Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Thơ Nguyễn Thanh Văn

 

clip_image002Sinh ngày: 13-2-1954 (theo giấy khai sinh: 1953)

Tại: Thừa Thiên – Huế

Nghề: Dạy học (Anh ngữ)

Nghiệp: Sáng tác

Tác phẩm đã xuất bản: Truyện ngắn: Bài ca buồn gửi cố hương (NXB Văn Nghệ TpHCM), Lỡ hội trăng rằm (NXB Văn Nghệ TpHCM), Thơ: Dự cảm (NXB Hội Nhà Văn).

Hiện sống và viết ở Sài Gòn.

Một cuộc găp gỡ (trích Chương III)

Milan Kundera

Nguyên Ngọc dịch

Những danh sách đen

Hay tản mạn dâng Anatole France

1

Đã lâu, cùng một số đồng bào của mình, một người bạn Pháp đến Praha và tôi tình cờ ngồi cùng một chiếc taxi với một quý bà, không biết chuyện gì để nói, tôi đã hỏi bà (một cách ngây ngô) bà thích nhạc sĩ Pháp nào hơn cả. Tôi còn nhớ mãi câu trả lời tức thì, bật ra, mạnh mẽ: “Nhất thiết không có Saint-Saëns!”

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO

(tiếp theo)

BẠT

Trần Đức Thảo đã ra đi và Việt Nam mất đi một triết gia. Song điều đó có nghĩa gì đối với một đất nước có quá nhiều mất mát, ở một nơi mà do cuồng vọng của lãnh đạo, hàng triệu gia đình đã mất cha mất con, mất vợ mất chồng, đôi khi mất cả hai ba thế hệ, mất cả không ít trẻ thơ là mầm non của đất nước?

Song ta có thấu hiểu về sự mất mát của chỉ một người như Trần Đức Thảo, ta mới trông ra hết cái thảm kịch của một dân tộc bất hạnh như dân tộc Việt Nam.

Từ nhỏ ông đã học giỏi, song điều đó không lạ, không hiếm ở một đất nước có truyền thống hiếu học. Lớn lên ông vẫn nổi bật giữa chúng bạn, trong một ngành mà không mấy người Việt Nam đi vào, còn ở ngay một môi trường không phải là của ta.

VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (53): TỲ VẾT TÂM LINH (kỳ 3)

Truyện dài

Bình-Nguyên Lộc

Đây là lần thứ một trăm mà sinh viên lớp dự bị phải vẽ cây chuối.

Trước khi vào lớp, các nghệ sĩ tập sự xì xào với nhau:

-          Bữa nay là giờ của ông “Cây Chuối”.

Rồi họ cười ồ lên, mặc dầu viễn ảnh phải vẽ cây chuối làm cho họ ngán ngầm, sợ hãi.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

CON SẺ HÓT TIẾNG HỌA MI

clip_image002Nguyễn Đình Bổn sinh năm 1962 tại Quảng Nam, sống tại Hậu Giang- Cần Thơ từ 1975- 1994. Từ 1994 sống tại Sài Gòn.

Tác phẩm:

-Đuổi Quỷ (tập truyện, NXB Đồng Nai)

-Tân Liêu Trai (tập truyện, NXB Đồng Nai)

-Giữa Trần Gian và Địa Ngục (tập truyện, NXB Lao Động; NXB Sống- Hoa Kỳ tái bản)

-Phượng Trắng (truyện dài, NXB Kim Đồng)

-Kiều (NXB Sống- Hoa Kỳ)

-Mút mùa lệ thủy (truyện dài- sẽ phát hành 1.2015- NXB Trẻ)

(Chân dung: Ký họa của họa sĩ Trần Tuy)

 

ĐIÊU KHẮC SÀI GÒN – HÀ NỘI, 2014[i]

Phan Cẩm Thượng

clip_image002Cuộc triển lãm điêu khắc giao lưu giữa hai thành phố lớn hai đầu đất nước đã diễn ra được ba lần, năm nay 2014, họ sẽ trưng bầy tại Sài Gòn. Mỗi lần như vậy có lẽ không phải là một lần đột phá gì về ngôn ngữ và nội dung điêu khắc, mà nó mang tính chất tiệm tiến nhiều hơn. Nhận thức và phát triển cái mới trong điêu khắc có lẽ không thể nhanh chóng được.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO

(tiếp theo)

Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê

Đột tử trước thềm chân lý…!

Nhưng rồi bỗng bác Thảo không cần tới những may mắn đến dồn dập ấy nữa…!

Chiều hôm sau đó, tôi đang lái xe trên đường về nhà thì nghe đài “France Info”, mà tôi có thói quen mở nghe tin tức khi lái. Bỗng đài này loan tin giáo sư Trần Đức Thảo, nhà triết học Việt Nam vừa qua đời! Tin đột ngột ấy làm tôi lạnh người và buột miệng:

-Ôi! Thế là cuốn sách không còn cơ hội chào đời! Phải chăng tên đao phủ đã ra tay?

Việc đầu tiên là tôi tìm gặp ngay bà Bích Hồng để được nghe bà kể thật chi tiết.

THẢO LUẬN DẠY-HỌC VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG (7)

ĐỪNG SỢ DẠY THƠ KHÓ[1]

Nguyễn Khiêm

clip_image001Những năm cuối thế kỷ trước, có lần tôi được dự một buổi hội thảo về thơ thiếu nhi do Hội Nhà văn và Hội Giảng dạy Văn học thành phố HCM tổ chức (cái hội sau này tôi không chắc nhớ đúng tên nhưng đại loại liên quan đến việc giàng dạy văn thơ cho học sinh phổ thông, không thấy hoạt động gì nhiều, đã lâu không còn nghe nhắc tới). Người giới thiệu và điều khiển chương trình là một nhà thơ nay tôi quên mất tên ông, chỉ nhớ ông nói giọng Bình Định hay Quảng Nam gì đó và dường như ông là nhà thơ “chuyên” về thơ thiếu nhi. Ông nói rất lâu về sự cần thiết phải “đẩy mạnh” phong trào làm thơ cho thiếu nhi vì theo ông, thơ thiếu nhi hiện rất yếu và thiếu.

Gần cuối buổi hội thảo đó, (nói hội thảo là kiểu nói quen dùng chứ e không đúng, vì tới phiên mình, diễn giả nào cũng lôi bài viết sẵn trong túi ra đọc, hết người này đến người khác, không có gì là thảo hết). Tôi cũng được nói 15 phút, yêu cầu chính là mọi người muốn biết thơ trong sách giáo khoa cho bậc tiểu học tác dụng ra sao đối với thiếu nhi trong trường học phổ thông, “chất lượng” thơ như thế cao hay thấp… Tôi không có bài viết sẵn, chỉ mấy ý đơn giản, nhận thấy sao thì báo vậy. Thơ thế nào thích hợp với thiếu nhi theo”tiêu chí” hiện nay, công nhận rất khó, thơ vừa hay vừa thích hợp cho thiếu nhi càng khó vì ít quá.

Công nghệ phở: Góc nhìn kỹ sư

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Tôi lưỡng lự trước quán ăn. Chủ quán mời tôi vào : " Nếu phở không ngon thì em đã không bán ". Tôi hỏi : " Thế nào là phở ngon và thế nào là phở không ngon ? " Chủ quán trả lời : " Nếu anh vừa lòng sau khi ăn thì gọi là ngon ".

Nếu món phở muốn được UNESCO công nhận là Di sản Ẩm thực Thế giới mà chỉ biết nói là ngon thì vẫn chưa đủ.

Tôi tra cụm từ " phở ngon " trên mạng Internet thì 0,29 giây sau được trả lời có khoảng 85.800.000 tài liệu nêu lên cụm từ ấy. Dù phải loại ra những trang quảng cáo và những trang chỉ cách nấu thì chắc cũng còn tới cả vạn bài suy tôn món phở. Đọc một vạn bài là một việc khó có thể thực hiện được, tôi đành viết một bản thông tri hỏi bạn bè vài bài đáng đọc. Chỉ chưa đầy vài giờ mà hộp thư điện tử đầy ắp những bài giới thiệu với lời dặn " chưa đọc thì chưa thể viết về Phở " (chữ P hoa do một ông bạn viết). Đọc chưa hết mà đã chỉ muốn chạy ngay ra quán gần nhà nhất để thỏa mãn cái nhu cầu thiết yếu cấp bách là ăn một bát phở.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 7)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

mười lăm

Suốt hai ngày liền, ông toán trưởng không bắt chúng tôi phát cây, không nói năng, chỉ lặng lẽ chờ đợi cái điều mà tôi biết nó chỉ tới qua cái máy VTĐ của ông. Thái độ thằng học giả cũng làm tôi ngạc nhiên, nó thôi không giở ra tập thư ngày ngày vẫn viết nữa, nó cứ lầm lì tha thẩn hết xó nhà này sang xó nhà khách như tìm kiếm cái gì đó và càng ngày càng tỏ ra lo lắng. Sau cùng nó thôi không tìm kiếm nữa, kéo tôi ra chỗ chỉ có hai đứa, thổ lộ:

Một cuộc gặp gỡ (Trích Chương II)

Milan Kundera

Nguyên Ngọc dịch

Tiểu thuyết, những cuộc thăm dò hiện sinh

Cái hài mà chẳng có hài

(Dostoïevki: Chàng Ngốc)

Từ điển định nghĩa cái cười là phản ứng “gây nên bởi một điều gì đó buồn cười hay hài”. Nhưng có đúng thế không? Từ cuốn Chàng Ngốc của Dostoïevski, có thể rút ra cả một tuyển tập những cái cười. Có điều lạ, những nhân vật cười nhiều nhất lại ít khiếu hài hước nhất, ngược lại đấy đúng là những người không hề có chút gì cái chất ấy. Một đám người trẻ tuổi bước ra từ một biệt thự thôn dã để dạo chơi; trong đám họ, ba cô gái “cười một cách hết sức khoái trá vì những câu chuyện phiếm của Evguéni Pavlovich cho đến cuối cùng anh chàng này ngờ rằng có thể thậm chí họ chẳng còn nghe anh ta nói gì”. Mối nghi ngờ ấy khiến anh đột nhiên cười phá lên. Một nhận xét tuyệt vời: trước tiên là một cái cười tập thể của các cô gái, trong khi cười, quên mất lý do khiến họ cười, và tiếp tục cười chẳng vì lý do gì cả; rồi đến cái cười (cái cười này rất hiếm, rất quý) của Evguéni Pavlovich nhận ra rằng cái cười của các cô gái chẳng có lý do hài hước nào hết và, trước cái hài mà chẳng có hài đó, anh phá lên cười.

Bản Lai Vô Nhất Vật...

Nguyên Giác

Tôi đã lớn lên cùng với những dòng Bát Nhã Tâm Kinh. Những lời sắc bất dị không đã nghe âm vang như tiếng mõ ban mai, như tiếng tim đập của những ngày vui và của những đêm buồn, như tiếng mưa rơi mái hiên trong những buổi chiều ngồi đọc thơ Nguyễn Du. Tương tự như thế, tôi cũng say mê Kinh Pháp Bảo Đàn, trong đó nhớ nhất là câu “bản lai vô nhất vật” -- trước giờ chưa từng có một vật -- những chữ này làm sáng rực những trang kinh, làm tràn ngập lòng tôi những niềm vui như trưa nắng sân chùa. Cho dù, thú thật, ngay cả từ thời thơ trẻ, hiểu chỉ lơ mơ, và tu chỉ dò dẫm.

Trong tận cùng, sau này tôi thấy, pháp Phật chỉ là “không để tâm dính vào bất kỳ một pháp nào,” nghĩa là, như Kinh Kim Cang nói, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Tôi tin Đức Phật dạy thiên kinh vạn quyển, chỉ nhằm đưa chúng sanh qua bờ giải thoát. Và khi tới bờ bên kia xong, bè nào cũng nên buông bỏ -- dù là bè Có, hay bè Không. Nhưng thực sự, Kinh Phật đã dạy, hễ dính chặt vào bè nào, cũng không qua nổi bờ bên kia.

Thủ tục Khiếu nại của Hội đồng Nhân quyền LHQ

Vũ Quốc Dụng

Bài này tổng hợp những dữ kiện liên quan đến Thủ tục Khiếu nại của Hội đồng nhân quyền LHQ với mục đích giúp cho người đọc hiểu và dễ sử dụng thủ tục quan trọng này. Trước khi đi sâu vào chi tiết, người ta cần hiểu tinh thần của thủ tục này là nhằm giúp đỡ cho các nạn nhân trong sự hợp tác với quốc gia nơi xảy ra vụ vi phạm. Vì Hội đồng Nhân quyền LHQ không phải là toà án nên thủ tục này không thể gọi là một vụ kiện được. Các biện pháp đối phó mà Hội đồng Nhân quyền đưa ra không mang tính cách chế tài. Biện pháp nặng nhất là đưa vấn đề ra bàn luận trong một phiên họp công khai. 

Khi tuổi trẻ lên tiếng

Canh Co

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.

Cô gái quan sát về sách giáo khoa dạy tiếng Anh của Nepal mà cô có dịp gần gũi để so sánh với sách giáo khoa tại Việt Nam được cô ghi lại qua bức thư như sau:

" Sách giáo khoa English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5:

Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

ĐI VỂ NƠI HOANG DÃ (KỲ 6)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

mười hai

Dấu hiệu đầu tiên của xã hội con người chúng tôi bắt gặp dẫu rằng chỉ là một bãi phân trâu khô cũng đủ làm cho thằng hộ pháp mừng quớ lên, làm tôi bồi hồi, còn thằng học giả buông một câu triết lý: “Không có cái gì dính dáng đến con người mà lại không làm tôi chú ý” rồi cứ đứng đực ra trầm ngâm mãi khiến tôi phải quát lên:

“Phát đi chứ, mày định nghiên cứu cứt trâu khô đấy hả?”

“Sao không? Nếu nó có thể nói lên một điều gì đó về con người. Mày xem đây có phải nó gồm nhiều loại xơ của nhiều loại cỏ và cây khác nhau không? Điều đó chứng tỏ trâu được chăn thả tự do chứ chưa có chuồng trại tập thể.”

NHÌN LẠI CÁC BƯỚC ĐI, LẮNG NGHE NHỮNG TIẾNG NÓI

(Về văn học Việt Nam thời “đổi mới” 1975 - 1991)

Lã Nguyên

1. Cái được gọi là “Văn học đổi mới” ở Việt Nam đến nay đã cũ chưa? Nếu cũ rồi thì điểm dừng, chỗ kết thúc của nó là ở đâu? Là năm nay, năm ngoái, năm kia, hay mươi năm về trước? Bức tranh văn học Việt Nam sau 1975 phong phú, đa dạng với nhiều bè bối tương đối phức tạp. Nó là sản phẩm của nhiều thế hệ cầm bút có quan điểm nghệ thuật rất khác, thậm chí đối lập, trái ngược nhau. Liệu có phải tất cả những gì do những con người ấy viết ra sau 1975 đều có thể gọi là “Văn học đổi mới”? Bản chất thẩm mỹ của “Văn học đổi mới” là gì? Nghiên cứu văn học Việt Nam sau 1975, không thể không giải đáp những câu hỏi như thế. Khi những câu hỏi như thế chưa được giải đáp, khái niệm văn học thời kỳ “đổi mới” vẫn chỉ là một khái niệm tù mù.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO (trích)

Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê

13

Unknown Vào buổi chiều thứ ba 12 tháng tư, bác Thảo mang bài thuyết trình đã in bằng sao ảnh (photo copie) tới nơi thuyết trình là Nhà Việt Nam, để bán. Ít ai biết được rằng bác Thảo lúc ấy đang vô cùng lạc quan tin tưởng vào những gì bác sắp sửa công bố qua các buổi thuyết trình này. Bác từng vui vẻ tâm sự với chúng tôi rằng đây là những bước kết thúc cuộc hành trình đi tìm sự thật. Vì kể như bác đã truy ra thủ phạm của cái sai, cái ác trong cách mạng, trong ý thức hệ. Đấy “sẽ là một thành tựu trong cuộc đời và sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo”.

Nhưng bất ngờ thay! Vừa bước tới trước “Nhà Việt Nam”, thì một nghịch cảnh quá tàn nhẫn đang chờ đợi bác! Tại đây anh Dũng, người trực phiên, nhưng lại đứng ở ngoài đường, chỉ vào hai cánh cửa cũ kỹ bị khóa bằng xích sắt để báo tin buồn: sứ quán ra lệnh đóng cửa Nhà Việt Nam để từ nay không cho bác Thảo tổ chức diễn thuyết ở đó nữa. Thính giả đành bỏ về. Nhưng một số bực tức đứng lại tranh luận, như muốn gây gổ, đấu khẩu với anh Dũng. Rồi vợ chồng bà Bình và ông Jacques tới. Đây là hai thính giả Việt kiều trung thành mà cũng là có vai vế kỳ cựu của Liên Hiệp Việt kiều, khi thấy cửa khóa, đã nổi nóng bẻ khóa, mở rộng cửa, lớn tiếng mời mọi người vào:

Thành phố bên sông

Lê Mai

Ca__u-quayCó lẽ, hiếm có một thành phố nào trên thế giới lại không nằm bên một con sông. Nó chỉ khác nhau ở cái dáng vẻ bề ngoài, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Thành phố lạ rồi sẽ thành thành phố quen, chỉ có con người đã quen rồi hóa lạ…

Thành phố bên sông Hàn đang thay đổi từng giờ, từng ngày. Đôi khi, nhận ra một cao ốc vừa xuất hiện, một con đường mới mở, một cây cầu mới xây, một màu xanh sông nước bao la…khiến tôi ngỡ ngàng, dù tôi quen thuộc nó từng hàng cây, góc phố. Tốc độ phát triển hạ tầng của Đà Nẵng thật đáng nể và điều đó làm cho người dân Đà Nẵng không khỏi cảm thấy vui sướng và tự hào. Thành phố bên sông này – hình như, khác xa hai thành phố lớn ở hai đầu đất nước. Nó thật yên bình – dẫu cho thời gian cứ trôi, mùa xuân đến, mùa xuân đi rồi mùa hạ tới.

Toạ đàm về cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền 26/11/2014

Dân Luận tổng hợp

Lúc 8 giờ 30 ngày 26/11/2014, tại Hội trường Nhà thờ Thái Hà đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền”. Trong Thông cáo báo chí trước khi diễn ra buổi Toạ đàm, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết: "Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức với vai trò cao cả này, không những thế họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro trong các hoạt động của mình. Vì thế Tọa đàm nhằm mục đích tôn vinh những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và tìm kiếm một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ họ, cũng như qua đó phổ biến ý thức tôn trọng nhân quyền và khuyến kích tất cả mọi người trở thành những người bảo vệ nhân quyền”.

Bên ngoài cuộc tọa đàm về “bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền” ngày 26-11-2014

Nguyễn Quang A

Tôi ghi vắn tắt diễn biến với bản thân tôi bên ngoài cuộc tọa đàm trên theo thứ tự thời gian. Có nhiều ảnh và clip minh họa suốt đoạn đường cuốc bộ từ nhà đến nhà thờ Thái Hà, nhưng chưa có thời gian lọc và chèn vào đúng chỗ và sẽ xin bổ sung sau khi có thời gian.

Ngày 24-11-2014

Sau khi sửa xong 2 thư mời đại diện của Bộ Công An và Sở Công An thành phố Hà Nội, tôi đưa 2 file vào USB và lên xe bus số 40 đi sang Hà Nội. Tôi xuống ở bến gần Cung Thiếu Nhi (một bến khá quen thuộc mà những ai đã đi biểu tình ở Bờ Hồ thì biết nó nằm cạnh Nhà Hát Lớn và vườn hoa sau Tượng Lê Thái Tổ. Tôi quay lại vài trăm mét để vào tiệm photocopy in ra 2 bản (bản in 2 mặt, tức là tổng cộng 4 trang, giá bèo chỉ 2.000 VNĐ). Tôi đi tiếp qua nhà khách Chính Phủ (đường Lê Thạch) ra bờ Hồ đến Bưu điện Hà Nội để gửi phát chuyển nhanh (cũng chỉ hết 2 chục). Gửi xong tôi ra về và hy vọng muộn nhất sáng hôm sau 2 cơ quan đó nhận được giấy mời.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Từ việc xử lý quan chức tham nhũng ở VN: “Nhà tù sẽ phóng thích trộm cướp”?

Võ Thị Hảo

“Ông ấy bán chức bao nhiêu tiền”?

Mấy hôm nay đám trộm cướp ở Việt Nam vui mừng khác thường. Người đang trộm cướp chưa bị phát hiện mừng rỡ đã đành, mà ngay cả đám đang bị nhốt trong tù và những người có ý định trộm cướp nhưng chưa có dịp thực hiện cũng thấy tương lai rạng rỡ.

Đám này kháo nhau: cần thì cứ trộm cắp cướp giật thôi. Mau mở hội ăn mừng. Không ăn mừng lúc này thì còn lúc nào. Cứ tha hồ trộm cướp đi. Nếu người ta không bắt được thì trót lọt. Nhưng nếu người ta có bắt được, thì chỉ cần trả lại một phần của đã trộm cướp là xong, chẳng bị kết án tù đày gì đâu. Xem tòa án và các ông to xử lý các ông quan trộm cướp của công thì biết. Quan trộm cướp hay dân trộm cướp thì cũng chỉ là trộm cướp. Họ được tha thì ta cũng phải được tha. Chúng ta được phóng thích đến nơi. Nhà tù sắp ế rồi. Chuẩn bị về với vợ con thôi.

THƠ CAO THU CÚC

 

 

CaothucucCao Thu Cúc sinh năm 1942 tại Bình Định, hiện sống tại San Jose, California, Hoa Kỳ.

         

Vốn là một nhà giáo yêu văn chương, hiện nay, khi đã nghỉ hưu, bà vẫn dành thời gian cho việc viết báo (cho nhật báo Viễn Đông) và dịch thơ, làm thơ.

         

Theo bà: “Thơ là tiếng nói chân thật nhất của tâm hồn con người”. Sau những bài giới thiệu sách, Cao Thu Cúc vửa gửi tới Văn Việt một số bài thơ. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

THẢO LUẬN DẠY-HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG (6): AI ĐỦ NĂNG LỰC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG?

Nguyễn Trọng Bình

1

Trên báo điện tử Tuần Việt Nam nét, ngày 25/1/2013 có đăng bài viết của tác giả Phạm Anh Tuấn nhan đề: “Hãy dám xóa bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa” [1]. Trong bài viết của mình tác giả Phạm Anh Tuấn đặt vấn đề phải chăng đang có tâm lý lo sợ về những “xung đột lợi ích” nên có một số “chuyên gia” tự cho mình cái quyền được biên soạn sách giáo khoa đã phát biểu những điều mà theo Phạm Anh Tuấn là “coi thường lớp lớp những nhà giáo dục độc lập”. Cụ thể trong bài viết của mình, tác giả Phạm Anh Tuấn đã phản biện lại ý kiến GSTS Nguyễn Minh Thuyết đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 18/12/2012 nhan đề: “Một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa” [2] như sau:

MỘT CUỘC GẶP GỠ

Milan Kundera

Nguyên Ngọc dịch

M.Kundera Trong lời bạt cho bộ ba tiểu thuyết Sự bất tử, Chậm rãiBản nguyên của Milan Kundera (NXB Văn học và Trung tâm Văn hóa-Ngôn ngữ Đông Tây, 1999), nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Đọc các tiểu thuyết của Kundera, ta thường gặp rất nhiều những đoạn triết luận, có thể nói kết cấu các tiểu thuyết của ông là sự xen kẽ liên tục giữa những phần truyện kể với những phần triết luận… Trong một chừng mực nào đó, dường như có thể coi những phần triết luận trong các tiểu thuyết của Kundera là những nhân vật…”. Điều này cho thấy nhu cầu riết róng được trình bày quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật, quan niệm về cái đẹp của nhà văn. Chính vì vậy, đồng thời với việc viết tiểu thuyết, viết truyện ngắn, đồng thời với việc “xen kẽ giữa truyện kể và triết luận”, Milan Kundera đã viết nên những tiểu luận văn chương giá trị như Nghệ thuật tiểu thuyết (L’art du Roman, 1986), Các di chúc bị phản bội (Les Testaments trahis,1993), Tấm Ri-đô (Le Rideau, 2005), Một cuộc gặp gỡ (Un Rencontre, 2009)…

Nhà xuất bản Văn học và Công ty Văn hóa Nhã Nam xuất bản Tiểu luận văn chương Một cuộc gặp gỡ (bản dịch của Nguyên Ngọc) như là sự đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm đọc Milan Kundera của bạn đọc Việt Nam hôm nay.

M. Kundera có một chú thích khá khiêm tốn cho nội dung của cuốn sách: “…cuộc gặp của các suy tư và kỷ niệm của tôi; các chủ đề lâu năm (hiện sinh và mỹ học) và các tình yêu lâu năm của tôi (Rabelais, Janacek, Fellini, Malaparte…) Nhưng khi đọc, bạn có thể bị ngợp trong cái thế giới rộng lớn, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh, nhiều tầng nghĩa của ông. Uyên bác, sâu sắc, độc đáo, đầy tính gợi mở. Đó là những gì bạn có thể tìm thấy trong hai trăm trang sách, về tất cả các lĩnh vực, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, sân khấu, văn chương, số phận con người, sự cô đơn, lòng thù hận… những cuộc cách mạng (chính trị và văn chương)…

Không phải tự nhiên mà người ta yêu thích những Tiểu luận của Milan Kundera, thâm chí có người còn cho rằng đọc Tiểu luận hấp dẫn hơn là đọc Tiểu thuyết của ông.

Cần phải nói thêm rằng, nếu không yêu quý, không thấu hiểu, không thuộc Milan Kundera, hẳn Nguyên Ngọc không thể đem lại cho chúng ta một bản dịch sáng sủa, tinh tế, uyển chuyển và đầy cảm hứng như thế.

Văn Việt trân trọng giới thiệu một số trích đoạn từ Một cuộc gặp gỡ.

VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (52): TỲ VẾT TÂM LINH (KỲ 2)

Truyện dài

Bình-Nguyên Lộc

Mười hôm đã qua, từ ngày gặp gỡ trên Biên Hòa mà Lưu vẫn chưa quyết định được có nên đi thăm Liễu hay là không.

Nơi người con trai nầy rất nhiều mâu thuẫn xung đột ngấm ngầm với nhau. Hắn bị Âu hóa rất đậm ở vài điểm nhưng trái lại, nơi vài điểm khác, hắn rất là Việt Nam, rất là Á Đông.

Chẳng bạn như vấn đề trai gái đánh bạn với nhau. Chàng không quan niệm có tình bạn suông giữa trai gái được. Người ta đánh bạn với nhau luôn luôn có hậu ý.

Rồi sau một thời gian tìm biết nhau, không yêu nhau được, người ta bắt buộc phải tiếp tục tình bạn một cách chán phèo trong giả dối.

Vì quan niệm như vậy nên chàng chưa hề có bạn gái bởi cái lẽ rất giản dị là chàng không buồn tìm bạn gái.

Chàng định làm quen với Liễu chỉ vì bí mật mà chàng thoáng thấy, với lại chàng ngỡ rằng chàng đã hơi yêu Liễu.

Nhà báo và nhà kiểm duyệt (2)

Phạm Thị Hoài

Bài liên quan:

Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo

Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (1)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (2)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (3)

Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (4)

Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn

Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia

Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin

Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1)

ỐI GIỜI! MÔN LỊCH SỬ

Trần Kỳ Trung

           Trên tay tôi là ba quyển sách dạy lịch sử từ lớp 7 đến lớp 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        Lớp 7 đến lớp 9, các em vừa mới qua tuổi nhi đồng, chưa đến tuổi trưởng thành, tâm lý đang hình thành, suy nghĩ chưa phải chín chắn. Ấy vậy, trong ba quyển sách giáo khoa về lịch sử, có những khái niệm, đến như tôi còn phải tra từ điển, thì thử hỏi, học sinh tuổi như các em làm sao hiểu được.

           Dưới đây tôi xin lấy một số dẫn chứng:

          Sách lớp 7 gồm hai phần:

          Phần một – Khái quát lịch sử trung đại (gồm 7 bài) .

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

CHUYỆN CỦA MẸ TÔI

Truyện ngắn

Trần Kỳ Trung

Đang điều trị, thấy tôi chuẩn bị vào thăm ba, mẹ cố gượng dậy, dặn:

- Con vào đó, để ý đến sức khỏe của ba. Hỏi ba thiếu thứ gì, về đây nói với mẹ. Chứ ở trong tù chắc ba thiếu nhiều thứ lắm.

Trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài, nét mặt mẹ vẫn còn vàng võ, bệnh tình chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ không lo… lại đi lo cho ông chồng đã bỏ bà, đang ngồi tù.

Còn về phần ba, thực tế hơn hai mươi năm qua, kể từ ngày mẹ và ba gặp nhau sau ngày miền Nam giải phóng, ba gần như chẳng quan tâm đến cuộc sống, tình cảm của mẹ và tôi.

Tôi buồn về cách cư xử của ba, mẹ thì ngược lại. Mẹ vẫn thương ba, vì tình thương đó , bà dám hy sinh tất cả.  

Cháo tim gan, bầu dục

Người Buôn Gió

Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.

Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.

Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ, lươn khô, tim, bầu dục, óc... bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào là thành loại đấy.

Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.

Người vạch rõ nguồn gốc chủ nghĩa Đại Hán

clip_image001GS Trần Đình Hượu đã tạ thế gần 20 năm nhưng không ít các luận điểm khoa học của ông đáng để cho người đời sau tiếp tục suy ngẫm, đặc biệt là trong việc xây dựng xã hội hiện đại và quan hệ với nước láng giềng Trung Hoa.

LTS: Nhân dịp 20/11, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết về GS Trần Đình Hượu - một người thầy ghi dấu ấn sâu đậm trong nhiều thế hệ học trò khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp (nay là ĐHQGHN).

>> Trần Đình Hượu, người đi ngược đám đông

clip_image002

Chân dung GS Trần Đình Hượu. Ảnh tư liệu

Niềm vui trong thời đại đa chủng tộc, đa văn hóa

Đoàn Thanh Liêm

Đối với một cá nhân mỗi người, cuộc sống trên dương thế này đều có những niềm vui xen lẫn với những nỗi buồn. Đối với một tập thể dân tộc cũng vậy, lịch sử của quốc gia nào cũng đày dãy những vinh quang rực rỡ huy hoàng, xen lẫn những nhục nhằn đen tối u buồn. Điều này cũng có thể áp dụng cho tình hình chung của nhân loại cùng sinh sống chung với nhau trên hành tinh trái đất này - hiện đang chứa đến 7 tỉ con người chen chúc trong nhiều quốc gia và lãnh thổ khác nhau.

Nói chung, trong một thế kỷ gần đây nhân lọai đã gặt hái được những tiến bộ vượt bậc về nhiều phương diện – đặc biệt là về khoa học kỹ thuật, về kinh tế thương mại, cũng như về văn hóa tinh thần. Về mặt khoa học kỹ thuật cũng như về kinh tế thương mại, thế giới chúng ta đã có những thành tựu lớn lao vĩ đại – như đã được ghi lại qua những con số thống kê khách quan và chính xác – mà ai cũng có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. Vì thế người viết thấy không cần phải trưng dẫn các chi tiết có tính cách vật chất định lượng đó ra ở đây nữa.

TOẠ ĐÀM NHÂN QUYỀN NGÀY 26/11/2014

Văn Việt: Vào sáng ngày 26/11/2014 tại Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội sẽ diễn ra buổi Tọa đàm "Cơ chế của LHQ về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền" do Diễn đàn Xã hội Dân sự phối hợp với Vietnam UPR Working Group tổ chức. Ban tổ chức đã gửi giấy mời Bộ Công an và Sở CA TP Hà Nội tham dự cuộc toạ đàm. Việc này chứng tỏ tinh thần công khai minh bạch và thiện chí hợp tác với chính quyền của xã hội dân sự, đó là những yếu tố căn bản trong tiến trình dân chủ hoá đất nước mà cả hai bên cần tuân thủ.

clip_image002

Invitation to the Symposium on

“United Nations Protection Mechanisms for Human Rights Defenders”

26 November 2014

Đồng nghiệp nói về ông Võ Như Lanh

clip_image002

Ông Võ Như Lanh (giữa) trong cuộc trò chuyện với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên TBT Tuổi Trẻ Lê Văn Nuôi

Nhà báo Võ Như Lanh, Tổng biên tập đầu tiên của báo Tuổi Trẻ đồng thời là người sáng lập và Tổng biên tập đầu tiên của nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, qua đời lúc 9 giờ 5 phút sáng Chủ nhật 23/11/2014 tại TP HCM ở tuổi 67.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 5)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

Mười

Trong tai tôi còn ứ đầy lời lẽ ông toán trưởng bỗng một tiếng súng khô, ngắn, nổ vang trên đỉnh núi. Thằng học giả tụt trên võng xuống, gọi:

“Thằng cấp dưỡng nó bắn đấy, chắc trúng con gì rồi.”

Nó rủ tôi đốt bếp đặt nồi nước chờ hai thằng kia khiêng thịt về, vì lúc kéo thằng cấp dưỡng đi săn, thằng hộ pháp dặn hễ nghe tiếng súng là ăn chắc, ở nhà cứ chuẩn bị. Tôi ngồi nhìn thằng học giả loay hoay thổi lửa cho nước chóng sôi, không nhịn được cười:

“Tao ngờ không khéo hai đứa nó cho mày ăn thịt hươu.”

“Trên cao này làm gì có thứ đó”

Kỷ niệm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23/11/1922-2014): Người của nhiều người

Nguyễn Thế Thanh

Có người nói, ông Võ Văn Kiệt có duyên với trí thức, văn nghệ sĩ nên được anh chị em yêu quí, gần gũi, bất kể sự khác biệt tuổi tác và môi trường đào tạo. Người viết bài này thì nghĩ rằng cái duyên nếu có vẫn là đến sau cái tình. Ông Kiệt luôn có tình với những người ông tôn trọng, kính trọng về tài năng, về nhân cách...

clip_image002

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: TTO

Gửi bác Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

Va Li/FB Va Li

clip_image002

Cháu tên Linh. Dĩ nhiên bác không cần nhớ tên cháu làm gì. Cũng như đã lâu rồi cháu chẳng còn quan tâm ai là Bộ trưởng Bộ GD vậy. Nhưng nói chung, làm người đâu nhất thiết phải nhớ tên nhau. Chỉ cần chúng ta có một câu chuyện chung để nói. Thế là đủ rồi bác nhỉ.

Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja - Nepal.

  Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ( túng thiếu đến cỡ nào cháu sẽ có 1 bài viết để kể sau). Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

THƠ ĐINH CƯỜNG

 

Đinh Cường, Thơ giữa croquis và nhật ký

 

Dinh-CuongĐộc giả tờ VĂN vào những năm 60 ở Sài gòn hay Huế đôi lúc thích thú bắt gặp một bài thơ của ĐINH CƯỜNG. Nhà họa sĩ vẽ nhiều tranh biểu hiện-tượng trưng này có tâm hồn lãng mạn của rừng thu và dòng máu trữ tình của loài chim biển. Với sức làm việc và óc sáng tạo ngoại hạng, ông đã cống hiến cho đời hàng trăm họa phẩm giá trị vừa làm giàu cho tâm linh và mỹ thuật VN. Bên cạnh cuộc tình của nhà tạo hình còn song hành mối duyên ngôn ngữ, Đinh Cường quay về với thơ một cách đam mê trong mấy năm gần đây. Có lần trò chuyện, tôi nói cho ông biết cảm tưởng khi đọc các bài thơ không dụng công nhưng chân tình hồn nhiên của Đinh Cường: “Ông làm thơ thoải mái khoan thai như phác họa croquis trên giấy!” Rõ ràng với sự từng trải trong sáng tác cùng độ chín của tư tưởng thẩm mỹ, ông đã vượt ra ngoài sự câu thúc của ý đồ hay thói cầu kỳ làm dáng. Ông đến với tờ giấy như ngồi xuống cạnh người bạn cũ, tâm sự một cách tự nhiên các chuyện buồn vui, đôi lúc tán gẫu dăm ba việc vặt thường ngày…

 

Ngày đầu năm khi tôi phone hỏi thăm sức khoẻ và bình phẩm về thi pháp của bạn, Đinh Cường đã nói thật lòng: “Tôi làm thơ như viết nhật ký…” Còn tiếng nói nào bằng tiếng lòng thì thầm cùng trang nhật ký, khi quá khứ với kỷ niệm bay về trên cặp cánh của thời tiết mùa màng, khi tuổi tác và năm tháng một bước không rời trong ý thức người nghệ sĩ trước vô thường và biến dịch.

 

Nam mô a di đà… Alleluia…

 

Chân Phương

 

Tôi đã từng là “vật cá độ”

Vũ Trọng Khải

Tôi là con út trong một gia đình có 4 anh, chị em. Chị gái trên tôi lớn hơn tôi tới 7 tuổi. Trên chị gái tôi là 2 người anh trai. Như vậy là ba mẹ tôi đã “có nếp, có tẻ”, nên lẽ ra tôi đã không có mặt trên đời. Rồi ba mẹ tôi lại muốn có 1 bé gái nữa, cho đủ 2 trai, 2 gái. Không ngờ người con út của ba mẹ tôi lại là cái thằng tôi.

Vì thế, tuy đã 4-5 tuổi (vào khoảng năm 1949-1950), ba mẹ tôi vẫn cho tôi mặc đồ bé gái, với mái tóc dài, quăn lượn sóng, bóng mượt và khuôn mặt bầu bĩnh. Cứ đến chợ phiên ở làng (thuộc vùng tự do, tôi không nhớ rõ tên) mấy anh tù thường phạm được phép ra chợ chơi và mua ít đồ, lại bế tôi theo. Họ đố mọi người “bé này trai hay gái?”. Kẻ bảo tôi là bé gái, thua cuộc, phải mời mọi người thắng cuộc, bảo tôi là bé trai, 01 bát (tô) phở. Và dĩ nhiên, mấy anh tù thường phạm này với tư cách là “nhà cái”, luôn thắng cuộc, nên được ăn phở miễn phí!

Ấy là cái thời Bộ Tư pháp quản lý trại giam tù nhân. Lúc đó, ba tôi là Giám đốc Tư pháp khu 10 (gồm các tỉnh Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang), nên là cấp trên phụ trách mấy vị quản lý trại giam. Vì thế mấy anh tù thường phạm, không gây nguy hiểm cho xã hội, mới đóng được vai “nhà cái” trong cuộc cá độ “bé gái hay trai”.

Khi đã thành án, tù nhân trong nhà tù do ngành tư pháp quản lý chỉ mất quyền công dân, không mất quyền con người. Họ được cải tạo để sớm hoàn lương, chứ không phải “tôi luyện” để trở nên hung ác, tàn bạo hơn sau khi ra tù. Các công an viên không thể đến trại giam để dùng nhục hình, bức cung, buộc họ nhận thêm tội này hay tội khác với lời hứa suông “sẽ được giảm án”.

Mặt khác, do trại giam thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp, nên công an viên muốn bắt người, buộc phải làm đúng thủ tục pháp lý theo luật tố tụng hình sự. Nếu tùy tiện bắt giam người, trại giam sẽ không nhận kẻ bị công an viên bắt. Trong thời gian tạm giam, công an viên đến nhà tù để xét hỏi, lập hồ sơ truy tố, không thể mớm cung hay dùng nhục hình buộc tội nghi phạm nhận tội theo ý mình, để lập thành tích “phá án nhanh”. Hết hạn tù theo bản án đã tuyên của tòa, hay hết thời hạn tạm giam theo luật định, trại giam đương nhiên trả tự do cho tù nhân, không cần có quyết định của bất kỳ ai.

Nhưng Bộ Tư pháp đã bị giải thể năm 1960, người ta giao cho Bộ Công an quản lý trại giam. Từ đó đã xảy ra nhiều vụ án oan sai, nhiều vụ ép cung, dùng nhục hình đối với kẻ bị nghi phạm tội, để lập “thành tích phá án nhanh” hoặc buộc phạm nhân đã thành án phải nhận thêm tội này hay tội khác…, nhiều người dân bị chết trong đồn công an… Tình trạng này đã được các phương tiện thông tin đại chúng loan truyền rộng rãi trong thời gian qua, gây bức xúc, bất bình, phẫn nộ trong xã hội. Thế mà, người ta vẫn cứ hô hào cải cách tư pháp để xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Thật ra, có những điều rất đơn giản, hiển nhiên đã được thực thi rộng rãi trên thế giới, và ở Việt Nam từ trước năm 1960, không liên quan gì đến ý thức hệ, đến chủ nghĩa Mác-Lênin, đã góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa sự lạm quyền của những người thi hành công vụ trong việc bắt người, điều tra xét hỏi, và xử án, thi hành án… Những quy định ngăn chặn lạm quyền này dựa trên cơ sở quản trị học, chứ chưa phải dựa trên lý thuyết tạm quyền phân lập.

1. Kế toán viên không thể kiêm nhiệm thủ quỹ, thủ kho. Ai cũng biết trong một tổ chức, nhất là tổ chức có nhiều chủ thể sở hữu, kế toán viên không được kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ. Quản trị học đã chỉ ra rằng, kế toán viên là người làm thủ tục “xuất, nhập” tiền và vật tư, nếu kiêm nhiệm thủ quỹ, thủ kho, dễ dẫn đến việc tham ô, xuất nhập tiền, vật tư sai quy định của pháp luật và tổ chức đó.

Điều này ai cũng biết. Tương tự, trong tư pháp, nếu công an viên là người làm thủ tục và thực thi việc bắt giam, điều tra, xét hỏi kẻ bị họ nghi là có tội (hành vi này tương tự như kế toán viên làm thủ tục “xuất, nhập” tiền và vật tư), lại trực tiếp quản lý trại giam cả trong giai đoạn chưa thành án và giai đoạn sau thành án (tương tự như thủ kho, thủ quỹ), thì việc oan sai và dùng nhục hình trong điều tra xét hỏi và cả trong giai đoạn thi hành án (sau khi bản án do toàn án tuyên có hiệu lực) là dễ xảy ra như ta đã thấy.

Vì vậy, trại giam phải luôn do ngành tư pháp quản lý. Người quản lý trại giam thuộc bộ hay sở tư pháp đương nhiên sẽ phải quản lý cả kẻ bị nghi có tội và phạm nhân theo theo luật và quy chế của trại giam. Công an viên điều tra, xét hỏi kẻ bị nghi có tội đến xét hỏi ở trại giam dưới sự giám sát, thực thi quy chế quản lý của người quản lý trại giam thuộc ngành tư pháp. Họ không bao giờ để cho công an viên điều tra dùng nhục hình ép cung kẻ bị nghi có tội. Sau khi thành án, người quản lý trại giam không bao giờ lại ép tù nhân phải nhận thêm tội này hay tội khác. Tội của họ chỉ duy nhất có trong bản án có hiệu lực pháp lý do tòa án tuyên.

Tôi còn nhớ năm 1976, tòa của Hà Nội xử ông Tạ Đình Đề. Bà Phùng Lê Trân chủ tọa phiên tòa đã hỏi ông Đề (đại ý): Sao trong tù anh đã khai nhận tội, nay lại phản cung, bác lại tất cả lời khai trước đây đã ghi trong hồ sơ vụ án. Ông Đề đã điềm tĩnh trả lời dõng dạc: Thử hỏi, nếu tôi không nhận hết tội theo ý điều tra viên thì liệu có phiên tòa hôm nay không? Mà theo luật, lời khai trước tòa có giá trị pháp lý cao hơn lời khai trong trại giam. Việc dùng nhục hình bức cung đã xảy ra phổ biến từ khi trại giam do Bộ Công an quản lý.

Hiện nay, có người đề xuất giao lại trại giam cho Bộ Tư pháp quản lý, nhưng không được chấp nhận với lý do là Bộ Tư pháp không có đủ bộ máy nhân sự để quản lý trại giam (?). Thử hỏi, thời kháng chiến chống Pháp, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được hình thành, tại sao Bộ Tư pháp đã quản lý trại giam tốt như vậy, cải tạo tù nhân, chứ không biến họ thành kẻ căm thù đời, trả thù đời. Ở các nước phát triển, nhà tù còn do tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý. Chính phủ hay tòa án đã thuê các nhà tù tư nhân giam giữ, cải tạo tù nhân, làm giảm gánh nặng cho ngân sách và bộ máy nhà nước. Bây giờ, điều đó người ta gọi bằng mỹ từ “xã hội hóa”, thay vì “tư nhân hóa” các hoạt động của xã hội dân sự dưới sự quản lý của nhà nước pháp quyền.

2. Tòa án được thiết lập theo vùng.

Để tránh sự can thiệp của cơ quan hành pháp (chính quyền các cấp huyện, tỉnh), người ta thành lập tòa án 3 cấp theo vùng, không theo đơn vị hành chính. Tùy theo qui mô dân số và yếu tố địa lí, giao thông, các tòa án sơ thẩm liên huyện, phúc thẩm liên tỉnh được thiết lập. Và bên cạnh mỗi tòa án là viện công tố chứ không phải là viện kiểm sát vừa đóng vai trò công tố (buộc tội) vừa đóng vai trò kiểm tra hoạt động tư pháp theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

3. Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhưng không theo nhiệm kì Quốc hội hay Chủ tịch nước. Chế độ thẩm phán suốt đời đảm bảo tính độc lập xét xử của họ. Họ chỉ bị bãi nhiệm khi không còn đủ sức khỏe hay phạm tội do một tòa án riêng xét xử.

4. Việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực của thẩm phán do ngành tư pháp đảm nhiệm, nhất là bồi dưỡng theo phương pháp tình huống (case study), phân tích đánh giá các án lệ… Trong thời gian làm Giám đốc Tư pháp khu 10, ba tôi đã rất tích cực và thành công trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của thẩm phán các tòa án trong khu 10. Rất tiếc là sau cuộc tranh luận với ông Quang Đạm trên báo Sự thật về vai trò độc lập của tư pháp, ba tôi đã không còn giữ chức Giám đốc Tư pháp khu 10 nữa.

5. Để thật sự chống dùng nhục hình ép cung, việc xét hỏi, lập hồ sơ vụ án của điều tra viên phải được thực hiện khi có luật sư; biên bản lấy cung phải có chữ kí của luật sư sẽ mới có giá trị pháp lý. Ước muốn này có “xa xỉ” quá không?!

Tất cả các qui định trên đây thật đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và đã thực hiện ở nước ta từ trước năm 1960. Nhưng không hiểu vì sao, những nhà cải cách tư pháp hiện nay vẫn chưa “ngộ”. Những điều này còn chưa được chấp nhận trong cải cách tư pháp, sửa đổi luật tố tụng hình sự, thì quyền được im lặng của người bị nghi có tội khó có thể được Bộ Công an và Quốc hội chấp thuận. Bao giờ nguyên tắc “sót còn hơn sai”, “suy đoán vô tội” sẽ được tôn trọng, từ khâu khởi tố, bắt tạm giam, điều tra xét hỏi, xử án, tuyên án, giam giữ phạm nhân???

Bao giờ có sự tranh luận bình đẳng giữa công tố viên buộc tội và luật sư bào chữa gỡ tội? Và bao giờ kết quả tranh luận này là cơ sở quan trọng nhất để tòa án tuyên án??? Bao giờ cho đến ngày xưa, cái thời tôi bị làm “vật cá độ” ấy?? Khó lắm thay. Tại cái nước mình nó thế.

11/2014

TRIỆU CHỨNG HOA MẮT

Nguyễn Quang Thân

Có những người, kể cả già lẫn trẻ, chưa hẳn đã mù nhưng không nhìn thấy cả một con… voi. Hoặc có nhìn thấy nhưng lại tưởng đó là con ngựa. Đó là do một căn bệnh, đúng hơn là một triệu chứng, người ta thường gọi là “hoa mắt”. Tức là, bỗng dưng (hoặc không bỗng dưng mà có một quá trình đi đêm) con mắt người ta nổ đom đóm, nhìn chỉ thấy hoa cà hoa cải, mọi vật mọi sự nhòe nhoẹt cả đi.

Tìm được căn nguyên triệu chứng này rất khó. Cha ông thường nói: “hoa mắt vì tiền”, “hoa mắt vì gái”, chung quy cũng là do lòng tham hai thứ rất nhiều người thích đó thôi. Cũng có trường hợp hoa mắt vì tính kiêu ngạo, “mục hạ vô nhân” (coi như không có ai trước mắt), cho mình là giỏi nhất, đúng nhất nên chẳng nhìn thấy ai, không cần quan tâm đến ai, cũng không cần khiêm tốn học hỏi để thành người.

VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (51): BÌNH NGUYÊN LỘC – TỲ VẾT TÂM LINH (KỲ 1)

Truyện dài

Bình-Nguyên Lộc

  (Tác giả xuất bản)

Ra khỏi trại bịnh hơn mười phút đồng hồ rồi mà Lưu còn nghe choáng váng bàng hoàng.

Chàng vừa trải qua những phút chấn động tâm thần mãnh liệt, nó suýt dìm chàng vào cõi bất thức giác y như người em gái của chàng, con bịnh mà chàng vừa thăm.

Ba tháng trước, ngày Bích lên cơn điên, chàng ở trên Đà Lạt. Cha mẹ chàng đã đưa Bích vào nhà thương Chợ Quán rồi đánh điện cho chàng hay tin.

VỀ CUỐN “ĐÈN CÙ II” CỦA TRẦN ĐĨNH

Hai ngàn cuốn “Đèn Cù II” phát hành ngày 22 tháng 11 (trích từ Người Việt)

WESTMINSTER (NV) – Cuốn “Đèn Cù II” của tác giả Trần Đĩnh sẽ chính thức được phát hành hôm Thứ Bảy, 22 Tháng 11, 2014. “Đèn Cù II” do Người Việt xuất bản, dầy 661 trang, bán giá 25 Mỹ kim tại nhật báo Người Việt và các nhà sách trong vùng cũng như trên nguoivietshop.com. Số lượng in đợt đầu là 2,000 cuốn.

Tối Thứ Năm, 20 Tháng 11, nhân viên nhà in đã phải làm việc tới nửa đêm để kịp giao “Đèn Cù II” cho Người Việt phát hành sớm vào sáng hôm nay.

clip_image002

Sách "Đèn Cù II" của tác giả Trần Đĩnh phát hành sáng Thứ Bảy, 22 Tháng 11, 2014 tại tòa soạn Người Việt và các nhà sách trong vùng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Từ Hải và Ẩn Sĩ

clip_image002Hiếu Tân tên thật là Tiết Hùng Thái, quê Nam Định, là kỹ sư Cơ khí động lực đã nghỉ hưu. 

Tác phẩm đã xuất bản:

-Nhìn ra thế giới (NXB Quán Văn, 2011)

-Mấy vấn đề văn học báo chí và internet (NXB Quán Văn, 2011)

-Hạnh phúc – Những bài học từ một môn khoa học mới (dịch của Rechard Layard, NXB Tri Thức, 2008)

-Thư gửi nhà toán học trẻ (dịch của Ian Stewart, NXB Tri Thức, 2011)

-Từ Hải và Ẩn Sĩ (truyện và tạp văn, NXB Văn Học, 2011).

Đang xuất bản:

-Dấu chân của Chúa (tiểu thuyết, dịch của Greg Iles, Nhã Nam)

-Truy nã (tiểu thuyết, dịch của John le Carré, Nhã Nam)

-Plato và một con rái mỏ vịt bước vào một quán bar…(triết học hài hước, dịch của Thomas Cathcast và Daniel Klein, Nhã Nam)

-Tư duy như một hệ thống (triết, dịch của David Bohm, NXB Tri Thức)

-Cái toàn thể và trật tự ẩn (triết, dịch của David Bohm, NXB Tri Thức).

Hiếu Tân đang sống tại Vũng Tàu.

Nguyễn Đức Tùng, sự 'hòa huyết' của Thơ

Thanh Thảo

clip_image001

Nguyễn Đức Tùng (Ảnh: Nhà thơ Thanh Thảo cung cấp)

Nguyễn Đức Tùng vốn là một bác sĩ yêu thơ và viết phê bình hiện đang sống ở Canada. Ông được biết đến khi thực hiện cuốn "Thơ đến từ đâu?" phỏng vấn các nhà thơ Việt và Hải ngoại qua mạng internet.  Một Thế Giới giới thiệu bài viết của nhà thơ Thanh Thảo đánh giá sơ lược về chân dung này và một cuốn sách mới của ông, giới thiệu các nhà thơ Mỹ với bạn đọc Việt.

Tác dụng ngược của kiểm duyệt thông tin

Lê Quang

Việc kiểm duyệt các thông tin liên quan đến tình dục, bạo lực hoặc chính trị thường được biện minh bởi các nhà cầm quyền “vì muốn tốt cho xã hội”. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kiểm duyệt (Ashmore, Ramchandra, & Johns, 1971, Wicklund and Brehm, 1974, Worchel & Armold, 1973, Workchel, 1992) đều cho thấy phản ứng của con người trước các thông tin bị kiểm duyệt là muốn được tiếp cận thông tin đó hơn, hoặc ủng hộ thông tin bị kiểm duyệt hơn so với trước khi nó bị cấm.

clip_image002

Ảnh: kiểm duyệt bảo vệ bạn khỏi điều gì? (nguồn: internet)

Vụ Chuyển động 24h và Công Phượng – đến lúc “cầu chì nổ”

Lê Quốc Vinh/ Khám phá.vn

Khám phá: Sau "sự cố" Công Phượng, VTV Chuyển động 24h đang đối diện với một cuộc khủng hoảng truyền thông. Dưới đây là quan điểm riêng của ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Le Media, một người làm truyền thông có tên tuổi.

VTV đang đối diện với một cuộc khủng hoảng truyền thông có thật. Điều này đã rõ. Vấn đề là họ cần (nên) giải quyết như thế nào? Tôi biết thừa chẳng bao giờ VTV thuê tôi xử lý vụ này cả, cho nên, cứ nêu quan điểm cá nhân lên đây, nếu được sử dụng thì cũng là điều vinh hạnh, bằng không thì cũng coi như ném đá ao bèo.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 4)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

Tám

Hơn ai hết, ông toán trưởng hiểu rất rõ rằng tất cả chúng tôi đang bỏ công bỏ sức làm một việt vô ích. Nhận lãnh một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là thăm dò khảo sát một con đường có tầm cỡ quốc gia, càng đi hy vọng của ông càng vơi hụt cho đến khi vấp phải dãy vách đá kia, ông hoàn toàn thất vọng. Tính bất khả của phương án tuyến đã quá rõ ràng nhưng chẳng hiểu sao người ta vẫn không chấp nhận cho ông bỏ cuộc. “Trong bất kỳ tình huống nào, nhiệm vụ của các đồng chí vẫn là tiếp tục thăm dò cho hết tuyến đường...” Những bức điện như thế, liên tiếp nhắc lại nhiệm vụ ông đã được trao, không có gì thay đổi như một người lính khi nghe khẩu lệnh “bước tới, bước...” mặc dù trước mặt là vực sâu hay lửa cháy, ông vẫn cứ phải bước tới bước tới.

Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Các tác giả:

Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Lời giới thiệu

Văn bản dưới đây được soạn thảo trong mùa hè vừa qua, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Là người Việt Nam, không ai không khỏi giật mình tự đặt câu hỏi: làm sao đối phó với hiểm họa ngoại xâm khi nội lực của chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả.

Qua trao đổi giữa các đồng nghiệp trong giới đại học và nghiên cứu làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, văn bản này được viết ra, nhằm phân tích những yếu kém của nội lực Việt Nam và đề nghị những biện pháp cải cách. Xuất phát từ nhiều chỗ đứng khác nhau, nhưng cùng bức xúc như nhau trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, những người soạn thảo đã làm việc trên tinh thần đồng thuận. “Bản Ý kiến” này là kết quả của vài trăm điện thư trao đổi, đúc kết nhiều quan điểm khác nhau để đi đến một “mẫu số chung”: Sự cần thiết của cải cách thể chế, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững.

Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn. Nay xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

NGHỀ THẦY, SUY ĐỒI HÔM NAY CHỈ LÀ TIẾP NỐI TÌNH TRẠNG YẾU KÉM HÔM QUA

Vương Trí Nhàn

Những kẻ loàng xoàng

    Một người bạn tôi có đứa con học năm cuối cùng ở một trường đại học. Sức học trung bình, may nhờ có ông bố nên xin được thực tập ở một cơ quan nọ, vậy mà cũng lắm tiếng ỉ eo lắm. Nhưng anh bạn tôi đã xì ra một lối thoát:

-- Ấy thế mà cậu cả nhà mình lại đang được mời ở lại trường giảng dạy đấy.  Nếu lo cho nó đủ khoản tiền người ta đòi thì mình cũng đến cho nó đi dạy thôi.

-- Đâu bây giờ chả cần tiền, nhưng tôi chỉ lạ sao anh bảo nó sức học loàng xoàng cơ mà?

-- Bao nhiêu đứa giỏi đã đi ra làm việc ở Bộ nọ ngành kia cả, số thật giỏi lại còn được tuyển dụng vào các xí nghiệp nước ngoài nữa. Đời nào bọn đó chịu ở lại trường. Đến lượt con mình có gì là lạ. Ông chẳng hay nhắc lại cái câu của Xuân Diệu "thời nay là thời lý tưởng của bọn mediocre [tầm thường]” là gì?   

CÁI CHẾT TRÊN CẠN CỦA MỘT NGƯỜI VƯỢT BIỂN

Trần Mộng Tú

Người đàn ông cô đơn đó chết sớm nửa năm. Chỉ còn sáu tháng nữa thôi là anh bước vào năm thứ bốn mươi của một người di tản bất hạnh. Anh sẽ được nghe những người đồng hương trong thành phố anh đang lang thang, nhắc đến cái ngày kinh hoàng đó.

Anh chết tình cờ, chết bất ngờ, chết không kịp quay đầu nhìn lại. Vào ngày đầu tháng 10 trong tiệm bánh ngọt quen thuộc, trong một giờ khắc gần như cố định, anh đang cho đường vào tách cà phê hay anh đang ngửa cổ nhấp ngụm đầu tiên. Một chiếc xe rất to, tông vào tiệm, tông vào anh, anh chết.

ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 3)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

Năm

Một sự lạ xảy ra trong cái nếp sinh hoạt thường ngày vốn dĩ quay đều như kim đồng hồ: hôm nay ông trưởng toán cho chúng tôi được nghỉ. Thằng hộ pháp sướng quá nhẩy cẫng lên cười hềnh hệch:

“Tại cái vách đá đấy. Ông toán trưởng hướng địa bàn thế nào đâm mẹ nó vào chỗ đó đào sao được thành đường. Phen này cánh mình tha hồ ngồi chơi sơi nước”.

Thằng học giả tỏ ra hiểu biết:

Lời Bụt cất lên từ vùng đất đau thương

Morgan Gibson – Tịnh Thủy dịch

clip_image002

Thầy Nhất Hạnh là một thiền sư đã thực sự đưa được đạo Bụt vào cuộc đời, đã phát động mạnh mẽ phong trào cải cách văn hóa và xã hội theo tinh thần đạo Bụt, và phong trào này đã lan rộng trong nhiều nước khắp thế giới.

Thầy là một nhà thơ lớn, thơ của Thầy thâm sâu, uyên áo, nói lên được những gì mà ngôn ngữ không thể diễn tả hết được. Thầy đã hướng dẫn phong trào đấu tranh cho hòa bình trong cuộc chiến Việt Nam, hết sức bênh vực người đồng bào đang bị kẹt giữa hai lằn bom đạn, vì vậy cho nên Thầy càng được đồng bào Thầy thương kính bao nhiêu thì tánh mạng của Thầy lại càng bị đe dọa bởi hai phe lâm chiến bấy nhiêu. Nhưng sức mạnh của đại bi tâm không thể lay chuyển đã giúp Thầy vượt thắng mọi khó khăn để tiếp tục tạo dựng niềm tin trong hàng triệu trái tim người. Tất cả những ai đã dũng cảm chống đối cuộc chiến tương tàn giữa anh em một nhà đều được Thầy hết lòng ủng hộ và nâng đỡ. Thầy đã hướng dẫn phái đoàn Phật giáo có mặt bên Hội Nghị Paris, đã sáng lập dòng tu Tiếp Hiện, đã mở trường đại học Vạn Hạnh và xây dựng trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Nhiều tác viên và giáo viên của trường trong khi hoạt động trong môi trường chiến tranh đã bị thảm sát một cách oan ức. Thầy đã được mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình. Thầy cũng đã tổ chức nhiều chuyến cứu trợ thuyền nhân tị nạn Việt Nam ngoài biển và cứu trợ trẻ em nạn nhân của nghèo đói và chiến tranh. Thầy hiện sống tại Làng Mai, một vùng quê ở Pháp, và hàng năm đi thuyết giảng khắp thế giới để xiển dương đạo Bụt nhập thế. Tổ chức Buddhist Peace Fellowship ở Hoa Kỳ mà thi sĩ Gary Snyder đã hợp tác thành lập hiện nay là một trong những tổ chức dẫn đầu đi theo đường lối của Thầy.

Qui ước đạo đức của các dịch giả Mĩ

Phạm Nguyên Trường dịch

Chúng tôi, thành viên Hiệp hội dịch thuật Mĩ coi những điều sau đây là trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp của chúng tôi

  1. Chuyển tải ý nghĩa [lời nói/văn bản] từ người/nền văn hóa này sang người/nền văn hóa khác một cách trung thực, chính xác và khách quan;
  2. Giữ bí mật tất cả những thông tin bí mật và/hoặc chỉ có chúng tôi mới được biết trong quá trình làm việc của chúng tôi;
  3. Thể hiện trình độ, khả năng và trách nhiệm một cách trung thực và luôn luôn làm việc trong khuôn khổ của chúng;
  4. Tăng cường năng lực mỗi khi có cơ hội thông qua việc học suốt đời ngôn ngữ, lĩnh vực mà mình dịch và rèn luyện tay nghề;
  5. Hành động theo tinh thần đồng đội bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm;
  6. Xác định trước bằng thoả thuận, và tuân thủ những điều khoản của tất cả những vụ giao dịch giữa chúng tôi với nhau và với những người khác;
  7. Đòi hỏi và cung cấp [cho xã hội] sự công nhận xứng đáng với công việc của chúng ta, và thù lao phù hợp với khả năng của chúng ta; và
  8. Nỗ lực giải quyết những tranh chấp phát sinh trong hoạt động nghể nghiệp của chúng ta theo tinh thần tin cậy lẫn nhau, nhớ rằng không tuân thủ những nguyên tắc này có thể gây tổn hại cho chính chúng ta, cho các thành viên của chúng ta, cho Hiệp hội, hoặc cho những người mà chúng ta phục vụ.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Thơ Nguyễn Quốc Thái

clip_image002[4]

Bức ảnh cách nay 50 năm.

Ngày 10 tháng 9 năm 1964, Đại Đức Thích Chơn Diêu và nhà thơ Nguyễn Quốc Thái (bên trái, đeo kính) cùng kêu gọi ngưng tàn sát lẫn nhau trong cuộc xô xát đẫm máu tại ngã tư Bùi thị Xuân và Bùi Chu (nay là Tôn Thất Tùng), Q1 Sài Gòn, sau khi trường Nguyễn Bá Tòng (nay là Bùi Thị Xuân) và nhật báo Xây Dựng bị một số người đốt phá.

Nguồn: Paris Match tr.62,63,64,65 số 805 ngày 19.9.1964.

THẢO LUẬN DẠY-HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG (4): Sao lại dạy văn?[1]

Phạm Toàn

Đã từ lâu rồi, việc dạy Văn cho trẻ em ở trường phổ thông gặp khó khăn. Nhiều người đã nói tới hiện tượng trẻ em ngại học văn, có khi chán hoặc ghét học văn.

Không phải là chúng ta thiếu những thầy giáo dạy văn với tất cả tấm lòng và tài năng, trí tuệ của mình. Nhưng tình hình vẫn chẳng sáng sủa bao nhiêu, năm này qua năm khác. Tình hình học văn của trẻ em chỉ càng ngày càng xấu đi.

Chúng tôi cho rằng phải đi tìm trách nhiệm từ gốc của tổ chức dạy văn. Đó là tình trạng chính các nhà sư phạm bậc thầy lúng túng triền miên trong việc xác định phương thức dạy văn cho trẻ em ở nhà trường phổ thông dựa trên một cơ sở tâm lí học chắc chắn, lại được thực nghiệm chu đáo và được kiểm chứng nghiêm ngặt trong thực tiễn.

CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở LIÊN XÔ (KỲ CUỐI)

Anatoly Tille

Phạm Nguyên Trường dịch

Lao động cưỡng bức

“Lao động cưỡng bức” trong ngôn ngữ thông thường là lao động bắt buộc do bản án của tòa quy định nhưng về nguyên tắc, sản xuất “xã hội chủ nghĩa” chính là nền sản xuất dựa trên lao động cưỡng bức dưới nhiều hình thức khác nhau. Lao động là nghĩa vụ được ghi trong hiến pháp và được củng cố trong luật hình sự, theo đó “những kẻ ăn bám” (xin nhớ lại trường hợp nhà thơ được giải thưởng Nobel là Brodsky) nghĩa là những người “không làm những công việc hữu ích cho xã hội” sẽ bị đi đầy. Những biện pháp ép buộc nhẹ nhàng nhất đã được thảo luận trong chương IX. Ở đây chúng ta sẽ xem xét những biện pháp ép buộc nghiêm khắc hơn.

VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (50): Những ngôi mả tổ

Truyện ngắn

Bình-nguyên Lộc

Sáng hôm ấy, dân trong xóm Sỏi đang không làm gì cả, vì mùa lúa đã mãn từ hơn một tháng rồi, thì rất ngạc nhiên mà thấy ba người đàn ông mặc Âu phục đi vòng quanh xóm.

Xóm cất trên một cái gò thấp nhưng vẫn nằm cao hơn ruộng chung quanh. Gò rộng độ bốn mẫu, hình tròn không đều nhưng những kẻ đi vòng quanh đó cũng có vẻ đánh nhiều vòng tròn như các ông thầy chùa chạy Kim Đàng.

Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước, đi mua một con gà, hoặc để thuê một chiếc xe bò, loại xe chà rẹc đi vào rừng kéo một con thịt lớn mà họ săn được, cọp hoặc nai to chẳng hạn.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Tuyên bố bảo vệ di sản thiên nhiên Sơn Đoòng (DECLARATION RE. THE PROTECTION OF SON DOONG)

Những người viết báo độc lập ở Việt Nam bức thiết lên tiếng cảnh báo về ý định và hành động xây dựng cáp treo, gây xâm hại nguy hiểm đối với di sản thiên nhiên Sơn Đoòng.

1. Sơn Đoòng là hang động nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Di sản này có tọa độ 17°27’25.88”Bắc, 106°17’15.36”Đông, nằm tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Sơn Đoòng được ông Hồ Khanh người địa phương tìm thấy năm 1991 và được Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh công bố rộng rãi vào năm 2009.

clip_image002

TẦNG TRỆT THIÊN ÐƯỜNG

Truyện

Bùi Hoằng Vị

images-1Tầng trệt. Trong phòng. Chẳng có đồ đạc gì ngoài một tủ kê sát tường, một bàn kê sát tủ, và hai ghế kê sát bàn. 

Hai hữu thể có cánh, rã rượi, ố bẩn, như chưa một lần bay lượn: Một, có cặp mông lớn lao và hung hãn, đang đứng kiễng chân trên đầu bàn, ghé tai vào cái đài bán dẫn made in Hell giấu trên nóc tủ, vẻ lắng nghe, thỉnh thoảng quay lại bộ mặt xanh xao, mắt quầng thâm, thở dài, ... Một kia, đang ngồi ở ghế cạnh bàn, đầu cúi, viết không ngưng nghỉ... Những dòng chữ chảy lênh láng, ngập một tấc trên sàn, tràn cả ra cống rãnh ngoài cửa. Bầu khí thì oi, thoang thoảng mùi chuột, và gián, và rác ...  

Em van anh. Hữu thể đang đứng nhắc lại, giọng ủ dột. Anh viết gì mãi thế?

Hữu thể kia vẫn mải mê không đáp.  

Không. Giọng càng ủ dột. Không thể thế được. Em không tin.