Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020

Xóm Cửa Nhà Đồ

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

Rời căn nhà dưới chân núi Ngự Bình, gia đình tôi dọn sang xóm Cửa Nhà Đồ, tức là Cửa Chánh Nam của kinh thành Huế, và còn gọi là Cửa Sập vì vòm và vọng lâu bị sập trong trận lụt năm Quý Tỵ (1953) khiến gạch đá và vữa tường bít hẳn lối đi. Từ ngoài đường chính dọc theo bờ sông Hương đi vào là đoạn đường ngắn xuyên qua khu nhà ở, đến cây cống dài cong cong bắc ngang qua “hồ” nước đen thui đầy rác rưới, lác đác vài chiếc lá sen già đã đổi sang màu đen thẫm, rồi mới tới cửa thành. Người Huế quen gọi là “hồ” mà thật ra là hào nước quanh thành.

Chỗ ở mới của chúng tôi là ngôi nhà tranh nằm ở đầu cầu. Nhà cửa nơi thị tứ san sát không có vườn tược, vài cây trứng cá rải rác trước nhà và đôi ba cây thầu đâu (cây sầu đông) nằm phía sau, người ta sống chen chúc nhau trong không gian chật hẹp, trẻ con suốt ngày rong chơi ngoài đường, và những gánh hàng rong rao bán thức ăn không ngớt.

Sung sướng nhất là gặp lại con Cúi, người bạn duy nhất của thằng Bé từ ngoài làng. Cậu Há đã chuyển qua làm thông ngôn cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến và di cư bằng máy bay vào Huế từ trước. Nhà cậu nằm ở mặt tiền nhìn ra sông Hương, cách xa nhà tôi chừng nửa cây số. Gặp lại tôi, con Cúi mừng húm,

Tau sợ mi kẹt lại ngoài nớ thành thằng Việt Minh con”.

“Làm răng tau làm thằng Vẹm được?”, tôi phản đối yếu ớt.

“Ba tau nói ngoài ai cũng thành Việt Minh hết. Con nít ba tuổi cũng bị bắt vô đoàn nhi đồng hay thiếu nhi chi đó. Rồi hắn dạy cách rình rập cha mẹ ông bà mà báo cáo với cán bộ”, con Cúi chỉ ngón tay đe dọa.

Hắn bắt mà tau không thèm vô mấy đoàn nthì răng?”, tôi ngây thơ hỏi.

Mi nói thiệt hay nói chơi rứa? Không sợ hắn bỏ tù mạ mi rồi cấm không cho bán đồ ăn để nhà mi chết đói hay răng?”.

“Tại rứa mà mẹ tau mới cực khổ đem tụi tau vô đây”.

Như ngày trước, con Cúi dạy tôi chơi ô làng, đánh thẻ, và nhảy cò cò – chơi nhà cò, đứa nào thua, cò ba vòng. Nó thuộc lòng nhiều bài hát các ca sĩ nổi tiếng hát trên đài phát thanh Huế, bắt được bằng chiếc máy thu thanh tân kỳ khắp xóm chỉ có nhà cậu Há mới có. Tôi thích con Cúi hát bài “Gạo Trắng Trăng Thanh”,

... Ai đang đi, trên đường đê

Tai lắng nghe muôn câu hò đê mê

Vô đây em, dù trời khuya anh nhớ đưa em về...

mà bọn trẻ trong xóm tinh nghịch đổi thành

... Ai đang đi, trên cầu mông

Rớt xuống sông, ướt cái quần ni-lông

Vô đây em, đợi quần khô anh sẽ đưa em về...

Một hôm, nhà con Cúi có người khách khác thường: Cậu Tràn, em cậu Há, theo bên tê lâu nay sống ở đâu làm gì không ai biết, đột ngột xuất hiện “thăm gia đình”, vì chính phủ hai bên cho phép qua lại thăm viếng thân nhân trong khi chờ đợi tổng tuyển cử như hiệp định Giơ-Neo (Genève) quy định.

Con Cúi rủ tôi và anh Quang ra ngoài bờ sông, đứng dưới tàn cây phượng vĩ, nhìn quanh nhìn quất không thấy ai mới nói,

“Chú Tràn ni không đếm xỉa tới ai, khăng khăng kêu ba tau về làm việc cho Việt Minh”.

Hắn nói răng?”, anh tôi bắt đầu chú ý.

“Chú nói ngoài làng chừ sướng lắm; ai nấy đều ăn nên làm ra, những chỗ đất trống trước đây như khoảnh đất ngoài thành Đồng Hới trồng cam trồng quít đầy dẫy, ăn ngập họng mà còn cả đống nên không ai thèm hái”.

Răng hắn nói như thiệt rứa? Mới hơn nửa năm mà trồng cây đã ra trái”, anh cười khà khà.

Con em họ tôi tiếp tục kể lể,

“Chú khoe trai gái trong làng ai cũng cắp sách tới trường. Trường làng chừ xây lên ba tầng thành trường trung học to hơn trường Khải Định”.

“Lúc mình ở ngoài nớ, khắp làng không ai học hết lớp ba, làm răng có học trò học lên trung học?”, tôi nghe không lọt tai.

“Chú nói dóc nhà cũng có hai ba cái máy thu thanh, nghe nhạc Liên Sô và Trung Quốc chán cả tai nên chừ cho con nít chơi”.

“Tổ cha thằng Vẹm phách tấu; phét lác như con c... tau!”, anh nổi sùng.

Nó níu tay anh tôi,

“Chưa hết ! Chú nớ tối ngày dụ dỗ anh Xê tau về làng, và hỏi thăm hàng xóm rất kỹ về cha mi và mấy người làng mình có chức phận trong ni”. Thằng Xê là anh con Cúi, trạc tuổi anh Quang, ngày ngoài làng hay ỷ thế cha phá làng phá xóm.

Hắn hỏi chuyện chi?”, anh tôi ngạc nhiên.

“Đủ thứ hết! Như cha mi đóng đồn chỗ , về nhà một tuần mấy lần, ăn ngủ lúc ; thậm chí hỏi cha mi ngủ với dì hai ở phòng ”.

Anh Quang trầm ngâm suy nghĩ; tôi biết anh lo, nhưng cố trấn an tôi và con Cúi,

“Thằng cha ni kiếm chuyện để tò le; chắc không có chi ”. “Tò le” là tọc mạch, ngồi lê đôi mách.

“Chú nớ gian ác lắm chớ không phải chơi ”, con Cúi không đồng ý.

“Như ri nì (thế này), mi với thằng Bé cứ chơi đánh thẻ hay ô làng như thường lệ, nhưng phải coi chừng hắn bàn chuyện chi, với người , và họ ở chỗ tới”.

“Nghĩa là hai đứa tau phải mần việc dọ thám?”.

“Kể như rứa đi”.

Rứa mi mần chi?”, con Cúi nhìn anh với đôi mắt nghi ngờ.

Bị con bé hạch hỏi về vai trò của mình, anh tức mình nạt,

“Giao việc chưa mần mà đã hỏi ỏm óc... ”.  “Hỏi ỏm óc” là hỏi lăng nhăng khiến người ta bực mình.

“Đừng học dọi (bắt chước) cha mi ăn hiếp liền bà”, con Cúi phản pháo.

“Hai đứa mi nhỏ theo dõi trong nhà, hắn ra đường thì tau với thằng Vượng rình theo”, anh tôi dịu giọng.

“Thằng Vượng con ông Thịnh hiến binh hả?”.

“Hiến binh” là tên gọi thời ấy của “quân cảnh”. Thằng Vượng là “đệ tử ruột” của anh Quang; anh đi đâu nó cũng đi theo và làm gì cũng làm theo như bóng với hình. Anh kể tài thằng Vượng,

Hắn là con trai Huế chính cống, thuộc lòng mấy đường kiệt (ngõ hẻm) trong xóm và kể vanh vách từng nhà ở mặt tiền từ bến Thương Bạc tới cầu Bạch Hổ”.

Một tuần sau, chúng tôi tụ họp lại dưới tàng cây phượng vĩ. Con Cúi tức tối vì anh Quang chú tâmvào việc hái trái phượng trên cây hơn là chuyện đối phó với cậu Tràn,

“Bữa qua có hai thằng cha đầu trâu mặt ngựa, ăn nói hoang đàng tới thăm chú nớ”.

“Bọn hắn hẹn gặp thêm các bạn khác ở động nhền nhện trong xóm. Mà ‘động nhền nhện’ là cái chi?”, tôi tiếp lời con Cúi và thắc mắc.

“Chắc là động đĩ của mụ Lác béo ú rồi!”, thằng Vượng gật gù.

Tôi hỏi gặng cho bằng được,

“’Động’ như ‘động yêu tinh’ trong Tây Du ký thì tui biết rồi, nhưng ‘đĩ’ là cái chi?”.

“Là liền bà bán thân cho khách làng chơi”, thằng Vượng cười ngặt nghẽo.

“Làm răng bán thân được? Bán thì ai mua,mà mua để làm chi?”, tôi tiếp tục chất vấn.

Thằng Bé đừng rộn ràng tau đập chết chừ; kể tiếp đi”, anh Quang cong tay dọa cú đầu.

Tôi ấm ức bổ túc tin tức thu lượm được khi nghe lóm cậu Tràn nói chuyện với bạn,

Hắn dặn hai người nhắc nhở đám bạn chuẩn bị mang theo nhiều ‘xí xập gì’ để cho mấy ‘con gà đá’ được ‘chết sướng’; nghĩa là răng?”.

“Không biết, chắc là ký hiệu bí mật dặn đồng đảng đem theo khí giới hay dụng cụ chi đó”, anh tôi lắc đầu.

(Nhiều năm sau, tôi khám phá ra “xí xập gì” là cách đọc theo tiếng Quảng Đông của “tứ thập nhị,” tức là số “42,” tên một loại thuốc cường dương làm tại Chợ Lớn, nhưng tôi tin giải thích đầu tiên của anh Quang là đúng.)

***

Ngày hăm ba tháng Chạp ta, mẹ và dì Cúc sửa soạn nấu cúng đưa ông Táo về Trời. Tôi và anh Quang đứng xớ rớ trước nhà thì con Cúi hớt hơ hớt hải chạy tới,

“Chú Tràn đi rồi...”.

Hắn đi ?”, anh tôi bình tĩnh hỏi.

“Đêm qua, chú nớ biến mất cùng với anh Xê của tau. Sáng ni không thấy tăm hơi”, con Cúi vừa nói vừa thở hổn hển.

“Ba mi nói răng?”, tôi nóng nảy hỏi.

“Ba tau dặn trong nhà không ai được hở mui (môi) ra ngoài, không thì ở tù rục xương cả lũ”.

“Từ đây phần việc của hai đứa bây xong rồi. Khôngđược nói cho ai biết, nghe chưa?”, anh tôi căn dặn.

Đêm ba mươi, mẹ cúng giao thừa thì cha lái xe Giép (Jeep) về nhà.  Trong cơn say, cha lùi xe thắng không kịp, ủi sập một góc nhà bếp, để xe nằm nguyên tại chỗ, rồi lảo đảo bước vào ngủ phòng dì Cúc. Sáng mồng một Tết, mặt trời lên cao, mẹ dậy sửa soạn bàn thờ cúng gia tiên đầu năm mà chưa thấy dì Cúc hay cha dậy. Mẹ bưng thau nước chùi nhà, vén màn tạt vào giường cha và dì Cúc đang ôm nhau ngủ. Cha giật mình tỉnh dậy, không kịp mặc quần nhảy ra chửi chói lói,

“Tổ cha thằng Ấm và con Bèo đẻ ra con chó khốn nạn là mi... ”, và thêm một tràng tiếng chửi tục tĩu khác.

“Cha nói ai?”, tôi khều anh Quang.

“Cha kêu tên ôông mệ ngoại chưởi mẹ chớ ai”, anh Quang véo tai tôi nói nhỏ.

Anh chua chát than,

“Không có tau thì cha đã đi đời nhà ma, còn mà chưởi mẹ!”.

Răng rứa?”, tôi chưa hiểu ra.

Tau với thằng Vượng theo dấu thằng cha Tràn đến ‘động nhền nhện’; đó là địa điểm hội họp của tụi Vẹm gài lại nằm vùng ở Huế”.

Anh hãnh diện,

“Ông Thịnh nói bọn Vẹm mở chiến dịch ‘Diệt Ác Ôn’ ám sát viên chức Quốc gia. Bữa qua, đợi bọn hắn tụ họp đông đủ phe mình mới xông vô túm trọn ổ. Nếu không, túi (tối) qua cha bị hắn làm thịt rồi!”.

“Bắt được cậu Tràn không?”.

Họ để yên cho hắn trở về Bắc cùng với thằng Xê tuần trước...”.

Tôi gãi đầu suy nghĩ,

“Nếu biết trước cha ác với mẹ như ri, anh có theo dõi bọn Vẹm và báo hiến binh hay không?”.

“Chuyên môn hỏi ba láp ba xàm!”, anh cú đầu tôi thật mạnh.

Ngày mồng một tết bị cú đầu nên tôi bị xui xẻo suốt năm. Nhưng không sao, những ngày rủi ro luôn luôn ghi chuyện đáng nhớ và khiến cho những ngày khác trở nên vui thú tuyệt vời.

Ngày 12 tháng Hai, 2014