Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Lá bùa thầy Phước

Truyện Nguyễn Ngọc Hoa

“Từ căn nhà tranh trước Cửa Nhà Đồ nhìn xuống “hồ”, tức là hào nước quanh thành, gia đình tôi dọn sang căn nhà ngói nằm khoảng nửa đường từ ngoài bờ sông vào cửa thành. Ra khỏi sân trước, gần đường là bóng mát của ba cây trứng cá cao với trái nhỏ bằng đầu ngón tay đầy hột tẳn mẳn như trứng cá.

Nhà dì Xuân ở cùng đường nhưng gần sông hơn. Nhỏ tuổi hơn, dì là bạn đi buôn của mẹ ngày trước. Mẹ kể dì đẹp nhất đám, dạn dĩ, bạo miệng, và hay nói hoang, tức là nói tục về liên hệ gái trai, nhưng đùa giỡn có duyên nên ai cũng mến. Vì vậy, dượng Nguyên vừa đẹp trai vừa học giỏi yêu chết mê chết mệt, nhất định hỏi cưới dì bằng được. Không như mẹ, sau đám cưới dì theo chồng vô Huế; dượng đi học lớp sĩ quan đầu tiên ở Trường Sĩ quan Việt Nam ở Đập Đá.

Mẹ cười, nhớ lại thời con gái và khen dượng,

“Dượng nớ miệng có quai mắt có đuôi, liếc một cái là gái theo cả bầy. Rứa dì mới mê tít thò lò theo ôm riệt!”.

“Không giữ răng được chị? Miệng hắn dẻo quẹo, nói một chặp rắn trong hang cũng bò ra nghe, con gái con ghiếc truột quần khi không biết”, dì mỉm cười hãnh diện.

“Rứa hắn có mèo mỡ chi không, hay đã chịu khép nép một bề?”.

“Trụ Vương háo sắc thì răng mà khỏi được. Tháng tui cũng ra Quảng Trị canh chừng, không thì hắn lộng tới trời”, dì trề môi ví von.

Theo Phong Thần Diễn Nghĩa, Trụ Vương là kẻ háo sắc, quá si mê nàng Đắc Kỷ là một mỹ nữ bị hồ ly tinh nhập xác, và bị nàng xúi giục làm nhiều chuyện quá tàn ác khiến triều đại nhà Thương sụp đổ. Mẹ cười tủm tỉm,

“Có túm được con Đắc Kỷ không?”.

“Chưa bắt được tay day được cánh nên hắn chối bai bải cười trừ mà thôi”.

Găng rứa mà không sợ dượng đần dừ xương (đánh nhừ xương) à?”.

Hắn đập thừa sống thiếu chết mấy lần. Nhưng tui không sợ, nách thằng Biên và thằng Sơn vô đồn kêu khóc với cấp chỉ huy. Hết thói vũ phu, cạch tới tra (chừa tới già)!”.

Hai đứa con dì là thằng Biên, lớn hơn tôi hai tuổi, và thằng Sơn, thua tôi một tuổi, chơi thân với tôi, nhưng khi dì kể chuyện dượng thì chúng lánh xa, mặc thằng Bé đứng lấp ló một mình nghe chuyện người lớn. Tôi nghe mẹ nói,

Không sợ dượng bị cấp trên quở phạt hay răng?”.

Kệ chó hắn (mặc kệ nó)! Tại mê gái mà chừ còn lẹt đẹt chức thiếu úy quèn”.

Nhà dì Xuân trở thành “trung tâm hành quân”, nơi tụ họp của các bà vợ sĩ quan bàn luận cách trừ khử cô vợ hầu (vợ bé) đã quyến rủ chồng mình. Được xem là kẻ cầm đầu với nhiều kinh nghiệm “chiến trường”, dì dõng dạc vạch ra “nguyên tắc” của cuộc đánh ghen,

Liền ông có vợ hầu vì con đĩ nớ trẻ đẹp, mặt hoa da phấn trong khi mình làm lụng cực khổ, sanh đẻ mấy lần, và da bụng nhăn nhíu như mặt khỉ; răng bì được?”.

“Biết răng chừ? Có là rắn mà mỗi năm lột da trẻ lại?”, bác Cẩn gái cười khúc khích; bác Cẩn trai làm đại úy, chức cao nhất trong mấy ông chồng.

“Tại rứa mà khi túm được hắn, chị đập vô mặt cho sưng híp lên và cho có sẹo mà xấu đi, và xởm đầu tóc cho dị dạng không ai thèm ngó – chừa thói rù quyến chồng người”.

Thím Thâu, chồng làm trung úy như cha, e lệ lí nhí trong miệng,

“Mình địch răng lại với con đĩ nhà nghề chuyên mần chuyện nớ đưa thằng cha sướng lên thấu mây xanh?”.

“Phải đó”,

Văn chương chữ nghĩa bề bề,

Thần l... nó cắn cũng mê mn đời.

Nhớ nện guốc cao gót vô chỗ nớ cho tanh bành té bẹ – hết trổ tuyệt kỹ với chồng mình”.

Dì Xuân thao thao tiếp,

“Mấy chị mấy o biết chồng mình là sĩ quan có danh giá, con nớ dụ dỗ cũng vì

Một ngày dựa mạn thuyền rồng,

Còn hơn một kiếp nằm trong thuyền chài.

Thành ra cần lột quần xé tan ra cho hắn ở l, đưa bộ sậu phơi ra trước mắt bàng quan thiên hạ – ôốc dôộc (xấu hổ) không ngóc đầu lên nổi mới đáng đời”.

***

Đề tài hôm ấy là kế hoạch đánh ghen giùm bác Cẩn. Bác trai đóng đồn ở Quảng Trị, không mấy khi về nhà. Dì Xuân khuyên,

“Chị đừng nóng mà anh Cẩn đem con nớ giấu nhẹm đi là hư chuyện. Ngày mai chị ra ngoài nớ với o Lèn”. Chồng o Lèn làm thiếu úy giống như dượng Nguyên.

“Để làm chi?”, bác Cẩn gái nóng nảy.

O Lèn miệng mồm mau mắn khéo ăn khéo nói, sẽ giúp chị dọ hỏi chỗ ở con nớ. Biết rõ giờ giấc của hắn và anh Cẩn – hắn đi chợ lúc , và đi một chắc (một mình) hay đi với ai”.

Nhà chỉ huy là dì Xuân hoạch định chương trình,

“Bọn mình ra quân ít nhất là năm người”.

Răng cần nhiều người rứa?”, bác Cẩn gái ngơ ngác.

“Mình chia làm hai tốp, giả đò như không biết nhau. Tốp chính là chị và hai cái bồ lương tấn gió là chị Bốn và chị Lụa giữ tay chân con đĩ ngựa để chị hạch tội”.“Bồ lương” là cái phên tre dày dùng để che hay chặn lại, tức là “tấn,” và “bồ lương tấn gió” chỉ người to lớn mạnh mẽ.

“Từ nhỏ đến lớn tui chưa ra tay đập ai”, bác than thở.

“Muốn giữ chồng thì mạnh dạn lên chớ. Chị mang dép thấp để tiện hành động; đôi guốc cao gót thì bỏ trong giỏ xách cùng với cái kéo thiệt sắc, gói ớt bột cay, và vài lọn tóc mượn”.

Tóc mượn là chùm tóc kết chặt một đầu, dùng bối (búi hay bới) độn để đầu tóc to và đẹp. Dì giải thích,

“Tới trước nhà mai phục và đợi hắn ra khỏi nhà, chị xông tới vãi tung ớt bột vô mắt làm hắn hết chộ luôn. Hai chị hộ pháp kềm lại, chị giày xéo nát thây hắn ra”.

“Mấy lọn tóc mượn làm chi?”.

“Có lần bị tổ trác ớt bột bay ngược vô mắt phe mình, con thừa cơ chạy mất. Bị ớt vô mắt lấy tóc chùi là hết cay liền; cách chữa mẹo ni ai mà n biết?”.

Các bà ồ lên cười, thán phục sự chu đáo và tỉ mỉ của dì Xuân. Dì nghiêm giọng tiếp,

“Tui với o Lèn tiếp ứng, canh chừng có ai làm kỳ đà cản mũi. Liền bà thì không sợ, nhưng lỡ gặp liền ông mất công lắm. Có lần tui gặp thằng hạ sĩ Du làm anh hùng rơm xía vô can...”.

“Có phải chú Cai Du ở Đà Nẵng đổi ra?,” nãy giờ mẹ mới lên tiếng.

“Đúng là cha cai dù hai vợ nớ. Tui với mụ đè hắn ra, nhắm chỗ nớ mà xỉa vô, dài thì lôi tròn thì bóp. Hắn đau quá lạy lục xin tha, chừa thói gánh vác chuyện bao đồng!”

“Tui chịu o luôn!”, bác Cẩn gái lắc đầu; các bà kia bò lăn ra cười.

Các bà kia về rồi, dì Xuân nhìn mẹ thương hại,

“Chị không cần đánh ghen vì hắn đã ở sờ sờ trong nhà”.

“Ván đã đóng thuyền, thay đổi được chi ! Hắn biết đường ăn ở nên tui buồn mà không lo”, tôi biết mẹ nói về dì Cúc.

“Mai mốt hắn đẻ ra cho anh Thông đứa con gái thì chị với bốn thằng con trai ra rìa, kéo nhau ra đường ở”.

“Biết rứa nhưng mần răng chừ?”.

“Thầy Phước trên Ngã Giữa giàu lòng cứu nhân độ thế; chị sắm lễ vật thiệt hậu hĩ lên năn nỉ, khó cách chi thầy cũng có cách trị”. Ngã Giữa là tên cũ quen gọi của đường Gia Long trên phố.

***

Cha thông báo đổi từ An Hòa ra Đông Hà, ải địa đầu đèo heo hút gió nên cha đưa dì Cúc theo lo cơm nước nhà cửa. Mẹ lặng thinh không nói gì. Tôi buồn vì dì đi xa; dì là người duy nhất bênh vực khi tôi bị bọn trẻ con trong xóm ỷ lớn ăn hiếp, bất kể lời lăng nhục của chúng – “đồ vợ hầu vợ mọn”. Ngày dì ra đi với cha, tôi không biết chào từ giã mà rơm rớm nước mắt nhìn theo.

Vài tuần sau cha về nhà một mình. Mẹ cũng không đề cập đến dì. Tôi và anh Quang lấy làm lạ nhưng không dám hỏi. Đợi đến khi mẹ sang tâm sự với dì Xuân, tôi nghe lóm,

“Thầy Phước là tiên là thánh, ra tay mần phép một bận là trừ được con yêu nớ liền”. Tôi giật mình, dì Cúc là yêu tinh thật sao?

“Mừng chị từ ni hết lo kiếp chồng chung, con hai dòng, nhà hai mẹ!”

“Lúc đầu thầy không thuận giúp vì “đốt chùa không tội bằng tội rẽ duyên, nhưng tui thành khẩn lạy xin, thầy biểu ba ngày sau trở lại”.

Dì gật gù tán đồng,

“Thầy cần ba ngày để luyện bùa!”.

“Thầy cho hai lá bùa. Lá thứ nhất đốt thành tro pha vô nước trà anh Thông uống ba ngày. Chuyện ni dễ so với lá thứ hai, thầy biểu đặt dưới gối con nớ nằm ngủ ít nhất là bảy ngày”.

Rứa chị làm răng?”.

Thằng Bé tui ngủ chung với hắn. Lấy cớ cặp gối tai bèo đã mềm xèo và đến lúc dồn bông lại, tui giấu bùa vô cái gối có bao trong bằng lụa in bông và căn dặn gối nớ của dì, liền bà da dẻ mịn màng”.

***

Cha và cậu Há ngồi uống bia “La Rue” (chai bia cao) ăn mực khô nướng, mẹ biểu tôi đứng gần đợi cha sai vặt. Cha tâm sự với cậu, không biết tôi hiểu một số chữ Pháp,

Moa không được thăng lên đại úy và bị đày ra Đông Hà là tại vì en. Thằng tiểu đoàn trưởng nói chính phủ sắp có luật cấm đa thê, và sĩ quan chỉ huy có bổn phận làm gương trước”.

Moa (tiếng Pháp là moi = me) và en (tiếng Pháp là elle = she hay her) là đại danh từ thông dụng đương thời. Cậu ngạc nhiên,

“Anh giải quyết làm răng?”.

Moa đưa en ra Đông Hà; lấy cớ en không có con, lại vô tài bất tướng, mà đuổi đi”.

“Không phải en là vợ hầu chính thức của anh hay răng?”.

“Vui thì ở, buồn tống đi. Ăn ở với nhau có hôn thơ hôn thú chi !”.

Tôi nhớ và thương dì Cúc vô kể. Và thường băn khoăn thắc mắc về lá bùa huyền bí: Dì không hề dùng chiếc gối đẹp như lời mẹ dặn mà nhường cho tôi nằm, làm sao pháp thuật thầy Phước hiệu nghiệm mà khiến dì bị đuổi đi?

Ngày 5 tháng Ba, 2014