Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Lỗi tại ai, mọi đàng

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Con Cúi được cậu Há cho đi học lớp nữ sinh trường Bồ Đề. Nó hí hửng tới báo tin và nhất quyết biểu tôi gọi bằng tên đi học là Yên Thu hay nói gọn là Thu. Tôi ừ ngay cho xong chuyện vì “mi mi tau tau” tôi có gọi nó bằng tên đâu mà lo. Nhưng anh Quang không chịu,

“Thu chi mà Thu, thu đủ hả?”. Người Huế gọi quả đu đủ là trái “thu đủ”.

Mi ăn nói đàng hoàng, không tau méc o cho coi”, con Cúi dọa mách mẹ.

Chấp mi méc! Mi nhỏ hơn tau, lại là vai em mà hỗn hào; cậu Há biết được là đời mi tàn”, anh tôi chỉ ngón tay hăm he.

“Ba tau nói ai cũng phải kêu tau bằng tên đi học”, con Cúi dịu giọng.

Mi là mùa thu ảm đạm hay mùa thu cúc nở bông?”, anh cười chúm chím.

Tôi ôm bụng cười vì lối chơi chữ và nói lái (theo kiểu miền Trung) của anh – “Thu Đạm” hay “Thu Cúc”? Con Cúi ngơ ngác, anh làm nghiêm gật gù,

“Thôi thì mi là Thu Cúc”.

Tau kêu mi là thằng Gái Giập Dái, chịu không?” nó hiểu ra, trợn mắt nhắc lại, ngày còn bé chơi nghịch cây dù hư, anh bị cọng dù kẹp vào hạ bộ đau quá trợn mắt ngã xuống bất tỉnh.

“Con gái con ghiếc chi mà dữ dằn như quỷ Dạ Xoa”, anh chịu thua nhưng cố vớt vát.

Anh em tôi mừng thầm, chắc mẩm thế nào cũng được học trường Bồ Đề như con Thu, nhưng nói trước bước không qua, mấy ngày sau cha về nhà đưa ra quyết định,

“Hai thằng ni ở nhà phá làng phá xóm, phải cho vô nội trú để các cha các thầy rập vô khuôn phép mới được”.

“Cho con học trường dòng ở bên sông? Mình có đạo ?”, mẹ hỏi.

“Mẹ mi không biết ất giáp chi hết. Mấy người làm to (làm lớn) đều xuất thân từ trường nớ; không dễ dầu chi mà chen chân vô, hơi mô mà thắc mắc lương hay giáo!”. “Lương” là đạo thờ cúng ông bà, khác với “giáo” là đạo Thiên Chúa.

Mẹ sung sướng mãn nguyện; lần đầu tiên cha quan tâm đến chuyện học hành và tương lai của các con và không ngại tốn kém cho con học trường danh giá, điều mẹ không hề mơ tới. Nhưng khi cha bàn chuyện với cậu Há, cậu không tán thành và nghiêm khắc hỏi,

“Anh tính cho hai đứa tu làm cha nhà thờ hay răng mà bắt ở ký túc xá trường dòng?”.

có! Tụi hắn cần được uốn nắn chặt chẽ hơn...”.

Cha lúng túng trả lời rồi đổi đề tài,

Toa còn nhớ Me-xừ Hoàng người làng Tam Tòa không? Lúy bây giờ là tiểu đoàn trưởng của moa”. Toa (tiếng Pháp là toi = you), Me-xừ (tiếng Pháp là Monsieur = Mister), lúy (tiếng Pháp là lui = he hay him), và moa (tiếng Pháp là moi = me) là các đại danh từ thông dụng đương thời.

“Hoàng nớ học Khải Định trên anh mà dưới tui hai lớp, học dốt bị ở lại hai năm rồi bị đuổi”, cậu nhớ lại.

“Học sĩ quan Đà Lạt với moa, lúy cũng ra trường chót bẹt; nhưng nhờ gia đình đạo dòng mà lên chức như diều gặp gió”.

Hắn có người em học trường dòng rồi tu thành cha, chừ ở ?”.

“Cha Trực là Cha Tuyên úy Quân khu II. Me-xừ Hoàng và cha khuyên moa muốn rộng đường tiến thân phải cho tụi hắn học trường đạo. Nhờ cha bảo trợ trường mới nhận”.

Té ra rứa (thì ra vậy)!”, nhưng giọng nói của cậu không ngạc nhiên tí nào.

***

Ngày chúng tôi vào trường, mẹ khóc thút thít tiễn đưa, dặn dò đủ thứ làm cha phải gắt lên,

Tụi hắn học nội trong Huế ni chớ đi xa mà khóc với lóc”.

“Thiệt tội, từ nhỏ đến lớn chưa khi xa mẹ; không thương răng được”, mẹ dụi mắt.

“Lễ, Tết, hay hè tụi hắn lại về thăm nhà, có chi mà bịn rịn?”.

Cha đích thân lái xe Giép (Jeep) đưa đi. Ngôi trường nguy nga tráng lệ, ba mặt giáp bờ sông với những hàng cây xanh mướt, và phía sau là vườn cam tuyệt đẹp. Tôi được vào lớp Ba (lớp 3 ngày nay), và anh Quang lớp Nhì (lớp 4 ngày nay). Đón chúng tôi có thằng Thụ con bác Hoàng, thượng cấp của cha. Thụ nhỏ thó và trắng trẻo, học lớp Nhì như anh Quang, nhưng đã vào đây từ lớp Năm rồi học lên cho đến bây giờ. Gặp anh Quang nó mừng rỡ lăng xăng nhưng chỉ nói lí nhí trong miệng.

Thầy giáo là các Frères mặc áo chùng đen có miếng trắng ở cổ. Frère (đọc tương tự như “frair” trong tiếng Anh và sau này dịch ra tiếng Việt là Sư huynh) là danh xưng của các tu sĩ dòng La San gồm các trường tư thục công giáo; dòng này không có linh mục. Dạy lớp Ba là Frère Matthieu cao lớn và mũi cao như Tây. Ngày đầu tiên tôi bỡ ngỡ bước vào lớp, Frère ngồi sẵn ở bàn thầy giáo, bỏ cặp kính dày cộm xuống, và hỏi bằng tiếng Bắc giả giọng Huế,

Mi tên chi?”.

Tôi sợ khiếp vía, lắp bắp không ra lời. Frère chỉ hai món trên bàn,

“Roi mây dành cho mấy đứa rắn mắt và thước kẻ cho những thằng nhác học”.

Từ một đứa bé nhà quê luông tuồng, tôi bị đặt vào kỷ luật nghiêm khắc trong một thế giới khép kín mà học sinh mới bị canh chừng cẩn thận. Mọi giờ giấc trong ngày và trong tuần – học hành, ăn ngủ, chơi đùa, v.v. – đều tuân theo thời khoá biểu vạch sẵn. Năm giờ sáng, bị đánh thức để đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, mắt nhắm mắt mở tôi học cách ngủ quỳ và thường thức giấc khi mọi người đọc Kinh Thú Nhận,

... Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm

Và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng...

Buổi sáng là giờ học Giáo lý và tiếng Pháp. Mỗi ngày chúng tôi phải học thuộc lòng chừng hai chục chữ Pháp; mấy đứa không thuộc phải ngửa tay lên bàn và chụm ngón tay lại cho Frère lấy thước kẻ khẽ mạnh xuống. Đau ứa nước mắt nhưng kẻ nhác học phải nói lớn,

Merci, cher Frère (cám ơn Sư huynh yêu quý)!”.

Nhờ lúc ở nhà mày mò tự học bộ Grammaire française (Văn phạm Pháp ngữ) xưa của Claude Augé và thỉnh thoảng lật từ điển tiếng Pháp Larousse của chú Lam ra xem hình đoán chữ, tôi đọc ngữ vựng Pháp một lần là nhớ nên thường được Frère khen, không như các bạn học ngày học đêm mà vẫn bị khẻ tay.

Buổi chiều, chúng tôi học toán và các môn khác. Toán lớp Ba dễ òm; làm “toán chạy” thì tôi giải nhanh hơn... chạy; Frère viết đề toán vừa xong là tôi đã nghĩ ra đáp số. Giờ toán, môn học tôi thích nhất, trở thành nhàm chán vì phải khoanh tay ngồi không suốt buổi.

Giờ học tối, tất cả học sinh lớn nhỏ phải vào phòng học chung và phải ngồi “học” cho đến giờ về phòng ngủ là cực hình lớn nhất trong ngày. Không có bài cần học nhưng tôi phải ngồi yên để không làm phiền học sinh khác. Nhớ mẹ và hai em Sáng và Triết mà không biết làm sao hơn là ngồi khóc.

Mỗi ngày tôi thấy anh Quang đôi ba lần – trong nhà thờ, phòng ăn, phòng học chung, và phòng ngủ – nhưng mỗi đứa theo thời khóa biểu riêng, không có cơ hội trò chuyện. Tôi biết lớp Nhì học với Frère René Thọ, trẻ và hay cười, và không khó đăm đăm như Frère Matthieu.

Trong tuần, tôi mong đến chiều Chủ Nhật học sinh nội trú được các Frères dẫn ra ngoài dạo chơi và anh Quang tìm cách đi gần tôi hỏi chuyện. Anh thường nhăn mặt,

Tau thấy mi khóc hoài; bị Frère đập hả?”.

“Không, tui nhớ nhà. Buồn chi lạ, không nơi bằng nhà mình!”.

“Vô đây học, có phải đi chơi mà buồn hay vui!”

Tui có học được chi ? Tui ưng về với mẹ”.

Tau cũng không sung sướng chi, nhưng để rủng rải sẽ liệu. Cái khó là mần răng cha không đem ngược trở vô”.

“Nói rứa thì tui chịu”. Với tôi, bao giờ anh cũng giữ lời.

Tuần lễ sau kỳ thi lục cá nguyệt đầu tiên, ai nấy đều vui vẻ vì vừa qua thời gian học thi cực nhọc, nhưng anh Quang có điều gì khác lạ. Anh không còn mỉm cười khi nhìn thấy tôi mà mím môi như báo trước một việc gì sẽ tới.

Chủ nhật sau đó, đoàn nội trú được ra ngoài tắm sông Hương. Khi các Frères ra lệnh tập họp sửa soạn về trường, anh Quang đột nhiên bỏ hàng chạy tới kéo tay tôi,

“Đi về Bé ơi, không học trường ni nữa!”.

Hai anh em thi nhau ù chạy. Trước khi các Frères kịp phản ứng, anh quay người lại la to,

Frère René bú c... học trò! Thầy Thọ mút c... học trò!”.

***

Anh em tôi bị một trận đòn la lết và cấm không được ra khỏi nhà. Thằng Vượng, bạn thân nhất của anh Quang, đến tìm; vốn phục anh sát đất, hắn xun xoe,

Mi là tổ sư thứ thiệt! Cả gan bỏ học, lại dám kêu tên thầy dòng ra chửi!”.

Tầm bậy nà; tau có chửi ai . Thằng Thụ với tau đi cũng có nhau, ngủ giường cạnh nhau. Hắn bị Frère René tức là thầy Thọ để ý và hay vuốt ve trong lớp. Ban đêm Frère mò xuống phòng ngủ rờ rẫm lung tung, nhất là... chỗ nớ”.

Răng lạ rứa? Đàn ông lại đi mò con trai?”.

“Thằng Thụ sợ quá giả đò ngủ say; Frère mần tới, lần lần không những lấy tay mà còn dùng mỏ (miệng)...”.

Chi mà gớm ghiếc dễ sợ rứa?”, thằng Vượng chưa tin hẳn.

Anh Quang bụm miệng cười, kể tiếp,

Chộ hắn (thấy nó) sáng ngủ dậy cũng khóc, tau xúi hắn ăn cắp chai mực xanh trong lớp đem về phòng, vô cầu tiêu lấy bút lông tô mực lên chỗ nớ với lại hai trắp bả (bắp vế), đợi mực khô mới mặc quần đi ngủ”.

“Không lẽ thầy sợ mực xanh?”.

Frère không biết có mực nên vẫn… thổi lửa líu lo như thường lệ, sáng sớm vào nhà thờ cầu nguyện, mặt mũi môi mép dính mực tèm lem. Tau không nhịn được bật cười to rồi lãnh roi mây và ăn thước kẻ suốt tuần lễ. Frère mắng tau là đứa rắn mắt và nhác học nhất lớp”.

Té ra thằng cha nớ là thầy Thọ Lỗi!”, thằng Vượng cười ré lên, đắc ý với cách nói lái vừa nghĩ ra. Trong ngôn ngữ trẻ con Huế, “lọ” là... cái ấy của đàn ông.

Tôi cầu Trời Phật phù hộ cho thằng Thụ không còn bị Frère René Thọ quấy rối. Những ngày buồn chán của tôi trong tòa tháp ngà ấy không hẳn là vô ích. Nhiều năm sau, thỉnh thoảng gặp một chữ Pháp mới, tôi hiểu nghĩa ngay mà không nhớ mình học lúc nào. Cám ơn Frère Matthieu!

Ngày 6 tháng Bảy, 2014