Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

ĐIÊU KHẮC SÀI GÒN – HÀ NỘI, 2014[i]

Phan Cẩm Thượng

clip_image002Cuộc triển lãm điêu khắc giao lưu giữa hai thành phố lớn hai đầu đất nước đã diễn ra được ba lần, năm nay 2014, họ sẽ trưng bầy tại Sài Gòn. Mỗi lần như vậy có lẽ không phải là một lần đột phá gì về ngôn ngữ và nội dung điêu khắc, mà nó mang tính chất tiệm tiến nhiều hơn. Nhận thức và phát triển cái mới trong điêu khắc có lẽ không thể nhanh chóng được.

Tuy nhiên cho đến nay, qua những gì mà các nhà điêu khắc đã làm và từng thấy một cách rộng rãi trong triển lãm Điêu khắc toàn quốc 2013, khái niệm điêu khắc không còn đúng nữa. Những nhà điêu khắc đang làm một thứ nghệ thuật không gian, hay nghệ thuật thị giác trong không gian ba chiều. Ranh giới giữa điêu khắc và sắp đặt, giữa điêu khắc và design cũng không rõ ràng. Đôi khi người ta tự hỏi đây là một đồ vật (design) hay một pho tượng. Người ta có thể liên tục triển lãm hội họa, sắp đặt, nhưng rất khó có thể liên tục triển lãm điêu khắc, ngay trong lĩnh vực toàn quốc cũng cần 10 năm một lần, chứng tỏ, ngành điêu khắc không dễ gì có được thành quả trong quãng thời gian ấy, mà 10 năm với sự phát triển của nghệ thuật với công nghệ hiện nay là quãng thời gian dài.

Điều chúng tôi đã nói nhiều lần trong bất cứ trưng bầy điêu khắc nào là sự thiếu công nghệ của Điêu khắc đương đại Việt Nam. Bản thân ngôn ngữ và chất liệu truyền thống đã thay đổi, và trở nên hạn hẹp với nghệ sỹ, nhưng nếu không gia nhập và học hỏi công nghệ mới thì điêu khắc rất khó bộc bạch ý tưởng của mình. Công nghệ không chỉ là hỗ trợ, kỹ thuật hình thức, mà hiện tại nó trở thành cấu trúc tác phẩm, tạo ra xúc cảm nghệ thuật và đồng hành thẩm mỹ trong quá trình sáng tạo. Tất cả những nhà điêu khắc hai miền đều đang va chạm vào vấn đề này, ngay đơn giản như lĩnh vực sắt nguội hoàn toàn là công nghệ thủ công, ý tưởng tác phẩm của họ là tốt, nhưng kỹ thuật còn non và nhiều cái vấp váp để tạo hình khối theo ý muốn. Thêm một bước tiến về công nghệ nữa, thì điêu khắc Việt Nam đương đại chắc chắn bước lên thêm một bước nữa. Các nhà điêu khắc thế giới cũng vấp phải vấn đề này, mà cách giải quyết tốt nhất là chung tiền cho một xưởng công nghệ cho mọi người thay vì nhất quyết phải có một studio riêng. Tôi từng thấy các nhà nhiếp ảnh ở New York cũng chung nhau studio để có thể phóng những bức ảnh lớn chất lượng. Chúng ta cần lợi dụng cái công nghệ sinh ra nghệ thuật, thay vì suy nghĩ ngược lại, là tự làm vất vả mình. Sự phô diễn công nghệ có thể tạo ra sự ngông cuồng của sáng tạo, mà chúng ta đã thấy nhiều ở điêu khắc và sắp đặt đương đại thế giới.

clip_image004Nhóm New Form ở Hà Nội hoạt động được hai năm nay với curator Nguyễn Anh Tuấn, một nhà nghiên cứu trẻ phối hợp ý tưởng của mình với các nhà điêu khắc. Trong những nhà điêu khắc Hà Nội vào Sài Gòn lần này cũng có người trong nhóm New Form đó. Các thử nghiệm của họ về không gian, tính tại chỗ và tương tác với người xem trong hoàn cảnh cụ thể, với ánh sáng và vật liệu mới, coi anh sáng cũng là vật liệu điêu khắc… đã gợi mở nhiều hướng cho điêu khắc đương đại. Rất tiếc là họ thiếu sự hỗ trợ xã hội và chưa thật sự được nhìn nhận như một nhóm cấp tiến trong điêu khắc. Dù tham gia hay không tham gia nhóm New Form, nhưng những nhà điêu khắc Hà Nội cũng cách này hay cách khác muốn thay đổi mình, trong sự định hình phong cách, để ghi dấu ấn cá nhân trong nghệ thuật. Những người như Khổng Đỗ Tuyền, Thái Nhật Minh, Đoàn Huy Tính rõ ràng đã có style hình khối riêng và không muốn đi xa cách thức đó, riêng cách của Tính mang tính không gian nhiều hơn hình thể. Câu chuyện xã hội từ những mảnh vụn của Phạm Thái Bình rồi cũng trở thành hình thức điêu khắc riêng, có hướng mở sang sắp đặt và không gian tự do, và tốt hơn nếu lung tung hơn nữa. Mỗi người tìm cho mình một chỗ đứng, nhưng chỗ đó mà ấm áp quá thì tính chất nghệ thuật lại trở nên thủ cựu, đó là mặt ngược lại của sáng tạo. Điều xẩy ra với tất cả mọi người.

Nếu như những nhà điêu khắc Hà Nội cố gắng tránh sự đa chuyện và phức hợp trong điêu khắc, thì các nhà điêu khắc Sài Gòn lại không ngần ngại vấn đề này. Họ không quá coi trọng tính biểu cảm của khối tự thân, sự phức tạp của phối hợp vật liệu, suy nghĩ rồi thực hiện, không quá nệ vào cái gọi là phong cách, lại trở thành thế mạnh của điêu khắc Sài Gòn, do vậy mà sự tìm tòi vật liệu và công nghệ có phần phong phú hơn. Người ta vẫn thấy điêu khắc Hà Nội gần với truyền thống hơn, điêu khắc Sài Gòn gần với đương đại hơn. Hai đầu của một vấn đề nghệ thuật : truyền thống – đương đại, đôi khi có thể gần đến mức hòa nhập, đôi khi có thể xa đến mức khác biệt, cũng không sao, vì thế mới là sáng tạo.

Nguyễn Hoài Huyền Vũ đưa cái cảm quan xây dựng vào trong điêu khắc, tạo ra sự đối lập của tính vật liệu và một loại không gian bên trong. Hoàng Tường Minh thay đổi cảm quan khối từ vật liệu xây dựng để dựng lên khối điêu khắc. Tượng của Phan Phương có vẻ hướng tới các khối tinh khiết như đồ mỹ nghệ tinh xảo phóng to. Xu hướng này rất hay nhưng đòi hỏi hỗ trợ tinh tế của công nghệ. Trong cách tư duy điêu khắc, rõ ràng Hà Nội và Sài Gòn khác hẳn nhau, mặc dù hướng đổi mới của họ so với điêu khắc truyền thống lại có vẻ gần nhau. Chúng tôi không thể kể hết từng nhà điêu khắc làm ăn ra sao trong một bài viết ngắn, nhưng có thể nói mỗi người đang đặt dấu ấn của mình vào nền điêu khắc đương đại một cách tự tin. Họ bỏ qua các định kiến về phong cách, hình thức điêu khắc, vật liệu điêu khắc và đã rất gần với điêu khắc đương đại thế giới, như là những cách quan niệm về không gian và vai trò người nghệ sỹ với đời sống nhân văn.

clip_image006Rõ ràng là đời sống hôm nay không có gì thuận lợi cho nghệ thuật, nhất là ngành điêu khắc, nhưng nó lại cung cấp cho nghệ thuật vô vàn vấn đề nhân tình thế thái, mà một đời người không thể thấu đạt. Hà Nội và Sài Gòn chỉ là hai thành phố nhưng chiếm đến 1/4 dân số cả nước, nơi tập trung những mâu thuẫn cơ bản và thang bậc xã hội rõ nét nhất, mà mọi người trong đó đều cố gắng vạch ra cái không gian sinh tồn của mình. Các nhà nghệ thuật không có đất trong cái không gian đó, nhưng họ được đi lại chiêm nghiệm và tạo ra một thứ không gian tinh thần để đồng cảm với con người. Nếu nghệ thuật của chúng ta chỉ là những viên đá trơ trụi, một cục sắt vô hồn thì chỉ nên tự trách mình, chứ không đổ lỗi cho ai được cả. Rất may là mỗi cuộc hội ngộ nghệ thuật này là mỗi dịp hai bên nhìn thấy cái chung nhất của xã hội và góc riêng quan sát của mỗi người, và trong đó tâm tình là câu chuyện cũng rất riêng gói vào khối và không gian điêu khắc.

P.C.T.

2014


[i] Khai mạc tại Hội Mỹ thuật TPHCM ngày 28/11/2014

Ảnh: Các tác phẩm của Thái Nhật Minh (Rong chơi), Hoàng Tường Minh (Tác động), Nguyễn Hoài Huyền Vũ (Đô thị), Trần Trọng Tri (Nhật thực).

Xem thêm tại: http://hoimythuattphcm.vn/index.php/trien-lam