Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Xã hội - Nghệ thuật: Phân mảnh và xô lệch các thang giá trị

Nguyễn Quân

Ba tầng đổi mới. Những đảo lộn gốc rễ trong đời sống con người Việt Nam thời đổi mới (quy ước là từ 1986) chồng lấp ba tầng “điên đảo”. Từ chiến tranh sang hòa bình/hậu chiến với các sang chấn như giải phóng tình dục, bùng phát sinh đẻ, khủng hoảng tâm thần, hòa giải dân tộc, địch ta, nông thôn hoang vắng, bệnh công thần, kiêu binh về đô thị, khôi phục đời sống gia đình,… Từ bao cấp sang thị trường với khủng hoảng ý thức hệ, tôn giáo tâm linh, đô thị hóa ồ ạt, sự tha hóa bởi đồng tiền, quyền lực, làm giầu và bần cùng hóa, khủng hoảng đạo đức và niềm tin, bạo lực, tội phạm, tệ nạn... Từ đóng cửa, bị bao vây sang toàn cầu hóa với các giá trị đại chúng, nhân quyền, nữ quyền, khủng hoảng về giới, về tự do và dân chủ, về truyền thông và sự áp đảo của văn hóa đại chúng quốc tế… Ba cơn địa chấn nền tàng này chồng lấn, xô đẩy nhau với các thang giá trị khác nhau, nhiều khi đối nghịch nhau khiến việc nhìn nhận con người, xã hội, văn hóa nghệ thuật trở nên khó khăn phức tạp hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới. Thường mỗi sự nhìn nhận nghiên cứu phân tích phản biện đều thiên lệch về một sự đảo lộn nào đó nên dễ phiến diện méo mó. Có điều chắc nhắn là mâu thuẫn và khủng hoảng bên ngoài kịch tính bao nhiêu thì mâu thuẫn, khủng hoảng trong nội giới mỗi người cũng kịch tính bấy nhiêu. Nghệ thuật vốn biểu hiện cả hai mặt bên ngoài xã hội và bên trong tâm hồn con người tất cũng mâu thuẫn và khủng hoảng. Đến lượt mình nó cũng thường bị tiếp nhận, đánh giá, ‘phát hiện’, giới thiệu một cách phiến diện theo một thang giá trị thiên lệch xuất phát từ chỉ một tầng ‘điên đảo’ nào đó.

Nghệ thuật - Lý Trần Quỳnh Giang

Tranh của Lý Trần Quỳnh Giang (Nỗi buồn)

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Nguyễn Tư Nghiêm chuyện tiên & rồng

Nguyễn Quân

Đêm Giao thừa - sơn mài - Nguyễn Tư Nghiêm

Nghệ sĩ lớn có ba loại loại: Loại có năng khiếu đặc biệt do được chỉ bảo và tự luyện mà thành, loại có trí tuệ và năng khiếu đa dạng nhờ được phát huy hết cỡ mà thành và loại sinh ra đã là bậc thầy cứ thản nhiên từ trời rơi xuống (trích tiên). Loại thứ ba này tất nhiên cũng có học hành, rèn luyện và chìm nổi trong bể đời (khổ là chính) song dường như những chuyện đó chỉ là để viết nên một tiểu sử, một lí lịch cho giống mọi người chứ thực ra (nghệ thuật của) họ đã thành ngay khi xuất lộ. Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 có hai ba người như thế.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Những chuyển động và trì trệ - Nghệ thuật Việt Nam những năm 1990 - đầu 2000*

Nguyễn Quân

1.Chuyển động

Nghệ thuật giai đoạn này mang tính đổi mới căn bản vì nó khắc phục hay khác rất nhiều so với 2 giai đoạn quan trọng nhất trước đó là nghệ thuật chiến tranh, cách mạng (1945-85) và nghệ thuật Đông Dương (1925-45). Đặt các tác phẩm đối sánh nhau không khó để ta nhìn thấy ngay những khác biệt.

1.1 Hội họa Đông Dương là hình thức nghệ thuật mới tinh của lớp tinh hoa thị dân nhỏ của một thuộc địa lớn nơi giao thoa văn hóa Pháp-Việt là sâu rộng, nền tảng. Phong cách nghệ thuật ấn tượng, art nouveau, tả thực với các chủ đề nhân vật khá thống nhất nên được gọi chung là Phong cách-Trường phái Đông Dương. Các họa sĩ Pháp giảng dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương hoặc tới Việt Nam sáng tác cũng như các họa sinh người bản địa tìm nhiều cách thể hiện khác nhau như tả thực tượng trung, ấn tượng thậm chí là biểu hiện chủ nghĩa hoặc với những cảm hứng từ nghệ thuật tranh dát vàng và khắc gỗ màu Nhật Bản. Song nhìn chung, với các tác giả người Việt trường phái mỹ thuật Đông Dương để lại vẻ đẹp nhất quán, đặc trưng Việt Nam tựa như impressionism với người Pháp vậy. Hình tượng đáng yêu, dễ nhớ nhất là người đán bà trẻ mặc áo dài tân thời bên hoa, trong vườn đẹp với tâm tư nhẹ nhõm thanhh bình hoặc phảng phất một nỗi u hoài vô cớ.

a3

Tranh Lê Phổ (Trường Mỹ thuật Đông Dương)