Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Viện Pháp tôn vinh nhà văn Dương Thu Hương, ví bà như Aleksandr Solzhenitsyn của Việt Nam

Nhà văn Dương Thu Hương

Nhà văn Dương Thu Hương, ảnh vào năm 2006 tại Pháp. GETTY IMAGES

 

Nhà văn Dương Thu Hương được Institut de France (Viện Pháp) vinh danh như một cây bút đấu tranh vì tự do, ngang hàng các nhà văn lớn của châu Âu thời Chiến tranh Lạnh.

Buổi lễ ở Pháp hôm thứ Tư 21/06/2023 cũng nhắc lại hành trình văn học, các tác phẩm chính của nhà văn người Việt Nam, hiện sống ở Pháp.

Về Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh

N. Nikulin

Năm 1967 xuất hiện truyện vừa Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, viết về những người ở một làng nhỏ ven sông, về chuyện cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam đã làm thay đổi ra sao đời sống dân làng và tâm trạng của họ: vào thời điểm thử thách nặng nề đối với Tổ quốc, cả thanh niên, cả những người lính phục viên cũng tái ngũ. Ngay cả cụ Lâm 80 tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như đứa cháu mình... Thay thế cho những người đàn ông ra trận, những người đàn bà đảm đương việc đồng áng. Cuốn truyện tươi tắn do cái nhìn ấm áp của tác giả, do tính trữ tình của trần thuật. Đọc cuốn sách này ngay lúc máy bay Mỹ còn ném bom xuống Hà Nội. Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Tôi hiểu rằng đây là sự ra đời hiển nhiên của một tài năng mới. Con người này nắm vững đến tuyệt vời chất liệu mình viết: anh biết rõ cả đời sống người lính, cả đời sống của miền Trung, nói cho đúng, cái dải đất gồm những bãi cát trắng trải dài nằm giữa một bên là đồi núi và một bên là biển cả, nơi mà đời sống thật nghèo khó, nơi mà thức ăn duy nhất nuôi người là khoai và cá, cũng là nơi đã hiến tặng cho đất nước chúng tôi không ít những đầu óc xuất chúng”.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

5000 người thi viết chính tả trên đại lộ Champs-Elysées

Từ Thức

Chuyện chỉ có ở nước Pháp: trên 5000 người, từ 10 tuổi tới gần 100 tuổi đã dự một cuộc thi viết chính tả (dictée) ngoài trời, trên đại lộ chính của thành phố Paris, Champs-Elysées.

Thi viết chính tả là một trò chơi văn hoá khởi đầu cho những hội hè ngoài trời hàng năm, khi nắng ấm trở lại, đếm không xuể, trên khắp nước Pháp; nổi tiếng nhất là ngày âm nhạc (Fêtes de la musique, 21/6, ngày nay lan khắp Âu Châu), đại hội kịch nghệ (Festival d’Avignon), với hàng ngàn ban kịch lớn nhỏ trên khắp thế giới đổ về Avignon, trong suốt tháng 7, thi thố tài nghệ trên những rạp hát lộ thiên, chợ trời Lille (Foire de Lille), cuối tháng 8, khi thành phố Lille biến thành một chợ trời khổng lồ, đón tiếp hàng triệu du khách tới mua bán, trao đổi những vật dụng đủ loại, từ những dĩa hát, cuốn sách cũ, tới những bàn ghế cổ hiếm quý, những tác phẩm điêu khắc, hội hoạ đắt tiền.

Người làm vườn (2)

Nguyễn Đức Tùng

6.

Kỷ niệm nào anh chị nhớ nhất trong đời?

Trong lớp học tiếng Anh của trại tị nạn, thầy giáo ra câu hỏi, mọi người đưa tay lên, anh Kmah người Êđê kể rằng ngày vui nhất của anh là khi vợ anh một mình đi vào thành phố, ở đó chị nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đi xiếc trên dây, cô ta không mặc quần áo gì cả, hoàn toàn không mảnh vải, chị cam đoan như thế, mọi thứ phơi ra dưới ánh mặt trời ban trưa, và điều đó làm chị sung sướng đến ngất, và chị kể lại cho anh nghe hôm sau khi chị về tới nhà, chị vừa kể vừa cười, và đó là ngày vui nhất của anh, tức là cái ngày hôm sau ấy, chứ không phải ngày ấy.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Vài kỷ niệm nhỏ với anh Phạm Toàn

Nguyễn Hải Hoành

Đầu xuân năm 2003. Chuyến xe đưa mấy anh chị em chúng tôi về Bắc Ninh thăm quê mẹ giữa đường dừng lại đón một người đàn ông có nụ cười hiền lành. Chị tôi giới thiệu, đây là nhà văn Phạm Toàn bạn học hồi xưa của chị.

Từ lâu tôi đã mê tín giới nhà văn, luôn nghĩ rằng họ mới thực sự là tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Lẽ tự nhiên tôi có cảm tình ngay với vị khách này. Mới quen nhau nhưng anh rất xởi lởi, nói chuyện có duyên và biết lắm chuyện. Suốt dọc đường mọi người trên xe hào hứng nghe anh nói.

Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam

Inrasara

1. Văn học miền Nam 1954-75 có gì [mà miền Bắc không có]?

Nhiều, rất nhiều…

[1] Báo chí

Nếu miền Bắc, các loại báo chỉ phát hành đến cơ quan nhà nước, thư viện hay trường học, còn đại bộ phận dân chúng phải đọc báo dán tại các địa điểm công cộng hay lắng nghe loa phường; thì ở miền Nam: người dân có tất.

Nguyệt san, bán nguyệt san hay tuần báo, nhật báo, tin buổi chiều. Đa dạng, đa chiều, đa khuynh hướng. Báo thiên tả hoặc thân Cộng, báo chống chính quyền hay báo trung lập cũng có. Dân thành phố được đọc đủ loại đã đành, ngay người nhà quê hẻo lánh cũng có thể đặt báo để được mang ấn phẩm đến tận nhà.

Người làm vườn (1)

Nguyễn Đức Tùng


NOTE 1

Tôi đứng trong chợ chờ mẹ tôi. Mẹ tôi đang đứng trả giá mua cá ngừ và cá thu trong sạp hàng. Mùi cá tanh làm tôi khó chịu. Một người cảnh sát mặc sắc phục trắng đến gần mẹ tôi. Bà quay lại trò chuyện với ông ta, trả lời các câu hỏi. Thời đó kiểm tra bình dân học vụ rất nghiêm, ai không đọc được chữ quốc ngữ liền bị phạt. Tôi lo lắng, tôi không biết mẹ tôi có qua được kỳ trắc nghiệm này không. Hóa ra không phải. Khi người cảnh sát đi rồi tôi đến gần mẹ tôi, hỏi ông ta nói gì. Đó là một người quen của mẹ tôi. Ông ta hỏi thằng bé đứng một mình đằng kia, có khuôn mặt xấu xí là ai. Mẹ tôi trả lời, đó là con tôi.

Đã thấy Gã du đãng

Lý Đợi

image

Đây là một trong số ít tiểu thuyết đầu tay xuất sắc nhất của lớp tác giả người Việt sinh trong thập niên 1970 – giai đoạn kết thúc chiến tranh danh nghĩa trên chiến trường.

“The Gangster We Are All Looking For” của lê thi diem thuý (tác giả không viết hoa tên của mình) là một câu chuyện hoà nhập của thuyền nhân trên đất Mỹ.

Nó không chỉ là chuyện hoà nhập về đời sống, ngôn ngữ, việc làm…; mà còn hoà nhập về ẩm thực, về tâm linh, về tâm lý…

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật

Lã Nguyên

Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở những thời điểm lịch sử cụ thể. Nguyễn Minh Châu vào nghề rồi trở thành người bạn tinh thần tin cậy của đông đảo bạn đọc vào quãng cuối những năm sáu mươi. Vào thời điểm ấy, nền văn học Việt Nam đã vượt qua một chặng đường dài, như mạch nước qua bao ghềnh thác, nay đã hoá thành sông, có dòng chảy ổn định. Cùng với Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính, Lửa từ những ngôi nhà, Nguyễn Minh Châu thả con đường văn chương của ông xuôi theo cái dòng chảy đang có sức cuốn hút mạnh mẽ ấy.

Đêm chạy trốn (kỳ 5)

Tiểu thuyết Thái Sinh

TS (1)

Nhà văn Thái Sinh

Nàng Ban vùng đứng dậy lao vụt ra ngoài, đuổi theo nàng là đất đá, dao, cuốc…, tất cả những gì có thể ném được.

Nàng Ban trốn ra rừng ngay đêm ấy, nàng đến ở trong cái lều nương của mình. Mẹ nàng mất lâu rồi, nếu mẹ nàng còn sống bà cũng chẳng giúp được cho nàng.

Cái mũi của Orwell

Ngân Xuyên

Orwell’s Nose – đó là tên cuốn sách tiểu sử mới về nhà văn Anh George Orwell (1903-1950), tác giả các tác phẩm nổi tiếng Trại súc vật, 1984 Tác giả sách là John Sutherland và cuốn sách có nhan đề phụ là Tiểu sử bệnh học.

Amazon giới thiệu: Hơn mười năm trước, John Sutherland vĩnh viễn bị mất khứu giác. Cũng trong khoảng thời gian đó, anh bắt tay vào đọc lại các tác phẩm của George Orwell, và việc anh bị mất giác quan ngửi đã tạo ra một ánh sáng hoàn toàn mới cho việc đánh giá lại nhà văn. Điều bây giờ anh nhận thấy là Orwell rất nhạy cảm với mùi hương: những mô tả phong phú về mùi thơm, mùi thối và mùi hôi xuất hiện khắp các tác phẩm của ông, từ tòa nhà chung cư của Winston Smith trong 1984 (Nineteen Eighty-Four): “Hành lang có mùi bắp cải luộc và thảm giẻ cũ,” tới Ha Hla May, người vợ lẽ của John Flory, trong Những ngày ở Miến Điện (Burmese Days): “Một mùi hương hòa quyện của gỗ đàn hương, tỏi, dầu dừa và hoa nhài tỏa ra từ mái tóc của cô ấy.”

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

Thái Lan: họa sĩ, nhà thơ đi đầu vì dân chủ

Phan Tấn Hải

Cuộc cách mạng không tiếng súng của phong trào dân chủ Thái Lan đã thành công trong cuộc bầu cử giữa tháng 5/2023, với phiếu của giới trẻ và những người có tinh thần dân chủ đã vượt xa phiếu của những người thân chính quyên quân sự. Một trong những người dẫn đầu phong trào đòi thay đổi thể chế, đòi giảm vai trò chính trị của quân đội, đòi xét lại một đạo luật gây tranh cãi chống lại việc xúc phạm chế độ quân chủ… là doanh nhân trẻ Pita Limjaroenrat (sinh năm 1980), từng du học tại Hoa Kỳ và bây giờ là lãnh đạo Đảng Move Forward (Đảng Tiến Lên). Với liên minh nhiều đảng, Pita dự kiến sẽ là Thủ Tướng tương lai, nếu chính quyền quân đội Thái Lan không tìm được cớ gì để cản trở nữa.

Đan Thọ và tình khúc “Chiều Tím”

Hoàng Lan

Tình ca của Đan Thọ không có âm hưởng cao sang kiêu kỳ như Dương Thiệu Tước, không quý phái khoan thai như Cung Tiến, nhưng với bản Chiều Tím, Đan Thọ và Đinh Hùng đã tạo nên một khung trời âm nhạc có một không hai, một tuyệt phẩm tình ca với âm điệu trang trọng mượt mà, lãng mạn nhưng không lả lơi đắm đuối như thơ Nguyên Sa, buồn man mác nhưng không u sầu bi lụy như nhạc Đặng Thế Phong…

***

Khi bạn năm mươi tám tuổi...

Lê Vĩnh Tài

Bạn nhìn lên những đám mây, thấy tóc mình như cơn nắng. Tóc bạn bay bay màu vàng. Bạn ngồi hàng giờ cùng phây-bút khi nghe tin một nhóm người nào đó tít bên Nga, đang kéo về thủ đô để hỏi gã tổng thống những câu hỏi gì đó mà bạn đang tìm hiểu.

Bạn chẳng thấy mệt chút nào khi ngồi tìm hiểu cả ngày cả đêm như vậy. Mái tóc bạn vào buổi tối có thể không còn màu vàng, nó màu nâu. Như máu đã khô lại.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

Tác giả “Dòng nước ngược” từng có lúc gắp lửa bỏ tay người

Phan Nam Sinh

Tuần báo Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam số 1, ra ngày 25 tháng 5 năm 1958, tại Hà Nội đã đăng bài Khẩu khí Phan Khôi của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ.

Cả 80 dòng lục bát đều là những lời bịa đặt, xuyên tạc “gắp lửa bỏ tay người” mà không hề biết xấu hổ, cũng không sợ quả báo! Xin trích ra đây mấy đoạn:

1. Văn Thân nổi ở Quảng Nam

Phan Khôi chẳng nhẽ không tham dự vào

Nhưng khi vỡ lở phong trào

Các thân sĩ bị tống lao, tù đầy

Lão tài ton hót chi đây?

Nên Tây chỉ bắt vài ngày lại tha.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Nhớ Phái

Nam Dao

Nằm bệnh, không sức làm gì khác hơn là lục lọi cái viết lách của mình, và tình cờ tìm được Nhớ Phái đã đăng trên báo Đất Việt, Canada, năm 1988. Nay nhuận chỉnh lại, xin viếng người họa sĩ tài hoa này sau khi ông rời cõi tạm hơn ba thập niên, nhắc những người còn sống chớ quên văn hóa nghệ thuật ở đâu cũng có cội nguồn...

image

Sự thực và lòng tin nhau trong xã hội hiện nay

(Suy nghĩ thêm khi đọc Văn chương về đề tài chiến tranh – phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc – do Nguyễn Hồng Anh thực hiện)

Lê Học Lãnh Vân

Nguyễn Hồng Anh: Ông tự chia sáng tác của mình ra mấy giai đoạn?

Trong câu trả lời, ông Nguyên Ngọc nhắc tới chính phủ Trần Trọng Kim. Bài viết này không suy nghĩ thêm trong chủ đề chính của câu hỏi, mà trong cách ông Nguyên Ngọc nhìn chính phủ Trần Trọng Kim.

Cách nhìn của ông Nguyên Ngọc về chính phủ Trần Trọng Kim khác với cách nhìn của ông Hoàng Xuân Hãn, một trong những vị bộ trưởng trong chính quyền đó. Ông Nguyên Ngọc cho rằng “Nhật không cho chính phủ ấy lập Bộ Quốc phòng, họ bèn lập Bộ Thanh niên do ông Phan Anh làm Bộ trưởng”. Trong khi đó, ông Hoàng Xuân Hãn kể rằng sau những buổi thảo luận và cân nhắc, chính phủ Trần Trọng Kim quyết định không thành lập Bộ Quốc phòng! (tư liệu riêng từ những buổi gặp gỡ cá nhân với ông Hoàng Xuân Hãn).

Họa sĩ chân dung Nguyễn Sáng: Vẽ sự thật của sự thật

Đỗ Lai Thúy

Việt Nam trước đây chưa có tranh chân dung, hoặc nếu có thì cũng chỉ có tranh thờ. Chỉ khi có Trường Mỹ thuật Đông Dương thì tranh chân dung đúng nghĩa mới phát triển.

Ai cũng muốn mình có một bức tranh chân dung thể hiện được nhân cách và tâm hồn mình. Họa sĩ, vì thế, phải ẩn cái tôi của mình đi, để tôn lên nhân vật. Nhưng tranh chân dung của Nguyễn Sáng, một họa sĩ khóa chót của Trường, thì không vậy. Chân dung ông vẽ vẫn thấy cái tôi của ông hiển lộ, thậm chí cả sự vận động của cái tôi ấy.

Nguyễn Sáng (1923 - 1988) quê ở Mỹ Tho. Gia đình Nguyễn Sáng thuộc tầng lớp trung lưu. Mẹ làm nghề buôn bán, cha dạy học, anh cả làm công chức, em trai dạy tiếng Anh ở Sài Gòn. Nguyễn Sáng học hết tiểu học Mỹ Tho thì vào Mỹ thuật Gia Định (1938 - 1940) vốn là trường mỹ nghệ thực hành. Ở đây ông tiếp nhận “trọn gói” cá tính mỹ thuật Nam bộ như rườm rà, màu mè, ưa sặc sỡ, chân thành, hăng hái quá mức dễ biến thành điệu bộ tuồng, cải lương.

Đêm chạy trốn (kỳ 4)

Tiểu thuyết Thái Sinh

TS (1)

Nhà văn Thái Sinh

 

6.

Ngôi sao đêm lần lượt bị các đám mây che khuất, bầu trời xám đục, từ phía cuối chân trời vài ánh chớp nhì nhằng chốc chốc lại loé lên, cây cối và các gò đống nhuốm một màu xám đục hiện lên trong chốc lát lập tức bị bóng tối xoá nhoà, rồi lại hiện lên, lại bị xoá nhoà trông vừa kỳ quái vừa bí ẩn.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Vương, Trần, ‘Bound’ và những nút thắt của số phận

Ngô Ngọc Loan

Vương là Karen Vương.

Trần là Diane Trần.

‘Bound’ là tên vở nhạc kịch do Chu Bảo Long – Giám đốc Viện Houston Endowment viết kịch bản và Hoàng Nhược Đồng (Huang Ruo) đạo diễn.

Ngày 31 tháng Năm, năm 2012, sau phản ứng mãnh liệt của công chúng và đơn kiến nghị hơn 150.000 chữ ký, Thẩm phán Lanny Moriarty của Texas phải bác bỏ cáo buộc tội “khinh thường” đối với Diane Trần, một nữ sinh trung học 17 tuổi, trả tự do cho cô.

Đọc Nguyễn Minh Châu (từ “Bức tranh” đến “Phiên chợ Giát”)

Hoàng Ngọc Hiến

Truyện Bức tranh đặc sắc ở chỗ nào?

Trong văn xuôi đương đại của ta, sự phát triển của nhân vật thường được miêu tả như một quá trình nhận thức. Tác giả Bức tranh tập trung sự chú ý vào quá trình tự nhận thức của nhân vật họa sĩ. Truyện Bức tranh được kể như “lời tự thú” của nhân vật sau một quá trình “tự tìm hiểu mình”, “tự phán xét mình”. Trong văn xuôi đương đại của ta thường gặp những nhân vật “bị tố cáo” hoặc “lên tiếng tố cáo”. Nhân vật họa sĩ của Nguyễn Minh Châu tự lột mặt nạ, nhận ra “bộ mặt bên trong” tệ bạc, giả dối của mình, một “bộ mặt xấu xí và lạ lùng”. Sự thật về bản thân mình là loại sự thật con người e ngại nhất. Quá trình tự nhận thức của nhân vật họa sĩ lại chạm nọc một thói xấu thường được che giấu kỹ: thói đạo đức giả. Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra điều mà nhiều năm sau chúng ta mới thấy: đạo đức giả là thói xấu làm trầm trọng sự trì trệ của xã hội và làm trì trệ mọi nỗ lực cải tổ và đổi mới đời sống xã hội. Quá trình tự nhận thức của nhân vật diễn ra khá phức tạp: nó tìm cách tự bào chữa, nó xuê xoa và lẩn tránh tội lỗi của mình. Tuy nhiên, sự miêu tả vẫn có chỗ thô thiển. Marx có đưa ra một sự phân biệt tinh tế: “Đạo đức giả tư sản là có ý thức, đạo đức giả phong kiến thì vô thức”. Chỉ những người đạo đức giả có ý thức mới mang “mặt nạ”, thường gặp họ trong đám người lọc lõi chốn thị thành hoặc “quan trường”. Nhân vật họa sĩ – cũng như phần lớn những người đã được thử thách và rèn luyện ở chiến trường – nếu như đạo đức giả thì đạo đức giả một cách vô thức. Trong truyện Bức tranh hình ảnh “mặt nạ” được nhắc đi nhắc lại những bốn lần.

Một chuyến dã ngoại

Truyện Lê Quốc Anh

LQANH 2

Tác giả Lê Quốc Anh

Tên hắn là Hanrichson, nhưng nàng thường gọi hắn ngắn gọn là Han vì đơn giản nàng không thích cái âm “richson”, nghe như thể hắn là con nhà giàu vậy, mà thực tế thì không. Hắn là một lập trình viên với mức lương vừa đủ sống, đủ mua nhà trả góp ngân hàng là một căn hộ hai phòng rộng 40 mét vuông, một phòng khách, một phòng ngủ, có thêm cái ban công trên tầng năm ở khu bình dân ngoại ô Paris. Những lúc âu yếm, nàng thủ thỉ: “Han bé bỏng của em”, mặc dầu hắn cao hơn nàng dễ đến hai cái đầu.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

Văn chương, văn hóa Pháp và tầng lớp tinh hoa Việt Nam

(Suy nghĩ thêm khi đọc Văn chương về đề tài chiến tranh – phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc – do Nguyễn Hồng Anh thực hiện)

Lê Học Lãnh Vân

Nguyễn Hồng Anh hỏi: Có nhà văn nào ảnh hưởng đến tư tưởng, phong cách viết của ông qua các thời kỳ không?

Trả lời câu hỏi này, Nguyên Ngọc cho thấy thời đi học, dù còn nhỏ, ông bị bắt đọc rất nhiều. Đọc như một cách học, và hòa hợp với cách học đó, ông đọc một cách say mê vì chính ông cũng bị lôi cuốn bởi nền văn hóa và văn chương sâu sắc, tài hoa, “nền văn chương và văn hóa Pháp vĩ đại. Văn chương Pháp sáng sủa, trong trẻo, tinh khiết. Và thấm đẫm tự do”.

Họ an nhiên như những ông tiên!

Vũ My Lan

Biết nhau từ trước nhưng đến 1957 khi gặp nhau ở Moscow hai ông mới thật sự thân nhau. Đó là dịp ông Nguyên Ngọc cùng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam sang thăm Moscow, còn ông Vũ Thư Hiên khi ấy đang học ở Trường Điện ảnh Quốc gia VGIK đến chơi với đoàn rồi thân với ông Nguyên Ngọc hơn cả. Đó là thời gian "cả hai thằng đều chưa vợ" như cách ông Hiên hay kể, họ từng chứng kiến vài mối tình của nhau, sau này hỏi thăm cô này, cô kia khi mỗi gặp lại !

Trở về Việt Nam lần này, ông Vũ Thư Hiên bảo con gái tìm số điện thoại của ông Nguyên Ngọc để ông liên hệ với bạn. Con gái gọi ông Nguyên Ngọc, bật loa điện thoại to để bố dễ nghe rồi đưa máy cho bố nói chuyện.

"Báu ơi, mình đây, Hiên đây!". Giọng ông Hiên như reo lên khi ở đầu bên kia có tiếng ông Nguyên Ngọc. Con gái ngạc nhiên lắm vì chưa từng nghe ai gọi nhà văn Nguyên Ngọc là Báu bao giờ! Hôm vừa rồi gặp nhà văn Nguyên Ngọc, con gái hỏi "Bác ơi, Nguyên là từ họ Nguyễn, còn Ngọc là do đâu mà có ạ?". Ông Nguyên Ngọc mỉm cười rất hóm rồi nói "Bí mật!" .

"- Mình đang ở Hà Nội. Mình về Việt Nam thì bị đau cột sống. Báu có khỏe không, ra chơi với mình?".

- Mình giờ cũng đi lại khó khăn lắm. Đi đâu là phải có cháu nó đưa đi Hiên ạ!".

Kể từ hôm đó, ông Hiên nuôi nguyện vọng được vào Hội An thăm ông Báu. Ông bảo con gái đưa đi nhưng khi thì ông phải chữa bệnh, khi thì con gái bận nên mãi tới cách đây hai hôm con gái mới thực hiện được ước nguyện của ông.

Bay 1h20' từ Hà Nội vào Đà Nẵng, rồi đi xe ô tô 40' từ sân bay Đà Nẵng đến Hội An, ông Hiên không về khách sạn ngay mà đòi đến thẳng nhà ông Báu. Con gái đỡ ông Hiên từ xe ô tô ra xe lăn đã thấy ông Báu đứng trong khung tập đi hình chữ U đợi bạn ngay bậc cửa. Đẩy xe lăn cho bố qua khoảnh sân để vào cửa nhà nơi ông Báu đang đợi, con gái chứng kiến ông Báu ôm hôn ông Hiên mà rớt nước mắt.

Cà phê, dạo phố cổ, ăn cùng nhau, họ ôn lại với nhau biết bao kỷ niệm trong hơn một ngày bên nhau! Ông Hiên chốc chốc lại bảo Phương, con gái ông Báu "Cháu ạ, bố cháu là danh sĩ Bắc Hà đấy! Tiếng Việt của bố cháu rất đẹp!". Còn ông Báu thì bảo ông Hiên thiên vị ông, rằng ông Hiên có bao nhiêu vốn sống để viết văn hay.

Sợ bố ngồi lâu cột sống không chịu được, con gái hỏi "Bố ơi, bố có mệt không?", ông Hiên nở nụ cười trên khuôn mặt rạng ngời lắm "Không, có bạn nên bố không mệt!"❤️.

Ông Vũ Thư Hiên và ông Nguyên Ngọc đã gặp lại nhau như thế! Bạn cùng thời của họ đã ra đi hết. Nghe đâu chỉ còn nhà văn Hồ Phương mà giờ cũng đã rất yếu.

Ai chứng kiến cuộc gặp gỡ của họ sẽ thấy họ đã rất hạnh phúc, họ an nhiên như những ông tiên❤️!

clip_image002

Từ sân bay Đà Nẵng về Hội An, ông Vũ Thư Hiên đòi đến ngay nhà ông Nguyên Ngọc

clip_image004

Rủ nhau đi ăn tối

clip_image006

Hai bố và hai con gái đi ăn tối

clip_image008

clip_image010

clip_image012

"- Con chụp ảnh với bác đi. Được chụp ảnh với nhà văn Nguyên Ngọc là vinh dự đấy!
- Cậu thiên vị! Được chụp với nhà văn Vũ Thư Hiên mới vinh dự!"

clip_image014

"Thôi mình về nhé! Cậu ra Hà Nội chơi với mình! Ở nhà cháu My Lan với mình!"

Nguồn: FB Vũ My Lan

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

Điều răn thứ mười một

Milan Kundera

Ngân Xuyên (Phạm Xuân Nguyên) dịch

Phạm Xuân Nguyên: Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6) tôi xin gửi lời chúc mừng đến các nhà báo, người viết báo, người làm báo và người đọc báo. Chúc cho báo chí cách mạng của ta ngày càng đúng bản chất và tính chất của báo chí hơn.

Mời mọi người đọc đoạn văn viết về nhà báo và nghề báo của nhà văn Milan Kundera (sinh 1929, gốc Czech, định cư tại Pháp) trong tiểu thuyết “Sự bất tử”. Tiểu thuyết này ông xuất bản năm 1990, tôi dịch ra tiếng Việt (bút danh Ngân Xuyên) năm 1996 đăng tạp chí, năm 1999 in thành sách, năm 2019 sách tái bản.

***

Có một thời, tên tuổi vĩ đại của Ernest Hemingway có thể tượng trưng cho vinh quang nhà báo. Toàn bộ các tác phẩm của ông, phong cách viết ngắn gọn, thiết thực của ông, là bắt nguồn từ những thiên phóng sự mà hồi trẻ ông đã gửi về cho tờ báo ở Kansas City. Làm nhà báo hồi đó nghĩa là ở sát gần với hiện thực hơn những người khác, là sục vào mọi ngóc ngách khuất nẻo của nó, là chịu bẩn tay vì nó. Hemingway tự hào rằng những cuốn sách của ông vừa cúi xuống tận mặt đất vừa bay lên đến vòm trời nghệ thuật.

“Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu”, hay chủ nghĩa hiện thực thậm phồn của Hồ Anh Thái*

Hoài Nam

image

“Dự báo thời tiết ngày và đêm nay: Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa to, trong cơn giông có gió giật cấp sáu, đề phòng cây đổ gây thiệt hại và cản trở giao thông... Câu dự báo thời tiết ở trong đầu Phan một lúc thì hóa thành Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu. Không phải mưa to mà là mưa ngâu”.

Đêm chạy trốn (kỳ 3)

Tiểu thuyết Thái Sinh

TS (1)

Chân dung nhà văn Thái Sinh

5.

“ Ngày…

Vậy là tôi đã xa gia đình được nửa tháng rồi, đêm nay là đêm thứ ba tôi ngủ ở lâm trường, nhớ lại những ngày tháng qua đối với tôi quả là ghê gớm. Thật khó mà tưởng tượng nổi chúng tôi đã vượt một chặng đường hơn nửa ngàn cây số để hôm nay nhớ lại cứ tưởng đó là chuyện hoang đường.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Bảo Ninh kể về việc đối mặt với chấn thương tâm lý ở Việt Nam

Nick Hilden, Washington Post ngày 18/6/2023

Cù Tuấn dịch

Tóm tắt: Nhà văn nổi tiếng người Việt Nam tâm sự về tập truyện mới “Hà Nội lúc 0 giờ” và về những đổi thay trên đất nước ông

Bảo Ninh được quốc tế biết đến vào năm 1991 với việc phát hành tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”. Cuốn sách đã bị cấm ở quê hương của ông trong 15 năm do những mô tả gai góc, thường là tàn bạo của Chiến tranh Việt Nam – được biết đến ở Việt Nam với tên gọi kháng chiến chống Mỹ. Ninh phục vụ trong Quân đội Bắc Việt trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc chiến. “Nỗi buồn chiến tranh” là tác phẩm duy nhất của ông được xuất bản bằng tiếng Anh trong hơn 30 năm; cho đến tập truyện ngắn “Hà Nội lúc 0 giờ,” do Texas Tech University Press phát hành đầu năm nay.

“Hà Nội lúc 0 giờ” là một tác phẩm đánh giá lại mang tính tự sự về cuộc chiến và tác động của chiến tranh đối với những người mà đã bị mắc kẹt trong cuộc chiến. Gồm 10 câu chuyện được viết trong 40 năm qua, cuốn sách khám phá một Việt Nam bị chiến tranh tàn phá về môi trường, vật chất và tâm lý. Câu hỏi ngụ ý xuyên suốt: Làm thế nào để một người tiếp tục sống sau khi đã phải trải qua sự khủng khiếp của chiến tranh? Đó là một vấn đề vượt ra ngoài chiến tranh và câu hỏi đó có thể được bất kỳ ai từng trải qua tổn thương hoặc mất mát sâu sắc, ghi nhận.

Thường xuyên tránh ánh đèn sân khấu, Ninh đã đồng ý phỏng vấn này qua email. Câu trả lời của ông, được các biên tập viên Hà Mạnh Quân và Cab Trần của “Hà Nội lúc 0 giờ” dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, đã được chỉnh sửa để làm rõ ý.

Đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”

Huỳnh Như Phương

Với tập truyện này, ngòi bút Nguyễn Minh Châu như cố vượt qua sự kiêng dè quá đáng để tái hiện những khía cạnh khốc liệt, những hy sinh mất mát cùng những chấn thương tinh thần còn để lại từ cuộc chiến tranh chống Mỹ. Thật không thể nào tính hết cái giá xương máu mà dân tộc ta phải trả, nhưng như một bù trừ của lịch sử, lửa đỏ chiến tranh đã tôi rèn nên những con người mà vẻ đẹp chưa phải đã được văn chương ta khám phá hết.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

Nhân bi kịch ở Daklak, nhắc lại đôi điều “ôn cố tri tân”

Lê Nguyễn

Tôi muốn gọi những biến động vừa xảy ra ở Daklak (xưa viết là Darlac) là một bi kịch, bi kịch trong mối quan hệ giữa những tộc người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm qua, từ khi “nước sông không phạm nước giếng” đến những năm dài chan hòa cuộc sống, và gần đây là những trận đụng độ kinh hoàng.

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

Mấy trải nghiệm riêng về sự lãnh đạo của Đảng (CSVN) trong văn hoá văn nghệ

(Với mong muốn góp phần gợi ý để các nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tham chiếu và đào sâu)

Bùi Minh Quốc

1

Là nhà văn đảng viên, tôi luôn nghiêm túc gương mẫu chấp hành đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, không những thế còn phải thuyết phục các nhà văn ngoài Đảng cùng làm theo. Văn nghệ phục vụ chính trị, đó là nguyên tắc bắt buộc, ai cũng phải thấm nhuần, không bàn cãi, cấm bàn cãi. Không có sự lãnh đạo của Đảng, văn hoá văn nghệ không thể phát triển được, dù Dảng cũng luôn nói Đảng tôn trọng tính đặc thù của văn nghệ.

Khi sáng tác, tôi cứ viết theo sự thôi thúc của cuộc sống mà mình trải nghiệm, một nhu cầu tự thân, như thể không viết ra thì không sống được.

Không phải món hàng để mua bán

Hồ Anh Thái

Agustín Cuzzani (1924 - 1987) là nhà viết kịch xuất sắc người Argentina. Các vở kịch của ông đều mang phong cách châm biếm xã hội độc tài ở Mỹ Latinh từ giữa thế kỷ trước, trong đó “Trung phong chết trước lúc bình minh” là vở kịch thành công nhất và cũng chịu nhiều sóng gió nhất. Giờ đây đọc lại, ta thấy vở kịch như vẫn còn chạm đến những vấn đề của đời sống hôm nay.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

Pleiku & Kontum cùng điều đó đã đến...

Gửi bạn bè tôi trên đó...

Nguyễn Phượng

*

PLEIKU ĐANG ĐI TỚI HIỆN ĐẠI

Xuống máy bay mấy phút đã có hai cô giáo xinh đẹp, thông minh trường chuyên Hùng Vương tự lái xe ra đón. Thay vì chạy về khách sạn các cô quay ô tô theo hướng ngược lại, nhằm biên giới Campuchia thẳng tiến. Bảo là "Món này từ Hàn Quốc về, được giá đây". Rồi Phạm Tâm lại bảo "Tiếc thầy vô không trúng mùa dã quỳ nhưng thôi, ngắm cảnh khác cũng được". Pleiku giờ đây không còn đại ngàn tất nhiên chỉ còn là vương quốc của chè, hồ tiêu và café. Trước kia ngày mình đến vào những năm 1980 vậy và giờ vẫn vậy nhưng diện tích đã hẹp đi khá nhiều. Ấn tượng nhất là những gốc chè lớn bằng người ôm, café thì bạt ngàn. Lớ ngớ như mình lạc vào vườn café chắc thôi tìm đường về. Sau khi ngắm chè và café thì đến "đường Hàn Quốc" ngắm hai dãy thông với tuổi đời hơn trăm năm. Quả thật là nó rất đẹp tựa như hai hàng cây ngân hạnh nổi tiếng trên đảo Namiseom từng là cảnh nền cho bộ phim "Bản tình ca mùa đông". Trước đây, đi đâu thường vào mạng hỏi GS Google trước về nơi sẽ đến, để ít nhất có chút khái niệm. Lần này không vì mười mấy năm trước từng đến rồi và ngoài ra lần này cũng muốn có chút ấn tượng lạ.

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Phiên tòa thế kỷ và sự phi pháp, phi nhân bản!

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Theo dõi diễn biến phiên tòa tại Hưng Nguyên mấy ngày qua, T. cận tôi chợt thốt lên với vài người bạn thường có sự đồng cảm: đó quả là một Phiên Tòa Thế Kỷ, và buộc người ta liên tưởng tới tầm cỡ của những phiên tòa đã đi vào Lịch sử nhân loại…

Như phiên tòa của Hitler và Đảng Quốc xã xử Georgi Dimitrov – ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Bungari vào năm 1933 –, ông bị vu là đã đốt nhà Quốc hội;

Như vụ xử của Tòa án Giáo hội Anh liên kết với Giáo hội Pháp thời trung cổ đối với nữ anh hùng nước Pháp Jeanne d'Arc vào năm 1431, khi cô bị kết tội là phù thủy và bị thiêu sống…

Vu Gia với Tự Lực văn đoàn

Phạm Phú Phong

Tên thật là Phạm Ngọc Phúc, sinh 1952, tại Thanh Vân, Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam. Sau trận lụt Giáp Thìn (1964), rời quê ra phố học. Lập nghiệp bằng nghề làm báo tại Sài Gòn (cho đến trước lúc nghỉ hưu là phóng viên, biên tập viên báo Người lao động của Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh). Tiểu thuyết đầu tay Vùng đất dữ (1988). Năm 1990, vào học cao học Ngữ văn tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (khi đã có 9 đầu sách được xuất bản). Năm 1992, tốt nghiệp cao học. Công trình nghiên cứu đầu tiên được công bố là Khái Hưng-nhà tiểu thuyết (1993, từ luận văn cao học Những nhận định bước đầu về tiểu thuyết Khái Hưng). Nay đã nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm chính: Tiểu thuyết: Vùng đất dữ (1988), Có những cuộc tình (1989), Khúc dân ca cho người dưới mộ (1989), Đời ca sĩ (1989), Giọt nước mắt cho tình yêu (1989), Mộng đẹp tàn phai (1990), Niềm say mê của con người (1990), Khi sống họ đã yêu (1990), Người mẹ cô đơn (1990), Trên đỉnh tình sầu (1991), Hoàng hôn tím (1995). Truyện danh nhân: Nho tướng Nguyễn Công Trứ (1996, 2001), Phan Châu Trinh – người khởi xướng dân quyền (2002, 2008). Thơ: Ta và Em (2001). Biên khảo: Địa chí Đại Lộc (đồng chủ biên với Huỳnh Ngọc Trảng, 1992, 2000), Khái Hưng – nhà tiểu thuyết (1993), Thạch Lam – thân thế và sự nghiệp (1994), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học (1995), Hoàng Đạo – nhà báo, nhà văn (1997), Hải Triều – nghệ thuật vị nhân sinh (1998, 2002, 2005), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo (2002, tái bản nhiều lần), Phan Khôi – tiếng Việt, báo chí và thơ mới (2003), Địa chí Đại Cường (chủ biên, 2005), Trần Tiêu – nhà văn độc đáo của Tự Lực văn đoàn (2006), Địa chí Đại Nghĩa (viết chung với Huỳnh Ngọc Trảng, 2007), Tú Mỡ – người gieo tiếng cười (2008), Thế Lữ – một khách tình si (2009), Khái Hưng – người đổi mới văn chương (2011), Xuân Diệu – một đời “Gửi hương cho gió” (đăng báo mạng vansudia.net). Phần tiểu sử này do chính tác giả Vu Gia viết, xin phép biên tập lại để phù hợp với nội dung cuốn sách.

Người PTSD

(Tiểu thuyết của Thương Hà, Nxb Hội Nhà văn, 2021)

Tạ Duy Anh

Bạn đọc sẽ sớm biết P.T.S.D là gì, sau vài phút mở sách. Hóa ra nó là tên viết tắt từ dòng tiếng Anh: Post-traumatic Stress Disorder (căn bệnh rối loạn căng thẳng hậu chấn thương), một căn bệnh chỉ trở nên phổ biến ở Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam.

Và Sam, cựu binh Mỹ, là một trong số các bệnh nhân ấy.

Thơ Hoan Doan

Hoan Doan là một nghệ sĩ của những thực hành nghệ thuật mới mẻ, táo bạo. Bên canh những tác phẩm trình diễn ấn tượng như Xổm, Cái Nô... thực hiện cách đây chưa lâu mà Văn Việt đã có dịp giới thiệu, chị còn làm thơ. Nay, xin trân trọng gửi đến bạn đọc chùm đầu tiên trong tập thơ chưa xuất bản của Hoan Doan. Các bài thơ không được chị đặt tên mà chỉ bắt đầu bằng ngày tháng. Chúng tôi xin giữ nguyên cấu trúc ấy, tạm xem đó như tên của mỗi tác phẩm vậy – VV.

341092326_251074947313215_755381303534460398_n

Hoan Doan trong tác phẩm trình diễn Cái Nô

 

02/10/2021

Em ngồi hát

Trên

Thủy tinh

Vỡ

Nát.

Ba lần đi tìm Hồ Dzếnh

Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, 28/01/2017

PNO - Quái lạ, suốt bao nhiêu năm làm báo ở Hà Nội, bao nhiêu lần đạp xe qua phố Hòa Mã, mà sao mình không biết ở đó có nhà của thi sĩ Hồ Dzếnh?

GIỮA CHỢ… KHÔNG AI HỎI?

Đó là câu hỏi có phần ngạc nhiên và ân hận, khi tôi xin được địa chỉ của nhà ông. Lúc này đã vào năm 1991 – những năm đầu Việt Nam mở cửa, đã mấy năm bước vào Đổi mới rồi, nhưng đất nước vẫn còn nghèo. Các ký giả phương Tây tả Việt Nam, “Nơi gặp gỡ lạ lẫm giữa Đông và Tây”… “Xóm ổ chuột, phụ nữ chẻ tre, bán trái cây, làm ruột cá. Đàn ông thu gom sắt vụn, sửa nhà cửa…”.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

Không chỉ [những] người Thượng [sử dụng bạo lực] có lỗi

Trương Huy San

Bạo loạn có tổ chức, có vũ trang, lên tới hàng trăm người mà khi xảy ra vẫn để bị bất ngờ là một thất bại về an ninh, tình báo. Đặc biệt, là thất bại của, cái mà chúng ta thường nghe, “thế trận an ninh nhân dân”. Tuy nhiên, nếu coi sự kiện này là lý do phình thêm bộ máy an ninh thì lại có nguy cơ thất bại nữa.

Người Hát Đồng Dao và Kẻ Đốt Thuyền

Vĩnh Quyền

Zac Herman. (Hình: Rizwan Mujeebuddin)

Zac Herman. (Hình: Rizwan Mujeebuddin)

Từ lâu trên thế giới đã vang dội những cái tên sáng tác bằng ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ như Vladimir Nabokov (Nga), Joseph Conrad (Ba Lan), André Brink (Nam Phi), Elif Safak (Thổ), Jack Kerouac (Pháp-Canada), Samuel Beckett (Ai-len), Agota Kristof (Hungary), Rolando Hinojosa-Smith (Mỹ), Anna-Kazumi Stahl (Mỹ-Nhật)… Ngôn ngữ thứ hai họ sử dụng là những ngôn ngữ phổ biến nhất trên trái đất: Anh, Pháp và Tây Ban Nha.​

Trường hợp song ngữ Zac Herman

Zac Herman là trường hợp khác: một nhà văn trẻ người Mỹ viết truyện, làm thơ song ngữ, mà ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt, đăng trên báo Việt (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động), xuất bản tại các nhà xuất bản Việt Nam.

Trước Zac tôi từng biết hai người nước ngoài giỏi tiếng Việt như tiến sĩ ngôn ngữ học Ivo Vasiljev (Tiệp Khắc), dịch giả Việt-Tiệp, và Joe Ruelle (Canada). Với bút danh ‘Dâu’ hoặc ‘Dâu Tây’, Joe thường xuất hiện trên các báo Việt những bài viết tiếng Việt thông minh, dí dỏm và đã xuất bản hai đầu sách: Tớ là Dâu (2007) và Ngược chiều vun vút (2012), thiên về văn truyền thông, tiểu phẩm.

Trong khi đó Zac hướng đến tiếng Việt trong môi trường văn chương. Nhìn vào mối quan tâm và hoạt động của anh đối với tiếng Việt chắc nhiều người Việt sẽ thấy quý mến anh và không khỏi băn khoăn về bản thân: Dịch 10/16 truyện ngắn trong tập The Dusk Wolf / Sói Hoàng Hôn của Vĩnh Quyền (NXB Hội Nhà văn, 2015) – sáng tác tập truyện song ngữ Who Can Fly? / Ai Biết Bay? (NXB Hội Nhà văn, 2016) – ba năm đọc và dịch bộ truyện cổ Việt Nam sang tiếng Anh (NXB Thế Giới, tập I, 2017) – sáng tác tập thơ song ngữ Dragon Beach / Bãi Biển Rồng (xuất bản vào cuối năm 2017) – đang nghĩ đến việc đọc tiếng Việt cổ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và dịch sang tiếng Anh…

Đôi khi tôi không biết rồi Zac sẽ chuyên tâm dịch văn học Việt-Anh hay sáng tác song ngữ Anh-Việt, hoặc song song. Nhưng tôi biết chắc một điều: những gì Zac dành cho tiếng Việt khởi từ tình yêu và niềm vui sáng tạo.

Người hát đồng dao cuối cùng và kẻ đốt thuyền trong mơ

Thơ giới thiệu trong tập Bãi Biển Rồng được sáng tác những năm gần đây, là những năm Zac Herman chọn Việt Nam làm nơi sống và yêu thương. Chúng đứng cạnh nhau mà khác đến mức đối lập về cấu tứ cũng như hình thức thơ.

Đôi khi giản dị như ghi chép một mẩu chuyện ngày thường gặp tình cờ trên đường phố.

Người bán vé số, bố trẻ
Có con gái nhỏ hơn tuổi.
Bố đưa xấp vé số
Thả bé yêu như thả cún
Vào quán cà phê ngoài trời.

Bé ngây thơ đến bên khách
Lẽ tự nhiên, khách mua vé

(Người bán vé số)

Đôi khi như tường thuật một chuyến đi đáng nhớ với những con người cụ thể trong không gian thời gian cụ thể.

Bắt xe đi Ninh Bình; bầu trời mù xám
Thuyền chèo lắc lư, trôi vào động Tam Cốc
Chùa Bái Đính khôi nguyên, Hoa Lư đổ nát
Cúc Phương lặng xanh. Quay về phố lạnh
Ăn tôm và dứa, uống trà gừng nóng
Cà phê ngoài trời. Cô chủ lúc đầu e dè
Mở lòng ra khi tôi nói tiếng Việt

(Một chuyến đi, một bạn cũ)

Và nếu ta chưa biết nhà thơ người Mỹ đã và đang dành nhiều thời gian đọc Thơ mới Việt Nam (1932-1945) hẳn sẽ ngỡ ngàng khi gặp dòng ghi chú phong cách ‘cổ điển’ ngay dưới tựa đề bài thơ trên.

Cảm hứng bài Gửi Trương Tửu của Nguyễn Vỹ.

Thậm chí trong Bãi Biển Rồng ta còn gặp Zac Herman như một trong những kẻ hát đồng dao cuối cùng với cái nhìn trẻ thơ trong veo và nhân ái trước thế giới chung quanh.

Voi sở thú
Già cằn cỗi
Da khô nẻ
Bụi phủ đầy
Gầy trơ xương

(Voi sở thú)

Thật ra cái mà ta thoáng tưởng gần gũi, thậm chí ‘cổ điển’ kia là một trong hình thức mở của thơ hiện đại, hướng đến nghệ thuật tối giản. Cảm giác đó càng rõ khi đọc những bài thơ không có câu chuyện nào của Zac.

Một giọng nói
Đầy căn phòng
Không biết chắc
Có hay không

(Giọng nói)

Không bất kỳ không gian, thời gian.

Một nơi nào không tên
Không thể gọi tên, tồn tại
Trong đầu

(Trong đầu)

Nhân vật ngôi thứ nhất cũng không hẳn là cái tôi tác giả.

Một giọng nói
Đầy căn phòng
Tôi biến mất
Có đôi lần
Tôi là tường
Có đôi lần
Tôi khoảng không

(Giọng nói)

Thơ Zac thuần túy sinh ra từ suy tư hay cảm giác.

Ngón tay vô dụng
Cảm giác
Không còn liên lạc
Bàn tay bẻ vụn
Những thỏi đất

(Quay về)

Từ cơn mê sảng.

Mê sảng trên sàn tôi tự hỏi
Cơ may nào tôi hiện hữu lúc này

(Bóng ma)

Và cả từ nỗi ám ảnh cái chết.

Người ta sẽ đến mang ghế đi
Buông rèm, lần nữa phòng lại tối
Mấy trang ghi chép, xâu chìa khóa
Ví da đã cũ để trên bàn
Chỉ có thế còn lại của tôi

(Còn lại)

Có thể nhận ra thơ Zac hầu hết là kết quả của quá trình khép kín giữa quan sát suy ngẫm – thăng hoa cảm xúc – và hội nhập chủ thể với khách thể. Nhà thơ được đánh thức bởi khoảnh khắc diệu kỳ, hoặc đắm chìm vào chi tiết nhỏ nhặt, quen thuộc đến mức ta thường trượt qua trong đời sống. Chẳng hạn ba ô cửa sổ trên bờ tường một ngôi nhà cao tầng.

Ba ô cửa trên góc tường
Vài chậu kiểng héo tô điểm
Bồ câu trắng, hồng bay đến
Tìm chỗ trú vào ban mai

Rồi đến một lúc chính người quan sát-nhà thơ biến thành ô cửa thứ tư trong toàn cảnh.

Ba ô cửa trên góc tường
Từ ô cửa nhà, tôi ngắm

(Ba ô cửa)

Thơ Zac lắm khi như lạc vào cõi giới tịch mịch Đông phương, cả tứ lẫn lời, nhưng cuối cùng vẫn là một căn cước thơ hiện đại Mỹ, khác chăng là một người Mỹ tha hương – American expatriate, rong ruổi khám phá cái tôi trong một nền văn hóa dị biệt. Và ta lạnh người khi nhà thơ dự cảm nơi ban đầu chọn làm điểm dừng sẽ là miền an nghỉ vĩnh cửu.

Trên bãi biển rồng, tôi cắm trại
Tự nhủ ‘từ hôm nay
Mình sống giữa các con rồng’

Lặng yên, trong những hàm rồng, lìa đời

(Bãi biển rồng)

Lựa chọn này không là thoáng chốc mà được nuôi dưỡng, lớn dần một quyết định, bình thản và giản dị dẫu vẫn có nước mắt trong lòng kẻ đốt thuyền, ở lại.

Giản dị. Như tôi đã muốn
Phải nhắc mình khi đứng dậy bước đi
Rằng tôi chẳng thể rời xa bãi biển
Là điều tôi biết
Từ khi đốt thuyền
Và khóc thầm lặng

(Giản dị)

Một lựa chọn vừa hạnh phúc vừa mất mát hệ quả như vậy hẳn lời nói ngày thường sẽ không diễn đủ, nên phải nương đến đôi cánh của thơ. Nhưng nếu thơ cũng bất lực, thì sao hở Zac?

***

TRÍCH TỪ TẬP THƠ SONG NGỮ DRAGON BEACH / BÃI BIỂN RỒNG

BÃI BIỂN RỒNG

Trên bãi biển rồng, tôi cắm trại
Tự nhủ ‘từ hôm nay
Mình sống giữa các con rồng’.
Rồng ngủ ở dưới cát
Vào ban ngày.
Đêm, khi trời dịu mát–
Khi trời êm đềm, chúng hiện ra.
‘Mày không sợ bọn tao sao?’ Chúng nói,
Xúm quanh lều, chúng thở
Hơi thở gầm gừ sưởi ấm người tôi;
Tôi trả lời khẽ như một thở dài.
Lặng yên, trong những hàm rồng, lìa đời.

DRAGON BEACH

On Dragon Beach I staked my tent
And told myself, ‘From today
You live among the dragons.’
The dragons slept beneath the sand
During the day.
At night, when it was cool–
When it was calm, they would appear.
‘Are you not scared?’ They said to me,
Gathered round my tent. They breathed
Heavy bellowed breaths that kept me warm;
I answered softly, almost like a sigh.
Quietly, cradled in their jaws, I died.

CÒN LẠI

Chiều muộn ngày nắng hanh tháng Sáu
Đong đưa vàng hoa thêu mẫu đơn
Tán cọ bồng lên cơn gió cuốn
Sàn trống, ghế anh đào ngập sáng
Tầng hai biệt thự một thư phòng.
Tôi đã rời đi trong phút giây
Áo choàng lưng ghế vẫn còn đấy
Như thể một mai tôi sẽ về.
Người ta sẽ đến mang ghế đi,
Buông rèm, lần nữa phòng lại tối
Mấy trang ghi chép, xâu chìa khóa
Ví da đã cũ để trên bàn
Chỉ có thế còn lại của tôi.

WHAT’S LEFT

The late afternoon on a sunny June day
Sways in the embroidered gold peonies
A gust heaves the palm canopy
Light floods the bare floor and cherrywood chair
In the second floor workspace of the villa.
I am gone from the chair, gone recently
Since the striped collared shirt is
Still draped on its back, as if I’d return.
Someone will come and take out the chair,
Close the curtain making the room dark again
A few handwritten notes, ring of keys,
And an old wallet on the table is
What’s left of me.

GIẢN DỊ

Giản dị. Hải âu bay vút miền lạnh
Nơi tôi ngủ đêm qua
Ngoài tầm đầu ngọn triều
Chờ cái chạm của biển
Hạt cát trôi vào miệng
Vốc nước mặn, uống
Với lòng biết ơn.
Giản dị. Như tôi đã muốn
Phải nhắc mình khi đứng dậy bước đi
Rằng tôi chẳng thể rời xa bãi biển
Là điều tôi biết
Từ khi đốt thuyền
Và khóc thầm lặng.

SIMPLE

Simple. Gulls dart over cold land
Where I slept last night
Beyond the reach of the sea
A touch I sought in the dark
Sand between my teeth
I drank a palm of salt water
Swallowed it gratefully.
Simple. Like I wanted to be
I reminded myself as I stood up to go
Since I could no longer exit the beach
I had made sure of that
When I burned the boat
And wept quietly.

Mưa trên sông Đăkbla

Truyện Nguyễn Lệ Uyên

Chân dung nhà văn Nguyễn Lệ Uyên

Trên đoạn đường dài hơn ba trăm cây số, nảy xóc, ngân ngất ổ gà ổ vịt khiến không mấy ai còn hứng thú để chuyện trò như lúc đầu hăm hở ngồi trên băng ghế nệm. Cách đây vài tiếng, khi vừa mới bước lên xe, đám hành khách ồn ào chuyện nói, chuyện kể. Mấy người đi buôn nói về giá cả lên xuống bất thường và chắc mẩm rằng mình sẽ bán được nhiều hàng với giá lời cao. Người phụ nữ đi xa nhà lâu ngày nói về sự nhớ nhung hai đứa con nhỏ, tự chị nói ra rằng chúng học rất giỏi, rất ngoan ngoãn. Sau những lời khen ấy, hẳn chị sẽ tưởng tượng rằng mình sẽ được chúng reo mừng đón ngay trước cổng. Vậy mà lúc này người đàn bà buôn đồ khô bỏ rớt những lời lẽ ba hoa về những con cá phơi trên bãi cát, những đêm trắng chờ chồng cỡi lưng sóng bão. Ông cán bộ thương nghiệp mập ú, cổ ngấn mỡ bốc phét về công việc điều hành buôn bán trong cơ quan của ông ta, đang như chiếc bị vải lăn qua, lăn lại trên ghế theo nhịp xe nghiêng võng, thỉnh thoảng lại ngã hẳn lên vai người phụ nữ ngồi kế bên, khiến chị ta phải khó nhọc lắm mới đẩy được ông trở lại vị trí cũ. Ở hàng ghế bên kia, ngang với ông cán bộ là cậu thanh niên mang kiếng đen, giống như những tay thám tử. May mà cậu ta không dòm ngó xoi mói ai, chỉ bông lơn khoe mẽ về bản thân với cô gái ngồi cạnh cười ngặt nghẽo mỗi khi anh ta pha trò. Còn lại là những người có tuổi và hai đứa bé. Họ yên lặng ngó trời nhìn đất, cây cối, nhà cửa… chạy vụt về phía sau, đang suy nghĩ những gì không ai biết.

Tây Nguyên một cú sốc thời đại

Phan Quang

Đông Nam Á là nơi mà loài người dồn toa. Những lớp dân cũ mới tràn lấp lên nhau, cạnh tranh, hợp tác, phát động chiến tranh với nhau. Lần lượt ta có lớp người bản địa cổ xưa nhất là Negrito cư trú cách đây trên 4000 năm trước. Người Nam Á cách đây khoảng 4000 năm, người Nam Đảo, rồi tổ tiên người thuộc ngữ hệ Tày - Thái cách đây chừng 3000 - 3500 năm. Tiếp đó là dòng di cư mang tên Hán dạt cách đây khoảng 1500 - gần 2000 năm.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

Dâm tà và hậu hiện đại

Thụy Khuê

Hai bài viết mới đây của Đặng Thơ ThơTrần Thị NgH trên Da màu làm tôi chợt tỉnh, sau cơn mơ dài lao mình vào biên khảo, quần thảo với sự ngụy biện của các thừa sai, học giả, và thực dân, đã độc quyền thao túng lịch sử cận đại Pháp-Việt, trong hơn một trăm năm nay.

Sự lai tỉnh mang tính cách đớn đau và khâm phục, đặc biệt năm người phụ nữ mà NgH mô tả với hình ảnh đi kèm. Tôi thấy họ có nét giống chị tôi, người chị 16 tuổi, chạy loạn, tay dắt đứa em trai 7 tuổi, vai gánh bé gái 5 tuổi, là tôi. Một bên đòn là gánh gạo, bên kia là đứa nhỏ. Người con gái vị thành niên đi đất, mỗi bước năm ngón chân như năm gọng kìm quặp xuống bờ ruộng trơn như mỡ vì trời mưa và đêm tối, trăng đi vắng nên không có bom. Không hiểu chúng tôi đã đi trong bao đêm như thế từ vùng quê Nam Định lên Hà Nội. Chị tôi cũng không nhớ.

103 năm ngày sinh họa sỹ Trần Duy

Thái Kế Toại

Họa sỹ Trần Duy quê ở Bình Định sinh ngày 20-6-1920 tại Huế, mất ngày 14-3-2014 tại Hà Nội. Người đọc điếu văn cho ông là Phan An Sa con trai út nhà văn Phan Khôi nay cũng đã mất. Nhân dịp 103 năm ngày sinh của Trần Duy xin đăng lại bài viết về ông.

image

 

THỦ LĨNH NHÂN VĂN CUỐI CÙNG ĐÃ RA ĐI

Thế là ngày ấy đã đến. Họa sỹ Trần Duy đã ra đi.

Có một lần họa sỹ cho tôi xem lá số tử vi của ông. Lá số của một cuộc đời cao số đầy bất trắc và nhiều dữ dội ở cung phúc đức thường thấy ở những dòng họ binh nghiệp. Tôi nói: Có điều đáng mừng là anh phải sống đến ngoài chín mươi tuổi. Trước Tết ông đã có vẻ thấm mệt. Tai cũng khó nghe, nói chuyện với ông phải nói to như quát. Sau sự kiện con trai út nhà văn Phan Khôi xuất bản cuốn hồi ký Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn tôi bảo ông: Cuộc đời anh ngoài cái bi ra còn đầy cái hùng tráng một thời trận mạc không phải nghệ sỹ nào cũng có được. Anh phải viết hồi ký. Ông lưỡng lự nhưng rồi đồng ý. Tôi thảo cho ông một cái đề cương gồm chín chương để ông theo đó nói cho các con cháu ghi âm, sau tôi sẽ sắp xếp lại. Giai đoạn này tôi có việc gia đình rất bận nhưng vẫn chờ và hy vọng ông có thể để lại cho người đời biết được những năm tháng đã sống của ông.

Ngày nhà thơ Hoàng Cầm mất, một bạn làm báo cũng đã viết thủ lĩnh Nhân Văn cuối cùng đã ra đi! Do mấy chục năm im lặng trong cô độc rụt rè, hầu như không nói với ai về cuộc đời mình, rất nhiều người đã nghĩ rằng ông không có vai trò quan trọng trong cái phong trào dân chủ từng gây sóng gió và còn dư âm mãi trong lịch sử đất nước.

Trần Duy là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Hoài Nhơn Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn. Bố ông là bạn của bố thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường trong triều đình Huế. Có lần ông cho tôi biết bố ông sau khi bị bắt cùng với ông Phạm Quỳnh, Bửu Trưng... được cụ Huỳnh Thúc Kháng can thiệp tha ra đã được ông Đồng đưa về nuôi dưỡng ở Quảng Ngãi suốt thời gian kháng chiến chống Pháp.

Nhà thơ Chế Lan Viên là một trong những người bạn đồng ấu của ông thời niên thiếu ở Bình Định.

Sau khi đậu thành chung ở Huế ông ra Hà Nội thi vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Đó là khóa chót với những người bạn đồng tuế như Phạm Tăng, Mai Văn Hiến, Lê Thanh Đức, Phan Kế An... Khi người Nhật đảo chính Pháp, máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, trường sơ tán về Sơn Tây ông bắt đầu tham gia phong trào Việt Minh cùng bà Tuyết em gái họa sỹ Lê Thanh Đức sau là vợ ông chuyển tài liệu theo đường dây từ chiến khu về dưới xuôi.

Cách mạng Tháng Tám 1945 nổ ra, ông trở về tham gia cướp chính quyền ở Huế. Ông cùng người bạn Từ Chi được ông Nguyễn Duy Trinh giao vẽ cái affiche cách mạng đầu tiên treo trên cầu Tràng Tiền của thành phố. Một người mẹ trẻ bế con nhìn ra biển, trên đầu là lá cờ đỏ sao vàng lồng lộng. Kháng chiến bùng nổ, ông được giao nhiệm vụ hoạt động trong Đảng Dân chủ, tham gia biệt động thành giúp cho các ông Hoàng Minh Chính chỉ huy cảm tử quân Hà Nội tổ chức đánh sân bay Gia Lâm. Trong thời gian ở Việt Bắc, tại Khu 10 dưới sự chỉ huy của tướng Song Hào ông phụ trách công tác địch vận, giúp hùm xám Đặng Văn Việt đánh các trận phục kích lẫy lừng trên đường số 4 trong chiến dịch Biên giới. Sau đó ông làm báo Vui Sống của Cục Quân y với bác sĩ Từ Giấy, đi hỏi cung tù binh của chiến dịch Điện Biên Phủ... Hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội ông làm việc tại Hội Mỹ thuật.

Từ cuối 1954 miền Bắc bước sang giai đoạn mới. Cuộc cách mạng dân chủ lần thứ nhất của phe chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu. Phong trào dân chủ nở rộ khắp các nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc phát động phong Trăm hoa đua nở, giải phóng tư tưởng cho trí thức. Những bài phát biểu của Chu Ân Lai, Lục Định Nhất, Chu Dương được đón nhận nồng nhiệt ở miền Bắc nước ta.

Sự chuyển tiếp đời sống thời chiến sang đời sống thời bình mang lại cho tổ chức cũng như mỗi cá nhân con người những điều mới mẻ, ngỡ ngàng cũng như những câu hỏi không thể tìm được đáp số ngay lập tức. Để xây dựng cuộc sống mới đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa, đấu tranh thống nhất đất nước bằng phương pháp hòa bình, Đảng chủ trương chấn chỉnh tổ chức, mở rộng tự do dân chủ và kiên quyết sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Hơn ai hết, trí thức văn nghệ sỹ là những người mẫn cảm nhất trong xã hội đón nhận luồng gió mới và hăng hái đóng góp nhiệt tình cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

Trong điều kiện luật pháp lúc đó cho phép tồn tại báo chí, xuất bản tư nhân, một nhóm văn nghệ sỹ cấp tiến như Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... thành lập Tập san Giai Phẩm và báo Nhân Văn. Trần Duy nhận lời làm Thư ký tòa soạn cho báo Nhân Văn. Cụ Phan Khôi nhận làm Chủ nhiệm.

Tất nhiên vai trò của một tờ báo có công sức nhiều người nhưng với người có tay nghề làm báo vững vàng trong nhóm và việc làm Thư ký tòa soạn phải nói là Trần Duy có đóng góp quan trọng. Lâu nay do ông im lặng mà mọi người tưởng như không có ông trong tờ Nhân Văn hoặc rộng hơn cả trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Ông cho biết:

Hàng ngày tôi phải làm mise, đặt bài, nhất là những bài trong chủ đề chính của báo. Có những bài phỏng vấn, như với Giáo sư Đặng Văn Ngữ chẳng hạn là người quen biết của tôi từ khi còn ở Huế. Vì chỗ thân tình mà sau này ông bị liên lụy, làm tôi áy náy cả đời. Khi không có bài vừa ý tôi phải viết thay vào. Gần như tất cả minh họa, tranh hài của báo Nhân Văn đều do tôi vẽ.

Mặc dù là một họa sĩ nhưng ông còn có biệt tài về văn xuôi. Các bài tiểu luận của ông thời điểm 1955-1957 cũng như sau này đều uyên bác, sắc sảo. Phấn đấu cho Trăm hoa đua nở (Nhân Văn số 2), Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ (Nhân Văn số 4 + 5), Góp ý kiến về tự do dân chủ trong Nghị quyết TW lần thứ mười (Nhân Văn số 5)...

Trong Thành thật đấu tranh cho tự do dân chủ trên Nhân Văn số 4 ông nói rõ về về tôn chỉ của tờ báo:

Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có nhận định ở miền Bắc chúng ta chưa thực hiện đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đã thảo luận những biện pháp bổ khuyết cần thiết để đề nghị với Chính phủ và Quốc hội.

Chúng ta hoan nghênh những nhận định ấy, và hy vọng những biện pháp bổ khuyết cần thiết trên sẽ mang lại cho báo chí văn nghệ đời sống miền Bắc một luồng gió mới... luồng gió tự do dân chủ (...). Vi phạm tự do dân chủ nhất định không phải là một hành động thích hợp với chế độ.

Việc vi phạm ấy từ lâu vẫn có, tất nhiên không phải vì chính sách của Đảng và Chính phủ, nhưng dù sao Đảng và Chính phủ cũng chịu trách nhiệm trong việc thiếu sót và hạn chế tự do dân chủ ấy.

Chúng ta đòi quyền tự do dân chủ, có nghĩa là chúng ta đấu tranh để được làm tai mắt cho Đảng và Chính phủ, giúp Đảng và Chính phủ sửa chữa khuyết điểm sai lầm để bảo vệ và xây dựng chế độ.

Báo Nhân văn đấu tranh cho tự do dân chủ, cũng không ngoài ý muốn nào khác là tự nguyện làm một tên lính tiên phong.

Ông nói về các vấn đề dân chủ:

Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 một lần nữa chứng tỏ rằng Đảng và Chính phủ ta quan tâm đến đời sống của nhân dân, chính quyền ta là một chính quyền của dân, chế độ ta là một chế độ thực sự dân chủ.

Chúng ta phải khẳng định rằng ngoài Đảng Lao động Việt Nam và chủ nghĩa Mác-Lê không còn có một tổ chức đảng phái và một lý luận tiền phong nào có thể lãnh đạo dân ta kháng chiến thắng lợi, tiến hành cách mạng dân tộc, hoàn thành độc lập được.

Do đó chúng ta, những phần tử yêu nước, tha thiết với hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, không có một lý do nào không triệt để ủng hộ Đảng, xây dựng chế độ.

Khi đã xem Đảng là Đảng của chúng ta, chế độ do chúng ta xây dựng, chúng ta là chủ nhân ông của đất nước, thì việc đóng góp cũng như việc đấu tranh để sửa chữa những sai lầm, bổ khuyết những thiếu sót của lãnh đạo, cũng là một trách nhiệm của chúng ta.

Việc mở rộng dân chủ đã đề ra trong thông cáo là một sự kiện đáng để cho chúng ta hoan nghênh phấn khởi, tin tưởng.

(Góp ý kiến về tự do dân chủ trong Nghị quyết TW lần thứ mười. Nhân Văn số 5)

Trần Duy nhận thấy vai trò của quần chúng nhân dân rất quan trọng đối với việc giám sát thực thi dân chủ:

Đấu tranh cho tự do dân chủ là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vì nó là một cuộc tấn công quyết liệt vào những tệ lậu hủ bại của xã hội.

Nó sẽ bị những phần tử tệ lậu và hủ bại hiện đương còn quyền hành và thế lực cản trở, xuyên tạc, phá hoại có khi cả bằng những phương pháp đen tối, độc ác. Đấu tranh cho tự do dân chủ không bao giờ chỉ là một công việc có tính chất thuần tuý hành chính. Nó phải có một tính chất quần chúng rộng rãi. Quần chúng phải là “Bao công” có quyền thực sự kiểm soát mọi công việc của Nhà nước, của cán bộ. Chúng ta cần phải tích cực ủng hộ và giúp đỡ Trung ương Đảng để đẩy mạnh việc mở rộng tự do dân chủ đề ra trong nghị quyết.

(Góp ý kiến về tự do dân chủ trong Nghị quyết TW lần thứ mười. Nhân Văn số4)

Thái độ của ông rất kiên quyết với chủ nghĩa thực dụng trong văn nghệ:

A. Nivov trong bài “Tiến tới xét lại văn sử học Liên Xô” có viết:

“Cái lối mệnh lệnh trong những quan hệ với nhà văn, cái lối hẹp hòi không chịu dung nạp tự do tư tưởng, cái lối dùng quyền hành chánh để cắt đứt những vấn đề văn học đang bàn cãi sôi nổi, tất cả những cái đó là những bộ mặt khả ố của kẻ vỗ ngực cộng sản trong văn học, đã xuất đầu lộ diện trong không khí sùng bái cá nhân”.

Lê-nin đã lên án lối cào bằng, lối san bằng máy móc, lối đa số đàn áp thiểu số trong văn học.

Đầu óc bè phái vẫn thường kết hợp với những tư tưởng trên, đã từng bôi nhọ lịch sử văn học từ những vụ Cóc-nay, Mô-lie, Stăng-đan, Xếch-spia Đơ-la-cơ-roa v.v... cho đến vụ Gờ-gốt-man, Mai-a-kốp-sky v.v... và ở nước ta là vụ Giai phẩm mùa Xuân...

Một tác phẩm văn học là một sản phẩm trí tuệ và tư tưởng – công nhận nó hay không công nhận nó cũng phải là một việc làm trí tuệ và tư tưởng chứ không phải là một việc làm của bản năng và cảm tính. Do đó thái độ nhận xét về văn học mà hồ đồ, vội vàng phần nhiều là nhhững thái độ kém tư tưởng và đều đáng tiếc.

Chủ nghĩa cơ hội và hẹp hòi, trong văn học nghệ thuật tưởng rằng mình đã thích ứng kịp thời với thực tế, với những sự kiện lịch sử, kỳ thực chỉ thu lượm được một ít lợi ích trước mắt, nhưng thực chất nó đã xa rời những nguyên tắc cơ bản của đường lối văn học Mác Lê-nin. Nó tưởng rằng chống tư tưởng duy tâm và tiểu tư sản, kỳ thật nó đã bị rơi vào cái nhìn cận thị và thiển cận, ảo tưởng thú vị (danh từ của Ninord) nhất thời của phái duy tâm và tiểu tư sản.

Nó đưa nghệ thuật chết cứng trong chủ nghĩa thực dụng.

(Phấn đấu cho trăm hoa đua nở. Nhân Văn số 2)

Trong trào lưu cách tân mạnh mẽ về mặt văn học của Nhân Văn Giai Phẩm, truyện ngắn của ông Những người khổng lồ, Tiếng sáo tiền kiếp cũng như truyện ngắn, kịch của Phan Khôi Ông Năm Chuột, Phùng Cung Con ngựa già của Chúa Trịnh, Như Mai Thi sỹ máy, Hoàng Tích Linh Cơm mới... có ý nghĩa hàm súc về tư tưởng, khác với lối văn xuôi trần thuật đơn giản trong kháng chiến, nó đề cập đến những vấn đề chính trị bức thiết đương thời, mang tính ẩn dụ đa nghĩa, làm người ta phải nghĩ ngợi.

Ông nói: Tôi viết Những người khổng lồ là phê phán những người đảng viên đi ngược lại đường lối, làm tổn hại đến uy tín của Đảng. Đó là những người bè phái, tả khuynh, đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất. Còn những người khổng lồ có tim là Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, các đảng viên chân chính khác. Những người khổng lồ muốn thực sự khổng lồ chỉ khi họ có trái tim, còn khổng lồ mà không có trái tim thì tàn ác và phá hoại ghê gớm lắm. Chủ đề đó vẫn còn có tính thời sự trong hoàn cảnh hiện nay khi còn nhiều đảng viên cán bộ nhà nước tham nhũng, vô cảm trước khó khăn của nhân dân, của đất nước.

Còn truyện ngắn Tiếng sáo tiền kiếp thì có ý nói lên tài năng và tác phẩm của người nghệ sĩ là một phẩm chất bẩm sinh như là một nghiệp chướng, không thể vứt bỏ nó, không thể thay đổi nó bằng sự ép buộc với tư duy thực dụng thô bạo.

Trong bối cảnh những năm 1954-1958, với các bài tiểu luận, truyện ngắn, và các tranh châm biếm Trần Duy không chỉ là một Thư ký tòa soạn mẫn cán, ông còn là một nhà tư tưởng cấp tiến mạnh mẽ. Chỉ có điều đáng tiếc cho những tư tưởng, những cách tân nghệ thuật của ông và những người bạn như Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Đặng Đình Hưng, Tử Phác... đã xuất hiện quá sớm trước thời cuộc.

Những hệ lụy của vụ Nhân Văn Giai Phẩm làm cho ông phải sống trong im lặng 30 năm, mang tay nghề của một họa sĩ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương làm bất cứ việc gì để sống và nuôi gia đình như dịch tài liệu, vẽ bưu thiếp, giúp vợ viền khăn mặt, vẽ tranh về muỗi chống sốt rét... Nhưng trong những năm khó khăn cực nhọc, ông vẫn giữ được tình yêu nghệ thuật. Ông chuyển hứng thú sáng tạo vào việc tìm tòi cách thể hiện vẻ đẹp của các danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa đất nước bằng chất liệu tranh lụa và đã tạo nên một phong cách màu lụa riêng biệt mang made Trần Duy. Có người đã nói sự nghiệp hội họa của ông là một bảo tàng trên nền lụa. Từ ngày đổi mới, ông được phục hồi hội tịch hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, được xem xét chỉnh lương hưu. Cuối năm 1991 Triển lãm tranh Trần Duy mở tại Nhà triễn lãm tranh 16 Ngô Quyền Hà Nội. Giới nghề nghiệp và báo chí gọi đây là cuộc tái xuất giang hồ trên nghiệp vẽ của ông. Người ta không thể ngờ được qua bao năm tháng thăng trầm, bầm dập, trên nền lụa của Trần Duy vẫn là tình yêu con người, đất nước với vẻ đẹp dịu dàng nhân ái. Tiếp theo ông đã xuất bản bộ sách Tranh Trần Duy, bộ Tranh ký họa trên đất Pháp, các cuốn tiểu luận và văn xuôi Cảm luận nghệ thuật, Suy nghĩ về nghệ thuật, Trần Duy Người xem và tác phẩm.

Ở hai cuốn sách này cho thấy Trần Duy là người am hiểu sâu sắc văn minh phương Tây và văn minh Á Đông, có những kiến giải thuyết phục về việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong lao động sáng tạo nghệ thuật mà chính các tác phẩm của ông là minh chứng.

Với văn xuôi, 40 năm sau ông lại tái xuất với truyện ngắn Lụy và đoạt ngay Giải truyện ngắn hay trong năm 1997 của báo Văn Nghệ. Sau nữa ông còn cho in tiếp hai truyện Thần hoaNhật Lệ được coi là những truyện hay. Ở bài Tưởng niệm Phan Khôi viết cho cuộc Hội thảo về Phan Khôi do Tạp chí Xưa và Nay tổ chức, bài Bác sỹ Đặng Văn Ngữ - Một nhân cách lại thấy biệt tài về thể loại khắc họa chân dung cùng với cách sống nhân tình của ông. Vẫn là những đoạn văn mang nhiều ám ảnh:

Tiếng thở dài và tiếng chép miệng của ông trong những ngày cuối cùng như còn vọng lại. Sinh thời mỗi lần ông nói đến một nỗi oan khuất nào đó của người đời, ông vẫn thường nhắc đến tiếng cóc kêu với trời! Gió mưa là do chuyển hóa Đông - Tây của thời tiết, nhưng vẫn có người tốt bụng tin rằng:

Trời mưa nhờ có cóc kêu.

(Tưởng niệm Phan Khôi)

Mới hôm qua khi người con trai cả của Trần Duy gọi điện báo tin ông mất, tôi hỏi và biết rằng cái Đề cương hồi ký mà ông hứa với tôi đã không kịp thực hiện. Thật tiếc, bao nhiêu bí ẩn của một cuộc đời đầy những nghịch lý đã theo ông về thế giới bên kia, không bao giờ có thể chạm vào được nữa.

Tôi nhớ đên một câu nói của ông:

Tôi còn nhiều điều muốn nói nhưng không nói được hết. Với những người trẻ cũng vậy. Tôi biết nói gì, có cần thiết không, có ích lợi gì không. Làm nghệ thuật phải học để biết mình, không biết mình không hiểu được người. Đất nước mình đã có nhiều thay đổi và sẽ còn nhiều thay đổi.

Tháng 6-2010

Tháng 3-2014

Nguồn: FB Thái Kế Toại

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

Tư liệu: Cuộc Thảo luận về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đăng trên báo Văn nghệ tháng 7 năm 1985 (2)

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TẠI BÁO TUẦN BÁO VĂN NGHỆ, THÁNG 6/ 1985

ĐÀO VŨ  -… Tuần báo Văn nghệ hay riêng chúng tôi, chúng tôi cho rằng những năm vừa qua, tiểu thuyết và cả truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có nhiều thành tựu, có nhiều đóng góp rất đáng quí. Chúng tôi tin ở tấm lòng của anh, cũng như ở tài năng của anh. Nhưng cũng phải nói thật lòng, bên cạnh niềm vui và cả niềm tự hào nữa về người bạn viết của mình, chúng tôi có không ít những băn khoăn về một số truyện ngắn của anh những năm gần đây.

Khi lướt một vòng nhận mặt lại những nhân vật truyện ngắn ấy thấy dường như có những con người lạ lẫm quá. Đọc xong truyện này truyện kia cứ phải loay hoay tìm mãi xem vấn đề anh đặt ra là gì vậy, mối quan hệ giữa cuộc sống sôi động những lao động và chiến đấu với cuộc sống được tái tạo trên trang viết của anh thế nào đây? Ngòi bút anh trăn trở, tìm kiếm, tìm ra sao và tìm tới đâu? Còn người đọc, có phải lại đang đi tìm gặp Nguyễn Minh Châu hôm qua? Có lúc thấy dường như tác giả bối rối điều gì đó, nhưng lại có lúc sợ rằng chính mình bối rối…

Bởi vậy, chúng tôi chờ đợi cuộc gặp mặt hôm nay để được nghe các anh chị, nghe anh Nguyễn Minh Châu, nghe cho mình và cho bạn đọc…

Đêm chạy trốn (kỳ 1)

Tiểu thuyết Thái Sinh

TS

Chân dung nhà văn Thái Sinh

Nhà văn Thái Sinh (Nguyễn Đình Sinh), sinh năm 1954 tại xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ - Hà Nội, qua đời chiều 6.11.2022, sau thời gian dài bị bịnh hiểm nghèo.

Anh từng là thầy giáo tại Than Uyên - Hoàng Liên Sơn, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Hoàng Liên Sơn, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Yên Bái rồi phóng viên báo Lào Cai trước khi trở thành phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam thường trú tại Yên Bái và các tỉnh phía bắc.

Anh là cộng tác viên lâu năm, đã dăng nhiều bút ký, truyện ngắn và thơ trên Văn Việt. Tác phẩm của anh phong phú chất liệu đời sống với cái nhìn châm biếm sâu sắc về bộ máy và những cán bộ đầy thói hư tật xấu của nông thôn miền bắc.

Chúng tôi khởi đăng tiểu thuyết này, với tất cả sự thương tiếc và lòng yêu quý dành cho một người cầm bút trung thực đầy tâm huyết với cuộc sống, không chấp nhận thỏa hiệp với cái ác và sự dối trá.

                                                                                                                         VĂN VIỆT

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2023

Nguyễn Văn Hạnh, trong công cuộc đổi mới văn học

Phạm Phú Phong

Sinh 1.1.1931, tại Điện Tiến, Điện Bàn, Quảng Nam. Tập kết ra Bắc năm 1954. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Nguyễn Văn Hạnh được cử sang học đại học ở Liên Xô. 1961, tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Matxcơva, Liên Xô, rồi năm 1963, bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngữ văn, cũng tại trường này. 1963-1975, Chủ nhiệm bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. 1975-1977, Trưởng ban điều hành (Viện trưởng) Viện Đại học Huế. 1977-1981, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế. 1981-1983, Phó trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. 1983-1987, Thứ trưởng Bộ Giáo dục. 1987-1990, Phó trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. 1990-2002, Chuyên gia cao cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia. Hiện nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Được phong hàm Giáo sư năm 1984.

Tác phẩm chính: Cơ sở lý luận văn học (4 tập, chủ trì và tham gia biên soạn, 1965-1971), Suy nghĩ về văn học (1972), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (1980, 1985), Nam Cao, một đời người một đời văn (1993), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ (viết chung với Huỳnh Như Phương, 1995,1999), Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ (2002), Chuyện văn, chuyện đời (2004), Lý luận - phê bình văn học: thực trạng và khuynh hướng (2009).

Nguyễn Đức Sơn – Kẻ ngộ nạn trần gian

Nguyễn Viện

Gọi Nguyễn Đức Sơn, Sao Trên Rừng hay Sơn Núi là một nhà thơ ngoại hạng, một thiền sư bụi đời hay một quái kiệt của văn chương đương đại Việt Nam dường như đều có thể.

Tôi ít có dịp gặp Nguyễn Đức Sơn, nhưng cái cảm giác thân thiết, gần gũi mỗi khi gần anh thì rất tự nhiên. Phải chăng Nguyễn Đức Sơn vốn có cái tâm không, dễ dàng dung chứa tha nhân? Tôi không tin thế. Ngược lại, tôi cho rằng anh Sơn cực kỳ khó chịu, vô cùng cực đoan và cô độc một cách thâm căn cố đế.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

Chuyện một người tử tù

Truyện Phạm Lưu Vũ

pham luu vu

Chân dung nhà văn Phạm Lưu Vũ

Quản giáo tên Điều người to béo ục ịch, trên cổ có ngấn thịt xệ ngay dưới cằm như người quấn một chiếc khăn quàng có hoa lốm đốm, lúc nào cũng phập phồng. Hôm làm thủ tục nhận bàn giao một tử tù, thấy người này gầy gò, đầu nhẵn thín không một cọng tóc, biết lai lịch đây là một nhà sư, Quản Điều nghĩ bụng mình sẽ phải kiêm nghề thợ cạo đây. Đưa người tử tù vào phòng biệt giam, trước khi rời khỏi phòng, Quản Điều cất giọng ồ ồ, làm rung cả khối thịt:

- Ông có quyền yêu cầu được cạo tóc hàng ngày. Đích thân tôi sẽ làm việc ấy.

Không ngờ người tử tù giọng hiền từ trả lời:

- Cám ơn cán bộ. Không cần đâu.

Quản Điều ngạc nhiên:

- Vậy ông sẽ nuôi tóc trở lại? Hay là ông muốn hoàn tục trước khi thi hành án?

Người tử tù vẫn đáp, giọng thản nhiên:

- Tôi đã thế phát (xuống tóc) từ nhiều kiếp rồi, kiếp này không dám làm phiền đến quý cán bộ.

Nhảm nhí, Quản Điều nghĩ bụng. Mấy ông nhà sư tin có luân hồi, đó là mê tín dị đoan. Để xem đầu tóc ông ta sẽ như thế nào. Quản Điều nghĩ vậy rồi bước nhanh ra khỏi phòng, khóa cửa lại cẩn thận, tránh nói chuyện với tử tù đến câu thứ ba, phép trong trại là thế.

Mặc dù vậy, nhưng Quản Điều vẫn dự trù sẵn một bộ dao cạo. Để ý một ngày, hai ngày rồi ba ngày…, đến nửa tháng sau, sọ người tử tù vẫn nhẵn thín, không một cọng tóc. Quản Điều nghĩ quái lạ, chả lẽ ông ta đã xuống tóc từ những kiếp trước thật?

Nguyên Quản Điều không biết, mà có biết cũng chả bao giờ tin. Có một con xén tóc hoa, chỉ nhỉnh hơn hạt đậu, hàng ngày vẫn bay vào trong phòng theo lối cửa thông gió. Con xén tóc cần mẫn bò khắp sọ người tử tù, xén cụt từng mẩu tóc nhú ra. Con xén tóc bay vào mỗi khi người tử tù cất lên tiếng niệm: “Mâu Tử”. Mâu Tử là một vị Tổ của nhà sư này chăng? Có thể như thế lắm. Mãi sau này, trong một lần nói chuyện với đệ tử, nhà sư bảo rằng chỉ có thể gặp Mâu Tử trong những lúc thiền định, gặp được Ngài thì sẽ thấu suốt chuyện nghìn năm như trong lòng bàn tay. Còn khi ấy, chỉ biết rằng trong lúc con xén tóc đậu trên hộp sọ thì người tử tù ngồi yên bất động, trong đầu ông nghĩ những gì, niệm những gì… thì không ai biết được.

Mùa đông năm ấy thời tiết lạnh buốt, gió bấc gào rú, quay cuồng khắp núi rừng Tam Tinh, cả bầu trời xám xịt chụp xuống. Căn phòng biệt giam có chiếc bệ xi măng, người tử tù mặc chiếc áo phong phanh ngồi bất động, da dẻ vẫn hồng hào. Quản Điều mặc mấy lần áo len mà vẫn run lên vì lạnh, môi tím ngắt. Đến giờ nhận ca, Quản Điều đứng bên ngoài nhòm vào, quái lạ, tên tù kia không biết rét là gì chăng? Nghĩ rồi rút từ trong túi áo bông ra một chùm chìa khóa, lách cách mở cửa bước vào trong phòng, cẩn thận khám xét khắp người tử tù theo quy định. Khám xong, lại rút từ túi kia ra một cuốn sổ với chiếc bút bi, cúi đầu lúi húi ghi chép: ngày… tháng… năm… vào hồi… giờ, tình trạng phạm nhân… Chép xong, bỗng bên ngoài chấn song thép cửa thông gió có tiếng quạ kêu. Quản Điều giật mình nhìn ra, mấy con quạ đen tuyền đang bám chấn song nhòm vào trong phòng. Quản Điều rợn người, bụng nghĩ chắc người tử tù này sắp sửa phải thi hành án… cho nên lũ quạ bắt đầu tìm đến. Quản Điều quay mặt nhìn người tử tù, thấy ông nhoẻn một nụ cười, gương mặt vẫn hồng hào. Xì, cố tỏ ra khí phách giả vờ đây, đến lúc ấy, chắc lại nhũn người ra, bước còn không nổi, quản Điều nghĩ bụng rồi đút cuốn sổ và bút vào túi áo, đoạn bước ra khỏi phòng, khóa lại cẩn thận.

Ngồi trong trạm gác, nghĩ mãi về nụ cười của người tử tù, càng nghĩ càng cảm thấy có gì quái lạ. Quản Điều cứ ngọ ngọay không chịu nổi, liền rời khỏi trạm, bước về phía phòng biệt giam, đứng bên ngoài hỏi vào:

- Này!

Người tử tù từ từ quay nhìn ra. Quản Điều hỏi ngay:

- Ban nãy lũ quạ đến đậu ở lỗ cửa nhòm vào, cất tiếng kêu. Quạ kêu là cái điềm sắp có người chết. Ông là tử tù, thì người chết ở đây chẳng phải ông thì là ai? Cớ sao ông lại cười?

Người tử tù lại nhoẻn miệng cười, cất giọng từ tốn đáp:

- Hì, tôi cười vì không phải chúng đến để báo tin về cái chết của tôi, mà chúng mách tôi một việc khác.

Quản Điều ngạc nhiên, hỏi tiếp:

- Hừm! Ông cứ làm như hiểu được tiếng quạ ấy. Vậy chúng mách ông việc gì?

Người tử tù trả lời, giọng nhẹ như không:

- Chúng mách với tôi rằng lúc ấy, ông đang đứng quay lưng lại, khẩu súng lục ở ngay trước mặt tôi, ông đã quên không cài nắp. Chúng bảo tôi chỉ việc rút súng ra… là có thể thoát khỏi đây, và lũ quạ cũng có cái ăn…

Quản Điều nghe nói giật nảy mình, rợn buốt dọc sống lưng. Sờ tay xuống bao súng, quả nhiên mình vẫn quên chưa cài nắp. Mất cảnh giác quá. Thật hú hồn hú vía…

Ớ mồm ra không nói lại được câu nào, quản Điều bèn quay người bước về trạm gác, lập tức thảo ngay một tờ trình gửi ban chỉ huy trại, nội dung: tử tù tên… phòng số… mới xuất hiện âm mưu vượt ngục, thậm chí còn muốn tự tử. Đề nghị…

Tờ trình được gửi lên. Ban chỉ huy trại hội ý cấp tốc, hội ý xong, liền điều ngay một tổ, vũ trang đến tận răng, lập tức xuống khu biệt giam, cùng quản Điều vào trong phòng cùm chân người tử tù gầy gò lại.

Người tử tù từ đó bị cùm suốt 24/24, chỉ mở mỗi ngày không quá 15 phút trong lúc đi vệ sinh. Nhưng Quản Điều thì ngày hai lần phải mang cơm nước vào tận trong phòng, không để ngoài cửa thông gió như trước nữa.

Trong một lần như thế, không biết do trời xui đất khiến thế nào, mà vừa đặt khay cơm xuống sàn xi măng trước mặt người tử tù rồi lùi lại vài bước, Quản Điều buột miệng:

- Chả hiểu kiếp trước tôi với ông có duyên nợ gì, mà giờ phải làm người cơm bưng nước rót cho ông, lại phải canh từng bữa ăn cho ông như thế này?

Vừa buông lời xong, Quản Điều chợt thấy mình lỡ mồm. Nói thế, khác nào mình công nhận có luân hồi, đúng như luận điệu của bọn nhà sư. Chẳng lẽ mình cũng bị nhiễm mê tín dị đoan từ tên tử tù này hay sao? Nghĩ rồi Quản Điều chăm chú nhìn đối phương, xem thái độ của ông ta như thế nào? Người tử tù không có phản ứng gì, chỉ nhoẻn một nụ cười, y hệt nụ cười hôm nghe thấy tiếng quạ. Chỉ nụ cười cũng khiến Quản Điều giật mình, bất giác đưa tay xuống sờ vào bao súng, xem hôm nay mình có quên cài nắp hay không. Bao súng đã cài rất cẩn thận.

Trở về trạm gác, Quản Điều lại vẩn vơ nghĩ mãi về nụ cười. Nghĩ mãi không chịu nổi, Quản Điều lại bước về phía phòng biệt giam, lần này tỏ ra từ tốn hơn:

- Này ông, ban nãy tôi buột mồm nói ra câu ấy khiến ông mỉm cười. Tại sao ông cười?

Người tử tù từ từ ngẩng đầu lên, trả lời:

- Tại câu nói của cán bộ đúng quá, đúng quá.

Quản Điều phát cáu:

- Hừm! Đúng cái con khỉ. Tôi chỉ lỡ mồm nói thế thôi. Chả có kiếp trước kiếp sau mẹ gì đâu.

Nói xong, định dợm bước quay trở về trạm gác, thì đã nghe tiếng người tử tù:

- Kiếp trước tôi là người cơm bưng nước rót cho cán bộ, trọn một năm…

Câu nói này mới làm Quản Điều cáu thực sự, liền nói lớn như quát:

- Nghĩa là ý ông bảo kiếp trước tôi cũng là tử tù như ông bây giờ?

Người tử tù vẫn từ tốn, hơi lắc đầu trả lời:

- Kiếp trước cán bộ không những không phải tử tù, mà là thiện trí thức của tôi.

Ý nói không phải tử tù đã chặn cơn giận của Quản Điều lại. Nhưng ba tiếng “thiện trí thức” làm Quản Điều ù tai, chả hiểu đó là cái giống gì. Nhưng mà thôi, trong một phiên trực đã trao đổi quá ba câu là vi phạm quy định của trại rồi. Quản Điều quyết định chấm dứt câu chuyện, quay người bước nhanh về trạm gác.

Trở lại trạm gác, vẫn không sao dứt nổi những suy nghĩ vẩn vơ về câu nói của người tử tù. Một ý nghĩ chợt đến làm Quản Điều toát mồ hôi hột, nhỡ ông ta đã luyện được phép thuật của phù thủy, mà hại mình để vượt ngục thì sao? Nhớ lại hồi mới ra trường, Quản Điều được phân công ở một trại giam mãi trên Tây Bắc. Có một phạm nhân người dân tộc cũng bị biệt giam, cậu quản giáo bấy giờ cũng trạc tuổi Quản Điều, một hôm mang cơm vào cho phạm nhân, trong khay có một quả trứng vịt, tên phạm nhân không ăn đến quả trứng ấy. Lúc dọn ra, cậu quản giáo kia không nỡ vứt đi, bèn bóc ra ăn. Ăn xong, ngồi trong trạm gác một lúc thì thấy có gì cựa quậy ở trong bụng, lát sau lại nghe tiếng vịt con kêu chíp chíp, phát ra từ cuống họng. Cậu quản giáo hoảng sợ, vội vàng chạy tới phòng biệt giam hỏi phạm nhân kia, ông ta bảo:

- Quả trứng cán bộ vừa ăn đã nở ra con vịt. Nó lớn nhanh lắm, chỉ vài giờ nữa sẽ đạp thủng bụng cán bộ mà chui ra.

Cậu quản giáo càng hoảng loạn, năn nỉ xin ông ta bày cho cách để thoát. Ông ta yêu cầu phải mở cùm, mở khóa để ông ta ra khỏi phòng cái đã, rồi mới bày cách cho. Cậu quản giáo không còn cách nào khác, để cứu mạng, buộc phải làm theo lời ông ta. Tên phạm nhân ra khỏi phòng, trước khi biến vào rừng, y cũng không quên dặn cậu quản giáo:

- Ra khỏi cổng trại, đi về phía Nam, gặp cái đầm đầu tiên thì xuống ngâm mình dưới nước, rồi khạc ba tiếng thì sẽ thoát khỏi tai vạ.

Cậu quản giáo làm theo. Quả nhiên đến tiếng thứ ba thì khạc ra một con vịt con, đã mọc lông ống, bơi lội tung tăng. Thật hú vía…

Câu chuyện làm rúng động cả trại giam lúc bấy giờ. Quản Điều vì thế hãi vùng cao, cạy cục mãi mới xin đổi được về đây.

Nhưng người tử tù này là nhà sư, nom ông ta có vẻ hiền lành, đức độ, chả lẽ lại dùng thuật phù thủy như tên phạm nhân kia. Ý nghĩ ấy làm Quản Điều tạm thời yên tâm. Nhưng… có một chỗ làm Quản Điều lại thấy nhấp nhổm, lo lắng. Ấy là ông ta bảo kiếp trước, ông ta cũng cơm bưng nước rót cho mình trọn một năm. Cứ như thể ông ta đã biết rõ quy định của riêng trại này, các quản giáo phụ trách phòng biệt giam, cứ một năm lại đổi một lần, nguyên tắc là không bao giờ quay trở lại phòng cũ, nếu người tử tù kia vẫn chưa thi hành án…

Chả lẽ chuyện mê tín luân hồi kia là có thật? Kiếp trước ông ta quả đã cơm bưng nước rót cho mình một năm? Không thể nào như thế được. Nhưng dù sao thì cũng phải phòng trước mới được. Quản Điều nghe nói người tu hành quý nhất là sự yên tĩnh, yên tĩnh để ngồi thiền, phải ngồi thiền thì mới thành đạo… Một người thành đạo thì ảnh hưởng đến cả thời thế, chứ chả riêng gì một trại này. Vậy phải nghĩ cách chặn lại mới được. Và Quản Điều đã nghĩ ra. Liền ngồi viết ngay một tờ trình, xin trên cấp cho bốn chiếc loa, treo bốn góc trong phòng giam, mở loa 24/24, đặc biệt là các chương trình thời sự…

Sáng hôm ấy đúng ngày Phật Đản. Chương trình thời sự của đài phát thanh phát một bài dài, đưa tin về các hoạt động chào mừng ngày Đức Phật Đản sinh của Giáo hội, trên khắp các chùa chiền trong nước. Quản Điều liền mở hết công suất, bốn chiếc loa đồng thanh hét lên dữ dội, cả khu biệt giam ầm ầm, sóng âm làm cho các tán lá cũng phải rung lên, những chiếc lá đã vàng rụng lả tả. Lúc vào mở khóa cùm cho người tử tù đi vệ sinh, Quản Điều để ý, thấy thần sắc người này vẫn tỉnh như không. Một nhà sư thì không thể dửng dưng trước ngày đản sinh Đức Phật của mình như thế được. Đợi người tử tù xong việc, Quản Điều liền cất tiếng hỏi:

- Sáng giờ ông ngủ à?

Người tử tù trả lời:

- Không, thưa cán bộ.

- Vậy ông biết hôm nay là ngày gì không?

- Tôi ở đây làm gì có thời gian, thưa cán bộ.

Quản Điều đưa tay chỉ lên bốn chiếc loa:

- Nhưng đài phát thanh vừa đưa tin về các hoạt động nhân ngày Phật Đản… Chả lẽ ông không nghe thấy?

Người tử tù lại nhoẻn một nụ cười. Lần này Quản Điều cảm thấy chấn động. Người tử tù trả lời:

- Tôi nghe, mà không nghe, thưa cán bộ.

Trong lòng đầy thắc mắc và nghi ngờ, giá ở ngoài kia thì Quản Điều sẽ vặn hỏi, tranh luận cho kì được. Nhưng đã trao đổi quá ba câu, vượt quá quy định của trại nên Quản Điều đành im lặng, chấm dứt câu chuyện rồi lui ra.

Giống mấy lần trước, lần này nụ cười của người tử tù lại làm Quản Điều suy nghĩ mãi. Tới gần trưa thì không chịu nổi nữa, bèn bước về phía phòng biệt giam cất giọng như tra hỏi:

- Này ông, sáng nay, lúc tôi thông báo hôm nay là ngày Phật Đản, ông lại nhoẻn mồm cười là có ý gì?

Người tử tù vẫn trả lời giọng từ tốn:

- Tôi cười vì Phật sinh, cũng như không sinh, thưa cán bộ.

Quản Điều bắt đầu cáu:

- Hừm! Ông bảo nghe mà không nghe thì còn tạm tin được. Chứ Phật sinh mà không sinh thì ai thèm tin? Chả lẽ ở ngoài kia là một lũ ngu hết cả hay sao?

Người tử tù vẫn từ tốn:

- Ngày nào cũng là ngày Phật Đản cả. Cho nên nói sinh, cũng như không sinh.

Hừm! Thế này thì quá lắm. Chẳng lẽ Đức Phật của các ông đã choán hết cả những ngày lễ trọng đại của đất nước, không chừa ra ngày nào cả hay sao? Thế này thì đích thị là phản động, chứ không phải chuyện đùa. Nhưng đây chỉ là ý nghĩ, Quản Điều không nói ra mồm, mà quay ngoắt lại, hầm hầm bước về trạm gác.

Đang cơn tức tối, Quản Điều lập tức lấy giấy bút, viết một tờ trình lên ban chỉ huy trại, trình bày về tư tưởng phản động rất nguy hiểm của người tử tù, đề nghị trên sớm cho thi hành án đối với trường hợp này… Tờ trình viết xong, nhưng Quản Điều chưa gửi đi ngay, mà gấp lại, đút vào ngăn kéo.

Tối hôm đó, vừa về đến nhà, vợ Quản Điều đã hớn hở khoe:

- Hôm nay Phật Đản, chúng em đi lễ chùa, nghe quý khầy (vợ Quản Điều vốn nói ngọng) giảng pháp hay lắm anh ạ.

Quản Điều vốn chả bao giờ quan tâm chuyện mê tín dị đoan của đàn bà, nhưng cũng bâng quơ hỏi lại:

- Giảng cái gì?

Vợ Quản Điều kể:

- Quý khầy giảng rằng Đức Phật sinh cũng như không sinh…

Quản Điều nghe đến đây, bỗng giật mình. Sao y hệt câu nói của người tử tù? Liền hỏi giật giọng:

- Thầy còn giảng gì nữa?

Vợ Quản Điều tưởng bị cụt hứng, nghe chồng hỏi lại hớn hở khoe tiếp:

- Quý khầy giảng ngày nào cũng là ngày Phật Đản cả.

Nghe đến đây thì Quản Điều chẳng những rùng mình, mà còn cảm thấy rợn người. Cứ như thể người tử tù kia đã phân thân làm hai nơi, một thân nói cho Quản Điều nghe, một thân nói cho vợ nghe. Thế này thì còn nguy hiểm gấp vạn lần phép thuật phù thủy ở trên mạn ngược chứ chả chơi. Ý nghĩ ấy làm Quản Điều hoang mang thật sự, toát cả mồ hôi hột. Cô vợ không biết điều đó, nên cứ hồn nhiên khoe tiếp:

- Giảng xong, quý khầy còn cầm một xấp ảnh tặng cho mọi người. Bà thì được ảnh Phật A Di Đà, bà thì được ảnh Quan Âm Bồ Tát…, còn em thì được tấm ảnh này…

Quản Điều ngó tấm ảnh, một chú bé hồng hào, mũm mĩm, một tay trỏ lên trời, một tay trỏ xuống đất. Đó là ảnh Đức Phật Đản sinh.

Tấm ảnh làm cơn hoang mang của Quản Điều cũng dịu đi phần nào. Còn một sự trùng hợp nữa, sao bây giờ Quản Điều mới chợt nghĩ ra. Số tù của người tử tù ấy là 365, vừa đúng bằng số ngày trong năm.

Bấy nhiêu sự trùng hợp mà vẫn tình cờ, thì tình cờ không phải tình cờ. Ý nghĩ ấy làm Quản Điều trằn trọc suốt đêm, sáng hôm sau dậy muộn, cuống cuồng phóng xe đến trại thì đã chậm mất mười lăm phút. Cậu phụ quản giáo trực đêm thấy hai mắt Quản Điều thâm quầng, tỏ ra thông cảm với thủ trưởng của mình nên không nói gì, chỉ lặng lẽ làm thủ tục giao ca rồi rời khỏi trại. Việc đầu tiên, Quản Điều liền mở ngăn kéo ra. Tờ trình mới viết hôm qua đã không còn ở đó nữa.

Quản Điều giật mình, lao ra cửa định gọi cậu phụ quản giáo lại để hỏi. Nhưng cậu ta đã phóng xe đi mất hút. Mà cậu ta cũng không dám lục lọi chiếc ngăn kéo, kỉ luật của trại đã quy định như vậy. Thế thì tờ trình ấy biến đi đâu? Đang rối trí thì có người tới, chưa thấy người đã thấy tiếng oang oang từ ngoài sân, tiếng của Quản Đạt.

Quản Đạt là người tiếp theo, sẽ thay thế Quản Điều vì sắp đến hạn một năm. Quản Đạt thản nhiên bảo:

- Sáng sớm nay ghé qua đây, tình cờ thấy tờ trình ông viết ở trong ngăn kéo, tôi đem lên phòng giám đốc nộp hộ cho ông rồi. Ông viết đúng lắm, phản động là rất nguy hiểm, nhà sư càng nguy hiểm. Thi hành án sớm cho anh em mình đỡ vất vả. Tôi chúa ngại canh giữ tử tù…

Câu nói làm Quản Điều rùng mình. Lạ thật, sao hôm nay ta lại rùng mình nhỉ? Quả thực sáng nay Quản Điều chưa có ý định nộp tờ trình ấy, chính vì những sự trùng hợp kia. Vội hỏi lại:

- Thế giám đốc đã đọc chưa?

Quản Đạt hơi cụt hứng, trả lời:

- Lúc ấy giám đốc chưa đến, tôi cứ để trên bàn. Nhưng sao…?

Quản Điều không trả lời, chỉ túm áo Quản Đạt kéo vào trạm, ấn xuống ghế rồi nói:

- Ông ngồi đây trông hộ tôi một lát.

Rồi lao lên phòng giám đốc, Quản Đạt nhìn theo, lắc đầu không hiểu ra làm sao.

Lên tới khu văn phòng, Quản Điều chả cần ý tứ như mọi lần, liền mở ngay cửa phòng giám đốc, bước vào. Trên bàn làm việc của giám đốc trại, bên dưới con tì hưu vẫn dùng để chặn giấy là mặt bàn trống trơn, không có tờ giấy nào.

Quản Điều bắt đầu cảm thấy hơi mất bình tĩnh, liền tiến ngay tới, liều lĩnh lục lọi ở mấy đống công văn, giấy tờ xếp bên cạnh. Đang lục thì có tiếng nói, làm Quản Điều giật bắn người:

- Cậu tìm tờ trình kia phải không? Tớ đã đóng dấu hỏa tốc và kí chuyển lên Cục thi hành án rồi. Xe công văn vừa rời khỏi đây…

Người nói chính là giám đốc trại. Quản Điều hơi thẫn thờ, cố trấn tỉnh lại rồi nói, nửa thật nửa dối:

- Vâng, à… vâng. Tôi định lấy lại để bổ sung thêm một chút…

Giám đốc bảo:

- Không sao, có gì cần bổ sung, cậu cứ về viết thêm tờ trình nữa. Sáng mai tớ cũng có việc phải lên Bộ, sẽ mang nộp trực tiếp. Đó là trách nhiệm của trại…

Quản Điều còn biết nói gì nữa? Chỉ còn nước chào giám đốc rồi trở về vị trí của mình. Buổi sáng hôm ấy vào mở còng cho người tử tù, Quản Điều cảm thấy như có lỗi gì đó, lập cập mãi mới mở được khóa. Ngẩng lên nhìn người tử tù, nét mặt nhà sư vẫn bình thản như không.

Gần trưa hôm đó, một tin dữ bay về trại, chiếc xe văn thư trên đường lên Cục thi hành án, tự dưng bốc cháy giữa đường, may cho lái xe và sĩ quan áp tải lao ra kịp nên không việc gì…

Ngay đầu giờ chiều, giám đốc trại gọi Quản Điều lên, bảo phải soạn gấp tờ trình khác, để sáng mai kịp mang nộp lên trên.

Quản Điều ngồi trong trạm gác, còn đang băn khoăn, chưa biết viết lại tờ trình như thế nào, thì lại một tin dữ nữa ập đến. Giám đốc trại bị đột quỵ trên bàn làm việc, xe cấp cứu phải chở ngay lên bệnh viện…

Bấy nhiêu sự trùng hợp làm Quản Điều bị thuyết phục hoàn toàn. Chiều hôm ấy hết ca trực, Quản Điều xuống chào người tử tù rồi mới ra về. Lần đầu tiên, Quản Điều gọi người ấy bằng Thầy. Nét mặt nhà sư vẫn bình thản, như không hề nhận ra sự thay đổi ấy.

Ai ngờ những sự trùng hợp vẫn chưa dừng ở đó. Có một chuyện mà Quản Điều và cả trại không ai biết. Rằng giám đốc trại không phải bị đột quỵ. Chiều hôm ấy đang ngồi làm việc, bỗng dưng có cơn buồn ngủ ập đến, làm viên giám đốc đổ ập nửa người trên xuống mặt bàn, hai cánh tay duỗi ra, gạt phải con tì hưu vẫn dùng để chặn giấy. Con tì hưu rơi xuống nền nhà, trúng đầu con chó mực đang nằm liu riu. Trong lúc mơ màng, viên giám đốc cứ như thể chứng kiến chuyện xảy ra tiếp theo. Thấy con chó mực giật mình, mắng con tì hưu:

- Mày đạp vào đầu tao, tao sẽ đập vỡ đầu mày làm bảy mảnh…

Con tì hưu một chân trước che mồm “suỵt, suỵt…”, một chân trỏ ngược lên bảo con chó mực:

- Ông chủ đang ngủ gật…

Ý con tì hưu bảo tại ông chủ ngủ gật, nên đã gạt phải nó. Nhưng con chó mực tỏ vẻ không nghe, cứ một mực gầm gừ, nghiến răng lại mà bảo:

- Tí nữa ông chủ thức dậy, tao sẽ đập đầu mày vỡ làm bảy mảnh.

Con tì hưu hãi quá, kêu lên:

- Mồm mày độc lắm, nói ra cái gì thường đúng cái đó. Tí nữa ông chủ thức dậy, đầu tao sẽ vỡ làm bảy phần mất. Vậy tao sẽ ngăn không cho ông chủ thức dậy nữa…

Kết quả mọi người trong trại ngỡ viên giám đốc bị đột qụy, phải cấp tốc chở vào bệnh viện để cấp cứu. Đến bệnh viện rồi, viên giám đốc vẫn li bì.

Tối hôm đó về nhà, vợ Quản Điều bất ngờ hỏi:

- Hôm nay giám đốc của anh bị đột qụy có phải không?

Quản Điều giật nảy mình, hỏi:

- Sao em biết?

Cô vợ nhanh nhảu:

- Khầy em bảo.

Lại ông thầy chùa. Ông ta nghe tin ở đâu thế cơ chứ? Liền hỏi:

- Hôm nay em lại đi chùa à? Sao ông thầy ấy lại biết nhanh thế nhỉ?

Cô vợ nói liến thoắng:

- Tin đồn thì bao giờ chả nhanh hả anh? Nhưng khầy còn nói một việc khác nữa cơ…

- Khầy nói cái gì? – Quản Điều hỏi dồn.

Cô vợ cố tình thủng thẳng:

- Khầy bảo không phải ông giám đốc bị đột qụy đâu. Ông ấy bị giữ mất hồn đấy. Muốn cho ông ấy hồi tỉnh, thì phải lấy đất sét bọc đầu con tì hưu trên bàn làm việc của ông ấy lại…

Giá như trước kia, thì Quản Điều sẽ mắng cho cô vợ một trận, vì cái tội mê tín dị đoan. Nhưng bây giờ thì không dám. Có phải người tử tù kia lại phân thân lần nữa chăng?

Hôm sau đến cơ quan, Quản Điều không nói với ai, cứ lẳng lặng kiếm một ít đất sét, bí mật lên phòng giám đốc trại, bọc đầu con tì hưu lại theo lời dặn của cô vợ.

Tối hôm ấy về nhà, cô vợ lại hớn hở, giọng liến thoắng như một cái máy:

- Hôm nay khầy bảo sẽ có người đứng ra hòa giải chuyện xích mích giữa con tì hưu với con chó mực. Nhưng phải ba ngày nữa, thì giám đốc của anh mới hồi tỉnh được.

Đến lúc này thì trong óc Quản Điều không còn chỗ cho sự nghi ngờ nữa. Ba ngày sau, tin từ bệnh viện báo về, viên giám đốc quả đã tỉnh lại…

Quản Điều nghe tin, lập tức lao lên phòng giám đốc, vừa mở cửa, nhòm lên bàn làm việc, Quản Điều lập tức rợn cả xương sống. Phần đất sét bọc trên đầu con tì hưu đã vỡ tung, đếm được đúng bảy mảnh.

Giám đốc trại thoát khỏi cơn đột quỵ, nhưng không hiểu sao cứ nằng nặc làm đơn xin nghỉ hưu sớm, vì lý do sức khỏe. Cấp trên phải điều người khác về thay. Đợi mấy hôm cho giám đốc mới nắm bắt công việc, Quản Điều mới bắt tay vào việc viết lại tờ trình. Nhưng nội dung không phải đề nghị sớm thi hành án đối với người tử tù nguy hiểm, mà đề nghị bãi bỏ hình thức cùm chân trong phòng biệt giam, vì người tử tù đã “cải tạo tốt” và có ý thức hợp tác…

Từ đó, Quản Điều về nhà không thấy cô vợ đả động gì đến ông “khầy” ở chùa làng nữa. Nhưng cô ta lại khoe chuyện khác, rằng mình có mang, tính ra đúng vào cái ngày có lễ Phật Đản. Quản Điều cũng mừng, thầm mong nó là con giai, vì cả họ đang mong có thằng nối dõi tông đường…

Tất cả mọi sự thay đổi của mình đối với người tử tù Quản Điều giấu kín trong lòng, không hé răng nói ra với ai. Rồi cái “nhiệm kì” một năm cũng đã hết, Quản Điều bàn giao nhiệm vụ cho Quản Đạt. Bấy giờ Quản Điều mới quyết định nói hết mọi chuyện cho Quản Đạt nghe, và căn dặn Quản Đạt hãy vì mình mà đối xử tốt với người tử tù. Quản Đạt chỉ hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng nhất nhất vâng lời.

Lúc vĩnh biệt người tử tù, Quản Điều đến trước cửa phòng biệt giam, đứng chào thầy rất cung kính. Nhân đó hỏi:

- Thầy từng nói kiếp trước con là “thiện trí thức” của thầy. Vậy “thiện trí thức” nghĩa là gì vậy?

Người tử tù trả lời ngắn gọn:

- Là người đã khiến ta đi vào con đường thiện, bằng bất cứ lối nào.

Quản Điều cúi đầu ngẫm nghĩ, nhất thời chưa hiểu được ngay. Thì ngẩng đầu lên, bất ngờ nhìn thấy một con xén tóc hoa bé tí, đang bò trên cái sọ bóng loáng của người tử tù. Quản Điều chợt ngộ ra điều gì đó, liên buột mồm nói:

- Vậy kiếp sau, nếu có duyên gặp lại, thì thầy hãy độ cho con nhé?

Người tử tù trả lời, chỉ ba từ, như đã chuẩn bị sẵn từ lâu:

- Tất nhiên rồi.

Quản Điều nghe ba tiếng mà tưởng như vừa được ba viên kim cương, liền thò tay vào túi áo ngực, lấy ra một tấm ảnh đã ép plastic, cầm hai tay đưa tặng người tử tù. Đó là tấm ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát mà Quản Điều đã nói vợ xin từ ngôi chùa làng. Người tử tù im lặng nhận lấy, nhìn Quản Điều bằng ánh mắt đầy từ bi. Quản Điều còn tỏ ra lưu luyến, cố hỏi câu cuối cùng:

- Thầy có còn điều gì dặn con nữa hay không?

Người tử tù vẫn im lặng, chỉ trả lời bằng ánh mắt, vẫn đầy từ bi, rồi từ từ quay lưng lại, bước vào phòng giam. Hình ảnh cuối cùng Quản Điều nhìn thấy, là số tù của thầy, con số 365.

Quản Đạt ghi nhớ sự kí thác của Quản Điều nên chăm sóc người tử tù rất chu đáo, không xảy ra sơ suất gì. Hôm nhận được tin vợ Quản Điều sinh con trai, thằng bé mũm mĩm, nom y hệt tấm ảnh Đức Phật Đản sinh, Quản Đạt cũng đem điều đó thông báo với người tử tù. Đôi mắt người tử tù lấp lánh một niềm vui, song chỉ lóe lên trong chốc lát.

Rồi thời hạn một năm của Quản Đạt cũng kết thúc. Quản Đạt tới chào từ biệt người tử tù trước khi bàn giao cho Quản Giáo mới. Ai ngờ không chỉ là sự chia tay, mà còn kèm theo một tin dữ. Quản Điều vừa mới bị tai nạn giao thông, trên đường phóng xe tới trại. Và đã không qua khỏi.

Người tử tù nghe tin, vẫn tỏ ra bình thản, chỉ đưa tay lên ngực niệm câu: “Adidaphat” rồi thong thả quay lưng lại. Lần đầu tiên Quản Đạt giật mình khi nhìn thấy con số quen thuộc trên lưng người tử tù. Tính từ ngày Quản Điều bàn giao cho mình, tới hôm nay vừa đúng 365 ngày.

Nhưng quản giáo mới cũng không cần phải đợi hết “nhiệm kì”. Mấy tháng sau người tử tù được phóng thích. Lý do gì thì không ai biết được, và cũng không cần thiết phải phỏng đoán…

Bốn mươi năm sau…

Khu trại giam đã trở thành một phần của Tổ đình Tam Túc. Trên núi dưới hồ, tòa ngang dãy dọc, phong cảnh lộng lẫy, bề thế như bồng lai phim ảnh, hàng năm đón không biết bao nhiêu đoàn người lũ lượt hành hương. Quản Đạt lúc này về hưu đã lâu, giờ xin vào Tổ Đình làm một chân lao công quét dọn. Hôm ấy quét một đống lá khô vào góc sân, vừa châm lửa đốt thì trong đoàn khách du lịch, có một ông già từ từ tách ra, bước về phía đống lửa.

Đó là một nhà sư già. Quản Đạt ngẩng mặt nhìn lên, giật bắn mình khi nhận ra, đó chính là người tử tù ngày trước…

Quản Đạt vội vàng chạy đi kiếm một hòn đá, phủi sạch rồi đặt xuống cạnh đống lửa, mời nhà sư ngồi.

Hai người truyện trò thân mật, như hai cố nhân tình cờ gặp lại. Bỗng nghe ba tiếng “Cộ, Cộ, Cộ”, Quản Đạt giật mình nhìn xuống. Giữa hai người là một con cóc cộ to bằng vốc tay, có cái cổ lốm đốm phập phồng ở đâu đã nhảy đến ngồi chỗ đó từ lúc nào. Nhà sư cũng chăm chú nhìn con cóc, bất ngờ ngài cất tiếng, y như nói một mình:

- Tất nhiên rồi.

Quản Đạt còn chưa kịp ngạc nhiên, thì lại nghe con cóc kêu lên ba tiếng: “Cộ, Cộ, Cộ”. Thế rồi nó nhổm mình lên, đánh vút một cái, nhảy thẳng vào giữa đống lửa.

Quản Đạt hết sức kinh ngạc, vội vàng tìm que bới đống lửa để cứu con cóc. Nhưng nhà sư đã đưa tay ngăn lại.

Con cóc vẫn ngồi im phăng phắc giữa đống lửa cháy ngùn ngụt, một lát thì thành than. Nhà sư cũng đứng dậy, chia tay Quản Đạt. Trước khi đi ngài còn cầm tay Quản Đạt, dặn hãy đem hòn than, tức xác con cóc ra chôn cẩn thận ở bìa rừng.

Năm sau không thấy nhà sư hành hương ra Tam Túc nữa. Tuy nhiên, ngài đã nhận được tin nhắn của Quản Đạt...

Rằng đúng chỗ chôn xác con cóc năm ngoái, đã mọc lên một bông sen đất.

P.L.V