Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 17)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ NĂM MƯƠI BỐN

Nhà tôi nằm trên con đường nối Nguyễn Văn Trỗi qua Trần Huy Liệu. Cứ xem đầu đường là Nhà Văn hoá Phú Nhuận và cuối đường là Phú Nhuận Plaza. Đường đã bị bịt kín hai đầu cả nửa tháng nay mà tôi chẳng biết. Chặn để giữ vùng xanh. Tôi nằm nhà từ ngày bắt đầu bùng phát dịch ở Sài Gòn, chỉ một lần vào ngày đầu giãn cách, làm gan cầm máy chạy ra trung tâm chụp mấy tấm ảnh ghi nhớ một thời điểm lịch sử của thành phố. Từ đó đến giờ, tuân thủ “Ai ở đâu, ở yên đó”. Cho nên đường nhà mình phong toả, lập chốt chận hai đầu mà cũng chẳng hay. Nằm yên mà khát khao ngày trời yên bể lặn để được rong chơi, để được ăn món mình thích, gặp được những người bạn thân yêu, để được phanh ngực rú ga chạy khắp Sài Gòn, qua những con đường quen thuộc. Thành phố giới nghiêm, ngày dài quá, rảnh rang muốn làm nhiều việc mà chẳng làm được gì ra hồn. Tâm bất tại, lòng dạ lung tung nên không thực hiện được những dự định. Cứ đọc mãi tin tức về dịch bệnh, theo mấy văn bản với chỉ thị của chính quyền cũng đã rối đầu rồi. Tin giả, tin thật tùm lum, chẳng biết đâu mà lần. Ngay tin trên các báo chính thống cũng hôm nay giả, ngày mai thật, cuối cùng thật giả lẫn lộn. Báo chí, truyền thông của nhà nước tin tức một chiều, báo nào, đài nào cũng một giọng giống nhau, những góc khuất được dấu kín, toàn những tin đẹp mà ngẫm lại có nhiều thứ không thật.

Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền (*)

 (hay, “Biệt khúc cho Thanh Tâm Tuyền” )

Bùi Vĩnh Phúc

 

clip_image002

 

Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập Thơ ở đâu xa, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.

Thơ Lê Minh Hiền

               Chùm Thơ Tưởng niệm

 

THÁNG 11 ÁO MƠ PHAI

                            KÍNH TIỄN

              Nhà văn, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (6/9/1936 - 28/11/2023)

 

Tháng 11 áo mơ phai

người đi không trở lại

tháng 11 càng thêm buồn

lời nhạc xin gửi lại

em còn đến thăm anh?

người đã vào miên viễn

đêm 30 sẽ buồn

Tính đa dạng và hòa nhập trong văn học Mỹ

 Trịnh Y Thư

clip_image002

Bối cảnh văn học Mỹ thế kỷ XX

Nước Mỹ thế kỷ XX cống hiến cho nhân loại sự phong phú và đa dạng của các trào lưu, chủ đề và tiếng nói trong văn học. Một số tác giả và tác phẩm kinh điển đã xuất hiện trong thời kỳ này, góp phần phát triển truyền thống văn học có từ những thế kỷ trước.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

Cọng lông trôi nổi cõi ta bà Việt

 Lê Học Lãnh Vân

 

1) Sách Yên Đan Tử (cuối đời Tần) viết: “Có cái chết nặng tựa Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông hồng”. Người đời xưa khi nói về ý nghĩa của cái chết và thái độ con người trước cái chết đã dùng hình tượng của một vật rất rất nặng là núi và một vật rất rất nhẹ cọng lông. Ý câu ấy nói khi gặp việc đáng hy sinh, người ta xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Mê tín cũng là quyền con người

Trịnh Hữu Long

 

 

Hoạt động cúng xá lị tóc của Đức Phật ở chùa Ba Vàng đang bị nhiều người cho là mê tín. [1] Lý do vì người ta đi cúng một sợi tóc “tự chuyển động” và tin rằng đó là phép nhiệm màu của Đức Phật. Từ đó, một số ý kiến cho rằng nên cấm những hoạt động mê tín này, thậm chí đóng cửa luôn chùa Ba Vàng.

Thơ tức khí

Nguyễn Duy

Thơ “Tức khí” Nguyễn Duy viết (và đặt tên thế) đã lâu. Ổng dặn, khi nào vụ Việt Á chính thức được đưa ra xử, thì mới đăng nó lên mạng. Phiên tòa bắt đầu mở hôm qua, nay đưa lên, muộn một chút. Nhưng nhìn thấy Phan Quốc Việt cười toe toét, còn thằng Thượng tá gì đó vác bản mặt vênh lên tự bào chữa giữa tòa, biết tức khí cũng chẳng ăn thua gì, nên ổng lại ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Êm đềm như xử kín/ Nhiều người không biết gì/ Tội to như trời bể/ Cho nó thành tí ti"! Hu hu...

La Khắc Hòa

Tưởng nhớ Mai Sơn: Trò chuyện giữa Mai Sơn và Lý Đợi về văn chương và nhà văn

 Lời giới thiệu của Văn Việt:

Đây là nguyên văn bài phỏng vấn nhà văn Mai Sơn, do Lý Đợi thực hiện xong ngày 15/8/2004, từng in trên trang mạng eVăn (giờ không còn hiện diện) với tựa khác, sau đó vài báo trích in lại với các bút danh khác, tựa bài khác.

Lời giới thiệu của eVăn lúc in bài phỏng vấn này:

Mai Sơn không phải là típ nhà văn của những sự kiện, theo cái nghĩa tác phẩm có nội dung và hình thức mới lạ, đủ sức gây căng thẳng cho người đọc; càng không phải là nhà văn ăn khách, với những chi tiết đời tư gây chú ý ngoài tác phẩm. Mai Sơn, đơn giản là tác giả của những truyện ngắn, mà ở đó, thấp thoáng vài ý tưởng rất quen với những bạn đọc đã có thói quen đọc sách tư tưởng hoặc triết học. Những ý tưởng này, cũng là những ám ảnh mà các nhân vật (thường mờ nhạt) trong truyện theo đuổi và tự giải quyết lấy. Tác giả của những truyện ngắn này cũng như những người đọc nó, đều không biết rồi nhân vật sẽ đi về đâu và giải đáp những trạng huống hiện sinh như thế nào…

Dưới đây là bài phỏng vấn do Lý Đợi thực hiện, khi tập truyện ngắn Hư cấu vừa được NXB Hội Nhà văn xuất bản, tháng 7/2007. Riêng phần hình ảnh thì có những bổ sung, cập nhật.

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 16)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ NĂM MƯƠI MỐT

Lại thêm một ngày nữa, thêm một ngày chịu đựng, thêm một ngày chứng kiến cơn đại dịch bùng phát, thêm một ngày nơm nớp lo âu. Những con số không chịu ngừng lại, những khoanh tròn đen trên facebook vẫn lần lượt xuất hiện báo hiệu những mất mát và tang thương. Cơn bệnh nặng của Sài Gòn vẫn chưa chịu thuyên giảm.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Tưởng nhớ Mai Sơn: ĐỌC NHƯ KẺ LỮ HÀNH: Trò chuyện với nhà thơ Giáng Vân

 (Lời Tựa cho cuốn Tiểu luận - phê bình - điểm sách Sự quyến rũ của chữ, Mai Sơn, NXB Văn hoá Văn nghệ, 2017)

 

Nhà phê bình bị câu chữ quyến rũ - Ảnh 2.

 

Nhà thơ Giáng Vân: - Thưa nhà văn Mai Sơn, anh có một phương pháp nào cho việc đọc không?

Mai Sơn: - Tôi thích đọc cả âm nhạc (xét như một văn bản), tiểu thuyết, thơ và biên khảo, đặc biệt là triết học, nên thật khó nếu phải nói về một phương pháp đọc nào đó cụ thể; nói chung, tôi có một định tinh quan tâm mà các loại đọc kia là những hành tinh phải quay chung quanh nó, đó là sự sâu sắc và cái đẹp hiếm gặp nhưng lại rất gần gũi với tôi. Như một đứa trẻ con được thầy giáo và người lớn dạy bảo, tôi phải tìm mọi cách đọc để nhớ lâu, hiểu sâu và có thể truyền đạt cho người khác những gì hay nhất có thể. Cái cực kỳ hệ trọng là làm sao để tát cạn cho hết những điều tinh túy nhất có trong cuốn sách. Nỗ lực hết mình có thể gọi là phương pháp không?

Mạc Lân: 'Nhà văn là phải tiểu thuyết'

Hồ Anh Thái

Những ký ức của nhà văn Hồ Anh Thái về nhà văn Mạc Lân giúp bạn đọc hiểu hơn chân dung một tác giả.

Khoảng năm 2000, Mai Sơn ra Hà Nội có việc. Mấy lần Sơn rủ tôi đi gặp anh Mạc Lân, chắc là có ý để anh em biết nhau, nhưng tôi chưa đi được. Sơn có quan hệ gần gũi với anh Mạc Lân. Trước đó nhiều năm, Mạc Lân vào Phan Thiết, làm cây viết thuê, ghi chép sử cho địa phương. Ở đó có chuyện một người anh hùng, Sơn kể Sơn muốn viết, anh Mạc Lân nghe rồi động viên: Mày phải viết đi, một kiểu Taras Bulba đấy (anh nhắc đến nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết của Gogol).

Tiếng Việt muôn năm!

 Nguyễn Hải Hoành

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, ơi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Tưởng nhớ Mai Sơn: Một chương bi tráng của dân tộc

Mai Sơn

Tiểu thuyết Thế kỷ bị mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam dày gần 500 trang phục dựng lại một thời kỳ lịch sử dữ dội và đau thương của đồng bào một vùng đất thuộc tỉnh Quảng Nam, vào đầu thế kỷ XX.

Về chính trị lúc bấy giờ các thế lực chính thống của chế độ thực dân phong kiến xung đột đến tột đỉnh với hai khuynh hướng phản chính thống của dân Việt: phong trào Duy Tân bất bạo động nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” do bộ ba Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng và sự chuẩn bị lực lượng bạo động quyết chiến với Pháp do cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Tiểu La Nguyễn Thành lãnh đạo. Nhưng sự bi thảm của giai đoạn lịch sử đó còn là xung đột giữa cụ Phan Bội Châu quyết “bài ngoại độc lập” và cụ Phan Chu Trinh trước sau như một “ỷ Pháp cầu tiến bộ”. Sự xung đột này sẽ làm suy yếu lực lượng yêu nước của người Việt.

Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & thơ

 Inrasara

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

chịu chơi cả trong đau khổ

(Lễ Tẩy trần tháng Tư, NXB Hội Nhà văn, H., 2002)

 

Tôi biết Sài Gòn lần đầu qua trang sách Phạm Công Thiện: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. Năm đó tôi đúng mười lăm tuổi. Phạm Công Thiện môi giới tôi lần mò tìm đến F. Nietzsche, M. Heidegger, W. Faulkner, Thiền… Lang thang đất nắng Phan Rang, tôi mơ tưởng ngày làm sinh viên sẽ mặc sức bay nhảy khám phá thế giới bao la ngoài kia, sau hàng rào làng quê Cham lặng lẽ, hiu hắt.

Một chuyên khảo có tầm khái quát lí thuyết, bổ ích, giàu tính gợi mở

 Lê Như Bình

clip_image001

 

Năm 2020, NXB. Đại học Sư phạm phát hành cuốn sách Việt Nam – Một thế kỉ tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài[1] của nhóm tác giả: Lã Nguyên (chủ biên), Trần Khánh Chương, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Thành, Lộc Phương Thủy. Có thể nói, đây là một chuyên khảo bề thế, rất có ích đối với những ai cần trang bị lí thuyết văn nghệ.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Thương tiếc Mai Sơn

 Nhà văn - Dịch giả Mai Sơn đã qua đời vào lúc 00 giờ ngày 25.12.2023 (nhằm ngày 13.11 năm Quý Mão) sau thời gian dài trọng bệnh.

Mai Sơn có tên khai sinh là Nguyễn Minh Sơn, sinh ngày 10.9.1956, là một gương mặt sáng giá, một văn hữu tử tế của làng văn Sài Gòn.

Mai Sơn cũng là một trong những thành viên đầu tiên của Ban Vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập, là một cộng tác viên thân thiết của trang Văn Việt và đã nhận Giải Văn - Giải Thưởng Văn Việt năm 2018.

Chúng tôi vô cùng thương tiếc một bạn văn tài năng, đã dấn thân hết mình cho văn học/văn hóa, kể cả ngoài trang viết.

Xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình anh và nguyện cầu cho Mai Sơn sớm siêu sinh Cõi An Lạc.

VĂN VIỆT

Sự quyến rũ của chữ & cái chết

 Nguyễn Viện

 

Thế là nhà văn - dịch giả Mai Sơn đã vĩnh biệt chúng ta, ngay trong một đêm thánh. Linh hồn Antôn Nguyễn Minh Sơn đã về với Chúa.

Có lẽ Mai Sơn là một trong số rất ít các văn nghệ sĩ ở đất nước này có sự am tường tương đối về triết học. Sự quý hiếm này không chỉ thể hiện trên các tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật của anh mà còn được trình bày trong các tiểu luận phê bình và chính văn chương của anh.

Những năm tám mươi (2)

 Nguyễn Đức Tùng

image

 

Đi rửa mặt đi con.

Mẹ tôi nói thế, tôi trở vào nhà ngồi ngay ngắn bên mâm cơm, bát canh rau muống, đĩa cá kho, chén cà pháo, nồi cơm bốc khói, những người Việt lưu lạc ở châu Âu, châu Mỹ, đều nhớ về quê hương của mình như nhớ nồi cơm của mẹ, nhưng chúng ta nhớ một điều đẹp nhất về một sự vật là khi chúng ta nhớ thơ của một ngôn ngữ, chúng ta cần một văn bản thơ của đời sống, bởi vì thơ ca nằm sâu trong ngôn ngữ như vàng trong cát, ngọc trong đá, như nghĩa trong chữ, như nhạc trong câu, tại sao 1986? Gorbachev đảm nhận chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 và Tổng thống Liên Xô giai đoạn 1990-1991, những năm tám mươi: của Gorbachev và Reagan, hai người đàn ông đẹp nhất, người tỵ nạn từ Việt Nam đến Hồng Kông, xung đột đẫm máu, liên tiếp nhiều năm, giữ những người tỵ nạn mang cờ vàng và những người tỵ nạn mang cờ đỏ, nhiều người chết và bị thương, cảnh sát can thiệp, bị tấn công lại, người dân Hương Cảng từ chỗ thông cảm và giúp đỡ nay quay mặt lại với người Việt, họ gọi xung đột đó là cuộc chiến Việt Nam kéo dài đến Hương Cảng.

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 15)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ BỐN MƯƠI BẢY

Mấy hôm nay, khi lực lượng quân đội xuất hiện để hỗ trợ việc phòng chống dịch ở thành phố, báo chí nhà nước liên tục đăng nhiều hình ảnh hoạt động của các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ. Hình ảnh bộ đội Việt Nam bồng súng, kiểm soát ở các chốt xuất hiện dày đặc trên truyền thông nhà nước và mạng xã hội.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

Đêm Thánh Vô Cùng Silent Night

 Trần Mộng Tú

 

Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt.

Gia đình tôi lúc xuất trại thì Ba Mẹ và tôi chung một hộ, được đón ra ở Encino-Ca. Gia đinh chị tôi thì đi DC-Washington, em gái tôi thì ở Orange County. Gia đình như chiếc bình vỡ, rơi ra mỗi nơi một mảnh. (Trước ngày di tản, đại gia đình chúng tôi ở trong một khu phố, hai, ba căn nhà sát vách nhau.). Từ nhỏ cho đến khi lập gia đình: Anh, Chị, Em chúng tôi may mắn luôn luôn được ở gần Cha Mẹ.

Hội/hậu trường

Văn Giá                                                                                                       Truyện ngắn

58574800_10211534809284825_5033726229534998528_n

Tác giả Văn Giá

1.

Như cái đình ngày xưa, nay được gọi là hội trường. Trên cao, một băng-rôn giăng ngang. Như bức hoành phi thời xưa. Dưới thấp là kệ tượng. Hai bên hai bức trướng treo dọc. Cũng giống như câu đối xưa. Có điều, câu đối thì đọc từ trái sang phải. Còn cái này thì đọc từ phải sang trái. Nhưng liệu có nhất thiết không? Cứ thử đọc từ trái sang phải xem. Nó có thể lóe một ý nghĩa mới. Nó xô lệch. Nó thoát khỏi khuôn khổ. Nó phát sáng. Hoặc có thể nó vô nghĩa. Có thể nó buồn cười. Có thể nhảm. Vâng. Nhảm. Để tiện hình dung một khung cảnh, có thể tham khảo mô hình:

...

(Người viết truyện này định vẽ một cái sơ đồ hình họa để bạn đọc tiện hình dung, nhưng khốn nỗi tay nghề hội họa bằng không. Cũng lại định hí hoáy nhờ vi tính vẽ hộ, nhưng trình độ vẽ trên vi tính cũng do cái gốc tay nghề bằng không kia mà ra cả. Đành thôi. Nói theo cách trí trá: để có đất cho bạn đọc… đồng sáng tạo).

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 14)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ BỐN MƯƠI BỐN

Ngày hôm qua những tin dồn dập về kế hoạch thắt chặt giãn cách với sự tăng cường của lực lượng quân đội từ ngoài vào chi viện. Tin đã được lãnh đạo thành phố xác nhận và sẽ bắt đầu thực hiện ngày 23.8. Người dân Sài Gòn không bất ngờ, không hoang mang nhưng người dân sợ khi siết chặt các biện pháp không cho ra đường dù bất cứ lý do gì ngoại trừ cấp cứu thì người ta lo chuyện thiếu thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày, viên thuốc cho người bệnh. Dù được thông báo quân đội sẽ mang lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình có nhu cầu, nhưng người ta vẫn không tin vì vốn đã mất lòng tin. Dân nghĩ phải tự cứu mình thôi. Do vậy, từ hôm qua cho đến sáng nay, lượng người đến các siêu thị và các nhà thuốc quá đông, chen lấn nhau để mua hàng và kiếm thuốc. Các quầy hàng bị gom mua trống trơn, nhà thuốc khách sắp hàng dài lấn cả ra đường. Biện pháp 5K chẳng có ai tuân thủ, người sát người gây lo lắng sẽ nhiễm bệnh dễ dàng. Đôi khi vì bữa cơm họ quên mất con virus biến thể Delta chỉ cần 5 giây là có thể truyền dịch. Trên hệ thống truyền thông của nhà nước cũng như mọi lần trấn an nhân dân là không thiếu hàng, sẽ cung cấp tận mỗi hộ gia đình. Nhưng tiếc thay, đã có nhiều lần giãn cách, nhiều lần cách ly, dân chẳng còn tin nữa, ai cũng nghĩ tự lo trước cho an tâm. Thế là ùn ùn đi, là chen lấn nhau để trữ hàng hoá. Chỉ có một bộ phận người nghèo là bình thản vì chẳng còn tiền đâu để mua, tiền đâu để trữ. Họ chấp nhận buông xuôi, đến đâu thì đến và vẫn hi vọng những sự trợ giúp của các đội từ thiện hay các nhà hảo tâm. Nhưng theo văn bản chỉ thị mới này, chắc là các đội nhóm từ thiện không thể ra đường để hoạt động được nữa. Hi vọng lãnh đạo địa phương nên kết hợp với các tổ chức của nhà nước lưu ý vấn đề này. Nhất là các vùng nhiều người lao động, thất nghiệp mấy tháng nay đang lưu trú trong những nhà trọ, những hộ nghèo. Thiết nghĩ danh sách này các lãnh đạo phường xã đã nắm được.

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023

Khi chủ nghĩa tinh hoa bất nhẫn là thứ công việc đòi hỏi

 David Marchese, The New York Times ngày 11/11/2023

Quyên Hoàng dịch

clip_image002[7]

Andrew Wylie. Ảnh: Mamadi Doumbouya

Tôi tự hỏi trong số rất nhiều đại văn hào mà Andrew Wylie đại diện, có ai từng cân nhắc sử dụng câu chuyện đời ông hay chưa. Chất liệu thô ở đây chắc chắn là đáng giá: có cha là nhà biên tập cấp cao tại nhà xuất bản Houghton Mifflin, Wylie lớn lên thành một kẻ lêu lổng nhà giàu, ông theo học trường nội trú St. Paul’s School, sau đó bị đuổi học, và rồi theo học Harvard, nơi ông xúc phạm một trong số các cố vấn luận án tốt nghiệp, và sau tất cả chuyển đến sống ở New York trong thập niên 1970 để trở thành một nhà thơ và cây bút phỏng vấn. Tại đây, ông giao du với hội nhóm của Andy Warhol, hành xử không khác gì một kẻ hoang dại và rồi, vào năm 1980 và trước nhu cầu có công việc ổn định hơn, ông bắt đầu lột xác thành một nhà đại diện cực kỳ thành công cho các tác giả văn học.

Nhà văn Lê Minh Khuê: Bình an mới là giải thưởng lớn

 Trần Thị Trường

 

“… Dù xảy ra trong quá khứ hay hiện tại, những truyện ngắn sắc sảo, đôi lúc buồn cô quạnh trong tập truyện của Lê Minh Khuê đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của chiến tranh và sự xâm lǎng. Qua bản dịch, tác giả đã hiện ra, một người có vǎn phong đẹp, nghiêm trang cùng với sự châm biếm tinh tường, đồng thời có khả nǎng trong những nhận xét đầy khơi gợi...” - Thời báo New York.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

Tây Nguyên (4)

 Nguyên Ngọc

Tháng Ba con ong đi lấy mật

Tôi vừa có dịp trò chuyện với một chị bạn ở châu Âu về. Chị ấy là người Việt sống ở Đức và đang học về nghệ thuật đương đại. Chị về nước thực tập và muốn đi Tây Nguyên, có ý rủ tôi đi cùng. Lần này chưa tiện, tôi hẹn chị lần sau. Trong khi chờ đợi, chúng tôi nói chuyện với nhau về Tây Nguyên và về nghệ thuật đương đại. Tôi nói về Tây Nguyên mà chị chưa biết, còn chị nói về nghệ thuật đương đại mà tôi mù tịt. Suốt buổi. Kết quả bất ngờ: hóa ra câu chuyện của chúng tôi, về hai điều ngỡ rất xa, cuối cùng lại nhập thành một. Nói thế này thì hơi sớm – sớm cho câu chuyện tôi đang định kể với các bạn, chứ không phải cho đề tài cuộc nói chuyện của chúng tôi – thật lạ: nghệ thuật Tây Nguyên đương đại một cách kinh ngạc. Thậm chí chị ấy còn bảo có vẻ nó đi xa hơn cả đương đại, cái mà phương Tây vừa khám phá ra cũng chưa lâu và rất tự hào, và chị đang được người ta dạy cho ở bên ấy như là một trong những điều mới mẻ nhất, hay nhất của thế giới và con người. Nghĩa là – lại nói quá sớm nữa rồi – theo chị, những người được coi là ở xa nhất về hướng cội nguồn của cuộc sống và của nghệ thuật, lại gặp, và còn vượt lên trước, lên trên những người nghĩ rằng mình đang đi xa nhất về phía trước, trong cuộc đi tới lâu dài của thế giới, ít ra là thế giới nghệ thuật.

Gần ba thập kỷ miệt mài nghiên cứu Phan Khôi và một cuốn sách đáng giá

 Nguyễn Thị Bích Hậu

 

Đây là một cuốn sách quý bởi vì nó chính xác là những gì mà những độc giả quan tâm tới Phan Khôi. Cuốn sách là một bước tiến mới trong công cuộc nghiên cứu dài 27 năm đằng đẵng của Lại Nguyên Ân.

Tìm hiểu tác gia Phan Khôi của nhà phê bình và nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản, vừa phát hành dịp cuối năm 2023, dày 520 trang.

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 13)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ BA MƯƠI CHÍN

Hôm nay dù cái gọi là “di biến động dân cư” không còn được thi hành nữa vì đã gây ùn ứ xe cộ trên các giao lộ có chốt chặn. Tuy nhiên, sáng nay, nhiều con đường vẫn kín xe ùn tắc vì kiểm tra giấy đi đường. Nguyên nhân là siết chặt thời hạn giấy đi đường khiến nhiều người dân buộc phải quay đầu xe. Lực lượng chức năng giải thích cho người dân giấy ra đường chỉ có hiệu lực trong 7 ngày gây bất ngờ cho mọi người vì hầu hết người dân cho rằng chưa được thông báo là giấy ra đường có hiệu lực chỉ trong 7 ngày nên không thể chủ động. Điều đó cho thấy rằng, trong các đợt giãn cách, không biết bao nhiêu là thông báo, bao nhiêu là chỉ thị, bao nhiêu là yêu cầu khiến cho dân cứ rối tinh lên, chẳng biết đường nào mà chuẩn bị. Không phải ai cũng có điều kiện theo dõi, ai cũng có phương tiện để nắm rõ những thay đổi xoành xoạch của các ban bệ nhà nước. Hết Uỷ ban đến công an, hết y tế đến công thương, hết tiêm chích, xét nghiệm đến thông báo đi siêu thị, mỗi bộ phận một kiểu, chẳng thống nhất lại nhiều khi tréo ngoe với nhau. Nội cái mã code không thôi người dân cũng đã rối trí rồi. Lại thêm là mã chích ngừa, mã sổ sức khoẻ điện tử, mã Bluezone, mã di biến động dân cư, mã xe chở hàng, mã cho shipper... không biết sắp tới còn cái mã code nào không nữa. Tại sao không thống nhất một Ban chống dịch của thành phố quy tụ các thành phần liên quan, mọi biện pháp, chỉ thị, yêu cầu đều do ban này đồng thuận để ra một thông báo chung và người dân chỉ cần tuân theo nội dung của ban ấy. Tránh cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như hiện nay.

Thủ tướng Cam Bốt gây ngờ vực tại Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam

 Phạm Phan Long, P.E.

 

Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep. Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt vào tháng Năm 2023 đã phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn.

Tranh biếm họa của Bùi Xuân Phái: Chụp mũ*

411586120_10220836408654850_1415968338762566207_n

 

Đây là một bức biếm họa hiếm hoi của Bùi Xuân Phái mô tả sự gò bó, trói buộc trong sáng tác của văn nghệ sĩ trước tệ chụp mũ. Bức này đăng trên tờ Trăm Hoa (Trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm) do Nguyễn Bính làm chủ biên. Những bức tranh biếm họa của ông trong thời kỳ này, được ký tên là : Pha Y, Ly, và Vi Vu.

Trong bức biếm họa, người xem thấy người cầm bút ngồi trong dáng lo âu sau khi đã lãnh đủ một chồng mũ bị người ta chụp lên đầu. Bản thảo dở dang trên bàn trong khi chiếc bút viết lại nằm rơi ở dưới đất cạnh chiếc dép râu. Có vị cán bộ mặc áo đại cán kiểu áo được gọi là áo Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) đến thăm...dò. Sau lưng vị cán bộ này cũng đang có sẵn hai chiếc mũ "tiêu cực" "bất mãn" để sẵn sàng chụp xuống đầu người ta. Cán bộ cất tiếng hỏi:

-Sao "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" mà nhà văn lại ngồi lầm lì và không sáng tác được gì?

Mình rất tiếc là tờ báo này đã có từ nửa thế kỷ rồi nên câu trả lời của nhà văn và cũng là nội dung cơ bản nhất của bức biếm họa đã bị chuột gặm mất hoặc vì lý do nào đó đã biến mất. Hiện mình vẫn đang nỗ cố gắng tìm kiếm thêm, được biết Bùi Xuân Phái đã vẽ khá nhiều tranh vui trong giai đoạn này.

Nguồn: FB Bùi Thanh Phương, Group Hà Nội Tri Thức - Connaissance De Hanoï - Knowledge Of Hanoi

* Tiêu đề do Văn Việt tạm đặt

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

Ngô Thế Vinh - Và câu chuyện của dòng sông Mekong

Phạm Phan Long, P.E.

                                                          Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
                                                          Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con

                                                          [Trích ca khúc Cửu Long Giang của Phạm Duy]

Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì.

Hiện thực và huyền thoại về các tu sĩ Phật giáo Việt Nam

Trần Kiêm Đoàn

image

Hòa thượng - Thiền sư Thích Tuệ Sỹ (Thầy Tuệ Sỹ) viên tịch mới vài tuần. Các đơn vị chùa viện, đoàn thể Phật giáo Việt Nam, một số ít trong nước và đông đảo nhất là ngoài nước, tổ chức lễ tưởng niệm một danh tăng thuộc thế hệ Chiến tranh Việt Nam. Những trang nhà Phật giáo cũng như các cơ sở truyền thông online tiếng Việt đã rộ lên những bài viết, những phát biểu đủ mọi đề tài và thể loại nói đến tài năng, công hạnh và đạo nghiệp của Thầy Tuệ Sỹ. Những bài viết xuất hiện dưới nhiều thể loại như văn, thơ, điếu thi, điếu văn, bình luận, hồi ký, tùy bút… và có luôn cả Kỷ Yếu Tri Ân thực hiện trước khi Thầy Tuệ Sỹ viên tịch. Bên cạnh những bài viết nghiêm túc, bái biệt đầy đạo tình gây cảm xúc chân thành thì cũng có rất nhiều bài được viết theo kiểu “phong thánh”, ngợi ca cường điệu đến mức độ gây dị ứng… tâm lý và khơi mào cho những bài phản biện trái chiều.

Thơ Giáng Vân

Ý Nhi

 

Yên tĩnh và nổi loạn

Lãnh đạm và chăm chú

Thông tuệ và ngu ngơ

Chuẩn mực và tự do

Hiền hậu và nổi giận

Những đối cực tạo nên nàng

Lòng bi mẫn là quyền lực của nàng

Nàng nương tựa vào lòng bi mẫn

Vào con đường của đức Phật

Để vượt qua sự tuyệt vọng

Để chống lại cái ác và sự bạo tàn

Đang trùm lẻn thế giới

Giờ của  chết chóc đã điểm

Giờ mà sự tử tế cùng quẫn

Không ai thở được

Làm sao chúng ta vượt thoát?

Tiềm thức của chúng ta

Mách bảo

Phải bay lên

Phải thực hiện những cú nhảy

Phải chạy thật nhanh

Rồi sao?

Không.

Chỉ có thơ mới cứu được chúng ta

Ý Nhi

Chúng ta

Sẽ đọc những chữ của nàng

Như nàng mỗi ngày chăm chú

Lắng nghe âm thanh của tâm hồn mình

Trong tĩnh lặng.

Chúng ta thanh lọc khỏi sự ồn ã

Như nàng chăm chú

nhổ cỏ trong khu vườn

Tường minh

Bi mẫn

Với con tim yếu mềm

Và quả cảm.

               19.12.2023

Ai là tác giả câu “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần”?

 Hoàng Dũng

 

Lâu nay báo chí chính thống, và từ báo chí chính thống thẩm thấu vào người dân, thường khẳng định chính cụ Tôn Thất Đàn là tác giả câu “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” để biện minh cho những hành động của chính quyền thời đó đàn áp phong trào xô viết Nghệ Tĩnh.

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 12)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ BA MƯƠI SÁU NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG MÙA ĐẠI DỊCH

Mùa đại dịch, ai cũng có thể là nạn nhân, gia đình nào cũng có thể dính bệnh. Người già là một nỗi lo âu, nhưng bất hạnh nhất vẫn là những đứa trẻ. Nhiều cháu mới đôi ba tuổi, chưa ý thức được những gì đang xảy ra nhưng bị cách chia cha mẹ, ông bà. Chúng ngơ ngác với bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, chúng lạc lõng trong những khu cách ly và buồn bã vì không được gần cha mẹ. Những hình ảnh các cháu được đăng trên báo chí làm người xem xót lòng, rơi nước mắt.

Chuyện Tư Hà

Nguyễn Minh Kính

                                                                                                                      Ghi chép

                                                                                                          (Theo lời kể của Tư Hà)

Mình với cậu hợp duyên, biết nhau và chơi với nhau có đến năm mươi lăm năm rồi. Mình biết khá nhiều về cậu, nhưng cậu chưa biết hết hoàn cảnh của mình đâu. Để mình kể cho cậu nghe.

Quê mình ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Cậu biết đất đồng bằng Bắc bộ của mình nhưng chắc không biết rõ bằng mình, vì đây là quê cha đất tổ của mình, cũng giống như mình không thể biết rõ đất Hà Tĩnh của cậu. Đất vùng quê của mình lãng mạn và đẹp lắm cậu ạ. Mình có đọc sách đôi chút, để trích dẫn kể sơ qua cho cậu nghe chơi.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

Tả thần và tả thực – chúng tao, chúng mày và chúng ta

 Nguyễn Hoàng Văn

 

Tập Cận Bình tới chơi và, thế là, các nhà truyền thông chính thống nước ta lẳng lặng chuyển mình sang phong thái “tả thần”.

Thần đây không phải là “thần thánh” dẫu rằng Tập đang cố khắc tên mình vào bảng phong thần với ước ao làm đấng bề trên của Đặng Tiểu Bình và, so với “người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông, thì nếu không hơn thì cũng phải bằng, không thể nào thua. [1] Thần đây là “thần sắc” hay “thần khí” nên “tả thần” là cách diễn tả ước lệ, qua loa, không đi sâu vào thực chất, như thể “Làn thu thủy nét xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” lúc Nguyễn Du tả Thúy Kiều: rằng hay thì thật là hay nhưng chẳng thể nào hình dung nên một cô Kiều rõ ràng, cụ thể.

Nguyễn Dậu

Thái Kế Toại

Nguyễn Dậu, tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Song, cũng có tên là Trương Mẫn Song vì mẹ ông họ Trương, sinh ngày 25-10-1934 tại xóm Cống Xuất, khu Xi măng Hải Phòng mất ngày 24-7-2002, có nguồn nói ông sinh 1930. Quê gốc ông ở huyện Hoài Đức, Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội. Sau khi học xong lớp Nhất trường Giăng Duypuy (Jean Dupuis) vừa lúc cách mạng tháng Tám nổ ra, Nguyễn Ngọc Song tham gia công tác tuyên truyền ở Hải Phòng.

Ngọn Đồi Thịt Bằm và Anh

Trần Mộng Tú

                                                                                                     Cho Steve and Lisa Tice

Tôi xin kể lại câu chuyện của một người lính Mỹ trẻ sống sót trở về nhà từ chiến tranh Việt Nam. Anh trở về với hình hài không còn nguyên vẹn và tâm hồn chấn thương trầm trọng.

Câu chuyện của anh đã được hai ký giả Ted Koppel và Laura Palmer, kể lại bằng hình ảnh cho ABC News, sau 31 năm vào năm 1969. (Laura là bạn tôi từ hồi còn ở Việt Nam, khi chị làm Freelancer và tôi làm cho The Associated Press).

Trong tháng 11 vừa qua, Laura từ Philadelphia đến chơi Seattle với tôi 5 ngày, tôi được may mắn cùng Laura tới thăm người Thương Phế Binh này tại nhà Vợ chồng anh – Steve và Lisa.

Hai chữ “Ngữ-Văn”: Xin gửi một ý hiểu nhỏ

Đinh Văn Đức

Tôi xin bắt đầu bằng mẩu chuyện sau đây:

Năm 2000 thầy Nguyễn Tài Cẩn được Nhà nước trao “Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ” vì Ngôn ngữ học thuộc về khối này. Thầy kể: “Số tôi vất vả. Mang cái bằng về nhà mở ra coi thì lại thấy ghi tặng cho tôi là tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật”. Tôi thấy hoảng vì có thể anh em bên Văn Nghệ lại nghĩ mình ăn gian. Tôi xưa nay làm Ngôn ngữ học chứ có làm gì cho Văn Nghệ đâu”! Hồi đó, chúng tôi nói thầy nên báo cáo cấp trên để xin đổi lại cái bằng. Thầy ngần ngừ rồi bảo: “Theo tôi là không nên. Chuyện này nhỏ lắm, trên ấy người ta bận trăm công việc cho quốc kế dân sinh, không nên phiền”. Một trò cũ Hán Nôm có quen bên Thi đua TW, trọng thầy nên có hỏi. Một ông cốp bên Bộ Nội Vụ bảo: “Ghi như thế là đúng rồi. Có gì mà sai. Ngữ cũng là Văn. Vẫn nói Ngữ Văn mà. Tiền thưởng hai bên như nhau đấy thôi (!)”. Tường lại thầy, thầy bảo: “Trên không nghi, dưới không ngờ, cũng không ngại. Có điều, nếu có ai hỏi han chi thì nhờ các ông nói hộ: “Bộ Nội Vụ bảo Ngữ cũng là Văn, không ăn gian đâu (!)”.

Chúng tôi bấm bụng vì cái thâm thúy của vị thầy Đồ xứ Nghệ!

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

Buổi trưa Nguyễn Đình Toàn

Nguyễn Đức Tùng

image

Tôi thường đến thăm anh vào buổi trưa. Tôi đi với những người bạn khác. Chúng tôi đi theo con đường lát đá nhỏ xuyên qua bãi cỏ rộng xanh mướt, leo lên một cầu thang hẹp. Anh ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu hai. Tòa nhà chung cư cũ nhưng sạch sẽ, căn phòng anh ở có một phòng ngủ, sau khi chị Thu Hồng mất, anh ở một mình. Những người con và những bạn thân, như Đinh Quang Anh Thái, thường đến thăm anh, săn sóc anh những ngày nằm bệnh. Thế mà khi tôi đến, bao giờ anh cũng khỏe, tỉnh táo, vui cười đón chúng tôi ở cửa. Nguyễn Đình Toàn chắc chắn không phải giàu có, nhưng anh là người hào hiệp, bất cứ thứ gì có trong tủ lạnh, anh cũng mang ra. Những cuốn sách cũ, những băng nhạc gốc, anh đều có thể đem cho. Cũng như Du Tử Lê, người đã từng cho tôi những cuốn sách bản gốc, mà tôi biết anh không còn một cuốn nào khác. Tôi ngồi đó, đối diện với anh, nhìn ra ngoài cửa kính, nhìn xuống đường, qua bên kia bãi cỏ mùa hè. Tôi nhìn thấy nắng vàng của buổi trưa chói ngời như ngọc, nhảy múa, ánh sáng của chúng hắt từ cửa sổ vào chiếu nghiêng khuôn mặt thời gian đã làm nên dấu phong trần nhưng vẫn còn nét hào hoa của chàng trai Hà Nội cũ. Anh có giọng nói ấm và vang, đọc thơ hay, khi hứng lên anh cầm cả đàn ghi ta. Tôi nhắc đến Chị Em Hải, là cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, mà tôi đọc rất sớm, năm mười mấy tuổi, anh lấy làm thú vị vì bây giờ không mấy ai nhắc nữa. Ở trong cuốn ấy đã có phong cách của Áo Mơ Phai. Chúng tôi ngồi im lặng, lắng nghe những bản nhạc của anh, nghe tiếng anh trong chương trình phát thanh. Những giờ phút im lặng ấy sẽ không bao giờ rời bỏ tôi. Thuở nhỏ tôi đã cùng với ba tôi nghe chương trình Tao đàn của Đinh Hùng và sau đó vài năm chương trình Nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn, trên đài phát thanh Sài Gòn. Giọng nói của anh nhỏ nhẹ, ấm và rõ. Những người miền Nam thời đó biết về văn chương, âm nhạc, biết về Hà Nội, một phần là nhờ Đinh Hùng và Nguyễn Đình Toàn. Theo tôi, giọng của Đinh Hùng khàn đục, hơi nặng, giọng của Nguyễn Đình Toàn trong trẻo hơn. Tôi nhớ những bản nhạc được anh giới thiệu. Anh là người làm tôi yêu nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, yêu một nền âm nhạc quyến rũ, chưa chắc đã có ích lợi gì cho cuộc đời, một cuộc đời ngày càng dung tục. Có lần anh bảo: có người nói, những người yêu tự do đã thua cuộc là vì thế. Nhưng mà, chẳng phải là tất cả sáng tạo thoạt tiên đều không có mục đích nào cả? chẳng phải là khoa học không hề hướng tới nhân sinh, và nhường công việc tiện ích ấy cho kỹ thuật?

Nhật ký Sài Gòn lockdown (kỳ 11)

Đỗ Duy Ngọc

lockdown

SÀI GÒN NGÀY PHONG TỎA THỨ BA MƯƠI BA

Hôm qua, thành phố đã gióng lên tiếng kêu là đang bắt đầu tình trạng thiếu vaccine trong những ngày tới. Thành phố báo chỉ còn 600.000 liều, Ông Bộ thì bảo còn đến 1.700.000 liều. Nói qua nói lại chưa đi đến đâu thì hôm nay thành phố nhận được một thông báo của Bộ Y tế về việc mua, nhập khẩu vaccine phòng dịch của TP.HCM. Đại khái nội dung của thông báo là Bộ đã làm việc với Công ty Zuellig Pharma, đơn vị được Moderna chỉ định nhập khẩu, phân phối vắc xin phòng virus Vũ Hán cho khu vực châu Á, Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Công ty Zuellig Pharma dự kiến có thể cung cấp được 5 triệu liều vắc xin của Moderna cho Việt Nam.

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

Trần Dạ Từ – Thuở làm thơ yêu em

 Phạm Hiền Mây


Theo như nhà thơ Du Tử Lê từng kể lại, thì năm một ngàn chín trăm sáu mươi, nhà thơ Trần Dạ Từ cùng với một số bằng hữu của ông như Thanh Thoại, Lê Đình Điểu, Đỗ Quý Toàn, Trần Đại Lộc, Đỗ Kim Ninh, đã khởi xướng phong trào đọc thơ (chỉ đọc chớ không ngâm) tại sân trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

Và phong trào này, đã lan nhanh sang các trường đại học khác, làm sinh hoạt văn chương trở nên sôi nổi một thời.

Ngoài làm thơ, Trần Dạ Từ còn là một ký giả. Nhờ xuất sắc, nổi trội nhiều mặt, ông nhanh chóng có tên tuổi trong giới làm văn nghệ.

Thơ ông, trước hết là thơ tình, một cuộc tình trải dài suốt cả cuộc đời ông, từ thơ dại đến về chiều. Thơ ông còn là thơ của hoạn nạn, tù đày cùng với những nỗi muộn phiền, buồn rầu, bất ưng ý khi thế cuộc đổi thay, dâu biển.

Chiều thu, đọc Tờ thơ Mùa Siêu Thực của Nguyễn Xuân Thiệp

 Vũ Hoàng Thư

   

clip_image002[4]

Mùa Siêu Thực. Photo: Vũ Hoàng Thư

 Ngày trọng thu, có mây mù và hứa hẹn mưa. Tôi lật Tờ Thơ, Mùa Siêu Thực, từ thi sĩ Nguyễn Xuân Thiệp gửi tặng. Thơ in trên một tờ giấy khổ lớn được xếp gấp làm tư.
Tờ thơ và những nếp gấp.
 

Những nếp gấp mở phơi cho thơ phôi dạng hình hài, dàn trang phong thái, nội dung phía sau là lung linh trùng phức của một mùa đang hiện hình trước mặt mà đồng thời cũng hiện tiền mông lung đương hủy. Những đốm sáng pháo bông, rực ngời quá khứ, thế giới của giấc mơ không thể chia phân với thực tại trước mặt. Tôi nhận ra chiều thu đã trầm hương quá đỗi, và mơ hồ kết tụ của sương khói phôi pha giọng vút nức nở Nicoletta không dưng vọng về, Il est mort le soleil / quand tu m'as quittée (1). Mặt trời đã chết khi em rời xa. Người con gái tóc vàng mắt xanh hay Em thăm thẳm vạn đợi thi ca chốn Eden vừa khuất bóng?

Tình già

Đào Như

                                                                                                                               Tạp bút

                                                                                                                      Gửi Lan Hương

unnamed (1)

Ảnh của tác giả

Nhiều lúc nghĩ cũng lạ, cái ý nghĩ về tuổi già cứ đeo đẳng mãi trong trí mình không sao quên nó đi được. Nghĩ cũng tại mình. Tuổi tác là vấn đề thuộc thời gian. Sống lâu lên lão làng. Đó là tự nhiên. Mỗi tuổi đều có những khó khăn riêng cũng như những bịnh tật.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

Những ngày lang thang

 Nguyên Ngọc

 

… Mấy năm ở miền Bắc tôi làm nghề biên tập viên và phóng viên cho tạp chí Văn nghệ quân đội, trụ sở đóng ở cái nhà 4 Lý Nam Đế nổi tiếng. Thích làm phóng viên hơn biên tập vì vẫn thích lang thang. Biên tập thì phải ở nhà nhiều hơn, quanh quẩn mãi Hà Nội.

Thơ Việt Phương – Gió

 Lê Học Lãnh Vân

 

Mấy bữa trước, chị Phạm Chi Lan biểu tôi tới dự buổi tọa đàm về hai quyển sách của Việt Phương, Thơ Việt Phương và Suy Nghĩ về Ngày Mai, tổ chức ngày Chủ Nhật, 10/12/2023.

Thơ Việt Phương thì nhiều người đã đọc, đã thích, đã luận bình. Phần tôi, tôi nhận thấy rất nhiều bài thơ của Việt Phương gợi cho mình những câu hỏi, những cảm nhận, những suy nghĩ… Và, với tôi, ấy mới là thơ. Mới dẫn dắt các suy nghĩ bằng so sánh, bằng gợi mở theo con đường gợi hình, gợi thanh, động tới tình yêu nghệ thuật và/hay tình cảm con người… Chứ nếu chỉ lập luận thôi thì viết xã luận cho rồi!

Jon Fosse, người đoạt giải Nobel văn chương 2023: “Chính giữa cảnh tối tăm tồi tệ nhất mà Thiên Chúa đã ở gần tôi nhất”

 La Croix ngày 06/12/2023

Tý Linh chuyển ngữ

 

Nhà văn người Na Uy Jon Fosse, người đã nhận giải Nobel Văn chương vào thứ Năm ngày 7/12/2023 tại Stockholm, đã dành một cuộc phỏng vấn độc quyền cho nhật báo La Croix. Ông đề cập đến tính phổ quát của tác phẩm của ông, đến đức tin Công giáo mà ông trở lại vào năm 2012, đến điều không thể diễn tả được và điều đã khiến ông viết không mệt mỏi kể từ năm 12 tuổi.

 

 

La Croix: Ngay sau khi biết tin ông được nhận giải Nobel, ông đã nói bị “đè nặng và gần như sợ hãi”. Hôm nay ông vẫn sẽ nói điều đó chứ?

Jon Fosse: Tôi đang lái xe thì thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Nobel cho tôi biết tin này qua điện thoại. Phản ứng đầu tiên của tôi là rất vui mừng. Rồi tôi tự hỏi liệu nó có phải là sự thật không. Một mặt, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng vì tên của tôi đã được nhắc đến trong các cuộc thảo luận hơn mười năm nay. Mặt khác, tôi lại sợ.

Đó là một phần thưởng làm biến đổi một cuộc đời. Bạn thay đổi địa vị xã hội của mình, nhận được thỉnh cầu từ mọi hướng. Nó có thể là một gánh nặng và bạn có thể đánh mất chính mình. Nhưng vì đã được tôn vinh với tư cách là một nhà viết kịch, tôi học cách bảo vệ bản thân và không nói “vâng” với mọi thứ. Tôi biết tôi sẽ có thể giữ khoảng cách.

La Croix: Giải Nobel Văn học trao thưởng cho một tác phẩm vì tầm mức phổ quát của nó. Tuy nhiên, ông viết bằng tiếng Nynorsk, một ngôn ngữ được chưa tới 500.000 người sử dụng, và ông gắn những tưởng tượng của mình với phong cảnh Na Uy. Chuyện phi thường này có phải là nguồn tự hào của ông không?

Jon Fosse: Những cuộc dàn dựng sân khấu rất tuyệt vời các vở kịch của tôi vốn được thực hiện bên ngoài Na Uy, ở Thượng Hải, Tokyo, đã cho thấy rằng sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm của tôi là có thể thông qua một bản dịch, ở một nền văn hóa khác và bởi một thế hệ khác. Tôi đánh giá được nó lần đầu tiên vào năm 1999, khi đạo diễn người Pháp Claude Régy dàn dựng vở kịch “Một ai đó sắp đến” của tôi. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời. Ngoài ra, cũng phải nói rằng, nếu tiếng Nynorsk chỉ được 500.000 người sử dụng, thì người Scandinavi cũng có thể hiểu được vì ngôn ngữ Scandinavi rất gần.

La Croix: Đây chẳng phải là bằng chứng cho thấy, để vượt qua biên giới, một tác phẩm phải có tính độc đáo?

Jon Fosse: Tôi nghĩ rằng mỗi con người đều có một điều gì đó độc đáo và đồng thời, mỗi con người đều có một điều gì đó tương tự. Nhà văn là người chuyển thể tính độc đáo và tính phổ quát này thành văn học trong cùng một chuyển động. Bạn có thể dễ dàng nhận ra nó và, đồng thời, hiểu được nó nhiều năm sau đó.

La Croix: Theo Viện Hàn lâm Nobel, thông qua các vở kịch và tiểu thuyết của ông, ông đã “mang lại tiếng nói cho những điều khó tả được”. Điều khó tả được là gì?

Jon Fosse: Tôi nghĩ chính vì có nhiều điều rất khó diễn tả bằng lời mà văn học tồn tại. Viết văn cho phép nói những điều không thể được nói bằng bất kỳ cách nào khác. Đối với tôi, đây chính là ý nghĩa của văn học kể từ khi tôi bắt đầu viết văn. Nếu bạn có thể diễn đạt điều gì đó một cách đơn giản và trực tiếp, thì tại sao lại viết một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết, một vở kịch? Điều đó không có ý nghĩa.

La Croix: Đâu là những “điều” có thể rất khó diễn tả này ? Cảm xúc?

Jon Fosse: Vâng, cảm xúc. Nhưng cũng có điều gì đó mà bạn nhận thức được, một loại kiến ​​thức, sự vắng mặt của nghi ngờ, một dạng hiểu biết mà bạn đạt được thông qua cảm xúc. Với tư cách là một tín hữu, tôi có một loại đức tin, một điều gì đó bên trong mà tôi không thể diễn tả bằng vài lời.

La Croix: Ông đã gia nhập đạo Công giáo vào năm 2012. Ông đã tìm thấy điều gì ở đó mà ông đã không tìm thấy ở nơi khác?

Jon Fosse: Tôi lớn lên trong Giáo hội Tin Lành Luther trước khi rời bỏ nó ở tuổi 16. Cuối cùng, tôi ghét Giáo hội này, nơi vị mục sư tin rằng ông ấy có thể khắc sâu vào trí não bạn một sự thật vốn không phải như vậy. Đối với tôi, Giáo hội Tin Lành Luther loại trừ mầu nhiệm đức tin. Thế nhưng, tin là chấp nhận nó. Đức tin không thể đạt được bằng lý trí. Đó là một trải nghiệm, nó phải xảy ra. Sau khi rời Giáo hội Tin Lành Luther, tôi vẫn là một tín hữu nhưng không biết phải quay về đâu. Tiếp đến, tôi thấy mình hạnh phúc với Giáo hội Tin Lành Quakers (1) và, ở một số khía cạnh, tôi tiếp tục tin tưởng như họ. Đối với họ cũng như đối với tôi, điều quan trọng nhất, đó không phải là các bí tích, tín lý, linh mục, mà là sự hiện diện của Thiên Chúa nơi bạn và giữa các tín hữu. Tuy nhiên, đây cũng là ý nghĩa của Bí tích Thánh Thể, trọng tâm của thánh lễ Công giáo: nó cho phép chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn.

Đọc Tôn sư Eckhart (2) đã mang tính quyết định trên cuộc hành trình dài để trở thành người Công giáo. Ông hình dung thánh lễ như sau này những người Quakers sẽ làm, họ giữ thinh lặng và nhắm mắt, ngồi thành vòng tròn để tập trung vào ánh sáng nội tâm. Tôi cảm thấy rằng việc lặp lại vô tận bản văn phụng vụ trong thánh lễ cũng dẫn đến sự gần gũi với Thiên Chúa, nếu tôi có thể nói như vậy. Càng được lặp đi lặp lại, một ngôn ngữ im lặng cuối cùng sẽ được nói thông qua chúng.

La Croix: “Chính trong thinh lặng mà chúng ta nghe thấy tiếng Chúa”, ông viết trong Septologie, cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông. Có phải vì thế mà ông dành nhiều chỗ cho sự thinh lặng trong tác phẩm của mình?

Jon Fosse: Câu này quy chiếu đến cách thức một tín hữu có thể nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa, chứ không phải đến lối viết của tôi. Nói như vậy, tôi có cảm giác mình đã viết tốt khi thiết lập được một kiểu thinh lặng và khi tôi biết rằng ngôn ngữ thứ hai, nằm giữa các từ ngữ, trong khoảng trống, cũng nói lên điều gì đó. Chính là như thế kể từ khi tôi bắt đầu viết văn vào năm 12 tuổi. Nhưng tại sao, thì tôi không biết. Tôi viết như tôi viết. Rất khó để hiểu bản thân bạn như một nhà văn.

La Croix: Làm sao có thể chắc chắn rằng người đọc hiểu được “ngôn ngữ thinh lặng” này?

Jon Fosse: Khi tôi viết, tôi không nghĩ đến độc giả cụ thể nào. Tổng quát hơn, tôi không có kế hoạch, không có ý định. Tôi chỉ cố gắng viết đúng và tốt nhất có thể. Để làm điều này, tôi ngồi xuống bàn và bắt đầu viết. Khi nó không đến, tôi không tìm cách ép buộc mọi thứ. Tôi chờ. Nếu tôi phải tìm một từ để mô tả quá trình này, thì đó sẽ là “lắng nghe”. Tôi không thể nói cho bạn biết điều gì, nhưng tôi lắng nghe điều gì đó khi tôi viết, điều gì đó đến từ nơi khác.

Đó không phải là một giọng nói đọc cho tôi viết các câu, cũng không phải một đồng cốt, nó là một khoảng trống, một thứ mà tôi không nhìn thấy và tôi không nhớ. Đôi khi, tôi thậm chí còn cảm thấy mình chỉ cần viết mọi thứ ra giấy trước khi chúng biến mất, theo cách của một thư ký. Nghệ thuật nảy sinh, để trích dẫn Martin Heidegger, người mà tôi đã nghiên cứu rất nhiều. Cách hiểu về sự tồn tại của con người và thậm chí cả ngôn ngữ của ông đã ảnh hưởng đến tôi nhiều hơn bất kỳ tác giả nào khác.

La Croix: Tuy nhiên, ông có cho rằng có tác giả nào đã ảnh hưởng đến ông không?

Jon Fosse: Có, văn học bắt nguồn từ văn học theo một cách nào đó. Từng học triết học và văn học so sánh, tôi đọc rất nhiều và tất cả các tác giả tôi đọc đều ảnh hưởng đến tôi cả với tư cách một con người lẫn một nhà văn. Nhưng một số có ảnh nhiều hơn những người khác. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là của Martin Heidegger. Trong văn học, tôi muốn nhắc đến tác giả người Na Uy Tarjei Vesaas (3). Ngoài ra, khi còn trẻ, tôi rất say mê tác phẩm của Samuel Beckett. Khi viết vở kịch đầu tiên, tôi thậm chí còn sợ mình sẽ bắt chước ông.

La Croix: Các văn bản của ông có thể khiến người đọc bối rối, như cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Septologie, chỉ bao gồm một câu rất dài. Ông có hiểu nó không?

Jon Fosse: Tôi hiểu rằng một văn bản như vậy có thể khiến sợ hãi, mặc dù hầu hết độc giả không cảm thấy khó khăn vì cảm thấy bị cuốn theo một dòng chảy nào đó. Nhưng một lần nữa, tôi không cố gắng làm hài lòng bản thân hay người đọc. Tôi chỉ cố gắng viết chính xác nhất có thể. Năm 1983, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi không được đón nhận ở Na Uy. Nhưng tôi đã quyết định không nghe những lời chỉ trích và đi theo con đường của mình.

La Croix: Đây có phải là lời khuyên dành cho một nhà văn trẻ?

Jon Fosse: Vâng, chỉ lắng nghe những gì bên trong bạn.

La Croix: “Chính luôn luôn ở trong bóng tối mà một hình ảnh thu được nhiều ánh sáng hơn”, ông để cho Asle, nhân vật chính của Septologie, nói. Câu này có thể giúp độc giả hiểu tác phẩm của ông và vượt qua khó khăn bề ngoài của nó không?

Jon Fosse: Có lẽ, tôi không chắc lắm. Trái lại, điều tôi biết, đó là trong cuộc đời tôi, chính giữa cảnh tối tăm tồi tệ nhất mà Thiên Chúa đã ở gần tôi nhất. Và, đối với tôi, viết văn đã là một cách sống, thậm chí có lẽ là một cách sống còn.

La Croix: Bài phát biểu nhận giải Nobel của ông dự kiến ​​sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 7 tháng 12. Ông có ý định sử dụng diễn đàn này để gửi thông điệp chính trị như những người khác đã từng làm trước ông không?

Jon Fosse: Đối với tôi, thật khó để viết một bài phát biểu. Tôi không quen với hình thức độc thoại này, tôi viết tiểu thuyết và đôi khi là tiểu luận, nhưng bài tiểu luận cuối cùng có từ năm 2000. Giả sử rằng tôi đã đạt được một loại phát biểu nào đó, điều mà tôi rất hài lòng.

Nếu nó chứa một thông điệp, thì thông điệp này nhắm đến những con người đang trải qua thời kỳ khó khăn, những người đang cảm thấy một hình thức tuyệt vọng hoặc lo lắng. Tôi cố gắng chìa tay ra cho họ. Tôi không biết liệu đó có phải là chính trị không…

—————————————

 (1) Phong trào được thành lập vào thế kỷ 17 ở Anh bởi những người bất đồng chính kiến ​​với Giáo hội Anh giáo. Sau đó nó lan sang Tây Âu và thế giới Anglo-Saxon.

(2) Thần học gia dòng Đa Minh sinh năm 1260 được coi là cha đẻ của trào lưu thần bí vùng Rhénanie, từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV . Tính thần bí của ông dựa trên hai trụ cột: chỉ có sự siêu thoát mới cho phép tiến bộ trong đời sống tâm linh; chính Chúa Ba Ngôi ngự trị trong tâm hồn của người buông mình cho Thiên Chúa.

(3) Les Oiseaux, xuất bản năm 1957, được coi là kiệt tác của ông. Ở Pháp, nó được xuất bản bởi nhà xuất bản Cambourakis, 264 trang, 22€.

——————————————————

 

Nguồn: https://xuanbichvietnam.net/trangchu/jon-fosse/