Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2025

Tạm biệt họa sĩ Lê Thiết Cương

 Lý Đợi

 

Tại Gallery 39A Lý Quốc Sư. Ảnh: Phạm Kỳ Nam

Vậy là anh đã lên chuyến đò ngang ở bến làng này để sang làng kế cận lúc 18g55 ngày 17/7/2025, tại thế 64 năm. Anh sinh năm 1962 tại Hà Nội, ra đi tại Hà Nội.

Hôm 12/7/2025, lúc 10g09, trong cái tút cuối cùng trên FB của mình, Lê Thiết Cương viết: “Thiền sư Từ Đạo Hạnh, thời Lý: ‘Có thì có tự mảy may/ Không thì cả thế gian này cũng không’".

Hơn nửa đời sau, Lê Thiết Cương theo đuổi tối giản (minimalism), nhưng không phải lúc nào cũng chạm đến được tinh thần này.

Nhiều tranh/gốm anh vẽ, dù “rất ít”, nhưng lại kể chuyện hoặc triết lý khá nhiều, nghĩa là kỹ thuật thì tối giản, mà tinh thần thì không. Nhưng cũng có nhiều tranh/gốm, nhiều việc anh làm thì “rất nhiều”, đôi khi cầu kỳ, lộng lẫy, nhưng lại chuyên chở được sự tối giản.

Có lẽ chính nhờ hai chiều xuôi ngược này đã giữ Lê Thiết Cương ở lại với cương vị nghệ sĩ, hơn là vươn tới tinh thần tu sĩ. Vì vậy mà có được những tác phẩm hay trong suốt hành trình sáng tạo hào hứng từ đầu thập niên 1990 đến nay.

Lê Thiết Cương vừa tài hoa vừa thực tế, vừa cao ngạo vừa dễ gần, vừa thích quần hùng vừa biết sống đơn độc, vừa hà khắc vừa buông lỏng…

Lê Thiết Cương được khích lệ trở thành họa sĩ từ việc hầu rượu thi sĩ Đặng Đình Hưng (1924-1990) và các bạn hữu của ông nửa cuối thập niên 1980. Sau khi thành họa sĩ, thậm chí sau khi phát hiện mình bị bệnh nan y, Lê Thiết Cương gần như không rời ly rượu, ngay cả lúc mệt mỏi nhất, anh vẫn cầm ly hầu rượu bạn bè, ngay cả với những người bạn vong niên, tuổi mới ngoài đôi mươi.

Những ân tình văn nghệ và cảm hứng sáng tạo từ các cuộc rượu mà Lê Thiết Cương nhận được ở Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Dương Bích Liên, Trần Lưu Hậu… thì sau này anh cũng đã sẻ chia lại với vô vàn văn nghệ sĩ khác.

Với người ra đi thì lúc nào cũng dễ dàng nói câu “sự mất mát không thể bù đắp được”, nhưng với Hà Nội, sự ra đi của Lê Thiết Cương thì thật sự đúng như vậy. Tạm biệt anh!

Tại Gallery 39A Lý Quốc Sư. Ảnh: Phạm Kỳ Nam