Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Toạ đàm về cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền 26/11/2014

Dân Luận tổng hợp

Lúc 8 giờ 30 ngày 26/11/2014, tại Hội trường Nhà thờ Thái Hà đã diễn ra buổi Tọa đàm chuyên đề “Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền”. Trong Thông cáo báo chí trước khi diễn ra buổi Toạ đàm, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết: "Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức với vai trò cao cả này, không những thế họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro trong các hoạt động của mình. Vì thế Tọa đàm nhằm mục đích tôn vinh những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và tìm kiếm một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ họ, cũng như qua đó phổ biến ý thức tôn trọng nhân quyền và khuyến kích tất cả mọi người trở thành những người bảo vệ nhân quyền”.

Đến tham dự buổi nói chuyện ngày hôm nay có khoảng năm mươi nhà hoạt động về lĩnh vực nhân quyền trong và ngoài nước, các nhân sĩ trí thức, nhận viên các đại sứ quán nước ngoài yêu chuộng nhân quyền. Trong các hình ảnh lan truyền trên Internet chúng tôi nhân thấy có những nhà hoạt động nổi tiếng như: Nguyễn Hồ Nhật Thành, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Quang A, Nguyễn Kim Chi...

Tăng cường trấn áp trước buổi Toạ đàm

Tối 25/11/2014, nhà thờ Thái Hà, nơi sẽ diễn ra buổi nói chuyện đã bị 1 viên cảnh sát và hai dân phòng, cùng những người lạ mặt xông vào đòi gặp Linh mục Phượng. Giáo dân tại đây đã khoá trái cửa, gióng chuông để kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo dân khác. Sau khi thấy không thể nào gặp được các vị linh mục, những nhân viên công lực này đã yêu cầu được ra về. Sự việc này xảy ra khi trước đó có 2 người đem Bưu phẩm của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa đến nhà thờ nhưng không có người nhận.

Theo FB Tao Vo Van cho biết:

Lúc 5 giờ sáng 26/11/2014, TS Nguyễn Quang A đi bộ ra khỏi nhà để đến nhà thờ Thái Hà tham dự Toạ đàm, nhưng đã có khoảng 10 người mặc thường phục bám theo sau hòng ngăn cản ông đi. Khi ông đón xe bus để đi cũng bị những người này ngăn cản không cho lên xe.

Lúc 9 giờ TS Nguyễn Quang A đến được đầu phố Nguyễn Lương Bằng, thì bị hơn 30 nhân viên an ninh, công an, dân phòng ngăn cản với vẻ hùng hổ và đe doạ. Khoảng 10 nhà hoạt động và 3 người nước ngoài là thuộc các Đại sứ quán đã ra để "giải thoát" cho ông, và cuối cùng ông cũng đến được buổi nói chuyện.

Các báo cáo khác cho biết, trong đêm 25/11/2014 nhiều nhà riêng của những nhà hoạt động nhân quyền cũng bị sách nhiễu, "hỏi thăm" bất thường của Cảnh sát khu vực. Nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh viết trên trang cá nhân mô tả việc công an đến nhà hỏi thăm "mai có các Đại sứ tổ chức về nhân quyền gì đó, hỏi anh xem có đi không?"

Thời gian qua, những nhà hoạt động nhân quyền liên tục bị sách nhiễu và tấn công bởi những người lạ mặt nghi là nhân viên an ninh. Nạn nhân mới nhất là ký giả Trương Minh Đức đã bị những người lạ tấn công một cách dã man, trong số đó ông nhận ra 1 người đã từng "làm việc" với ông ở đồn công an.

Trong thư mời Bộ công an và Sở công an Hà Nội ghi rõ:

"Những người bảo vệ nhân quyền (NBVNQ) đóng vai trò thiết yếu trong việc hiện thực hóa các quyền con người được ghi nhận trong luật pháp quốc gia và các tiêu chuẩn theo luật quốc tế, và là thành trì cuối cùng trong cuộc chiến chống lại phân biệt đối xử. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, NBVNQ tại Việt Nam đã không được thừa nhận đúng mức với vai trò cao cả của mình, không những thế, họ phải luôn gánh chịu rất nhiều rủi ro trong các hoạt động của mình.

Trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) tại Genève vào tháng 6/ 2014 vừa qua, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ, và đảm bảo môi trường hoạt động cho những NBVNQ tại Việt Nam, mà cụ thể là khuyến nghị số 143.149 của Luxembourg,143.162 của Na Uy, 143.167 của Tunisia."

http://danquyenvn.blogspot.com/2014/11/toa-am-ve-co-che-cua-lien-hop-quoc-ve.html

VƯỢT QUA BẦY ĐÀN LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI.

(Tọa đàm về Cơ chế LHQ về bảo vệ NBVNQ tại Hà Nội)

Phạm Chí Thành tường thuật.

clip_image002

Theo thông tin trên FB, sang nay đúng 8h20 phút minhg có mặt tại tầng ba nhà thờ Thái Hà để tham dự tọa đàm: Cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền do 2 Diễn đàn Xã hội dân sự tổ chức với các diễn giả: TS Nguyễn Quang A, Blogger Phạm Lê Vương Các và Nhà hoạt động Nguyễn Hồ Nhật Thành.

Đây là lần đầu tiên mình tham dự một tọa đàm về nhân quyền. Rất thích thú khi nhìn thấy số lượng người tham gia rất đông đảo, có dễ ở khoảng 100 người. Đủ các lửa tuổi và thành phần. Nhà giáo, nhà báo, nhà văn, công nhân, chủ các cửa hàng tạp hóa, học sinh, sinh viên… Có những người đã rất già, râu tóc bạc phở, nhưng chiếm số đông là thanh niên. Đặc biệt có bạn trẻ từ tỉnh biên giới xa xôi (Cao Bằng) vượt qua một chặng đường dài đến để dự tọa đàm và các đại diện của sứ quán nước ngoài tại Việt Nam cũng đến tham dự.

Đúng 8h30 tọa đàm khai mạc. Chủ tọa trịnh trọng thông báo diễn giả, TS Nguyên Quang A rời nhà đến tọa đàm từ 5 giờ sáng nhưng giờ này vẫn chưa có mặt vì bị nhiều an ninh, dân phòng bám đuôi ngăn cản. Thiếu TS Quang A, nhưng tọa đàm vẫn tiến hành như lịch tọa đàm đã định.

Tọa đàm gồmg có 2 nội dung chính:

1-  giới thiệu về nội dung mà Người bảo về nhân quyền (NBVNQ) cần biết, (tức NBVNQ là ai? Những hành động vì nhân quyền và khi bạn đã trở thành Người bảo vệ Nhân quyền). -2  tọa đàm và chia sẻ trong việc thực thi bảo vệ nhân quyền của NBVMQ tại Việt Nam.

Tôi cứ tưởng người bảo vệ nhân quyền giống như người anh hung Lục Vân Tiên “Giữa đường dẩu thấy bất bằng mà tha”, nào ngờ có tiêu chỉ rất cụ thể rõ ràng. Đặc biệt, trong nội dung, thế nào là NBVNQ, cơ chế của Liên Hợp Quốc đã chỉ rõ, không phải anh làm việc trong một cơ quan về nhân quyền thì hiển nhiên anh là NBVNQ mà phải là người:

“Chấp nhận tính phổ quát và không thể phân chia của quyền con người, đúng hay sai về mặt pháp luật không quan trọng. Quan trọng là bạn có quan tâm đên quyền con người” và phải “Hành động trong hòa bình, bất bạo động”.

Phần giới thiệu vưa xong thì TS Nguyễn Quang A có mặt. Tất nhiên TS tường thuật ít phút về hành lộ thoát đuôi bám của an ninh từ nhà đến Thái Hà. Ai ai cũng phẫn nộ về hành động vô lối này của an ninh.

Phân tạo đàm diễn ra sôi nổi và trong không khí trật tự. Có bạn hỏi, hoạt động về nhân quyền ở Việt Nam có đe dọa quyền lực của chính phủ không? Có là những phần tử phản động chống phá, bôi nhọ đất nước không?

Câu trả lời:

clip_image004

Có được quyền nhận tiền tài trợ của nước ngoài không?

Câu trả lời:

clip_image006

Chính phủ Việt Nam có công nhận những NBVNQ không?

clip_image008

Tôi phải làm gì khi hoạt động bảo vệ nhân quyền của tôi bị đe dọa?

Câu trả lời:

clip_image010

Vân vân.

Lần đầu tiên trong đầu mình có những nhận thức này. Nó ví như ánh sáng soi mạnh vào vùng tối tăm của trí não mình. Người bảo vệ nhân quyền là những người hòa bình, đấu tranh trong hòa bình, chỉ đòi những quyền sống cơ bản mang giá trị phổ quát trong một thế giới người văn minh con người. Xã hội Việt Nam cũng là một xã hội con người. Mỗi người Việt Nam đấu tranh và đòi nhân quyền cho chính minh và cho xã hội đều là những hành động cao đẹp. Ấy mà sao chính quyền lại ngăn trở? Ấy mà sao an ninh lại ngăn trở? Chẳng lẽ họ không biết chỉ có con người mới có khái niệm nhân quyền và phải đấu tranh đòi cho dược sống và làm việc trong môi trường mà quyền sống, quyền mưu càu hạnh phúc phải được tôn trọng. Vì:

clip_image012

mà chính phủ Việt Nam đã long trọng ký tham gia.

Tôi mong đất nước có thật nhiều những hội thảo, tọa đàm kiểu này để người Việt Nam minh biết rằng, con ngươi khác con vật là ở chỗ mình biết mình có quyền gì và phải đấu tranh để giành về quyền đó. Có như vậy xã hội Việt Nam mới là một xã hội văn minh, từng bướt vượt lên qua xã hội bầy đàn.

Mời các bạn xem một số ảnh do Phạm Chí Thành chụp.

clip_image014

clip_image016

clip_image018

clip_image020

P.C.T

Nguồn: https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/11/26/vuot-qua-bay-dan-la-quyen-cua-con-nguoi/