đắm chìm trong chém giết? Xin đọc Lời Nguyền của Chế Mân trong đoạn chót *.

Thứ nhất, ý thức của người Đại Việt về việc chung không nhiều, thường quan tâm đến chuyện bòn rút của riêng, chỉ biết một hiện tại phù hư mà không biết lựa lọc quá khứ rút ra những bài học lịch sử, vì thế chẳng thể tìm ra được một tương lai xứng tầm.

Thứ nhì, sự đắm đuối vào vực sâu quyền lực và danh lợi. Trong bất cứ triều đại nào, chỉ một, hai đời là Vua, Quan hoá ra rắn rít, thành đĩ bợm đi đánh lừa dân gian, và rồi đi với ma mặc áo giấy, dân gian cũng đĩ bợm, chia rẽ, hằn thù, phản phúc, chém giết lẫn nhau... Đã thế, thảm kịch nội chiến được tô vẽ bằng những mỹ từ như tiền đồn cái này, đỉnh cao cái nọ, và tuy chỉ láu vặt nhưng bọn nắm thế quyền lại hợm hĩnh hô ta là một dân tộc anh hùng, anh hùng đông đến mức cứ ra ngõ là gặp. Nhưng chúng không hiểu một dân tộc hạnh phúc tiến bộ cần hiền triết hơn cần anh hùng. Nhiều anh hùng nên máu đổ, tiếp tục nghèo, tiếp tục u mê, say máu... vì thế tương lai có khả năng cứ lại là những đổ nát khó hàn gắn được.

Thứ ba, là lớp sĩ phu. Bọn này phần đông dùng chữ nghĩa kiếm lợi, phò chính thống, đánh đĩ lương tâm qua những mỹ từ lung lạc lòng người. Chúng mang cái bệnh chỉ nhìn thấy chóp mũi, nhưng đại ngôn đao to búa lớn, mặc dầu rỗng ruột và chất hèn ngấm vào sống lưng khiến chúng không bao giờ đứng thẳng được... Đám sĩ phu chính trực có, nhưng thời nào cũng hiếm, không thay đổi được thế cuộc, xưa thì cuối cùng về ở ẩn, dạy học, nhẫn nhục chịu cái thế bó chân bó tay....

5.

Nghiễm thở dài, thốt, thời nay thì cũng vậy thôi!

Chúng tôi trầm ngâm chiêu một ngụm bia nuốt xuống nỗi buồn chỉ chực trào ra. Quán không còn khách nào khác. Tiếng xe cũng ngơi dần. Ông chủ quán ngáp dài, bảo hai vị cứ tự nhiên, khi đi thì rung chuông để quán mở cửa cho khách về.

Bây giờ mình hỏi bạn về Bể Dâu nhé!

Quyển I, viết về Cải Cách Ruộng Đất, rồi Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Nhân Văn Giai Phẩm là cần, và hay, rất cảm động. Nhưng quyển II, mình có vài thắc mắc. Tại sao bạn khởi đi từ 1973 với mặt trận Quảng Trị?

Vì tôi muốn nhấn mạnh đến tính cách nội chiến, một điều mà tôi bị ám ảnh ngay trong cuốn Gió Lửa. Tuy nội chiến chỉ là một khía cạnh, nhưng tôi lại cho đó là khía cạnh quan trọng nhất khi chúng ta nhìn vào tương lai của đất nước sau này.

Dẫu có đề cập nhưng tôi không nhấn mạnh đến lính Mỹ. Chính sách thay màu da trên xác chết của Nixon-Kissinger khiến giai đoạn cuối của chiến tranh ủy nhiệm mang nặng màu sắc một cuộc nội chiến. Hận thù lại chồng chất, và điều gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc sau chiến tranh chỉ thuần là đầu môi chót lưỡi. Trước hết, phải hóa giải hận thù, nhưng chẳng dễ!

Khởi đi từ 1973 là vì tôi không muốn nhắc đến cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế. Câu chuyện kinh hoàng này đã có Giải Khăn Sô cho Huế của Nhã Ca rồi, nhắc lại thì chỉ khoét cho thêm sâu những cái chết lẽ ra không cần!

Trong Bể Dâu II, tôi viết về thân phận hai người lính, một Nam một Bắc, vốn là anh em ruột thịt song sinh, hòa bình rồi mà nào tìm được thấy nhau đâu. Sự chia cắt này không phải đến từ bất cứ ý thức “chính trị” nào.

Người từ miền Nam vượt biển, đi tìm tự do trong cái thập tử nhất sinh của kẻ lên thuyền máy liều mạng vượt đại dương bất chấp những con sóng dữ . Người từ miền Bắc cụt chân, đẻ con thì con là quái thai vì chất độc da cam, phát điên, và trở thành thi sĩ như nghiệp định.

Buồn, nhưng sinh ly tử biệt là... bất khả tư nghì! Ngoài ra, sự tàn khốc của chiến tranh thì đã có Đại Lộ Kinh Hoàng của Phan Nhật Nam. Và tính hài hước của lính sinh Bắc tử Nam anh hùng thì phải kể Hòn Đất của nhà văn ăn lương đảng là ông Anh Đức, khơi khơi cho 1 tiểu đội du kích đánh tan nát cả một trung đoàn lính Mỹ - Ngụy!

Kể anh nghe, năm 2007 anh Nguyễn Mộng Giác đọc rồi bảo phải hai mươi năm nữa Bể Dâu mới trở về quê hương được! Tức là phải đợi đế năm 2027, nhưng lúc ấy chắc mộ tôi xanh cỏ rồi!

Nghiễm cười buồn, nốc một ngụm bia, nhìn lên con thạch sùng chạy trên kèo quán, không đáp.

6.

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

Nghiễm in dưới cái tên Lênh Đênh Qua Cửa Thần Phù một tập 3 truyện ngắn và vừa, có truyện dưới dạng du ký, một dạng tôi rất đắc ý. Tôi đã viết Trăng Nguyên Sơ và Ghềnh V dưới dạng này, một dạng cho phép tha hồ nghêu ngao, tâm tình, và tha hồ hư cấu, ẩn dụ. Nhưng đó là truyện đã viết.

Giọng bí mật, Nghiễm bảo, mình đang viết Nguyễn Du tự truyện. Anh hỏi, bạn có biết những giây phút cuối cùng Du hành xử ra sao. Thưa anh biết. Hỏi lại, anh biết Du cũng từng dấy quân phù Lê đánh lại nhà Tây Sơn chứ. Ờ, chàng kiếm sĩ Toàn Nhật trong Gió Lửa bắt huyện quan Tây Sơn mang đến nhà Du và thúc, Du chém nó đi. Đến cắt tiết gà cũng ghê tay, Du chẳng dám, lắc đầu. Nhật bảo Du, đệ là một nghệ sĩ, sinh ra cho cái đẹp, chớ can vào những chuyện tranh chấp vấy máu, làm bẩn tâm hồn mình!

Nghiễm trầm ngâm, Du là con Quận Công Nguyễn Nghiễm, em quan Chánh dường Nguyễn Khản lo toan chính quyền trong phủ Chúa Trịnh, hẳn thừa biết mình mang ân huệ triều đình vua Lê-chúa Trịnh, không thể phủi tay theo về nhà Tây Sơn như những danh gia như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huy Tự... mặc dầu cũng hiểu là vận nhà Lê đã đến lúc cáo chung. Dùng dằng cho đến khi Nguyễn Ánh triệt hạ được nhà Tây Sơn, Du xuất (ra) thì không cam lòng, nhưng xử (ẩn) thì Ánh cho người đến tận làng “vời” ra. Làm thế nào đây hả Trời? Rồi thì cũng gặp thời thế thế thời phải thế, đành vào Phú Xuân, rồi nhận đi sứ sang Tàu xin cầu phong, nhưng thường là “không ý kiến” khiến Ánh có lần nạt: Ta gây dựng cho, sao ngươi cứ ngậm tăm im thin thít là làm sao?

Nhưng Du có lựa chọn nào? “Ai buộc chúng ta phải chấp nhận con đường có sẵn? ...”. Nghiễm từng hỏi.

Ai? Ai? Đời bắt vậy, và ta đành nhượng bộ? Thành thợ sơn mài hai năm sau 1975, làm tới 1990 thì hết việc, Nghiễm vui vẻ về nhà nấu cơm rửa bát phục vụ vợ con, vẫn cứ tự tại, hồn nhiên như chẳng có chuyện gì quan trọng hơn thế.

Chẳng biết chính quyền “cách mạng” có o ép Nghiễm làm gì không, nhưng nếu có thì cũng như không, và chẳng đi sứ xin cầu phong, chắc chắn Nghiễm tránh được cái thế của Du phải phủ định Lê-Trịnh là cái chế độ từng cưu mang mình! Phải chăng chính khác biệt này khiến Nghiễm cảm được cái thảm kịch của Du, nên viết Nguyễn Du Tự Truyện như một sự đồng cảm, một chia sẻ tâm tư trước những dâu bể tang thương dẫu rằng họ sống cách nhau gần hai thế kỷ.

Chỉ mới được đọc một đoạn, tôi quả tình không biết Nguyễn Du Tự Truyện như thế nào. Nhưng xin một lời với chị Trang, nay là bà quả phụ của nhà văn Dương Nghiễm Mậu, là nếu có bản thảo thì xin chị chớ thất lạc hầu để lại thêm chút vốn liếng cho văn học và cho những đời sau.

Phút cuối, Du bảo người nhà sờ chân và hỏi: Lạnh chưa? Dạ, rồi! Thế thì tốt! Cái lạnh đi từ chân, lên bụng, ngực, và cuối cùng là đầu. Tốt, từ nay không còn vấn vương gì! Thôi suy tư, nghi hoặc. Và nhất là chẳng cần chọn lựa gì nữa!

Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

Ba trăm năm sau ai khóc Tố Như? Hai trăm năm, nay hẳn đã có Nghiễm.

Còn một trăm năm nữa cho đủ số ba trăm, sẽ là ai?

7.

Khuya không còn taxi, xe ôm nên Nghiễm bảo đợi sáng rồi hẵng về. Trời tờ mờ thì tôi lên đường, phải cuốc bộ từ nhà thờ Ba Chuông về nơi tôi cư trú ở gần chợ Trương Minh Giảng. Tôi nói anh khỏi đưa, cả đêm không ngủ, chắc ai cũng mệt. Đi, anh đứng nhìn theo, vẫy.

Vừa bước, tôi vừa ngẫm nghĩ. Du hẳn phải tự tin vô cùng khi ra cái hạn ba trăm năm. Tài mọn, chúng tôi cầu chỉ 30 năm cũng khó. Nhưng Nghiễm thì quá cái hạn này rồi. Chẳng hạn Nhan Sắc in năm 1966. Năm nay là năm 2011 mà tôi còn nhớ, tức là đã chẵn 45 năm.

Mới đây, khi tái bản 4 cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của Nghiễm ở Sài Gòn, Vũ Hạnh và lũ văn nô ồn ào lăng nhăng chống đối. Ấy thế thì đối với người đời văn chương anh lại càng đáng nhớ! Ôi, có những nghịch lý thật đáng yêu như thế đó!

8.

Tết năm Ngọ, chúng tôi ăn tất niên với nhau. Nhà hàng nào cũng đông như kiến. Không tìm ra chỗ, anh rủ đến cái câu lạc bộ nằm cạnh nơi sản xuất sơn mài mà anh đã làm ngày trước.

Anh đi trước, dáng thanh thanh, bước thăn thoắt. Nga và Trang theo sau, bị bỏ tuốt đàng sau. Tôi chạy theo, anh Nghiễm ơi, đi đâu mà vội mà vàng, các bà hụt hơi theo anh không kịp. Anh cười, điềm nhiên, à một tiếng rồi đứng lại chờ.

Ấy thế mà đã gần ba năm rồi. Anh vốn mạnh khoẻ, sáng nào cũng đi bộ hàng giờ, và nhất là anh chẳng bao giờ lộ vẻ bi quan, lúc nào cũng tươi cười, hồn nhiên, lịch lãm. Đùng một cái, anh đột ngột ra đi. Như một vì sao sa. Dấu vết là ánh lửa xẹt ngang trời trong một chớp mắt.

Hôm nay, 49 ngày từ khi anh bỏ đi xa. Cũng là ngày anh thoát kiếp và sẽ tái sinh, theo truyền thuyết.

Anh Nghiễm, cụ Nguyễn Công Trứ thì xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Còn anh? Anh định làm gì? Anh có reo với trời cao không? Anh định nói thêm gì nữa?

Tôi thì nghĩ, từ tro than, anh sẽ bay lên thật cao, như một đốm lửa tìm cách soi những con đường mới, những con đường do chính anh chọn lựa.

Kính viếng

---

*Chế Mân vua Champa lấy Huyền Trân Công Chúa, quà cưới hai Châu Ô, Châu Rí cắt đất dâng cho Vua nhà Trần. Mân chết, theo tục lệ Chàm thì phải hỏa thiêu Huyền Trân chết theo, nhưng Vua Trần phái Khắc Chung vào cướp Huyền Trân đưa về. Hai anh chị này thông dâm, về đến Thăng Long sau 2 tháng trăng mật trên biển.

19-09-2016

N.D

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Ý kiến của một người làm điện ảnh về việc phục dựng hệ thống thuỷ văn ‘Thành Cổ Loa’

Đạo diễn Mai An Nguyễn Anh Tuấn

TS. Toán học Nguyễn Ngọc Chu vừa có bài viết rất đáng chú ý: KHÔNG NÊN PHỤC DỰNG TOÀN BỘ HỆ THỐNG THUỶ VĂN ‘THÀNH CỔ LOA’, ông cho biết: “Nghe tin UBND TP. Hà Nội chủ trương lập dự án “Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa” với chi phí 1.480 tỉ đồng mà lo sợ, và ông quả quyết: “Không thể tái tạo lại toàn bộ ‘Thành Cổ Loa’ vì không có đủ dữ liệu lịch sử tường minh. Đến nhà nghiên cứu ‘Thành Cổ Loa’ còn chưa phân biệt được rõ ràng: “Ở hào rất khó phân biệt giai đoạn, nhưng nó có cả di tích cả hiện vật thời An Dương Vương (đá và ngói), có cả di tích thời Hán và sau Hán…” thì làm sao có thể khẳng định di tích được phục dựng đúng? (https://thanhnien.vn/hon-nghin-ti-dung-lai-he-thong-thuy...).

FB_IMG_1684600286499 (1)[3]

Bửu Sơn Kỳ Hương của Lý Lan

Dạ Ngân

image

Lý Lan, Trần Thùy Mai và Dạ Ngân là ba cây bút văn xuôi nữ trẻ ở Trại viết Vũng Tàu 1982. Số phận đưa đẩy, rồi hai cô bạn ấy cũng tót sang Mỹ, và tôi thì “chung thân” ở đây. Viết tiếng Việt, tiểu thuyết lịch sử, ấy là sự lựa chọn, theo tôi là có lựa chọn kỹ càng và thông minh và tâm huyết của hai bạn ấy. Trần Thùy Mai với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ về các nhân vật nữ có sức chi phối lớn triều Nguyễn, được đánh giá là xuất sắc. Lý Lan sau Tiểu thuyết Đàn bà (tôi đánh giá cao mà không hiểu sao như là chìm nghỉm ở trong nước), lần này, năm 2022 là Bửu Sơn Kỳ Hương, lập tức nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2022.

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

An ninh tư tưởng triệt phá giới trí thức

Mạc Văn Trang

Hôm qua xem Tin tức trên kênh DKN thấy 3 nhà khoa học Nga công bố Thư ngỏ về vấn đề 50.000 nhà khoa học Nga đã bỏ nước ra đi. Trong thư có đoạn: “Chúng tôi chỉ đơn giản không hiểu làm thế nào để tiếp tục công việc của mình, khi bất kỳ bài viết hoặc báo cáo nào cũng có thể trở thành căn cứ để buộc tội phản quốc”...

Tô Thuỳ Yên – Kinh khổ

Từ Thức

Tô Thuỳ Yên ra đi ngày 21/5/2019.

Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là một thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riệng, còn chia cái đau chung của đồng bào. Một thi sĩ chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp, một thi sĩ mang cái đau của mình để nói lên cái đau chung của cả một dân tộc. Dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư, để nói thay những người đau, nhưng không biết diễn tả cái đau của mình.

Góp nhặt sỏi đá

Inrasara

Thử nhặt các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ hôm nay.

Các loại thơ thử nghiệm dị hợm – Trào lưu lỗi thời đã bị thải ở phương Tây – Chúng hoàn toàn xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam – Không thể vượt qua rào cản của người đọc – Thơ cần tự nhiên, giản dị và thành thật – Vài sự sáo mòn đồng bộ của sáng tác trẻ – Các nỗ lực cách tân nhưng chưa tới – Bất cập và tùy tiện của nhận định – Phê bình “lập biên bản” của Inrasara – Thừa và thiếu của Văn nghệ trẻ – Nỗi chưa đủ cô đơn nhảm nhí.

Hội nghị Những người viết văn trẻ vừa qua tại Quảng Nam, một bạn thơ tuyên đầy hãnh tiến rằng không đọc bất kì cái gì trong nước mà chỉ đọc các sáng tác nước ngoài trên mạng. Nghe mà phát hoảng. Càng hoảng hơn khi bạn trẻ khác tự nhận là không thèm biết đến “văn học già” Việt Nam. Nữa: chỉ cần đọc một, hai bài cũng đủ hiểu ngay tác giả nói cái gì (cứ như một thiền sư đắc đạo)! Còn một nhà thơ khá danh giá tự nhận là dù được tiêu chuẩn tem phiếu ba loại báo của Hội Nhà văn nhưng đã không nửa lần ngó ngàng tới chúng. Vân vân ví dụ điển hình và không điển hình.

Đó là điều trớ trêu của sinh hoạt văn học Việt Nam hôm nay.

Chưa vội bàn chuyện văn học nước nhà có cái gì đáng đọc hay không mà vấn đề là, chính thái độ đà điểu đó đẻ ra nỗi trớ trêu khác: các ý tưởng (lớn/ bé) giẫm đạp lên nhau mà không biết. Trong đó không ít người viết trẻ (tự nhận) cấp tiến vô tình giẫm lên dấu chân của cánh (anh/ chị ta cho là) bảo thủ và cả người cùng thế hệ. Ba đoạn trích dưới đây là minh chứng sáng giá cho sự giẫm đạp tréo ngoe ấy.

Riêng tôi, tôi theo dõi khá kĩ những Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ Dân tộc, Nhà văn để cuối cùng, ngoài nhận biết hiện tình văn nghệ nước nhà ra, còn là đụng phải bao nhiêu là hời hợt và đồng bộ của ý tưởng, bất cập và tùy tiện của nhận định, thói ta đây với xu phụ của phê bình, nỗi lặp lại sai lầm không biết mệt mỏi của phát biểu.

Câu hỏi & trả lời, là câu hỏi thường được đặt ra với/ đáp ứng của người viết rải rác đây đó dăm năm qua, trong các cuộc trao đổi, phỏng vấn, các buổi nói chuyện về thơ với sinh viên, câu lạc bộ thơ, hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố. Nhận định cũng vậy, là nguyên văn phát biểu của người cùng thời được lượm nhặt rải rác trên các trang viết và phản hồi của người viết. Ở đây, tôi sắp xếp lại cho nề nếp để tiện theo dõi.

Inrasara

image

 

- “Chủ nghĩa “hậu hiện đại”, chủ nghĩa “Tân hình thức” ngày nay cũng đang ế khách và tàn lụi dần ở phương Tây [...]. Theo một bài báo của một GS Mĩ thì hàng năm mới có một người mua sách này ở các hiệu sách (!?). Còn ở ta nó là một món hàng mới, không dễ gì nó vượt qua rào cản người đọc ở nước ta”(1)

- “Tôi rất ghét cái gọi là phương pháp nghệ thuật. Những thứ như nghệ thuật viết đơn tuyến, đa tuyến, cấu trúc, sắp đặt… rồi những hậu hiện đại hay sau hậu hiện đại… đều khá buồn cười. Tôi nhận thấy các bạn trẻ hiện nay hay học đòi cách viết lạ (nhưng lạ với mình mà cũ rích với thế giới) mà quên đi rằng: Phương pháp nghệ thuật có kiểu cách thế nào đi chăng nữa vẫn thua sự giản dị. Vì người viết có giản dị tự nhiên mới có được tác phẩm Thật”.(2)

- “Nhiều bạn trẻ đồng hành của tôi mải mê dồn sức lực dồi dào và quý giá nhất đời người vào những cách tân đã lỗi thời ở nước ngoài [...] như “hậu tân thi trào” đã được chôn vùi ở Trung Quốc từ thập niên 80 của thế kỉ trước [...] hay hình thức thơ đã thải hồi ở phương Tây như “thơ hậu hiện đại”, “thơ dự phóng”, “thơ trình diễn” [...] hoàn toàn xa lạ với văn hóa người Việt cặm cụi chịu thương chịu khó”(3)

1. Được xem “là một trong những nhà thơ cách tân nhất hiện nay”, và đã có nhiều thành tựu về sáng tác và phê bình; nhưng xin mạn phép hỏi tại sao nhà thơ lại đi ca ngợi và cổ xúy các sáng tác thiếu nghiêm túc hay các thể nghiệm dị hợm, như nhóm Mở Miệng hay phong trào tân hình thức, hậu hiện đại chẳng hạn?

– Đây là câu hỏi nhỏ và vừa, mang tính thời sự; nó đụng đến bản chất sinh hoạt văn học Việt Nam hôm nay và, biết đâu đấy – quy định khuôn mặt văn học Việt Nam ngày mai. Bởi nó đang là thời sự văn học nên ta thử một lần nghiêm túc thảo luận, nếu không muốn nó trợt khỏi tầm tay.

Trước hết, xin hỏi vặn lại bạn: Bạn đã tìm hiểu thấu đáo mĩ học của tân hình thức, hậu hiện đại chưa? Chắc chưa và, chắc không, phải không? Bởi ngay cả các nhà thơ Việt sinh sống tại Hoa Kỳ vài chục năm qua vẫn còn hiểu và đánh giá các phong trào văn nghệ này đầy sai biệt cơ mà! Cứ xem các nhà thơ tranh luận về tân hình thức trên diễn đàn Talawas.org vào cuối năm 2002, cũng đủ biết. Mỗi người tiếp cận phong trào tân hình thức theo cách/ ý của mình. Đó là họ có điều kiện hơn (tôi nói có điều kiện hơn, bởi người sống ở phương Tây chắc chi đã hiểu rõ, đúng một phong trào văn chương thịnh hành ở đó hơn kẻ khác, nếu không dành cho nó sự quan tâm đúng mức), và chỉ giới hạn ở một phòng trào là thơ tân hình thức.

Riêng chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu phát triển mạnh, ảnh hưởng rộng khắp, nếu không muốn nói nó trở thành xu thế chung của thế giới thì càng khó nắm bắt hơn nữa. Có người nhận định chủ nghĩa hậu hiện đại như thể “cơn kịch phát của của chủ nghĩa hiện đại”, là ý chí cắt đứt với tính hiện đại duy lí của thế kỉ Ánh sáng (Luc Ferry, 1990); và cũng có nhà lí thuyết xem nó “vừa là sự tiếp nối vừa là sự siêu việt hóa của chủ nghĩa hiện đại, là một thứ hỗn hợp mang tính chiết trung của bất cứ truyền thống nào với những gì vừa mới qua” (Ch. Jencks, 1996). Dù gì thì dù, đó là trào lưu văn nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ từ châu Âu, châu Úc cho đến châu Mỹ Latin và cả châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,…

Hầu hết các nước trên thế giới đều có đại biểu nhà văn hậu hiện đại sáng giá, trong đó lực lượng tác giả xuất thân từ các quốc gia thuộc thế giới Thứ ba góp mặt đông đảo(4). Bạn có thể tìm đọc các tiểu luận về Tân hình thức trên tạp chí Thơ xuất bản tại Hoa Kỳ (từ năm 2000 trở đi) hay các cuộc thảo luận về phong trào sáng tác này trên diễn đàn Talawas.org(5).

Dài dòng như vậy để thấy rằng, ta rất dễ bút sa gà chết nếu chưa điều kiện (muốn, khả năng) hiểu thấu đáo sự thể nào đó mà đã vội phán. Đấy là nói chuyện lí thuyết. Còn thực tiễn Việt Nam thì sao? Theo tôi biết, bạn vẫn chưa đọc hết các sáng tác thuộc hai phong trào này, phải không? Chưa đọc, chưa biết chúng tròn méo thế nào thì làm sao dám cho chúng là dị hợm? Đâu phải loại thơ nào khác với thơ mình, lối viết nào xa lạ lối viết lâu nay ta nhìn nhận thế mới là thơ, thì đều dị hợm. Thơ Mới chẳng đã từng chịu bị các cụ Đồ mỉa là gì!

Bạn trách tôi cổ súy, chớ hỏi cổ vũ sự chuyển động trong văn học có gì là xấu, khi chuyển động đó khả năng làm thay đổi thơ Việt, đẩy nền thi ca đang ì ạch hôm nay nhích tới? Không giả vờ khiêm tốn đâu: tôi đã học được bộn cái hay ở hai phong trào văn nghệ này. Sau Lễ Tẩy trần tháng Tư (2002), tôi tắc và chính tân hình thức đã cứu tôi tạm thời vượt qua giai đoạn bế tắc đó. Còn hậu hiện đại, tôi thường xuyên ghé viếng thăm nó.

2. Đồng ý, tôi không đọc nhiều. Thật ra không có nhiều để đọc, và cũng không cần thiết đọc nữa. Đơn giản: mới lướt qua khoảng chục bài thơ với vài “tác giả”, tôi cũng đủ hiểu đó không gì hơn “trò lừa mị” câu khách rẻ tiền và, tắc tị! “Tác phẩm” photocopy với văn chương số, tôi không xem chúng là một tác phẩm đúng nghĩa như các Nhóm này rêu rao thế!

– Đó là quyền của bạn. Mặc thế giới thay đổi, mặc thơ ca dưới gầm trời này chuyển động, còn bạn cứ yên trí đứng lại hay thậm chí, thụt lùi, cũng là quyền của bạn nữa! Thế bạn nghĩ sao về các tập thơ in photocopy được mọi người chuyền tay đọc hay sao chụp nhân bản, trong lúc các tập có giấy phép đàng hoàng, in đẹp, lượng “phát hành” lên đến con số ngàn mà có biếu cũng không chạy? Cái nào xứng danh “tác phẩm” hơn cái nào?

Và, tại sao bạn dị ứng với Internet? Thế điều tra của báo Figaro, rằng 86% người Pháp sử dụng Internet cho biết họ có đọc thơ, hơn nữa phần lớn trong số họ có làm thơ(6) không đáng gờram mỡ dưới mắt bạn ư?

Nếu bạn không lang thang trên mạng tìm đọc các tác giả nước ngoài, bạn có chút cơ may tiếp cận với thơ người thiên hạ không? Bởi trên thực tế, văn học dịch của ta còn èo uột, sách ngoại văn mới có mặt lác đác trong vài hiệu sách ở các trung tâm văn hóa lớn. Với thế giới, văn chương ta vẫn cứ he hé cửa. Trong khi Internet là lối thoát duy nhất giải quyết nỗi tụt hậu của ta, sao bạn lại đi chối bỏ phương tiện thế kia chứ!

3. Các trào lưu văn chương mọc lên ở phương Tây như nấm sau cơn mưa. Các bạn thơ trẻ xu hướng chạy theo phong trào thời thượng ấy cứ tưởng là mới lắm! Thực ra, tân hình thức với hậu hiện đại “đang ế khách và tàn lụi dần ở phương Tây”, đã bị các nhà thơ phương Tây vứt bỏ mấy chục năm qua rồi. Nghĩa là nó “cũ rích với thế giới” rồi.

– Lạ! Khi có vài trí thức phương Tây làm chuyến “Hành trình về phương Đông” hay đi tìm “Địa đàng ở phương Đông” thì ta mừng rơn, như thể phương Đông đang lên giá ghê gớm lắm, nên Tây phương đổ xô đi học lại giá trị văn hóa cổ truyền của phương Đông. Còn ngược lại, ta vội la lên rằng con cháu hôm nay chối bỏ quá khứ với lai căng, mất gốc.

Tuy nhiên, thế nào là vứt? Các phong trào văn nghệ nảy nở, phát triển rồi suy tàn có phải là vĩnh viễn bị chôn vào nghĩa trang văn chương như lâu nay ta nghĩ một cách thích thú mỉa mai đầy ngây ngô không? Phong trào siêu thực thực sự chết khi thế chiến thứ hai bùng nổ, nhưng bút pháp siêu thực vẫn còn được nhà thơ các nơi vận dụng dài dài, không đáng sao!

Nữa: thế nào là cũ? Phong trào tân hình thức và chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách là lí thuyết, chỉ mới ra lò ở phương Tây hai, ba mươi năm nay, và đang thịnh hành (cũng có thể “đang tàn lụi”, như vị giáo sư đã tuyên như thế). Trong khi ấy, các nhà thơ thế hệ Thơ Mới học từ chủ nghĩa hiện thực, lãng mạn hay tượng trưng Pháp, cũ gần thế kỉ, vẫn làm nên cuộc cách mạng lay chuyển nền thơ ca Việt Nam.

Tại sao sợ học, sợ ảnh hưởng? Có cái gì mà không lai căng? Nếu không “lai căng” thì làm gì có chuyện tiếp biến văn hóa? Ôm khư khư cái mình có, có phải là đậm đà bản sắc? Bạn thử ra ngoài đường mà ngó quanh mình.

Cạnh ta, Trung Hoa chẳng hạn, công chúng văn học biết đến vài cuộc thay đổi lớn. Các trường phái triết học hình thành và phát triển qua các thời kì khác nhau hoặc xuất hiện cùng thời và cạnh tranh quyết liệt; thêm các biến động kinh tế-xã hội,… kéo theo sự chuyển biến của văn học. Người viết tiếp nhận tư tưởng mới, đáp ứng đòi hỏi của thời đại cũng như nhu cầu làm mới tự thân, chắc chắn đã có những lối thể hiện mới, khác. Nói như Lưu Hiệp, văn chương thay đổi theo thời: thời tự. “Từ thời Trung hưng về sau, các người tài hơi đổi lối văn”, “thời Hán Hiến Đế (189-220) nhường ngôi, văn học chuyển nhanh”, “Thời Giản Văn Đế (371-372) văn học nổi lên đột ngột”, “từ Minh Đế trở xuống, văn lí thay đổi”(7). Người đọc, tùy gu hay não trạng, chọn lựa thứ văn chương hoặc tác giả mình yêu thích. Cứ thế…

4. Tôi không dị ứng với cái mới và có thể nói, luôn ủng hộ giới trẻ tìm tòi, cách tân thơ. Nhưng tôi thấy “sự tìm tòi này chưa tới đâu cả”. Chắc chắn các sáng tác phẩm dị hợm ấy sẽ bị độc giả phản ứng, tẩy chay. “Không dễ gì nó vượt qua rào cản người đọc ở nước ta”. Đó là sự thật. Sự thật đó đã và đang xảy ra, nhà thơ không nhận ra sao?

– Tới đâu là tới đâu? Một nghệ sĩ sáng tạo nếu biết mình tới đâu thì có còn hứng thú sáng tác không? Và nếu có sẵn “định hướng và đích đến” – thì hết là sáng tạo rồi còn gì. Ngay nhóm Sáng Tạo, khi bắt đầu cuộc cách tân thơ ở miền Nam trong những năm 1960, đâu biết mình làm mới từ đâu và tới đâu. Mới, theo họ đơn giản là cắt đứt với cái đã có. Mới trong thơ Sáng Tạo là phải khác với “mới” của Thơ Mới. Mới trong thơ hôm nay là tìm lối khác lối đi thế hệ trước đã đi hôm qua.Chớ nói to tát: chôn phứt quá khứ để lên đường. Mỗi thế hệ hãy nỗ lực làm khác đi. Thế thôi.

Riêng bạn bảo độc giả phản ứng. Độc giả là ai? Mà độc giả nào? Mắc mớ gì họ phản ứng? Thường thì ta hay lôi độc giả ra để làm bình phong cho chủ quan của mình. Và số đông quay ngược lại tin vào bình phong đó. Thế mới kẹt. Thói quen thơ: từ thể thơ: lục bát, 5-7-8 chữ, hay thơ tự do có vần điệu cho đến hệ mĩ học: cổ điển (Trung Quốc), lãng mạn, hiện thực quy định lối thưởng thức thơ của ta. Bài hay tập thơ nào vừa vặn với tầm mong đợi thì được cho là hay.

Câu hỏi đặt ra, thế nào là hay? Tại sao các thế hệ/ trường phái thơ không thể chấp nhận nhau? Tôi đã có lần trả lời phỏng vấn ở Tạp chí Thơ số Mùa Xuân 2006: người đọc cần phải được đào tạo! Bởi, thật sự các thế hệ độc giả hôm nay chưa được chuẩn bị tinh thần đón nhận cái mới, thế nên mỗi lần đọc phải cái xa lạ là giật mình thột. Nữa, thông tin đại không công nhận (in, đăng báo, giới thiệu) các sáng tác mới, thì người đọc không thể tiếp nhận chúng, chẳng có chi lạ.

Đâu phải cái mới nào cũng hay. Phải qua bao nhiêu cuộc sàng lọc mới đọng lại vài cái đáng lưu kho. Qua thẩm định của người đọc đặc tuyển, nghĩa là kẻ được trang bị vốn hiểu biết về hệ mĩ học văn chương đó, đánh giá hay/ dở từ số lượng khổng lồ các tác phẩm thuộc hệ mĩ học đó. Và còn phải qua thẩm định của thời gian nữa.

Ngoái lại nhìn xem các cụ đồ Nho đối xử với Thơ Mới như thế nào cũng đủ biết. Dám trách các cụ không? Thế hệ các cụ đồ chưa biết gì về thơ phương Tây. Qua lối nghĩ, lối nói hoàn toàn xa lạ với những gì các cụ từng biết, từng quan niệm về thơ.

Và khi phong trào Thơ Mới nở rộ, thơ mới tràn lan mặt báo, để trong hơn mười năm thế hệ nhà thơ đó cho ra đời hàng mấy vạn bài thơ (mới), mấy trăm tập thơ được in để chỉ còn trăm bài sáng giá được Hoài Thanh - Hoài Chân cho đăng kí hộ khẩu thường trú trong Thi nhân Việt Nam.

Còn hôm nay thì sao? Ta tiếp đãi các sáng tác tân hình thức với hậu hiện đại như thế nào? Đó là chưa nói kẻ phiêu lưu làm mới có nhiều nhặn gì đâu. Số lượng thua xa thời Thơ Mới, trong khi dân số Việt Nam lên gấp bốn lần, số người đi học lại gấp bốn mươi lần. Mà ít người làm mới, thì làm sao đủ số lượng để sàng lọc. Sao cứ đòi thơ tân hình thức hay ngay từ buổi đầu chập chững ngơ ngác? Ngoài xã hội, ở mọi lĩnh vực, số người thất bại chiếm tỉ trọng khủng. Văn học cũng thế, thất bại ấy rất cần thái độ khích lệ tương tự từ phía xã hội.

Và, sao lại có cả chuẩn bị tinh thần? Kinh nghiệm đọc của một nhà phê bình thơ bậc thầy như Hoài Thanh hay nhà thơ tài hoa như Xuân Diệu đã cho ta bài học. Không chấp nhận với sáng tác thuộc hệ mĩ học khác mình: tượng trưng (phần nào siêu thực) của Đinh Hùng, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Xuân Sanh. Khía cạnh này, có thể viện đến não trạng hay gu thưởng thức thơ. Bởi, ai dám cho Xuân Diệu, Hoài Thanh chưa hề biết tới tượng trưng hay siêu thực?

Điều đáng nói là chớ vì thế mà có ý định loại trừ các sáng tác khác lạ ra khỏi đời sống văn chương. Hãy để cho các hệ mĩ học sáng tạo cùng tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Cuộc cạnh tranh thơ ca hôm nay cần một môi trường lành mạnh, để các giọng thơ, các trào lưu, hệ mĩ học khác nhau cùng tồn tại và tranh đua, đẩy nền thơ ca Việt dấn tới.

5. Nhưng nói gì thì nói, theo tôi, sáng tác tân hình thức với hậu hiện đại không phù hợp với truyền thống Đông phương, cụ thể hơn: truyền thống văn hóa Việt Nam. Đâu chỉ có tôi, ngay cả một tên tuổi trong làng thơ trẻ “viết đang lên tay” cũng đã nhận rằng chúng “hoàn toàn xa lạ với văn hóa người Việt cặm cụi chịu thương chịu khó” cơ mà!

– Lại truyền thống với bản sắc. Bạn hiểu truyền thống thế nào?

Riêng về thơ, thử hỏi thơ Đường luật trước đó có là truyền thống Việt? Hay Thơ Mới thời Tiền chiến? Bản sắc thơ Việt có cái nào na ná thơ tự do của nhóm Sáng Tạo không? Hoặc như áo dài, mới có lịch sử chưa tới trăm năm, thì trước đó áo gì là bản sắc? Những ngày đầu tiên của áo dài có là bản sắc?

Về vụ này, quả thật tôi không thể nói hay hơn, nên xin nhường lời cho vị khách mời.

“Biểu hiện của chủ nghĩa mình-thì-khác rất dễ nhận thấy. Nó bàng bạc ở khắp nơi.[...] Ở đâu giọng điệu của nó cũng khá giống nhau. [...] Về phương diện nghệ thuật, người ta hết lao vào thử nghiệm này đến thử nghiệm khác khiến thế giới sáng tạo lúc nào cũng trăm hoa đua nở ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác. Về phương diện văn học, từ lâu người ta đã bước vào giai đoạn hậu hiện đại chủ nghĩa với những quan niệm mới mẻ và vô cùng lý thú ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác. Thậm chí, cả đến thơ tự do vốn đã phổ biến khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam nó vẫn còn bị rất nhiều người, kể cả giới cầm bút, xem không phải là thơ. Lí do? Tại... mình-thì-khác…

Thứ chủ nghĩa mình-thì-khác ấy làm tắt nghẽn mọi nỗ lực vận động cách tân, và cùng với nó, mọi thiện chí tranh luận. Những tín đồ của chủ nghĩa mình-thì-khác hiếm khi nào dám thẳng thắn phản đối hay đặt nghi vấn đối với những giá trị đã được nhìn nhận ở những nơi khác.”(8).

6. Nhưng thi pháp hiện thực và lãng mạn là thực, rất gần với tâm hồn người Việt Nam, nên khi tiếp nhận nó, các nhà thơ ta đã làm nên một cuộc cách mạng lớn trong nền thi ca Việt Nam. Còn tân hình thức với hậu hiện đại hay gì gì nữa,… tôi không tin lắm. Thơ chỉ có thể cảm, đâu cần phải hiểu? Cần gì đến cái gọi là “phương pháp nghệ thuật” kia chứ? Cứ viết thật lòng mình, “viết giản dị tự nhiên” và viết cho hay đâu cần phải hết thử nghiệm này sang thử nghiệm nọ?

– Này nhé! Bạn thử quá bộ vào một phòng triển lãm tranh Cổ điển. Dù trình độ nghệ thuật hạn chế tới đâu bạn cũng có thể mơ hồ nhận ra bức này đẹp (giống), bức kia xấu (không thật). Sau đó bạn thử dời gót sang phòng tranh lập thể, chắc chắn bạn sẽ rối lên mà coi! Một khi bạn chưa biết gì về hệ mĩ học của trường phái lập thể, bạn không thể hiểu, không thể thưởng thức thì có gì đáng trách đâu. Trách chăng khi bạn đứng giữa phòng triển lãm kia và la lối rằng bọn họa sĩ phương Tây vẽ rối mò, cái nào cũng như cái nào, tôi chẳng hiểu gì sất!

Đâu phải cả trăm bức tranh mới lạ kia đều đẹp. Muốn thưởng thức nó, và nhất là muốn biết nó đẹp/xấu thế nào, bạn phải được kinh qua trường lớp, bằng tiếp xúc thường xuyên, nhất là qua giới thiệu phân tích của các nhà phê bình tay nghề cao. Không thể khác! Nhìn từ hướng ngược lại, chính bởi người đọc chưa được trang bị tri thức căn bản về phong trào văn nghệ mới, nên họ mới dễ bị kẻ cách tân dỏm lừa mị.

Trường hợp của lãng mạn và hiện thực cũng thế, không tiếp xúc liên tục và thường xuyên, bạn đâu có được sự tự nhiên đến ấu trĩ và bảo thủ như ngày nay.

Thử điểm vài giọng thơ Việt thế hệ qua và phản ứng của các đại biểu của chúng. Tại sao các thế hệ thơ (thuộc hệ mĩ học khác nhau) không thể chấp nhận nhau, dù họ đều là trí thức hàng đầu ở thời đại họ? Nhà thơ hàng đầu nữa! Huỳnh Thúc Kháng, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Quang Thiều, Đinh Linh cho đến tận hôm nay: Lý Đợi, Bùi Chát, Lê Vĩnh Tài.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng đòi nọc Lưu Trọng Lư ra đánh roi; và trong lúc Xuân Diệu cho thơ Nguyễn Đình Thi lủng cà lủng củng, thì Tố Hữu chẳng chút ngần ngại khi thò tay sửa nát bét tập thơ thi sĩ tài hoa đậm tính cách mạng này. Cũng chớ quên vụ nhà thơ Trần Mạnh Hảo kêu đích danh thơ Nguyễn Quang Thiều là “toàn thơ Tây giả cầy, thơ dịch”! Đinh Linh là nhà thơ Việt hải ngoại sáng giá, thế mà không ít nhà thơ trong nước kêu đó không phải là thơ. Cứ thế, tiếp tục chương trình…

Thứ hai, sao lại sợ phương pháp sáng tác? Và thế nào là hay? E. Pound: Không có bài thơ hay nào được sáng tác bằng phong cách đã hiện hữu cách nay ba mươi năm! Chớ tìm đâu xa, cứ nhìn vào tiến trình thơ Việt Nam cũng thấy. Chỉ nói về thể thơ thôi: đâu phải cứ Lục bát truyền thống với Hát nói mà cày! Chưa đầy một thế kỉ, các thế hệ nhà thơ Việt đã biết đến thơ tám chữ, sáu chữ, tự do có vần và không vần, rồi thơ xuôi. Riêng lục bát, đâu phải mỗi lục bát dân gian Nguyễn Bính mà còn có lục bát hiện đại của Huy Cận; bên cạnh thi pháp lục bát huyền ảo mơ hồ sương khói nhà Phật của Phạm Thiên Thư còn có thi pháp lục bát hậu hiện đại sơ kỳ của Bùi Giáng; rồi lục bát vắt dòng, ngắt nhịp bằng dấu gạch chéo, dấu gạch ngang của Du Tử Lê nữa.

Sợ phương pháp sáng tác, ta cứ dậm chân tại chỗ, không bao giờ nhích lên cõi sáng tác chuyên nghiệp được là cái chắc.

Và “thật” là gì? Thế nào gọi là tự nhiên? “Tự nhiên” hôm nay của bạn không gì hơn là quả cấu thành từ bao nhiêu nhân trước đó: Nền giáo dục ta tiếp nhận, cuốn sách ta đọc, giao tiếp với anh em bạn bè ta, di truyền từ cha mẹ ta, môi trường tự nhiên ta sống. Hãy dám là mình: cái mệnh đề lâu nay các bạn thơ trẻ hót như vẹt ấy, thời thượng và hời hợt ơi là hời hợt! Về sáng tác thơ, nỗi “tự nhiên” với “thật” của ta chắc chắn chỉ là tàn tích rơi rớt lại đâu từ thời Thơ Mới hay Thơ của nhóm Sáng Tạo miền Nam để lại mà không hay không biết!

7. Trở lại luận điểm ban đầu: thế đã rõ là nhà thơ là người ủng hộ sự thể nghiệm, bất kì thể nghiệm nào? Và như thế: Theo nhà thơ cứ để cho bọn trẻ tự do!?

– Đúng, cứ để cho họ dọc ngang thoải mái thể hiện: sáng tác, ra sách, giao lưu trao đổi, hay trình diễn thơ gì gì khác. Thứ nhất, cấm chỉ gây thêm tò mò cho người đọc; thứ hai, ở đó mà cấm với chả cấm trong thời buổi bùng nổ thông tin này!

Chuyến đi Đức đọc thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh vào cuối năm 2005 là một minh chứng khá hùng hồn cho sự vụ. Ví Nhà nước cấm không cho nhà thơ này đi, thiệt hại trước tiên thuộc phía Nhà nước: cánh trẻ (và cả “bọn xấu”) sẽ kêu đích thị Việt Nam thiếu dân chủ; sau đó người đọc chịu thiệt: không biết thơ trẻ hay ra răng, mới lạ tầm cỡ nào mà bấy lâu bị lực lượng “bảo thủ” ngăn cản ghê quá; và sau cùng là thiệt thòi về phía kẻ sáng tác: Nguyễn Hữu Hồng Minh (và…) không biết được mình đứng ở đâu trong dòng chảy của thi ca hôm nay. Ngược lại, nếu cho thoải mái – lợi tất!

Kinh nghiệm nhóm Mở Miệng với Nguyễn Hoàng Tranh (nhà thơ sống tại Úc) đọc và nói chuyện về thơ đương đại tại Lớp cử nhân tài năng ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào năm 2004 cũng thế. Thơ họ “bị sinh viên tôi phản đối quá, muốn tẩy chay luôn” (lời vị giảng viên phụ trách lớp). Hoặc thế đứng Nguyễn Thúy Hằng trong buổi ra mắt sách tại Viện Goethe ở Hà Nội cuối tháng 3-2006 cũng vậy.

Nêu ba sự kiện thả cửa hiếm hoi trên để thấy rằng, dù sau trận đem thơ đánh xứ người, Nguyễn Hữu Hồng Minh đã “tự tri tự ngộ” tới đâu, hay vụ “phản đối, tẩy chay” nhóm Mở Miệng bởi những nguyên nhân nào, hoặc nỗi “mất hút” Nguyễn Thúy Hằng ra sao chăng nữa, là vài kinh nghiệm quý hơn vàng, và phải được xem như tín hiệu tốt lành cho văn chương Việt Nam trong thời kì hội nhập. Còn cứ một mực cấm chợ qua cắt giấy phép nhóm Mở Miệng đọc thơ ở Viện Goethe rồi là ngăn sông Ngựa Trời ra mắt Dự báo phi thời tiết tại thủ đô, thì xin hỏi có ơn ích ai không cơ chứ!?

Hãy để các thế hệ trẻ quyền đánh giá và chọn lựa nhau. Tuy nhiên trước hết, hãy trang bị cho họ tri thức cơ bản để họ đủ khả năng đánh giá và chọn lựa. Bởi chính họ chứ không phải ai khác là kẻ viết lịch sử văn học Việt Nam, ngày mai. Để cho bạn thơ trẻ tự do (kể cả tự do buông tuồng), nếu họ “không đi tới đâu” hay dị hợm vô lối thì chính họ sẽ tự đào thải. Người đọc thời hiện đại đủ khôn lớn để không dễ dãi với trò rác rưởi, nhố nhăng, nhảm nhí! Từ đó, cái mới-hay sẽ tồn tại, như một giá trị-mới làm nên truyền thống-mới của văn học Việt Nam.

8. Nhưng dù gì thì gì, tôi thấy các sáng tác cách tân hôm nay cứ na ná nhau sao ấy! Đâu phải chỉ có tôi nhận ra sự vụ đó. Cả làng đều biết. Thử đọc một đoạn nhé:

“Tôi tự hỏi điều gì đã khiến Nguyễn Thuý Hằng và một số người viết thế hệ chị cứ mãi quẩn quanh với những “hạt kinh nguyệt không đồng đều”, những “hạ bộ mặt trời”, những “bọt khí”, “chấm đen đầy máu” hay “não chảy dịch vàng”, “lớp nhầy mưng mủ”, những “tụt quần”, những “mở khoá quần”...”(9).

– Chúng ta đã nửa lần bàn lướt qua vấn đề này ở trên rồi. Chỉ xin kể chuyện vui: Thuở lên tám chăn trâu, có bạn chăn mới suốt ngày mải lo tách đàn trâu năm, sáu con của mình khỏi bầy khoảng vài trăm con. Hắn nơm nớp sợ nếu cho ăn lẫn, chiều về không biết đâu là trâu nhà để lùa về chuồng. Cả tôi cũng vậy, với lũ trâu thì không vấn đề gì, chớ với đám dê, tôi cứ mở to con mắt kinh ngạc khi ông già kia tách đàn cả mấy chục con nhà mình giữa cả ngàn con kia. Dê như dê mà! Với lính Mỹ cũng chẳng khác gì, bọn chăn trâu chúng tôi cứ tò mò muốn biết làm sao ông trung sĩ kia phân biệt được chú lính này với chú lính khác mà kêu tên!

Trình độ chưa qua sơ cấp về nhân chủng của chúng tôi đã ra nông nỗi ấy.

Với hội họa lập thể, trừu tượng hay thơ thể nghiệm cũng không khác mấy. Đâu biết đâu là đâu! Câu cú dài ngắn chẳng ra thể thống gì cả; từ ngữ thì rối rắm, lắm lúc thô tục; vần chẳng thấy đâu; nhịp điệu trúc trắc gồ ghề; rồi là các dấu, đủ thứ dấu; con chữ khi to khi nhỏ, lúc viết bông lúc thì không; cấu trúc bài thơ vô trật tự, ý tưởng nhảy cóc như lũ khỉ, đang nói chuyện này nhảy sang việc khác; rồi thì có tay còn cướp cạn (nhại giễu) thơ kẻ khác làm thơ mình nữa chớ! Vân vân. Nghĩa là không thể hiểu được bọn tự vỗ ngực là tiền vệ nói cái gì, bài giống bài, tập như tập, tác giả hệt tác giả.

Không đâu vào đâu, chủ yếu là do thói quen thơ của ta. Thói quen làm với thói quen đọc. Một khi ta chịu dịch chuyển suy tư sang chiều hướng khác, chịu chấp nhận cái khác mình, mọi sự sẽ thay đổi.

Không phải cái mới hôm nay đã không lặp lại mình, nhiều nữa là khác! Sự lười nhác tư duy thơ hay cả lao động nghệ thuật khiến không ít khuôn mặt mới rập khuôn bạn thơ ở ngay thế hệ mình(10).

9. Như vậy, qua đối thoại tôi mới hiểu là nhà thơ chê nhiều chứ có cỗ vũ hay ca ngợi cánh trẻ như bị đồn thổi vậy đâu! Nhưng dẫu sao tôi cứ ngờ ngợ nhà thơ đang bơi lấp lửng giữa mới và cũ, giữa khen và chê, truyền thống với hiện đại. Vậy xin hỏi: đâu là quan điểm chuẩn của nhà thơ và, đâu là phương pháp phê bình Inrasara?

– Tôi từng nói tôi sống và viết ở đường biên! Có khen chê đâu. Nhà thơ chứ trẻ nít đâu mà vòi roi vọt hay bánh kẹo. Tôi cũng không quan tâm đến lối phê bình được mệnh danh phê bình bắt sâu hay thưởng hoa. Điều tôi muốn làm là “lập biên bản” (như cảnh sát giao thông lập biên bản hiện trường tai nạn) các sự biến văn chương (nhấn vào thể loại thơ) đang xảy ra trong thời đại tôi đang sống, con người đang làm việc và sáng tạo cùng thời với tôi. Có chú cảnh sát nào dám bỏ sót tai nạn, nếu chú ta làm thiệt, không muốn bị kiểm điểm. Người sống thời sự văn học nào cũng hành xử vậy, nếu hắn không muốn bị tụt hậu hay không chấp nhận lỡ tàu thời đại.

Lập biên bản nghĩa là phơi mở sự việc như nó là thế mà không áp đặt một lối nhìn nào bất kì. Dù đó là lối nhìn nhân danh truyền thống hay bản sắc văn hóa dân tộc, một chân lí đinh đóng hay cái đẹp vĩnh cữu. Cũng không phải từ lập trường văn học trung tâm nào, từ chủ thuyết văn chương thời thượng nào. Tôi đã cố giữ nguyên hiện trường như thế với nhóm Mở Miệng, với phong trào tân hình thức Việt và mọi tác giả ý hướng cách tân đơn lẻ khác. Diễn đạt bằng ngôn từ giản đơn nhất có thể các quan điểm sáng tác, qua đối chứng với chính sáng tác phẩm của họ đặt trong tiến trình phát triển thơ Việt trong thời đại toàn cầu hóa.

Các quan điểm sáng tác ấy chưa hẳn đã cùng lối nghĩ tôi hay tôi đã đồng tình hoàn toàn với nó, nhưng tôi cố gắng nhìn nhận nó như là thế.

Tình trạng phân hóa của hệ mĩ học và quan niệm sáng tác xảy ra từ dăm năm trước, ngày càng rõ nét. Mỗi ngày, cả trăm bài thơ nóng hôi hổi được bắn lên mạng. Hằng năm, mấy trăm tập thơ xô đẩy nhau xuất lò in, cả lò photocopy. Không ai tự nhận quán xuyến tất cả các sáng tác khác lạ và cả khác nhau ấy. Thế nên, một nhà phê bình chỉ có thể chọn lựa một quan điểm thẩm mĩ nhất quán, để làm phê bình.

Nhìn tới nhìn lui, rất ít (nếu không nói là chưa có) nhà phê bình nào chịu đồng hành với thơ đương đại (cụ thể hơn: thơ hậu đổi mới) để có thể song thoại sòng phẳng. Có, nhưng chỉ để trù dập hay tán tụng. Chưa có ai dấn thân trọn vẹn với các trào lưu sáng tác mới, để có thể nắm bắt, cả phần sáng lẫn bề tối của chúng. Qua đó, khai mở cơ sở văn hóa, nền tảng triết học hình thành các loại thơ kia. Các nhà phê bình rất ngại đi vào vùng xoáy dễ sa sẩy của sáng tác mới, của hôm nay. Tinh thần ngại phiêu lưu khiến các nhà phê bình luôn tìm chốn trú ẩn an toàn trong miền sáng tác thuộc hệ mĩ học đã được thời gian thẩm định và lưu kho.

Thời cuộc thay đổi. Thơ đã thay đổi. Và, cách nhìn nhận thơ cũng phải thay đổi. Một hệ mĩ học sáng tạo chỉ có thể được vượt qua bằng phê bình tác phẩm đại diện xuất sắc thuộc hệ mĩ học đó, chứ không phải ngược lại. Thế nhưng, phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Không đủ cô đơn cho… phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư (11).

10. Đã có quá nhiều bài tụng ca ca ngợi vống lên vài tên tuổi mới xuất hiện chưa có thành tựu đáng kể nào, lại ca ngợi không đặt trên nền tảng nào, thiếu dẫn chứng thuyết phục từng đã tạo dị ứng trong dư luận người đọc, nhà thơ không sợ mình vướng vào hệ lụy đó sao? Ở phía khác: chụp mũ với trù dập.

– Chúng ta đã bàn qua rồi: sự lẫn lộn giữa văn chương (đích thực) và (văn chương) báo chí đã tạo ra bao nhiêu ngộ nhận tệ hại. Người ta dễ dãi bày ra cái nhãn “nhà thơ siêu hình” khi chưa cho người đọc hiểu món siêu hình là nỗi gì, hay “biểu tượng giải phóng phụ nữ trong văn học” mà chưa hề trình tâu câu thơ nào khả dĩ minh họa cho phán quyết bạo phổi đó, hoặc “cách tân táo bạo” dù không dẫn ra một so sánh tối thiểu với cái từng xuất hiện trước đó – tất cả chỉ là phát ngôn bất cập và tùy tiện của không ít người làm phê bình (cảm nhận), thời gian qua. Thế mà cái nhãn kia được nhà thơ vốn nhẹ dạ cả tin viết vào giấy dán ngay lên… cột tập thơ mình! Tung hứng đánh đu qua lại như thế, làm sao người đọc không quay lưng với thơ cơ chứ. Có thể gọi đó là món kí sinh văn nghệ. Trước tiên, đàn em kí sinh tên tuổi đàn anh/ chị mà leo lên; sau đó, sự kí sinh phát triển theo chiều ngược lại!

Ngoài sự thiếu tư thế tự do và thiếu hiểu biết về lí thuyết mới, sự chưa đủ cô đơn cho phê bình như không giữ khoảng cách cần thiết với đối tượng, là một trong những lí do khiến vài ngòi bút đàn anh/chị sa lầy trong thẩm định tác phẩm. Sự phán quyết thiếu vật chứng ấy sinh ra bao nhiêu là hệ lụy.

Đấy là nói chuyện “khen”, riêng chê thì xin miễn bàn. Tại sao ư? Đơn giản, có ai thấy các tập thơ của Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, hay Dự báo phi thời tiết (thơ của năm tác giả nữ, NXB Hội Nhà văn, H., 2005) được “chê” bao giờ và ở đâu đâu?

Bởi ta chưa có diễn đàn tự do thật sự nên người đọc chỉ được nghe một chiều. Các đối tượng bị oan không có tí ti cơ hội nào mà đánh trống kêu. Do đó, mọi thiệt thòi đều đổ về phía người đọc, hay nói to hơn là: văn học Việt Nam.

11. Nữa: xin nhà thơ cho biết đâu là lối thoát cho thơ hôm nay? Năm ngoái nhà thơ đã từ chối trả lời câu hỏi rất thẳng của tôi. “Tôi không nhất trí với sự chạy trốn trách nhiệm này, khi nhà thơ nêu nhưng không giải quyết được vấn đề”.

Chớ mà dại dột tự kí phép cho mình làm thầy lang bốc thang thuốc xuyên tâm liên chữa bách bệnh cho nền thơ Việt Nam. Chỉ xin thành thật với nhau một điều là: cần thiết phải có diễn đàn văn học tự do. Diễn đàn, ta không thiếu: Văn nghệ, Văn nghệ trẻ… Tuy nhiên, các tờ báo chuyên văn học của Hội Nhà văn chưa mạnh dạn chấp nhận tiếng nói khác mình hoặc ý tưởng đa chiều. Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu hay trước nữa, “Vụ Hoa thủy tiên” chẳng hạn, người đọc chỉ được cho nghe một bề “phê”, chứ chưa thấy đâu ý kiến ngược. Thì làm sao dư luận rộng đường? Hiện tượng nhóm Mở Miệng hay Ngựa Trời xôm tụ là thế, có bao giờ Văn nghệ, Văn nghệ trẻ hạ cố dành cho ít trang gọi là? Chỉ có vài tờ báo không chuyên “đặc trị” chúng.

Hội nghị những người viết văn trẻ vừa qua, khá nhiều ý kiến phê phán Văn nghệ trẻ. Theo thông tin lóm được, bạn trẻ tập trung chê Văn nghệ trẻ “không trẻ”, vì báo chỉ chuyên đăng các sáng tác già cỗi, cũ mèm. Đó là một phê phán đúng nhưng thiếu và, không cao tay. Bởi ranh giới cũ mới, dở hay trong sáng tác, nhất là thể loại thơ thì cực mơ hồ, có bàn đến tận thế cũng không xong.

Đánh giá Văn nghệ trẻ vài năm qua, Nguyễn Quang Thiều dù cố gắng nhỏ nhẹ cũng phải kêu lên một tiếng: “Tôi nghĩ Văn nghệ trẻ đang rời xa đối tượng cơ bản nhất của mình”(12). Nguyễn Quang Thiều đã không cụ thể. Theo tôi, cái dễ thấy nhất ở tờ báo là nó đã và đang mang vác một thứ thừa và ba cái thiếu. Thừa và thiếu nghiêm trọng.

Thừa: bổn phận của Văn nghệ trẻ có phải dành đến bảy, tám trang báo để đa mang chuyện xã hội hay đánh tiêu cực? Đánh tiêu cực xã hội, Văn nghệ trẻ cạnh tranh nổi với Thanh niên hay Pháp luật chắc? Trong khi báo ta lại đem bỏ chợ đứa con đẻ (nhiệm vụ chính) của mình.

Thiếu: đó là thiếu về sự trình bày lí thuyết, trào lưu văn nghệ đương đại. Trình bày không mang tính hàn lâm, mà qua con mắt của nhà sáng tạo: đầy đủ, chính xác với lối nhìn khách quan và nhiều chiều. Để thế hệ nhà văn trẻ của ta bớt đi nỗi lạc hậu tình hình văn chương người thiên hạ.

Thiếu thứ hai là thiếu về giới thiệu các khuôn mặt xuất sắc của văn chương khu vực và thế giới, nhất là các khuôn mặt mới. Để bạn văn trẻ biết mình đang đứng ở đâu trong dòng chảy của văn chương thế giới, tránh sự hợm mình kiểu cóc ngồi góc mâm.

Thiếu thứ ba là Văn nghệ trẻ chưa bao giờ dũng cảm giới thiệu đến nơi đến chốn trào lưu, hiện tượng thơ văn trong nước gây xôn xao (cả thật lẫn giả) dư luận. Để người đọc nhận chân giá trị của các sáng tác đó. Và, nhiều thứ khác nữa.

Đó là nỗi không làm tròn bổn phận của tờ báo chuyên, một không làm tròn tưởng vô thưởng vô phạt nhưng thật sự đã tác hại không nhỏ đến phát triển của văn học hôm nay và cả mai sau.

Tóm lại, tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn (TP Hồ Chí Minh) lâm trọng bệnh gần mấy năm qua rồi, mãi hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu ngoi ngóp. Như vậy, chỉ còn hi vọng Văn nghệ trẻ, Văn nghệ “hãy là mình”, “dám là mình” và, “đừng rời xa đối tượng cơ bản nhất của mình”, như kẻ đã từng nuôi lớn nó mong mỏi thế.

12. Câu hỏi cuối: Tôi nhớ cách nay vài năm, khi vừa xuất hiện với tư cách người làm lí luận phê bình, nhà thơ đã có hàng loạt bài “Để thơ đến với bạn đọc”? Như vậy, ta bắt đầu từ đâu? Cụ thể hơn: làm thế nào để người đọc trở lại với thơ?

Thơ đang mất độc giả, là thực tế. Thơ ca ngày càng xa rời quần chúng và đánh mất lớp công chúng trung thành. Nhà thơ hôm nay đang sống co cụm, cày cuốc và cãi cọ trong đám ruộng nhỏ bé của mình. Làm sao giành lại người đọc đã mất và chinh phục người đọc mới. Bắt đầu từ đâu?

Dana Gioia trong tiểu mục: “Nhà thơ làm thế nào để được biết đến”, đã “nêu lên sáu đề nghị khiêm tốn”. Trong thực tiễn sinh hoạt thơ Việt nam, tôi thử rút bớt còn ba:

“Khi nhà thơ đọc thơ trước công chúng, nên bỏ ra một phần của chương trình để đọc thơ người khác”. Đây là yêu cầu dễ thực hiện hơn cả, vậy mà đa số nhà thơ Việt Nam ít khi làm được. Lạ! Ta luôn tranh thủ cơ hội xuất hiện trước công chúng với tần số cao nhất có thể, không để làm gì cả, ngoài trả lời phỏng vấn, thổ lộ hoàn cảnh ra đời của bài thơ rồi, đọc các bài thơ… cũ mèm của mình. Trên màn ảnh nhỏ hay sân khấu, hội trường. Đọc thơ là để tôn vinh thơ chứ không phải tôn vinh nhà thơ. Ồ, nếu các nhà thơ ta dứt bỏ được “tâm thế” chuyên đọc thơ mình trước công chúng thì thơ sẽ được nhìn nhận khác đi nhiều lắm lắm.

“Nhà thơ cần viết nhiều về thơ hơn, vô tư hơn và công hiệu hơn”. Bởi thơ (hậu) hiện đại hãy còn xa lạ với người đọc. Đã lâu lắm rồi, các trào lưu thơ thế giới không được giảng dạy trong các trường đại học. Nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng mới, cần thuyết lí về hệ thẩm mĩ của mình, dĩ nhiên, bằng ngôn từ giản đơn có thể. Ở các báo chuyên lẫn không chuyên. Và, khi viết về thơ của người cùng thời, nhà thơ cần viết với tinh thần trong sáng, vô tư. Không bài xích kẻ không cùng quan điểm sáng tạo, không phủ định sạch trơn các sáng tác mình chưa hiểu; sẵn sàng ca ngợi và biết ca ngợi các bài thơ hoặc thi phẩm độc đáo. Công hiệu, tại sao? Bởi đã không ít kẻ ủng hộ cái mới, nhưng do hạn chế ở thẩm định và diễn đạt, các lời lẽ đề cao thành phản tác dụng: người đọc càng dị ứng với cái mới hơn!

“Các nhà thơ biên soạn thi tập – hoặc chỉ đưa một danh sách đọc – nên thành thật một cách thận trọng, chỉ gồm những bài thơ họ thật tình hâm mộ”. Thời gian qua, ta đã làm nhiều thi tuyển, đủ kiểu. Theo đề tài, theo thời đoạn, theo giới cũng có mà theo nghề nghiệp cũng xong, khuynh hướng sáng tác lẫn quen biết bạn bè cũng không chừa. Để làm phong trào, để giải ngân hay để gì gì nữa. Người tuyển luôn mặc cho cảm tính, cảm tình hay dáng vẻ của các tên tuổi thao túng. Dù ở “lời nói đầu”, Ban tuyển bao giờ cũng tuyên vô tư khách quan đáo để. Như thể phân phối tem phiếu vậy. Thì làm sao hàng trăm bài thơ trong mấy tuyển kia đủ sức lay động tâm hồn người đọc, kích thích họ trực tiếp tìm đến thi phẩm của các tác giả riêng biệt?

P.S.

Lẽ ra Góp nhặt sỏi đá tạm ngưng tại đây, như nhiệm vụ nó đặt ra cho mình ban đầu: thu lượm các nhầm lẫn lặp đi lặp lại trong nhìn nhận về thơ Việt. Xong việc, nghỉ là đúng phép nhà. Bất chợt một bạn có lẽ còn ấm ức nên, đã hăng hái chất vấn ngoài lề. Đây là hỏi trả lời muộn hơn cả(13). Tôi tạm dùng nó làm phần kết cho Đối thoại giả định-thật này.

13. Đó là yếu tố khách quan, còn chủ quan của người sáng tác? Trong "Chân dung cát", nhà thơ viết: "Càng hiếm hoi hơn nữa con người tuổi trẻ của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là thích làm nổi bật mình nơi đám đông". Trong tập tiểu luận có cái tên rất gợi: "Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo", nhà thơ cũng nói rằng: "Không phải người viết văn làm thơ hôm nay chưa thâm nhập đầy đủ vào thực tiễn cuộc sống của quần chúng lao động; không phải do ta dốt, không đọc nhiều, kém tri thức về các trào lưu văn chương thế giới; không phải bởi thế hệ mới còn quá mỏng kinh nghiệm; càng không phải thời hiện đại bận rộn tiêu mất quá nhiều thời gian của người viết, mà thiếu, nguyên nhân chính sâu xa và nền tảng hơn, như là nguyên nhân của nguyên nhân - do kẻ sáng tạo chưa đầy đủ cô đơn. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng. Sự cô đơn cần thiết để tạo nên tác phẩm chiều sâu...". Vậy chúng ta phải “phấn đấu” cô đơn mới có sáng tạo mới hay sao?

Mô phật! Tôi phân cấp “cô đơn” của kẻ sáng tạo làm ba lô khá là rành rọt: Thời kì tìm ý thai nghén mang nặng, giai đoạn tập trung viết tác phẩm (chính xác hơn: kì gian ngồi trước trang giấy/màn hình không chữ) và, sau khi tác phẩm mở mắt chào đời. Do mãi nhăm nhăm vào lô thứ nhất: nhà văn tách khỏi sinh hoạt tập thể, xã hội và cộng đồng nghề nghiệp mình, từ đó đã có vài ngộ nhận không đáng có. Đó mới là cô đơn ở cấp độ thứ nhất, chính danh – “cô độc”. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, nó chỉ dừng lại ở quả vị A-la-hán, dẫu đã sang bờ bên kia, chưa quay trở lại làm bố tát cứu độ chúng sinh! Và tôi cũng không đặt nặng nó cho lắm. Có thể nói, vài phản ứng vụn từ khi bài viết xuất hiện xung quanh “cô đơn” chỉ mon men ngoài hè hay mới dừng lại ở cửa mà chưa bước lên chánh điện. Lạ vậy chứ!

Cô đơn LÀ tự do LÀ sáng tạo. Khi tôi chết đi mọi thiên kiến, mọi lo âu thường nhật; khi tôi chết đi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người; nhất là, khi tôi chết đi mọi sợ hãi – là tôi cô đơn.

Cô đơn đầu tiên và cuối cùng, đấy là bắt chước lối nói của J. Krishnamurti (The First and Last Freedom). Là khoảng rỗng nơi tâm thức kẻ sáng tạo. Không phải tôi sở hữu nó như thể trẻ con sở hữu hòn bi, mà chính nó chiếm hữu tôi, ném tôi vào khoảng rỗng vô định và đầy bất an của nó. Trước trang giấy trắng hay màn hình xanh nhạt (mèng, có ai ngồi trước tờ giấy trắng một cách “tập thể” đâu!), tôi không còn nghe một giọng mơ hồ nào đó răn đe, thoát khỏi mọi nhắc nhở phải thế này hay không nên thế kia. Tôi LÀ một sinh thể tự do. Như thiền sư đạt đạo thơ ca, “thõng tay đi vào chợ, thong dong giữa miền cuộc đời”. Dẫu lang thang vào các làng Cham Phan Rang cháy nắng hay ngược xuôi giữa nhộn nhịp đường phố Sài Gòn, hội nghị họp hành của Hội Nhà văn hoặc nhậu nhẹt bù khú anh em vỉa hè, tôi vẫn cô đơn. Cư ngụ trong khoảng rỗng đó, sáng tạo sẽ tuôn tràn.

Còn ở lô thứ ba: sau khi tác phẩm được ném ra ngoài mưa gió cuộc đời, hãy cứ mặc nó ra sao thì ra và đừng lo tìm cách bảo vệ nó trước búa rìu dư luận, nếu có. Nhớ rằng, tự quảng bá tác phẩm hay bảo vệ tác quyền không đồng nghĩa với đứng ra bảo vệ tác phẩm mình. Đây là điều ít nhà văn trẻ hôm nay làm được. Tôi gọi đó là chưa cô đơn khi tác phẩm đã ra đời. Một chưa đủ cô đơn cực kì nhảm nhí!

Sài Gòn, tháng 7-2006.

____________________________________

Chú thích

(1) Mai Quốc Liên, “Một vài nhận thức về lí luận văn nghệ hiện thời”, báo Văn nghệ, 22.04.2006.

(2) Từ Nữ Triệu Vương trả lời phỏng vấn, Tạp chí Nhà văn, số 05.2006.

(3) Lê Thiếu Nhơn, “Giải mã ảo giác thơ trẻ”, báo Thế thao - văn hóa, số 84, 15.07.2006.

(4) Xem thêm: “Hậu hiện đại và Thơ hậu hiện đại Việt”, http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/hau-hien-dai-tho-hau-hien-dai-viet-mot-phc-hoa/.

(5) Riêng chủ nghĩa hậu hiện đại, có thể tìm đọc Tạp chí Việt (1998-2001, 8 số cả thảy) do Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn chủ trương, xuất bản tại Úc và: Văn học hậu hiện đại thế giới (2 tập): Những vấn đề lí thuyết và Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới,, NXB Hội Nhà văn, H., 2003.

(6) Evan.vnexpress.net, 4.2004.

(7) Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Phan Ngọc dịch, NXB Văn học, H., 1999, tr. 254-257.

(8) Nguyễn Hưng Quốc, Văn hóa văn chương Việt Nam, NXB Văn mới, Hoa Kỳ, 2002, tr. 21-22.

(9) Nguyễn Thanh Sơn, “Câu chuyện chú mèo và cuộn len hay về Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồ hợp lý của Nguyễn Thuý Hằng”, Talawas.org, 06.04.2006.

(10) Xem thêm: “Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’”, https://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tho-nu-trong-hnh-trnh-cat-dui-hau-to-nu-2/.

(11) Xem thêm: Theodor W. Adorno, “Về khủng hoảng của phê bình văn học”, Trương Hồng Quang dịch, Talawas.org.

(12) Văn nghệ trẻ, ngày 25.06.2006.

(13) Báo Thể thao - Văn hóa, 14.07.2006.