Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Thuật ngữ chính trị (20)

Phạm Nguyên TrườngPolitical Dictionary – The Bridge

47. Commonwealth – Khối thịnh vượng chung.

Commonwealth là thuật ngữ lịch sử trong lý thuyết chính trị, được các cây bút thuộc các phường phái chính trị khác nhau dung để nói về nhà nước lý tưởng. Nó cũng đã được sử dụng sử dụng làm tên gọi hiệp hội tự nguyện của các quốc gia, Khối thịnh vượng chung, xuất hiện từng bước một trong nửa đầu thế kỷ XX, thay thế tên gọi cũ của Đế quốc Anh, khi các thuộc địa cũ của nước này dành được quyền tự chủ và trở thành những quốc gia độc lập, và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) như một nỗ lực nhằm giữ gìn tình đoàn kết và hợp tác giữa những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Thuật ngữ này có thể xuất phát từ khái niệm của Hi Lạp về “Oikumene” (sống cùng nhau). Năm 1569, Ba Lan và Litva đã thành lập Khối thịnh vượng chung nhằm tự bảo vệ trước đe dọa của Nga ở phía đông, Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía nam và Thụy Điển phía bắc, nhưng ví dụ thường được dùng ban đầu là Khối thịnh vượng chung của Anh Cromwell từ khi hành quyết Charles I cho đến khi Charles II khôi phục chế độ quân chủ. Thomas Hobbes sử dụng thuật ngữ này để nói rằng có một số “hạnh phúc” chung hoặc những giá trị mà những người duy lí sẽ hợp tác để bảo vệ. Bốn trong số các bang đầu tiên của Hoa Kỳ (Kentucky, Massachusetts,Pennsylvania và Virginia) đã sử dụng từ Commonwealth trong quốc hiệu của mình; tương tự như Khối thịnh vượng chung của Anh.

Khối thịnh vượng chung của các quốc gia hiện đại có thể được chia thành hai hình thức chung nhất: “Old Commonwealth” (Khối thịnh vượng cũ) là các lãnh thổ được nhiều người châu Âu tới định cư chứ không phải bị chinh phục, tất cả đều độc lập trước Thế chiến I, như Canada,Australia và New Zealand; và “New Commonwealth” (Khối thịnh vượng chung mới) là những quốc gia, ví dụ, Ấn Độ, Jamaica, Kenya, Malaysia và Nigeria, đã giành được độc lập từ sau Thế chiến II, thường là sau cuộc đấu tranh chính trị và thậm chí là đấu tranh vũ trang. Khối thịnh vượng chung này bao giờ cũng chỉ là liên kết lỏng lẻo giữa các quốc gia thành viên, không có chính quyền trung ương, hầu như không có công vụ, không có chính sách chung hay hiệp ước thành lập (gần nhất với khái niệm này là Tuyên bố về các nguyên tắc của Khối thịnh vượng chung, năm 1971). Khối này chưa bao giờ là một nền kinh tế đoàn kết hay liên minh quân sự có tổ chức, mặc dù từ cuối thế kỉ XIX các chính trị gia người Anh đã tìm cách phát triển nó theo cả hai hướng này. Sauk hi Vương quốc Anh tham gia Liên minh châu Âu (EU) quan hệ chính trị và kinh tế với các thuộc địa cũ của Anh còn suy yếu hơn nữa, mặc dù Khối này vẫn là hiệp hội quốc tế lớn nhất, chỉ sau Liên Hợp Quốc. Cuối những năm 1980 xung đột nghiêm trọng nảy sinh giữa đa số thành viên của Khối thịnh vượng chung và Vương quốc Anh vì Anh không nhiệt tình ủng hộ các biện pháp trừng phạt về chính trị và kinh tế đối với Nam Phi vì chính sách phân biệt chủng tộc của nước này, kết quả là quyền lãnh đạo hiệp hội của nước Anh đã suy giảm rất nhiều. Trớ trêu là, hiện tượng này có thể đã thực sự làm gia tăng sức sống của Khối. Khối thịnh vượng chung ngày các sử dụng các biện pháp như đe dọa đình chỉ hoặc đình chỉ thực sự vai trò thành viên của Khối nhằm chỉ trích các nước thành viên mà họ cho là có những vấn đề rắc rối trong lĩnh vực đối ngoại, cần phải cải cách: Tứ cuối những năm 1980, Fiji, Nigeria, Pakistan và Zimbabwe đã từng bị đình chỉ tư cách thành viên.

48. Communalism - Chủ nghĩa công xã.

Chủ nghĩa công xã là thuật ngữ hiện đại dùng để mô tả một loạt các học thuyết và phong trào xã hội trong đó đều có điểm chung là bằng cách này hay cách khác tất cả đều đặt trọng tâm vào cộng đồng. Chủ nghĩa công xã có thể có hình thức chung sống cùng nhau trong một cộng đồng hay có tài sản chung của cả cộng đồng và nhiều hình thức khác.
Khái niệm này bắt nguồn từ lối sống công xã (commune) mà có thể nhiều người biết qua mô hình Công xã Paris. Chủ nghĩa công xã có cùng một hệ quan điểm cánh tả với Chủ nghĩa cộng đồng (communitarianism) và Chủ nghĩa cộng sản (communism).
49. Commune – Công xã.
Trong chính trị, công xã có mấy nghĩa. Ở Tây Âu, được sử dụng để mô tả chính quyền khu vực thấp nhất, gần tương đương với một giáo xứ hoặc hội đồng huyện ở nước Anh, hoặc thị trấn ở Mĩ. Trong lý thuyết, được dùng để mô tả các thí nghiệm cách sống trong cộng đồng của cánh tả hoặc những người cấp tiến. Cụ thể là, trong những năm cuối thập niên 1960, nhiều thanh niên cấp tiến và “bỏ học” thành lập các tổ chức tập thể với một ít người sống cùng nhau và chia sẻ mọi thứ như chủ nghĩa cộng sản lý tưởng, không ai có quyền sở hữu tài sản và mọi người đếu chịu trách nhiệm về phúc lợi của người khác. Cụm từ communes hippy được nhiều người sử dụng để mô tả cộc thí nghiệm một cách sống tập thể kiểu như thế. Nhiều công xã mô phỏng theo các kibbutz của Israel, là những cộng đồng chia sẻ truyền thống mà những nhà triết học đáng kính quá khứ như Rouasseau đã xiển dương: dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ tham gia, các hình thức tổ chức theo lối cộng đồng, nhỏ. Cụm từ “Commune” (Công xã) nói tới chính quyền cách mạng được thành lập tại Paris sau cuộc chiến tranh Phổ Pháp năm 1870 -1871 và bị Chính phủ Versailles do Thiers đứng đầu, với sự giúp đỡ của quân Phổ đàn áp tàn bạo. Karl Marx và những người cầm bút cánh ta sau đó đã coi Công xã là báo trước các phong trào cách mạng thời hiện đại.