Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Người PTSD

(Tiểu thuyết của Thương Hà, Nxb Hội Nhà văn, 2021)

Tạ Duy Anh

Bạn đọc sẽ sớm biết P.T.S.D là gì, sau vài phút mở sách. Hóa ra nó là tên viết tắt từ dòng tiếng Anh: Post-traumatic Stress Disorder (căn bệnh rối loạn căng thẳng hậu chấn thương), một căn bệnh chỉ trở nên phổ biến ở Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam.

Và Sam, cựu binh Mỹ, là một trong số các bệnh nhân ấy.

Sau khi giải ngũ, Sam đã âm thầm tìm cách “chuộc tội” trước cho mình, bằng việc đến cô nhi viện, nhận nuôi một đứa trẻ Việt Nam mồ côi cả cha lẫn mẹ, tên là Thu. Rồi bạn đọc sẽ được thấy, đó không chỉ là một thứ duyên tình cờ, mà nó gắn với ám ảnh của Sam về một tội ác kinh hoàng mà trong suốt hơn 500 trang sách, ta vẫn không biết có phải do Sam trực tiếp gây ra? Chính cách xóa nhà giữa ảo (những hình ảnh trong ác mộng của Sam, với một cặp mắt bám theo ông mọi lúc mọi nơi) và thực, được chính Sam hồi ức lại, khiến bạn đọc cũng bị kéo vào cuộc điều tra về kẻ thủ ác thực sự trong sự kiện một bà mẹ và một đứa trẻ sơ sinh bị lính Mỹ sát hại dã man bằng cách bắn thẳng vào đầu, cái sự kiện bám theo Sam suốt cuộc đời và là căn nguyên của những cơn ác mộng ông thường xuyên phải đối mặt.

Đó cũng còn là chiếc trụ vững chắc để mọi câu chuyện thỏa sức tung hoành mà không bị văng ra ngoài.

Chúng ta biết rất ít về cuộc sống của Sam và Thu. Nhưng bằng những trang đối thoại rất đẹp, giữa Thu – khi đã lớn, đã thành đạt – với người cha nuôi lúc về già của mình, cũng đủ để thấy Sam tận tình chăm sóc và dành sự yêu thương cho cô con gái nuôi chu đáo và sâu sắc như thế nào.

Nhưng căn bệnh PTSD thì vẫn không tha cho ông. Mỗi ngày sống của Sam là một cực hình, dù xung quanh ông yên bình và ông không bị thiếu thốn bất cứ thứ gì. Ông không ngừng sống với những cơn ác mộng. Cứ qua mỗi cơn ác mộng của Sam, tác giả lại hé cho bạn đọc biết về những gì ông làm, hoặc chứng kiến, trong thời gian tham chiến. Bom đạn tàn khốc, tội ác khủng khiếp, sự điên loạn của kẻ đánh mất nhân tính ngoài ý thức… cứ hiện dần lên, ghê rợn và đầy ám ảnh, giống như những cảnh máu me, chết chóc bị làm mờ, hoặc đôi lúc là hình chồng hình trong thủ pháp điện ảnh. Thủ pháp này được Thương Hà sử dụng một cách đầy đắc ý trong “Người PTSD”.

Dù không dám trở lại quê nhà do sợ phải nhớ lại tuổi thơ, nhưng Thu lại khuyên và cổ vũ Sam hãy một lần đối diện với mảnh đất mà ông từng gây tội ác. Chuyến du lịch của Sam đến Việt Nam suôn sẻ mọi nhẽ, nhờ sự chu đáo của Thu và nhờ bạn cô, hướng dẫn viên du lịch tên là Lâm. Lâm vừa là đại diện của một thế hệ sinh sau chiến tranh, vừa là người phát ngôn thông điệp tha thứ. Những trang viết về cuộc gặp gỡ giữa người bố của Lâm, cũng là một cựu chiến binh, với Sam, tại căn nhà riêng của họ, thực sự gây bất ngờ. Họ không thể không nói về cuộc chiến, nhưng với tâm thế của những người cùng gặp nạn và may mắn thoát nạn. Cách thức chủ nhà tận tình hướng dẫn khách cách ăn, cách phối gia vị, cách thưởng trà, rồi những lo toan thường nhật khi tạo dựng cơ nghiệp, nuôi dạy con cái... khiến quá khứ chết chóc bị đẩy lại tít phía sau. Cách tiếp cận này khá mới trong văn học hậu chiến.

Thương Hà đã tạo ra được một không khí truyện đầy cuốn hút, ẩn chứa nhiều năng lượng gây bùng nổ. Thủ pháp này không mới nhưng luôn khó, không phải ai cũng dễ dàng thành công. Các nhân vật của cô đều “ra tấm ra món”, đều có khả năng lôi kéo bạn đọc tham gia câu chuyện của họ, đều có năng lực tự phát sáng. Văn của Thương Hà sinh động, linh hoạt, cho thấy rõ sự từng trải của người viết. Trong đa số trường hợp cô đều làm chủ ngòi bút. Đặc biệt nhất là những trang cô miêu tả tâm lý. Nó chạm tới những tầng rất sâu của ý thức, nhất là ý thức về thù hận và tội lỗi.

Điều đáng tiếc mà tôi muốn nói với tác giả, là cô chưa kiểm soát tốt cảm xúc. Hệ lụy của nó là có không ít trang cô say sưa với những “thuyết giáo” ám mùi chính trị, khiến có thể gây ra nỗi “oan uổng” cho chính tác phẩm của cô. (Ví dụ ai đó khó tính, họ sẽ căn cứ vào những trang như vậy để đánh giá về cuốn sách rồi dừng lại mà không đọc hết).

Thương Hà đang mạnh mẽ khẳng định mình. Và tôi tin vào khả năng sáng tạo của cô. Cuốn tiểu thuyết cô tặng tôi có cái tên rất đáng để tò mò. Tuy thế, tôi đã để trên bàn cả năm trời, trước khi đọc nó không dứt ra được, trong ba ngày.

image