Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Bạo lực gia đình trong giới lao động

 

clip_image002

Một gia đình thuộc giới bình dân. RFA photo

Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang phát lời kêu gọi chống bạo lực gia đình và pháp qui hoá chống bạo lực gia đình bằng văn bản pháp luật cũng như hàng loạt băng rôn, biểu ngữ trên các con đường. Thế nhưng, vấn đề chỉ mang tính hình thức vì thực trạng văn hoá Việt Nam không thể đáp ứng được dự định này. Giữa thực trạng văn hoá và văn bản luật có một khoản cách quá rộng, vấn đề này khiến không ít gia đình trở nên rối rắm sau khi nhà nước phát động chống bạo lực.

Đời sống tinh thần bị bỏ quên

Một người tên Nhã, cư dân Bình Dương, chia sẻ: “Ở mình là phương Đông, người nam là chủ trong gia đình, nhiều khi nóng tính lên là ồn ào, nhiều khi múa tay múa chân thôi chứ cũng không làm quá. Nói chung mình 70% dân số là nghề nông nghiệp, trình độ lên tới hết cấp hai là cùng nên nhận thức sẽ rất kém. Mà khó để biết mà phạt lắm, người Việt Nam có thói quen ếm chuyện chứ ít ai mang chuyện đó đi tố…”.

Theo ông Nhã, vấn đề chống bạo lực gia đình nếu chỉ làm trên hình thức kêu gọi và chế tài theo kiểu nhà nào vợ chồng đánh nhau, hàng xóm tố cáo hoặc chính người trong gia đình đó đi tố cáo, thậm chí nạn nhân đi tố cáo thì công an phường, công an xã đến nhà và lập biên bản phạt từ 500 ngàn đồng cho đến một triệu đồng nghe ra rất buồn cười. Điều này dẫn đến hệ quả nếu như bạo lực gia đình xãy ra, người ta kiềm chế chỉ vì sợ mất tiền phạt hoặc sợ bị bắt.

Nếu vấn đề chống bạo lực gia đình chọn theo hướng này thì câu chuyện nghe ra còn dài lê thê cũng như vấn đề bạo lực gia đình sẽ còn bùng phát nặng hơn. Giải thích cho nhận định của mình, ông Nhã nói rằng có nhiều gia đình cơm không lành, canh không ngọt, người chồng hoặc người vợ sẵn sàng bỏ ra hàng núi tiền để nộp phạt, miễn sao được thả cơn giận với đối tác.

Trong gia đình, nếu điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là những cặp mới cưới nhau hay khó khăn, chưa hiểu và thông cảm nhau nên dễ bạo lực. Bây giờ cũng đỡ hơn nhưng vẫn có…”.

- Anh Thi

Vấn đề cốt lõi về chống bạo lực gia đình vẫn chưa được giải quyết ở Việt Nam, mà cách làm luật lại bắt chước, nhại theo cách làm của các nước tiến bộ phương Tây. Trong khi đó, các nước này có một nền tảng giáo dục cũng như văn hoá quá tốt, điều kiện kinh tế ổn định và phông ứng xử của con người luôn giữ trạng thái cân bằng. Ở Việt Nam thì khác, mọi bức xúc xã hội không được giải quyết, từ chuyện bị o ép ở cơ quan, công xưởng cho đến những bất công về hành chính nhà nước đã nung nén, biến thành bực tức khi giải quyết với gia đình, con cái.

Một khi bầu không khí xã hội luôn mất cân bằng, sự phân cấp giàu nghèo quá nặng nề và người nghèo luôn phải đối mặt với bất công, tàn nhẫn thì việc chống bạo lực gia đình lại là một chuyện không tưởng. Bởi trên thực tế, bạo lực gia đình bắt nguồn từ những bất công xã hội cũng như những tuyệt vọng về sự nghèo khổ, không lối thoát.

Theo ông Nhã, muốn không có bạo lực gia đình, cần phải bắt đầu từ cái lõi chứ không phải hô hào hình thức, cái lõi chính là phông văn hoá, phông ứng xử được giáo dục thông qua trường học, không khí xã hội và chế độ chính trị. Nếu có một nền giáo dục tốt, một xã hội văn minh và một bầu không khí chính trị cởi mở, tự thân con người sẽ thấy tâm lý khoáng đạt, không bị ức chế và gia đình sẽ trở thành điểm tựa để chắp cánh những ước mơ mà bản thân chưa thực hiện được.

Rất tiếc, với Việt Nam hiện tại, người đối với người có vẻ như không còn tình nghĩa, cả một xã hội quay cuồng trong guồng máy chật chội và ngột ngạt của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải nuốt một nền giáo dục lấy học thuyết coi trọng vật chất làm nền tảng. Chính những trận cuồng phong vật dục đã đẩy các tế bào gia đình vào chỗ vô tâm, mãi miết chạy đua theo vật chất và bỏ quên thế giới tinh thần. Một khi thế giới tinh thần bị quên lãng, chắc chắn con người sẽ chạm đến bạo lực.

Bạo lực ngôn ngữ và bạo lực hành vi

Một người tên Thi, gốc Quảng Ngãi, làm công nhân tại một công ty giày da trong khu công nghiệp Sóng Thần 2 Bình Dương, chia sẻ: “Trong gia đình phần lớn là người chồng hay bạo lực với vợ, chủ yếu bạo lực chân tay. Bây giờ thì bạo lực đã giảm đi nhiều. Trong gia đình, nếu điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là những cặp mới cưới nhau hay khó khăn, chưa hiểu và thong cảm nhau nên dễ bạo lực. Bây giờ cũng đỡ hơn nhưng vẫn có…”.

Theo chị Thi, vấn đề bạo lực gia đình ở các gia đình công nhân diễn ra như cơm bữa. Mà không riêng gì giới lao động nghèo, ngay cả những người giàu có, dư ăn dư để vẫn có bạo lực gia đình diễn ra. Bạo lực gia đình thường diễn ra theo hai hướng: Bạo lực ngôn ngữ và bạo lực hành vi, thường thì bạo lực hành vi đến sau bạo lực ngôn ngữ.

Chị Thi cho rằng với người làm công ăn lương ba đồng ba cọc như chị, nếu không khéo giữ sẽ dẫn đến vợ chồng gây gỗ, đánh nhau thường xuyên như cơm bữa. Vì cả hai vợ chồng cố gắng làm việc, cày xới cật lực nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, trong khi đó, bị giới chủ khinh khi, mặc cảm và tự ái đầy mình, chỉ cần một sự khích động nhỏ cũng có thể dẫn đến bạo lực.

Trong gia đình, nếu điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là những cặp mới cưới nhau hay khó khăn, chưa hiểu và thông cảm nhau nên dễ bạo lực. Bây giờ cũng đỡ hơn nhưng vẫn có…”.

-  Chị Thi

Ví dụ như con chị bị ốm, phải đi nằm viện, trong khi tiền còn quá ít trong túi, mọi lo toan và buồn bã sẽ nhân lên nhiều lần. Nếu chị không biết ý, than thở một chút thì chồng chị sẽ tủi thân và cáu gắt, khi cáu gắt, lời qua tiếng lại, đương nhiên là đàn ông bao giờ cũng thua cuộc trong chuyện cãi nhau, sẽ dùng đến hành động, lâu ngày trở thành thứ phản xạ có điều kiện để tránh những lời chì chiết của vợ. Bạo lực gia đình đến một cách tự nhiên bởi kinh tế gia đình, thói quen ứng xử và vị thế xã hội.

Chị Thi nói thêm rằng hiện tại, việc qui định xử phạt bạo lực gia đình không những chưa hợp lý mà còn nguy hiểm, nó chỉ mang lại lợi lộc cho nhà cầm quyền địa phương, cứ thấy có bạo lực thì phạt, tiền trong tay dân chuyển sang tay cán bộ rồi đi đâu chưa rõ. Trong khi đó, muốn hết bạo lực gia đình, con người cần có một đời sống bình an, không lo toan quá nhiều về cơm áo gạo tiền và cũng không bị đè nén bởi sức ép quyền lực, xã hội. Nhưng với Việt Nam, chuyện này còn xa lắm.

Chung qui, muốn hết bạo lực gia đình, con người cần có một xã hội, một môi trường không có bạo lực và ở đó mọi quyền lợi cũng như phẩm hạnh của con người được đảm bảo. Bởi suy cho cùng, gia đình là một xã hội thu nhỏ. Trong một xã hội lớn đầy rẫy bất công và bạo lực thì e rằng mọi sự kêu gọi ngưng bạo lực chỉ là trò hề theo mùa đến hẹn lại lên!

Hơn bao giờ hết, người Việt Nam cần có một xã hội không có bạo lực, một cộng đồng không có bạo lực và một gia đình không có bạo lực. Ở đó, con người sẽ biết hành xử với nhau theo sự mách bảo của lương tri và lòng tự trọng. Nhưng chuyện này nghe ra còn xa vời lắm!

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/violence-in-working-class-families-ttvn-11282014103749.html