Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2025

Văn Ngan

 Ngô Nhật Đăng


Sáng cà phê ngồi cạnh một tốp cán bộ xã.

Trưa ăn cơm (chỉ có một quán cơm trưa duy nhất trong bán kính vài cây số) ngồi cạnh bàn một tốp cán bộ huyện.

Nghe lỏm được khối chuyện hay.

Sao lại biết là cán bộ huyện?

Nhìn cái xe hơi họ đi (có quy định về xe công cho từng cấp).

Và các ông quan huyện có một phong thái rất riêng, họ biết rất nhiều thứ.

Nhà văn Vũ Tú Nam có viết một truyện ngắn cho thiếu nhi, ông mô tả một con vật vừa biết chạy, vừa biết bơi lại vừa biết bay, khiến cho cả bầy gia súc trong sân một gia đình nông dân vô cùng khâm phục. Lâu ngày con vật này thành tự phụ và tự phong mình là "Tướng Công", đi đứng khệnh khạng. Nhà văn Vũ Tú Nam đặt tên câu chuyện là Văn Ngan tướng công. Con vật đó là con ngan (vịt xiêm, cà sáy) biết chạy, biết bơi và biết bay. Nhưng chạy không giỏi bằng gà, bơi không giỏi bằng vịt và bay không giỏi bằng chim bồ câu.

Ông bị đánh tơi bời, bị coi là "bất mãn" mượn chuyện thiếu nhi để chửi xỏ xiên cán bộ như con ngan, nhất là mấy ông cán bộ huyện.

Tôi biết chắc bác ấy không có ý định này, chỉ là tai bay vạ gió và mấy đồng chí "lính gác cửa văn hóa tư tưởng của đảng" quá nhạy cảm, hậu duệ của họ bây giờ là bầy não ngắn trên mạng xã hội, nhưng tin tốt là đám này không có quyền lực như cha ông họ. Chỉ như chó sủa trăng, ồn ào như đám cá tra khi một cục xê (c) rơi xuống ao.

Bố tôi tặng bác Vũ Tú Nam chân dung:

Vốn cùng "nhân dân tiến lên"

"Mùa Đông" năm ấy bỏ quên cờ đào

Quay về nấp bóng ca dao

Giật mình nghe một tiếng chào "Văn Ngan"

Nhà văn Vũ Tú Nam khởi đầu với tác phẩm Nhân dân tiến lên được hoan hô nhiệt liệt. RồI bác mắc bệnh lao phải nằm trong bệnh viện mấy tháng và viết cuốn Mùa Đông, tiểu thuyết này bị đánh vì tội bi quan, reo rắc tư tưởng chán đời chủ bại. Bác quay sang làm thơ lục bát giản dị dễ hiểu cho giai cấp công nông rồi cả truyện thiếu nhi, lánh xa rắc rối liên quan đến chính trị. Nhưng họ quyết không tha, và đã tìm ra dấu vết trong Văn Ngan tướng công.

Chú Phù Thăng cũng tương tự, chỉ có 37 dòng ngắn ngủi trong tiểu thuyết Phá vây dày 600 trang, mô tả tâm trạng của một người lính trinh sát trước khi bò qua hàng rào dây thép gai đầy mìn vào trinh sát trong đồn địch. Thiếu uý Nguyễn Trọng Phu (tên thật của chú Phù Thăng) là trung đội trưởng trinh sát – từng bị thương và được thưởng huy chương – nói cách khác chú kể lại chính tâm trạng của bản thân, nhưng những người gác cửa, những con chuột hậu phương đã tìm ra: "trước trận đánh mà còn đắn đo chuyện sống chết thì đó là tư tưởng lái trâu" và tên "lái trâu" Phù Thăng được về quê chăn vịt. Bố tôi đi xe bò đến thăm ông, ông thịt vịt mình nuôi đãi bạn. Hai người uống rượu dưới trăng bàn về văn chương. Đó là đời sống văn nghệ miền Bắc một thời.

Thế hệ tôi giờ may mắn hơn, dù bị chèn ép, chặn đường mưu sinh và đàn áp, doạ nạt nhưng vẫn không như thế hệ cha anh. Nếu mà viết như tôi bây giờ thì các ông bị tru di tam tộc là chắc.

Cái gì vậy? Họ nhân từ hơn cha ông họ ư? Hay thời thế bây giờ không cho phép họ làm như vậy nữa?

Cuối cùng:

Người ta đang bỏ cấp huyện. Họ vừa chạy, vừa bơi lại vừa bay tán loạn cả lên.