Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Mấy sai lầm trong quản lý cán bộ, quản trị xã hội

 Mạc Văn Trang

Tất cả những gì diễn ra gần đây trong việc xử lý các quan chức từ cấp xã/ phường đến huyện, tỉnh, trung ương, “tứ trụ”, cho thấy chiến lược ĐÀO TẠO, TUYỂN CHỌN, QUẢN LÝ CÁN BỘ và QUẢN TRỊ XÃ HỘI của Đảng và Nhà nước ta mắc những sai lầm kéo dài vài chục năm và bây giờ bộc lộ ra như căn bệnh trầm kha.

Đây là vấn đề vô cùng lớn của Đảng và Nhà nước, của Quốc gia. Phải có những ai đó có tầm nhìn khác hẳn với trước, có bản lĩnh, toàn tâm toàn ý vì nước, vì dân mới thoát khỏi tình trạng như hiện nay.

Tôi chỉ xin nói vắn tắt mấy cái sai về QUẢN LÝ CÁN BỘ (QUAN CHỨC) và QUẢN TRỊ XÃ HỘI có tính nêu vấn đề, gợi ra cùng suy nghĩ…

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2024

Nói chuyện Đọc và Viết & Cái sống, Thân Phận, Hiệu Ứng của Chữ

Bùi Vĩnh Phúc

clip_image002

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc

.1.

Cuốn sách 9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương (viết về Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, và Tô Thuỳ Yên) của tôi vừa được nhà xuất bản Văn Học phát hành. Qua việc viết và cho phổ biến cuốn sách, tôi đã nhận được nhiều hồi ứng từ giới thưởng ngoạn, và cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của những người đọc sách, trong đó có những người cầm bút và những bạn văn. Tôi xin được, qua bài viết này, gửi lời cám ơn chung đến tất cả.

Cái chết của nhà thơ Nga vĩ đại nhất thế kỷ XX

Dương Thắng

Cuốn sách cuối cùng của Linda Lê De personne je ne fus le contemporain [Ta không là người cùng thời với ai cả] (2022) được viết ra để tưởng niệm hai nhân vật lịch sử lỗi lạc: Hồ Chí Minh và Osip Mandelstam. Bên cạnh cái tên Hồ Chí Minh rất quen thuộc với những người Việt Nam thì cái tên Osip Mandelstam lại khá là xa lạ. Vậy Osip Mandelstam là ai?

Viết nhỏ

 Phạm Thị Hoài

 

Có hai nhà văn nữ mà tôi đọc dồn dập trong một đoạn đời đọc và đời sống của mình. Người thứ nhất là Patricia Highsmith. Người thứ hai là Alice Munro.

Gần chục tác phẩm của Patricia Highsmith tôi đọc trong hai năm, từ sáu giờ rưỡi đến bảy giờ rưỡi sáng. Hàng ngày con trai tôi tập võ buổi sáng từ sáu giờ đến bảy giờ ở sân vận động gần nhà. Tôi đánh thức con, đưa đi, về chuẩn bị bữa sáng và trong khi chờ chàng võ sĩ hoàn thành nghi thức mở đầu một ngày rồi tắm rửa, ăn sáng và nhảy chân sáo đến trường, tôi có thời gian cho vài chục trang tiểu thuyết. Tôi thường kể lại những tình tiết vừa đọc và nêu thắc mắc. Chàng thường bình luận, mẹ đừng lo, sáng mai vào giờ này chúng ta sẽ khôn hơn. Cuối tuần và những ngày dưới 5 độ âm, thầy trò nhà Thiếu Lâm nghỉ, sách của Patricia Highsmith dừng theo. Rồi dừng hẳn, khi chàng trai vẫn quá bé bỏng của tôi nhất định thấy mình đủ lớn để không cần mẹ tháp tùng.

Định chế hóa tính “ngoài công lập” để khơi mở nguồn lực

Tham dự Hội thảo Văn hóa 2024, GS. TS. THÁI KIM LAN, người sáng lập Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (Thừa Thiên Huế), tâm đắc với nỗ lực làm rõ khái niệm văn hóa trong nghĩa đa nguyên để khơi mở nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và thượng tầng (thiết chế văn hóa, thể thao); bà cũng cho rằng, cần định chế hóa tính “ngoài công lập”, tạo niềm tin cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

Thơ Mỹ – một thời đáng nhớ (kỳ 27): Phillip A. Ellis (hết)

Khế Iêm

ELEMENTS (FOR CLAIRE)

 

With the sea tumbling over rocks,

and a certain wildness in the seagull’s call,

I am brought to mind of the swell

and of the pitch and yaw of the boat

as the seawind teased its fingers into your hair.

This is in that certain world

where the waves at high tide wash over sand banks,

cutting an island into two or three.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

Báo Thơ tháng 6-2024 và phụ bản “Khế Iêm với hành trình dấn thân tận hiến, sáng tạo thơ” của Trần Hoài Anh

Văn Việt vừa nhận được báo Thơ tháng 6-2024 của CLB Thơ Tân Hình Thức và phụ bản Khế Iêm với hành trình dấn thân tận hiến, sáng tạo thơ của Trần Hoài Anh dưới dạng PDF. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Hành giả Minh Tuệ từng tu tập ở Chùa Am và chịu ảnh hưởng sâu của Hòa thượng Thích Thông Lạc

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Hôm trước, một bạn FB có cung cấp thông tin: “Hành giả Thích Minh Tuệ đã xuất gia ở tu viện Chơn Như [tức Chùa Am]* của trưởng lão Thích Thông Lạc”. Tôi đã hỏi lại vài người trong Ban Giới - Định - Tuệ (thuộc Tu viện Chơn Như, hiện tham gia trong Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo) – Ban đã đề nghị tôi làm phim chân dung về Hòa thượng Thông Lạc ngay sau cuộc Tọa đàm khoa học về ngài được Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Tôn giáo tổ chức vào ngày 8/5/2022.

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Cành cọ vàng danh dự của Liên hoan phim Cannes năm nay

Lê Hồng Lâm

 

Cannes luôn biết cách để tạo ấn tượng bằng cách trao luôn giải Honorary Palme d’Or (Cành cọ vàng danh dự) cho Meryl Streep ngay trong đêm khai mạc Liên hoan phim. Juliette Binoche và Greta Gerwig - Chủ tịch Ban Giám khảo năm nay lên trao giải thưởng cho Meryl Streep. Binoche trong bài giới thiệu đầy cảm xúc của mình, gọi Streep là “báu vật quốc tế” (“an international treasure” để thay thế cho cụm từ “national treasure” khi ca ngợi một tượng đài nào đó) và nhận xét rằng: “Bà làm thay đổi cách chúng ta nhìn điện ảnh”.

Mất tích và Thời gian trong Ngôn ngữ & Cấu trúc động của Ai

Bùi Vĩnh Phúc

clip_image002

Ai là tiểu thuyết mới ra của Đặng Thơ Thơ. Quyển sách viết về cuộc đời, về ý nghĩa cuộc đời. Qua mắt nhìn, chính yếu, của một người mẹ và một người con. Hay qua mắt nhìn của một nhà văn, luôn trăn trở, tìm kiếm để nắm bắt những cái có vẻ nằm bên dưới nhịp chảy bình thường của cuộc sống.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Lên đỉnh vinh quang rồi bị lãng quên như đồ phế thải

André Menras – Hồ Cương Quyết

LTS – Ngày 23.5.24 tới đây, nhà xuất bản Les Indes Savantes sẽ phát hành cuốn hồi ký (tiếng Pháp) của André Menras: Le Vietnam entre le meilleur et le pire / 50 ans de fidélité aux combats de ma jeunesse (collection Cinq Points, 386 tr). Giương cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng giữa Quảng trường Lam Sơn mùa hè 1970, hai năm rưỡi bị đánh đập, giam tù tại Chí Hòa; hai năm trời đi khắp năm châu tố cáo cuộc chiến tranh Mỹ và chế độ lao tù của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; André Menras trở lại cuộc sống giáo viên của anh ở miền Nam nước Pháp, nhưng vẫn đấu tranh không ngừng nghỉ cho công bằng và tự do với tư cách công dân Pháp và công dân Việt Nam. Đấu tranh đòi công lý với bộ máy quan liêu Pháp (liên bộ giáo dục, quốc phòng, ngoại giao...) tả cũng như hữu bằng hai cuộc tuyệt thực trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ lớn Saint-Nazaire (thành phố Béziers). Sát cánh với ngư dân Lý Sơn trên vùng biển Hoàng Sa chống chọi với hải quân Trung Quốc, sánh vai biểu tình với các nhà dân chủ trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội.. Một bộ hồi ký trung thực, đầy ắp thông tin. Diễn Đàn xin thành thực cảm ơn tác giả đã cho phép đăng lại hai chương. Sau chương Anh bạn Gaspard, đây là một chương dài, nỏng hổi tính thời sự. Nguyên tác tiếng Pháp do công ti Sodis của nhà xuất bản Gallimard quản lý, bạn đọc có thể đặt mua ngay từ bây giờ tại hiệu sách quen của mình, hay đặt mua qua mạng FNAC.

_________________________________________

 

Mùa đông giữa đường

Hà Thúc Sinh                                                                               Truyện ngắn

Năm ấy sang Mỹ tôi mới ngoài bốn mươi, bốn mốt bốn hai… gì đó. Là người từng tham gia nhiều sinh hoạt cộng đồng, tôi cứ đơn thân độc mã đi qua nhiều tiểu bang, kết bạn từ San Diego tới D.C., từ Washington State tới Florida; các tiểu bang ở giữa, có tiểu bang nào không có dấu chân tôi.

Đọc thơ tình Nguyễn Quang Thân và những dòng liên tưởng

Mai Quỳnh

Tôi và bạn đọc cảm ơn nữ sĩ Dạ Ngân đã giữ gìn cẩn trọng và bỏ nhiều công sức cho ra mắt công chúng Di cảo của nhà văn Nguyễn Quang Thân (NXB Phụ Nữ - Phuong Nam Book). Nhờ vậy, trước mắt tôi, lớp lớp bộn bề hàng chục trang bìa màu sắc rực rỡ những cuốn sách đủ thể loại mang tên ông, nay có thêm một mảng màu khiêm nhường chứa đựng nỗi niềm sâu kín: Những trang thơ tình!

image  

Gọi tên là Gốm Việt Nam!

Thái Kim Lan

 

Một người bạn trẻ đã kêu lên khi nghe tôi thông tin về đề tài của cuộc hội thảo vào ngày 18/5 sắp tới mà chúng tôi đang chuẩn bị nhân ngày quốc tế bảo tàng sắp đến (18/5/2024).

Ba tiếng "Gốm Việt Nam" có gì lạ nếu nhìn trên thị trường khắp nước về gốm, nhưng đôi mắt của người bạn trẻ với ngấn nước mắt cảm xúc khi nói tiếp "Gốm thân thuộc lắm – Gốm là đất, mà Đất là Mẹ... Mẹ Việt Nam, Gốm Việt Nam" đã làm tôi sửng sốt.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

“Siêu cường quốc tin đồn”?

 Nguyễn Hoàng Văn

 

Chỉ với mớ mũ miện hoa hậu thượng vàng hạ cám mà, đó đây, đã có người phởn lên với niềm tự hào “cường quốc sắc đẹp” thì, sau ít nhất hai thập niên sống với những tin đồn chính trị vô cùng chính xác, họ có thể nào phởn tiếp tới một tầng bậc cao hơn như là “siêu cường quốc tin đồn”?

Francis Ford Coppola là huyền thoại

Lê Hồng Lâm

 

Ông Francis Ford Coppola là huyền thoại rồi, không ai dám cãi. Từ nửa thế kỷ trước, ông đã là huyền thoại rồi.

Trong thập niên 70 và cũng là thập niên sáng chói nhất trong sự nghiệp của ông, Coppola là tác giả (auteur) của bốn bộ phim đỉnh cao: The Godfather (Bố già) (1972), The Godfather II (1974), The Conversation (1974) và Apocalypse Now (1979). Hai phần Bố già là kiệt tác của dòng phim gangster, The Conversation là xuất phẩm của dòng hình sự và Apocalypse Now là epic của dòng phim chiến tranh. Bộ phim cuối tôi đã nhắc trong nhiều bài gần đây, và dù có đọc những ám chỉ của nhà văn Nguyễn Thanh Việt về hậu trường làm bộ phim chiến tranh Việt Nam khá xấu xí của Hollywood được cho là lấy cảm hứng từ bộ phim này và “tác giả lớn” Coppola, tôi cũng không vì thế mà không yêu tác phẩm này. Vượt lên trên mọi trải nghiệm địa ngục kinh hoàng của chiến tranh, đó là bộ phim nói về sự tăm tối của lòng người trong chiến tranh, đúng như cuốn tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối (Heart of Darkness) của nhà văn Joseph Conrad) viết cuối thế kỷ 19 mà bộ phim chuyển thể.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Tháng Tám cờ bay

Một chút lịch sử, trích hồi ức Vũ Đình Huỳnh

Vũ Thư Hiên

Tôi thấy cần phải nói vài lời về bài viết Tháng Tám cờ bay (Vũ Đình Huỳnh: Tháng Tám cờ bay. Hồi ký, báo Văn Nghệ, tháng 9-1993).

Cha tôi không tự viết hồi ký này. Nó được một người ghi lại chuyện cha tôi kể, chính tôi cũng được nghe, rằng ngày 19.5 không phải là ngày sinh của ông Hồ. Ông đã bịa ra nó, như một kế chính trị.

Cha tôi mất năm 1990, cái gọi là hồi ký này được in ra năm 1993, tất nhiên cha tôi không được đọc để có thể nói về nó. Câu chuyện được một người có cảm tình với cha tôi (tôi xin giấu tên vì lý do tế nhị), một người có ý tốt muốn giữ lại một lời chứng về một sự kiện có thật. Tiếc rằng người ghi vốn quá quen với cách hành văn xưng tụng, nên lời lẽ trong văn bản này đã được tô vẽ theo tinh thần nịnh bợ.

Thí dụ những câu đối với Bác, “ngày sinh của mình cũng phải là một ngày phục vụ được lợi ích của cách mạng”, v.v. không thể là câu nói của cha tôi, một người tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1925, 5 năm trước khi đảng cộng sản được thành lập, vốn không có sự sùng bái cá nhân với bất cứ ai trong các chiến hữu.

Một số nhà văn, nhà chính trị, vì thiếu hiểu biết, hoặc vì thói quen gia nô, trong nhiều bài viết đã miêu tả sai cách xưng hô thời bấy giờ của những người làm việc với ông Hồ Chí Minh, dường như mọi người đều gọi ông là Bác, xưng Cháu. Bản thân tôi được biết cách xưng hô nọ, xin làm chứng rằng những cộng sự của ông Hồ gọi ông bằng Bác là theo cách người Việt mình gọi thay các con, chứ vào năm 1945-1946 ông Hồ mới có 55, 56 tuổi, người ta đâu có xưng Cháu với ông. Chưa kể một ngoại lệ là ông Bùi Lâm quen ông Hồ từ thời cùng ở Pháp, mãi mãi chỉ gọi ông Hồ bằng Anh xưng Tôi.

Mới đây thôi, có một ông giáo sư hay tiến sĩ gì đó, thuộc một học viện nào đó, viết về ông Trần Duy Hưng, thị trưởng Hà Nội, xưng Cháu với ông Hồ. Điều này không đúng sự thật. Các ông Trần Tiến Đức, Trần Duy Nghĩa… con bác sĩ Trần Duy Hưng thường có dịp ăn cơm cùng ông Hồ chắc sẽ cười lớn khi nghe lời bịa đặt này.

Việc trong quá khứ thuộc chính trựờng được ghi lại gọi là sử. Nên ghi cho chính xác, đừng xuyên tạc, dù trong những chi tiết.

 

Cây Sài Gòn, cây Hà Nội

Nguyễn Đức Tùng

 

clip_image002

 

Tất cả những hàng cây đẹp mê hồn ở Sài Gòn, trước Nhà hát lớn, trên các đại lộ Cường Để Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Tự Do, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, bến Bạch Đằng, công viên Gia Định, tất cả hàng cây Hà Nội đẹp mượt mà như những câu thơ mà tôi đã đi qua ở đường Kim Mã, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Láng, Nguyễn Chí Thanh, cùng nhiều dãy phố khác ở Hà Nội, một khi bị đốn hạ, đều biến thành ve sầu.

Bạn có biết Miles Davis cũng là một họa sĩ?

Nguyễn Man Nhiên

 

Mặc dù nghệ thuật thị giác của Miles Davis (1926-1991; nghệ sĩ nhạc Jazz người Mỹ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn và được hoan nghênh nhất trong lịch sử nhạc jazz và âm nhạc thế kỷ 20) thỉnh thoảng sẽ tô điểm cho một trong những bản phát hành đĩa nhạc của ông (chẳng hạn như bìa album "Amandla" năm 1989), người được gọi là "Hoàng tử bóng tối" (Prince of Darkness) đã không bắt đầu vẽ và vẽ một cách nghiêm túc cho đến khi ông ở tuổi ngoài 50. Miles Davis không chỉ đơn thuần học hỏi mà còn biến việc sáng tạo nghệ thuật trở thành một phần cuộc sống của mình cũng như sáng tác âm nhạc. Người ta cho rằng Miles Davis đã làm việc một cách ám ảnh mỗi ngày về hội họa khi không đi lưu diễn và ông thường xuyên học với họa sĩ Jo Gelbard ở New York. “Nó giống như một liệu pháp đối với tôi và giúp tâm trí tôi luôn bận rộn với điều gì đó tích cực khi tôi không chơi nhạc.”

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

"Vịn câu kinh mà đi"

Hoài Phương

 

Ai đã từng viết câu này tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là khi thoáng đọc thấy câu này tôi dừng lại, sững người. Đã được vài năm, còn nhớ...

Mẹ tôi trong những lúc gian lao, lúc nào cũng A Di Đà Phật. Chồng tôi cũng vậy, chẳng bao giờ đi nhà thờ nhưng đêm nào cũng hôn dây chuyền có hình Đức Mẹ và Chúa Giê Su. Tôi từ những tháng này cũng đã thấy bao người tuyệt vọng trong đớn đau, bị bỏ rơi trong đói khát và tàn sát mà tay vẫn chỉ lên trời, Ai cũng đã bỏ rơi chúng ta, chỉ còn Allah, chỉ còn Allah...

Đức tin là gì... tôi không hiểu.

Hiệu ứng của âm và thanh trong thơ qua lăng kính của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc

Trần C. Trí (*)

Nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc là nhà văn, nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo và nhà ngôn ngữ học.

Trong cõi phê bình văn thơ vừa mênh mông, dàn trải, vừa tỉ mẩn, rạch ròi của Bùi Vĩnh Phúc, kết quả của một công trình mất nhiều thập niên như cuốn 9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương, tôi chỉ có thể tập trung vào một vài chỗ nhỏ, rất nhỏ, để nói lên một số nhận xét của mình đối với lối phê bình tài hoa của tác giả về một số câu thơ của Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng.

Cung đàn số phận

Tạ Duy Anh

image  

Tôi đã muốn quên cuốn sách ấy đi, vì vài lý do riêng. Nhưng vừa đọc bản thảo tập kịch "phá kịch" của Cung đàn số phận (từ "Phá kịch" cũng là của ông), trong đó có vở "Ô cửa sổ màu trắng" viết về hồn cốt, tính cách, văn hóa Hà Nội xưa, khiến tôi lại phải nhớ đến cuốn sách đó. Trong vở kịch vừa kể tác giả có nhắc đến nhóm Toán Xồm, Lộc Vàng... những người bị đi tù hàng chục năm hoặc chết thảm trên vỉa hè chỉ vì hát thứ nhạc bị coi là đồi trụy lúc ấy.

Thoát ly – quê hương là... nhà dưỡng lão

Hồ Anh Thái

 

Đất nước thiên về làm nông. Một số sản phẩm nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu. Làm nông thì đất nước có thể bảo đảm an ninh lương thực, khó xảy ra nạn đói, nhưng chẳng bao giờ giàu. Làm nông mãi có thể là cái nghèo truyền đời.

Nghĩ đến thế là có tâm lý thoát ly. Vượt thoát và rời bỏ. Thoát ra khỏi đồng ruộng con trâu cái cày. Dùi mài kinh sử lều chõng đi thi. Đỗ đạt thì cái được không chỉ là học vấn mà còn lên làm quan làm thầy. Người sáng dạ lên chỗ kinh kỳ đô thị làm thuê làm mướn. Người đi lính có cơm ăn nhà nước, có năng lực thì thành tướng sĩ hoặc ông cai đội.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

Tượng đài cho ai?

Thái Hạo

1.

Hàng chục năm qua, câu chuyện về phong trào “trăm hoa đua nở” của tượng đài chưa bao giờ thôi ồn ào ở nước ta, trong đó Thanh Hóa có thể coi là một “điểm nóng” trong con mắt dư luận. Khi mọi thứ chưa kịp nguội đi thì mới đây, báo chí và mạng xã hội lại xôn xao về việc UBND huyện Quảng Xương có đề xuất gửi Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc xin xây Tượng đài Phà Ghép chiến thắng với tổng mức đầu tư lên đến hơn 85 tỷ đồng (theo Báo Công Luận) (1).

438162486_832441032096251_8858674394223319881_n

Câu chuyện tượng đài phải đặt trong bức tranh tổng thể của tình hình kinh tế, y tế , xã hội, giáo dục...; đặt trong tình hình dân sinh và an sinh với sự thiếu thốn trường lớp, giáo viên không đủ, bệnh viện xuống cấp hoặc quá tải, môi trường ô nhiễm, giao thông rối loạn..., thì mới thấy hết sự bi hài của nó.

Năm 2020, cũng liên quan đến sự kiện huyện Yên Định đề xuất xây tượng đài, Báo Đại Đoàn Kết (cơ quan ngôn luận của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) viết: “Việc xây dựng tượng đài Bà Triệu là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời là biểu tượng giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ mai sau. Chao ôi, với những lý do này thì các huyện khác của tỉnh Thanh Hóa cũng có thể “nại” ra được những lý do tương tự. Vậy thử hỏi tỉnh Thanh Hóa có quy hoạch tượng đài không? Điều đáng bàn hơn là huyện Yên Định gần đây đang “dậy sóng” về chuyện nợ tiền tiếp khách, xây dựng... lên đến 52 tỉ đồng (trong đó Huyện ủy nợ 29 tỉ đồng, UBND huyện nợ 23 tỷ đồng) đến nay chưa được kết luận rõ” (hết trích) (2).

Từ nhận định này của báo Đại Đoàn Kết chúng ta cũng có quyền đặt câu, rằng có phải huyện Quảng Xương cũng đang “nại ra” lý do tương tự để xây tượng đài Phà Ghép chiến thắng? Và không chỉ Thanh Hóa hay Quảng Xương, trên khắp cả nước, với “tinh thần” ấy, bất cứ địa phương nào cũng đều có thể vin vào hoặc “nại ra” những lý do như thế để làm tượng đài cho bằng được. Và cứ đà “lạm phát tượng đài” này, đến một ngày ở đâu người dân cũng sẽ thấy những khối bê tông “siêu to khổng lồ” nhưng vô hồn, nhạt nhẽo hiện diện trên khắp mặt đất.

Vì sao nói thế? Sau chuyến đi đến các nước văn minh và thăm thú các tượng đài ở đó, PGS - TS Nguyễn Văn Huy- nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã chia sẻ với Báo Xây dựng: “tượng đài ở các nước luôn đem đến những cảm xúc, gợi mở sự lắng đọng, suy tư, còn với tượng đài ở Việt Nam hầu hết đều là những khối lớn, hoành tráng nhưng rất ít hồn” (3).

Khi Việt Nam còn nghèo, bao nhiêu vấn đề thiết thân của đời sống người dân và sự phát triển của xã hội đang nhức nhối, thì việc đua nhau xây lên những cái gọi là “tượng đài” như thế không những là lãng phí mà còn là vô trách nhiệm và có tội với người dân.

2.

Trên báo VietnamNet có bài “Nước Mỹ và những tượng đài do dân, vì dân” cung cấp những thông tin rất đáng suy ngẫm về việc làm tượng đài của một đất nước văn minh. Theo đó, ở Mỹ tượng đài là do người dân xây dựng, nhà nước hầu như rất ít “can thiệp” hay đầu tư tiền của.

Vì sao Mỹ làm thế? “Vì chính họ [người dân] mới là người đánh giá nhân vật nào khả kính mang lại giá trị chung khi họ "rút hầu bao" (4). Ví dụ, dân muốn xây tượng đài của vị tổng thống lập quốc vĩ đại Washington thì “tiền của đều do các tổ chức tư nhân kêu gọi đóng góp. Quốc hội Hoa Kỳ đóng góp bằng cách… “hiến” miếng đất” (4). Đang xây nhưng bị hết tiền, công trình này đã phải dừng lại đến 30 năm sau khi quyên góp được thêm tiền để hoàn thành. “Có người nói đùa, bên Mỹ mà chính khách lấy tiền thuế xây đền đài thì về nhà đuổi gà cho vợ” (4). Cứ theo đây thì có thể đoán rằng, nếu để người dân Nghệ An tự lựa chọn, họ sẽ đặt tượng nhà yêu nước Phan Bội Châu, thay vì tượng Le-nin.

20150810180249-washingtonmoonprint-l

Đài tưởng niệm Washington Memorial do người dân Mỹ tự góp tiền xây dựng (Ảnh VietnamNet)

Ở Mỹ, tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng là do nước Pháp tặng, chứ không phải nhà nước Mỹ bỏ tiền ra xây. Bức tường đá hoa cương nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam tại National Mall cũng do hội cựu binh Mỹ gây quĩ (4). Cách làm này [để người dân tự lựa chọn, tự bỏ tiền ra xây] thể hiện một tinh thần sâu sắc, rằng tượng đài là những biểu tượng đã và đang sống trong lòng người dân, vì thế họ chọn dựng tượng ai là quyền họ, đồng thời họ phải có trách nhiệm tự mình xây lấy, nhà nước không thể dùng thuế dân để thực hiện cái ý chí của nhà nước.

Cái hợp lý ở đây là nhân dân yêu mến ai, kính trọng ai, muốn lưu giữ sự kiện nào và đồng thời khả năng của họ tới đâu thì sẽ làm tới đó. Nó thể hiện sự tôn trọng người dân và việc chi ngân sách phải đúng nơi đúng chỗ. Nếu vẫn cứ dùng ý chí của các cơ quan nhà nước để xây tượng đài ồ ạt như hiện nay đang diễn ra, thì thứ nhất nó biểu hiện việc “lợi dụng chức vụ quyền hạn” trong việc sử dụng tiền thuế của người dân; thứ hai nó có thể không phản ánh đúng tinh thần, nguyện vọng và mong muốn của dân về những gì họ tôn kính hay không tôn kính; thứ ba nó có nguy cơ để lại một lượng “rác văn hóa” khổng lồ vì sự xấu xí của các tượng đài này, như nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận định.

Tôi nghĩ, đã đến lúc nhà nước cần có quy định và quy hoạch chặt chẽ, chi tiết về việc xây tượng đài, siết chặt việc quản lý, và nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội như hiện nay của đất nước thì cần hạn chế tối đa việc xây mới, dù lý do đưa ra là gì đi chăng nữa.

Biểu tượng của chiến thắng trong quá khứ phải được thể hiện bằng sự phát triển và thịnh vượng trong hiện tại. Vì thế, không có gì “tuyên truyền” tốt hơn và xây dựng những biểu tượng có thể sống mãi trong lòng dân chúng cho bằng việc tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, nâng cao và đảm bảo an sinh, phúc lợi cho người dân.

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây nên những cái gọi là tượng đài trăm tỉ nghìn tỉ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”..., mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết. Và nó sẽ trở thành biểu tượng không phai nhạt trong lòng người, có sức sống lâu bền và khả năng “tuyên truyền” không gì địch nổi. Hãy dốc lòng “tuyên truyền” bằng cách ấy, dân sẽ ủng hộ và sau này rất có thể đích thân họ sẽ bỏ tiền ra để tạc tượng các vị.

(1)https://www.congluan.vn/thanh-hoa-de-xuat-xay-tuong-dai-pha-ghep-85-ty-dong-post294488.html

(2) https://daidoanket.vn/tuong-dai-la-de-dan-vui-10154636.html

(3) https://baoxaydung.com.vn/the-gioi-lam-tuong-dai-don-gian-nhung-nhieu-y-nghia-157918.html

(4) https://vietnamnet.vn/nuoc-my-va-nhung-tuong-dai-do-dan-vi-dan-255608.html

Lễ kỷ niệm bảy mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Lê Học Lãnh Vân

 image

 

Bảy mươi năm, 2024-1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy! Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả, còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt với mục tiêu giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)!

Bài thơ tháng Tư

Thái Kế Toại

 

clip_image002Tháng Tư 1975

Tôi đang mặc áo lính viết ký sự lịch sử về Chiến tranh phá hoại tại đường Tàu Bay nay là Trường Chinh.

Vài người anh lớn tuổi của đơn vị đã được đi theo các binh đoàn vào chiến dịch.

Tôi viết về những ngày này trong bài tưởng niệm một người bạn như sau:

Trước ngày đi chiến trường, Luận đề trên đầu thư cho tôi: “Nơi gần mặt trời nhất - Anh Sơn”.

Từ “nơi gần mặt trời nhất” anh đã ra đi! Người con trai của đất tổ sông Hồng tìm đến Cửu Long. Mặt trận miền Nam mở ra dữ dội, ào ạt không thể tưởng tượng nổi. Cùng với đợt chia tay cá nhân, tôi chia tay với các trung đoàn không quân, ra đa, tên lửa, các sư đoàn cao xạ đi về phương Nam. Suốt đêm, tại phòng trực ban của sở chỉ huy Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân, loa kim phát đi oang oang tiếng nói hăm hở vội vã của các đồng chí phái viên tác chiến báo cáo tình hình mặt trận. Tôi được biết đơn vị cũ và Luận đã đánh Phước Long, Buôn Ma Thuật, chiếm sân bay Biên Hoà rồi vào đường Trần Quốc Toản, cảng Nhà Bè. Và tôi chờ một bài thơ của Luận. Bài thơ đường chiến dịch, thế nào cũng có câu thơ xao xuyến về màu xanh của bầu trời phương Nam…

Từ Thanh Mai nghĩ về Pháp Loa thiền sư

Đặng Văn Sinh

 

Lặng lẽ leo từng bậc dốc lên dãy Tam Ban, một mình trong rừng chiều nhạt nắng, tôi thầm nghĩ, gần ba phần tư thiên niên kỷ, trải bao thăng trầm lịch sử, cùng với sự xoay vần của trời đất, vạn vật đã biến đổi đến vô cùng. Khoảng thời gian ấy đủ để "mấy lần bãi bể thành nương dâu" (Kỷ độ thương hải biến vi tang điền)(1), như lời tiên nữ Ma Cô nói với tiên ông Lã Động Tân trên đảo Doanh Châu trong Thần tiên truyện. Tôi đi trong rừng thu, lá vàng rơi nhẹ cuốn theo làn heo may đầu mùa, thỉnh thoảng gợn lên những thanh âm xào xạc, nghe sao mà buồn. Đó là nỗi buồn chẳng rõ căn nguyên của một người cầm bút đã quá tuổi "tri thiên mệnh" nên tâm trạng hoài cổ. Dưới chân tôi là dòng suối nhỏ âm thầm luồn lách chảy giữa thung sâu. Trên đầu tôi là những ngọn thông già xòe ra tựa chiếc ô lớn, mọc lô xô, chạy vát từ con đường viền phần cực bắc thôn Thanh Mai đến lưng chừng núi rồi đột nhiên quặt sang phải vẽ thành một vòng cung xanh phản chiếu ánh tà dương lấp lóa.

Nguồn năng lượng sạch và lành từ Lý Hải

Lê Hồng Lâm

 

Lật mặt 7: Một điều ước gần chạm mốc 200 tỷ chỉ sau một kì nghỉ lễ – một thành tích quá ngoạn mục của Lý Hải. Ngay từ khi mới xem suất đầu, tôi đã dự đoán bộ phim này sẽ chạm mốc từ 400-500 tỷ. Điều khiến tôi ngạc nhiên và tin rằng phim này tiếp tục lập kỷ lục là Lý Hải có thể làm được một bộ phim “sạch” và “lành” như vậy, chạm vào cảm xúc của đại chúng đến vậy, dù nó vẫn còn nhiều khuôn mẫu và không phải là một bộ phim xuất sắc.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2024

Một vùng đất, những con người…

 (Đọc Ba Đồn mạn thuật của Nguyễn Quang Lập, Nxb Hội Nhà văn – 2022; 2024)

Ngô Xuân Hội

image

 

Quê tôi ở Nghệ An, nơi hàng năm khi mùa hè đến liên tiếp phải chịu những trận gió khô nóng ào ạt thổi từ Lào sang, nên dân gian gọi gió Lào. Gió Lào có từ lâu, là hệ quả của việc ông Đùng[1] khơi sông dắt núi sắp xếp lại giang sơn Nghệ Tĩnh. Mỗi đợt gió như thế kéo dài ba bốn năm sáu ngày liền… khiến sông hồ khô cạn, ruộng đồng nứt nẻ, cá chết xếp lớp trong những vũng bùn. Trong làng cây cối rũ rượi, da thịt người nhớp nháp mồ hôi, bàn ghế gường tủ cong vênh, sờ đâu cũng thấy một lớp bụi mỏng, ram ráp dưới tay. Buổi trưa nằm trong nhà, cứ thấy chó nằm đâu anh em tôi lại đến đuổi chó đi chiếm chỗ. Những con chó rất khôn, luôn chọn nơi mát nhất để nằm. Bị đuổi, chúng đứng lên ngồi xuống rồi nằm ì, không nhúc nhích, và thế là người với chó chúng tôi đành nằm chung chỗ. Lớn lên tôi đi học xa, những trận gió Lào chỉ còn trong ký ức. Hè năm ngoái tôi có việc phải về quê. Nhớ những trận gió Lào khắc nghiệt mình đã trải qua thời tuổi nhỏ, tôi cứ chần chừ. Thấy vậy, anh tôi giục:

Cầu khỉ

Nguyễn Đức Tùng

 

image  

Chỉ có một ngôi sao trên bầu trời.

Nhìn xuống: đất của người sống và đất của người chết. Khi bạn chạy, vượt lên thời gian, bạn băng qua chiếc cầu nối giữa hai vùng đất ấy. Bạn nghĩ bạn không nhìn thấy, nhưng đôi khi bạn nhìn thấy. Những ngày nóng bỏng, đêm không trăng, trong tiếng tiểu liên, tôi vẫn không thể không nhìn thấy bãi cát vàng mênh mông, rừng dừa xanh lảo đảo. Tôi không thể không nhìn thấy dòng sông thủy mặc, mái nhà tranh thấp buồn rầu, trăng hạ huyền khuyết một vạch đỏ như trong ngày động bão, người đàn ông miền Tây búi tóc cao, người thiếu nữ da nâu rắn rỏi. Người thiếu nữ chạy bên tôi, sau lưng tôi, ngực áo gió thổi phồng lên, eo thắt lại, mái tóc quá xanh. Trong khi chạy, tôi nhìn xuyên suốt màn đêm, thấy mặt bên kia đời sống, như mặt kia mặt trăng, tôi chậm lại chờ nàng, kéo nhau nằm lăn xuống khi gặp nguy hiểm, trên sỏi đá, trên bùn. Chạy qua thôn xóm yên bình, ngọn đèn cửa sổ, chạy dưới một dây phơi quần áo, giếng sân sau rêu trơn trượt. Thật khó để không làm tổn thương người khác. Tôi vừa chạy vừa nhìn quanh, đi tìm cái đẹp. Đi tìm cái đẹp một cách chính xác. Tôi muốn sống thêm một ngày. Tôi muốn tặng cho người con gái những ngày tôi đã sống, đẹp mê hồn, và những ngày tôi chưa kịp sống. Tôi biết tôi sẽ chết. Làm sao người ta có thể sống một mình không có người thương trên đời. Tôi nghĩ, tôi đã nhầm khi đến đây.

Nụ cười của nàng Joconde

Liễu Trương

image

 

Phần đông du khách từ phương xa đến Paris thường tìm đến Viện Bảo tàng Louvre, để xem cho được họa phẩm Nàng Joconde mà danh họa Leonardo da Vinci đã vẽ và sơn dầu trên gỗ vào khoảng những năm 1503-1507. Người mẫu là một phụ nữ ở thành Florence, nước Ý, tên Mona Lisa, còn được gọi là La Gioconda, Pháp gọi: La Joconde. Nụ cười của người mẫu này xưa nay đã thu hút vô số người đến xem.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

Thẩm định lại sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sao phải chạy theo dư luận?

Hạnh Phước

Thẩm định lại một cuốn sách đã tồn tại 2 năm trời là chạy theo dư luận, hết sức vô nghĩa trong bức tranh chung của sự việc.

Sau 1 tuần gây ồn ào với những tranh luận trái chiều, từ cả những phụ huynh học sinh lẫn giới học thuật của văn chương, sáng 7/5, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT-TT) cho biết đã đề nghị Nhà xuất bản Hội Nhà văn – đơn vị xuất bản tác phẩm – thẩm định lại tác phẩm Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn Ocean Vương về yếu tố khiêu dâm.

Quê hương – dấu binh lửa

Đào Như                                                                                                             Bút ký

Lời Phi Lộ:

Trong hơn một tháng nay, từ tháng 10.2014 kênh truyền hình CNN của Mỹ, hàng ngày làm sống lại nước Mỹ trong Những Năm Sáu Mươi của thế kỷ trước qua những thước phim The Sixties. Những biến động của xã hội Mỹ vào thời khoảng này đều được lồng trong khung cảnh của Chiến Tranh Việt Nam/ Vietnam-War.

Những Năm Sáu Mươi của thế kỷ trước là thời đại kinh hoàng của nước Mỹ. Những biến động của Vietnam-War trong Những Năm Sáu Mươi đã hủy hoại xã hội Mỹ, từ đạo lý, nhân văn, đến chính trị, kinh tế và con người.

Luận về Nghiệp và Tái sinh theo quan điểm của Phật giáo

Peter Harvey

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002

Dẫn nhập: Vai trò chính của nghiệp và tái sinh trong tư tưởng Phật giáo

Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật, nó cũng là một phần của Bà la môn giáo và Kỳ na giáo, nhưng không phổ quát: Triết lý Thiên định (Ājīvikas) tin là tái sinh được thúc đẩy bởi một động lực của định mệnh phi cá nhân, và đúng hơn là thuộc về nghiệp cá nhân; những người theo thuyết duy vật phủ nhận vấn đề nghiệp và tái sinh; và giới hoài nghi thấy không có cơ sở để khẳng định hoặc phủ nhận vấn đề.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

Điện Biên Phủ – Góc nhìn khác của người lính

 Lưu Trọng Văn

 

Trong một khu rừng, Tô, lính pháo binh trẻ bị biệt giam, phía ngoài có lính canh bồng súng.

Lính canh nói với tướng Giáp.

-Thưa Đại tướng cậu ta chống lại tiểu đoàn trưởng ạ.

-Chuyện gì?

-Dạ, cậu ta bảo trận địa pháo mà không có hầm phòng thủ, không chuẩn bị phương án rút lui khi bị tấn công là giết lính. Tiểu đoàn trưởng bảo, cậu là lính công tử Hà thành hèn nhát, chưa đánh nhau đã sợ chết lo lùi, chống lại khí thế toàn quân “đánh nhanh thắng nhanh” mà…

Sứ quán Lều: Cuộc đấu tranh bền bỉ cho nhân quyền

Trường An

Du khách tham quan khu di tích tòa nhà Quốc hội cũ, tại thủ đô Canberra của Úc hẳn sẽ ngạc nhiên, khi nhìn thấy trên mảnh đất công viên đối diện với tòa nhà có vài túp lều ván xiêu vẹo. Lại gần hơn, họ có thể nhìn thấy dòng chữ “Aboriginal Embassy” (Sứ quán Thổ dân) sơn trên một vách lều cùng lá cờ thổ dân Úc và hàng rào nhỏ mang dòng chữ “Sovereignty” (Chủ quyền). Những du khách này sẽ ngạc nhiên hơn nữa, nếu ai đó nói với họ rằng, họ đang được chứng kiến dấu ấn của một cuộc đấu tranh nhân quyền độc đáo, kéo dài liên tục hơn nửa thế kỷ.

Tự do, máu, và tình yêu

Võ Hương Quỳnh

 

Ocean (Đại dương), như định mệnh, đã trở thành tên gọi của thi sĩ, tiểu thuyết gia, giáo sư Ocean Vương, khi mẹ của anh không thể phát âm nổi từ “beach” – biển – nỗi ám ảnh khôn nguôi của bà về sự chia cắt và gắn liền những số phận dạt trôi giữa đôi bờ lịch sử.

Từ cuốn sách của Ocean Vuong

 Thái Hạo

 

image

 

Sau khi phụ huynh tố giáo viên và nhà trường vì đã phát cuốn tiểu thuyết “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của Ocean Vuong cho học sinh lớp 11 đọc, bởi trong đó có những trang “nhạy cảm”, trần trụi” về “cảnh giường chiếu”, nó đã bị sở Giáo dục TPHCM ra lệnh thu hồi. Sự việc này là một “ca” rất đáng suy ngẫm về nhiều mặt trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam – từ tâm lý, văn hóa, giáo dục...