Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

Ai là tác giả câu “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần”?

 Hoàng Dũng

 

Lâu nay báo chí chính thống, và từ báo chí chính thống thẩm thấu vào người dân, thường khẳng định chính cụ Tôn Thất Đàn là tác giả câu “Hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” để biện minh cho những hành động của chính quyền thời đó đàn áp phong trào xô viết Nghệ Tĩnh.

Tuy thế, đó là một câu bị gán cho cụ Tôn Thất Đàn, chứ đến nay chưa có một tư liệu nào dẫn nguồn để chứng minh sự khẳng định này. Trái lại, có người – nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường – nói rõ ĐÓ LÀ LỜI CỦA VUA TỰ ĐỨC:

"Một bài chiếu của vua Tự Đức có phê rằng "có Nghệ Tĩnh cũng không giàu thêm, không có Nghệ Tĩnh cũng không nghèo bớt" cho đất nước, ý chỉ sự thừa thải [sic!] của Nghệ Tĩnh, và bãi bỏ chương trình cứu trợ cho Nghệ Tĩnh" (Hoàng Phủ Ngọc Tường, 2001. Miền gái đẹp. Huế: NXB Thuận Hoá, trang 22).

image

clip_image001

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, sau khi dịch tập hồi ký Lạc Viên tiểu sử (tác phẩm của cụ Tôn Thất Đàn), đã viết:

“Có thể ông chưa hiểu đúng bản chất của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nhưng hành vi “vỗ yên” của ông nhằm xoa dịu mâu thuẫn giữa người dân và thực dân Pháp, trên cương vị là đại diện Viện Cơ Mật đã không có gì là quá đáng. Và chính ông cũng thấy rõ sự bất lực của mình trước sự áp đặt của quan Toàn quyền và Tòa Khâm sứ, cũng như của Bộ truởng Bộ Thuộc địa Pháp.” (tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (103), 2013, tr. 7)

Còn cụ Phan Đăng Tài, người đầu tiên dịch Lạc Viên tiểu sử, thì nói:

“Xin thú thật với anh lúc đầu, đứng trước một bản nháp khó đọc như vậy, tôi cũng không hào hứng cho lắm, nhưng càng đọc càng thấy thú vị. Nhất là đối với một ông quan mà lâu nay đồng bào Nghệ Tĩnh chúng ta phê phán gay gắt, tôi nghĩ đây chẳng qua cũng chỉ là phường “giá áo túi cơm” như đa số bọn quan lại hồi Pháp thuộc mà thôi. Ngờ đâu, càng đọc càng thấy ông là một con người có bản lãnh. Tất nhiên cách nhìn về chính trị của một nhà Nho cách đây một thế kỷ thì làm sao cho khỏi bị hạn chế bởi tư tưởng Khổng Mạnh! Muốn đánh giá một con người cho đúng thì phải xét bối cảnh lịch sử, những điều kiện xã hội lịch sử, trong đó người ấy sống và hoạt động, nếu không thì dễ có những nhận định vội vã, phiến diện, máy móc không đúng.” (tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (103), 2013, tr. 10)