Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2023

Nguyễn Đức Sơn – Kẻ ngộ nạn trần gian

Nguyễn Viện

Gọi Nguyễn Đức Sơn, Sao Trên Rừng hay Sơn Núi là một nhà thơ ngoại hạng, một thiền sư bụi đời hay một quái kiệt của văn chương đương đại Việt Nam dường như đều có thể.

Tôi ít có dịp gặp Nguyễn Đức Sơn, nhưng cái cảm giác thân thiết, gần gũi mỗi khi gần anh thì rất tự nhiên. Phải chăng Nguyễn Đức Sơn vốn có cái tâm không, dễ dàng dung chứa tha nhân? Tôi không tin thế. Ngược lại, tôi cho rằng anh Sơn cực kỳ khó chịu, vô cùng cực đoan và cô độc một cách thâm căn cố đế.

Đồi thông Phương Bối, nơi gia đình Nguyễn Đức Sơn nương náu từ 1979, thơ mộng nhưng cũng gian nan cay đắng. Nếu không phải là Nguyễn Đức Sơn thì khó ai có thể kiên cường giữ được mảnh đất nghịch thường ấy đến bây giờ.

Tôi không bao giờ quên lần anh đeo cái túi vải đến nhà tôi với hầm bà lằng giấy tờ hồ sơ đất đai Phương Bối. Bằng chiếc xe gắn máy hiệu Chaly bé xíu, Nguyễn Đức Sơn thường xuyên rong ruổi đường trường Bảo Lộc - Sài Gòn chạy vạy khắp nơi để nhờ cậy giúp đỡ, cũng như để thăm bạn bè.

Tôi cũng không bao giờ quên hình ảnh một thiền sư - thi sĩ khoác túi vải nghiêng nghiêng bước đi trên sườn đồi trong nắng chiều vàng vọt hôm tôi cùng họa sĩ Trịnh Cung và nhà thơ Thận Nhiên lên Bảo Lộc thăm anh. Có gì đó vượt qua tất cả những hệ lụy của đời sống để chỉ còn là tiếng vọng của “càn khôn tịch mịch” (chữ của Nguyễn Đức Sơn).

Thơ và đất đều cực nhọc.

Nguyễn Đức Sơn làm nhiều thơ có hương vị thiền. Nhưng thú thật, tôi không thích thơ thiền của anh, cũng như của những thi sĩ làm thơ thiền khác. Không phải anh Sơn hay những người khác làm thơ thiền không hay, mà thơ thiền nói chung… không có gì mới, lạ. Quay đi, quay lại cũng chỉ là hư vô với hư không. Vô thường và… vô vị. Chán. Thiền, càng nói càng thừa.

Tôi thích Nguyễn Đức Sơn ở những mảng thơ tràn trề nhục cảm. Thơ mộng và say đắm.

“ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người
em chưa đái mà hồn anh đã ướt”

Hoặc:

“Con gái
Ngồi đái
Trên Trái Đất
Rồi đi đâu mất”

Tôi cũng thích Nguyễn Đức Sơn trong những lời thơ thô tục. Hùng hổ và bất khuất.

“Đụ mẹ

Cây bông

Hắn không

Lao động

Ai trồng

Chật chỗ

Mày nhổ

Xem sao

Máu trào

Thiên cổ”

Tuy nhiên, cái lớn lao nhất của Nguyễn Đức Sơn lại ở những cảm xúc tình thường của con người. Nỗi đau và sự chân thật. Đi thăm bạn sắp đẻ ở Di Linh là một bài thơ bất hủ. Một viên kim cương trên vương miện của thi ca.

“Sắp đẻ ở Di Linh cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở Di Linh cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một đĩa hát cũ
Oh, my tormented heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Anh đưa chị về đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết.”

Bài thơ này sẽ càng tuyệt vời hơn qua giọng đọc của nhà thơ Nguyễn Đạt, mạnh mẽ và truyền cảm. Nhậu mà đọc thơ của mình thì dễ bị phạt, ngoại trừ Bùi Chí Vinh. Bởi vì khẩu khí thơ của Vinh là một loại rượu quí. Cũng như nghe đọc thơ của Nguyễn Đức Sơn hay Hồ trường của Nguyễn Bá Trác trong những bữa nhậu thì chất ngất.

“Luận về không hay có

Đâu bằng nhìn cái mồng của em

Sắp ló”

Hiện sinh và giải thoát, thơ Nguyễn Đức Sơn là kinh của ngưỡng vọng con người về cái đẹp nhục thể. Ở Nguyễn Đức Sơn, dâm tính hiển lộ một cách chân thật, đồng thời Phật tính cũng chân như kiến giải. Và nhờ thế, Nguyễn Đức Sơn trở thành một con người ngoại hạng cả trong cách sống và thi ca.

6/2023

image

Mộ của Nguyễn Đức Sơn ở đồi thông Phương Bối. Ảnh: HD