Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Chánh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Chính trị chống dịch

Nhà báo Tâm Chánh

Trong thời đại mà tai họa ngày càng bất định thì “cửa” tồn tại của một xã hội dường như chỉ là tìm cách thích ứng, sống chung.

Mười bảy năm đã qua của dịch SARS, chẳng có gì là nhục nhã, con người nằm phục trong bãi nước bọt của mình để hiểu, và tìm cách... bắt tay chung sống với con siêu vi gây viêm phổi hô hấp cấp.

Giờ thì đến hậu duệ của nó.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Ai giám sát các cuộc điều động lực lượng vũ trang?

Tâm Chánh
“Trận đánh đẹp” của công an vào Đồng Tâm đang được tiếp nhận bằng cách nhìn khác nhau. Truyền thông nhà nước dường như lớn tiếng chống lại sự man rợ của bọn tội phạm chống người thi hành công vụ. Nhưng góc nhìn này hãy còn ú ớ trước những câu hỏi gay gắt của dư luận. Người ta tìm cách phân hoá những kẻ dùng bom xăng, vũ khí tự tạo chống lại một cuộc bố ráp với dân Đồng Tâm. Thì hãy cứ khôn ngoan mà tách bạch đồng bào tốt với đồng bào xấu. Như được “qui ước”, họ bị gọi bằng những kẻ nghiện. Một số nhà báo rất dũng cảm, thẳng thừng ném vào khói lửa Đồng Tâm mấy chữ man rợ. Tất nhiên là man rợ, vì lương tri của những tay viết ấy có được dệt bằng tơ vàng thì họ cũng không dám ném vào cuộc bố ráp cái đẳng cấp tệ hại ấy.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Phải minh bạch ai đã cấm tuyên truyền về chiến tranh biên giới phía Bắc

Tâm Chánh

Vì sao cuộc chiến tranh chống bành trướng bá quyền Trung Quốc đã vắng mặt nhiều năm nay trên các diễn đàn quốc sử?
10 năm trước báo SGTT của chúng tôi đã ghi nhận lại hình ảnh nhan tàng khói lạnh trên các nấm mồ liệt sĩ còn nằm dọc tuyến biên giới phía Bắc vào chính những ngày kỉ niệm 30 năm cuộc chiến.
Chiến tích bị đục bỏ. Nghĩa trang néo cửa. Quan san tê tái. Những giọt nước mắt tưởng nhớ lén chảy vào trong nỗi ấm ức. Một hiện thực không thể tưởng tượng, khiến cho bất kì ai tận mắt nhìn thấy không thể không bức bối.

Báo chí im re, báo chí chia rẽ hay là báo chí cách mạng?

Tâm Chánh

Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát.
Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm.
Có thể cũng từ nhận định, rằng thực tế phức tạp, nhạy cảm, của các ban biên tập.
Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lí.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Bi kịch Lý Tiến Dũng

(Rút từ facebook của Tâm Chánh)

 

Trong một lần gặp gỡ, như bao lần gặp gỡ có bia hay rượu, mấy thằng báo chúng tôi không lần nào không hăng say nói về "vụ" này, "vụ" kia. Nghe mãi mà lần nào cũng như sắp thắng trận. Lý Tiến Dũng thuộc loại hăng say nhất trong số mấy thằng tôi.
(Và cuộc rượu nào cũng tàn. Vụ này vụ kia liên tiếp xuất hiện, vụ sau cao hơn vụ trước.)
Trong lần gặp gỡ ấy, ở vị trí tổng biên tập Đại Đoàn Kết, Lý Tiến Dũng cũng như mọi lần, nhưng say sưa chia sẻ với tôi về câu chuyện bảo vệ trụ sở báo Đại Đoàn Kết tại Hà Nội và đầy hy vọng với dự định hợp tác cùng một đại gia trong việc phát triển tờ báo của Mặt trận. Tôi bất chợt rời khỏi sự hăng say thường có, nhắc Lý Tiến Dũng về cuối kỳ Quốc hội khoá VIII. Tôi nói với Lý Tiến Dũng: "Nếu nhớ đến một công trạng nào đó, tôi sẽ nhớ đến ông và Huy Đức, trong việc tường thuật QH!"
Tôi không nghĩ lịch sử rảnh rang đi nhớ chuyện mấy thằng nhà báo quèn tụi tôi. Nhưng sự thực, tiếng nói đòi dân chủ hoá nghị trường đã được ngòi bút Huy Đức, Lý Tiến Dũng vang dội. Đó là một đóng góp thực sự của nghề báo trong hành trình dân chủ hoá đời sống chính trị trong nước sau 1975.