Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2025

Một tóm tắt về các chế độ hậu cộng sản (kỳ 12)

 Tác gi: Magyar Bálint – Madlovics Bálint

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí – 2025

Ba Lan: Quay lại Nền chuyên quyền bảo thủ

Trong khi Ba Lan là trường hợp duy nhất cho một mưu toan chuyên quyền bảo thủ trong vùng hậu-cộng sản, nó đã là một nền dân chủ tự do được củng cố cho đến 2015 (Hình 31). Trước kia, nó đã là một chế độ độc tài cộng sản từ 1949-1989, với một thời kỳ mềm đi từ 1980.67 Bên cạnh sự hiện diện mạnh hơn của cái gọi là nền kinh tế thứ hai với doanh nghiệp tư nhân được dung thứ vừa phải, Phong trào Đoàn kết, phát triển từ Xưởng đóng tàu Gdańsk dưới sự lãnh đạo của Lech Wałęsa đã không còn chỉ là một xã hội song song, mà cũng là một sự hiện thân của một quyền lực chính trị song song. Thậm chí vài năm sau khi thiết quân luật, nó đã bắt đầu đóng một vai trò dứt khoát trong sự đem lại sức sống của xã hội dân sự. Phong trào Đoàn kết đã là độc nhất trong vùng không chỉ vì độ lớn (10 triệu thành viên) của nó, mà cả vì sự hỗn tạp của nó: nó đã nối các cá nhân và các nhóm có những thế giới quan khác nhau, có những vị trí xã hội khác nhau, và được Giáo hội Công giáo cũng như Giáo hoàng John Paul II, cựu tổng giám mục Cracow, ủng hộ mạnh mẽ.68 Một hình trạng của loại này đã là không thể tưởng tượng nổi trong một nước xã hội chủ nghĩa khác, mặc dù đã có các chế độ độc tài cộng sản-cải cách trong vùng Kitô giáo Tây phương lịch sử.

Trong 1989, Ba Lan đã trải qua một “cách mạng hợp pháp,” gồm các cuộc thương lượng giữa đảng cộng sản cai trị và các diễn viên của đối lập chính trị. Trong nước này, hệt như ở Hungary, một phần của đảng cộng sản đã sẵn sàng thỏa hiệp với các cuộc thảo luận sẵn sàng đối mặt với thực tế. Trong cả hai nước không phải sự chuyển đổi hay một sự thay đổi chế độ đã là mục tiêu của các đảng viên cộng sản này, mà đúng hơn là sự hợp pháp hóa các biện pháp cần thiết để giải quyết khủng hoảng kinh tế đã khiến nó có vẻ đáng để bao hàm một đối lập mà họ nghĩ là yếu. Tuy nhiên chính Đoàn kết được ủng hộ rộng rãi, như người khái phá quá trình và một phong trào tập hợp các diễn viên chỉ trích hệ thống, đã thương lượng với chế độ—với sự trung gian của Giáo hội Công giáo.69 Sau các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của khối phương đông diễn ra trong 1989, một số đảng đã hình thành từ Phong trào Đoàn kết, trong khi Đoàn kết bắt đầu hoạt động như một công đoàn lao động thực tế.70

Hình 31: Quỹ đạo được mô hình hóa của Ba Lan (1949-2022).

Từ 1990-2015, ba chính phủ cánh-hữu hay trung-hữu đã thực hiện các cải cách liệu pháp sốc, cố gắng thiết lập sự điều phối thị trường như cơ chế chi phối của nền kinh tế.71 Cải cách đầu tiên được Leszek Balcerowicz bộ trưởng tài chính của chính phủ Mazowiecki tiến hành trong 1990, đã giúp hoàn thành tương đối nhanh một sự chuyển từ một nền kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa thiếu hụt sang nền kinh tế thị trường cạnh tranh dựa vào quyền sở hữu tư nhân. Liệu pháp sốc thứ hai được quy cho chính phủ Buzek (1997-2001), trong đó Balcerowicz là phó thủ tướng và bộ trưởng tài chính. Những cải cách quan trọng được đưa ra trong bốn lĩnh vực chính: giáo dục, hưu bổng, hành chính công, và chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng, dưới chính phủ đầu tiên được PiS (Luật và Công lý, đảng của Jarosław Kaczyński; 2005-2007) thành lập, những thay đổi triệt để mới được đưa vào trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho lễ rửa tội, và để “quét dọn” mật vụ. Các chính trị gia, và các trí thức/chuyên gia hàng đầu của PiS, trong chính phủ giữa 2005 và 2007, và đảng Cương lĩnh Dân sự (PO), trong chính phủ từ 2007-2015, tất cả đều là di sản của các chính phủ Mazowiecki và Buzek. Cánh hữu Ba lan đại diện cho thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản ngay từ đầu, và họ đã không thay đổi các nguyên tắc cơ bản này ngay cả sau khi các chính phủ Mazowiecki và Buzek về cơ bản đã chịu những thất bại nghiêm trọng.

Mặc dù Kaczyński bắt đầu một mưu toan chuyên quyền với PiS trong 2015,72 sự thiếu tính chính danh của chủ nghĩa can thiệp nhà nước vào nền kinh tế, cũng như sự thiếu các nhà tài phiệt và các nhà chính phiệt giàu có giải thích vì sao sự trượt lùi dân chủ của Ba Lan đã không dẫn đến chế độ bảo trợ mà đến nền chuyên quyền bảo thủ. Với đa số 51% trong quốc hội (tức là, không có một độc quyền quyền lực hữu hiệu), Kaczyński đã đưa vào nền chính trị lệ thuộc vào nguyên tắc thực hiện ý thức hệ. Đối với ông, sự tập trung quyền lực đi cùng với việc đạt một bá quyền của một hệ thống giá trị “dân tộc chủ nghĩa Kitô.” Suy ra từ điều này rằng hệ thống giá trị tự do dựa trên sự tự trị của cá nhân bị xem như một kẻ thù, vì quốc gia xem các lợi ích của tập thể Ba lan cao hơn các lợi ích cá nhân. Trong nền kinh tế, điều này được thể hiện trong việc ưa thích quy định tập trung và đầu tư nhà nước như các phương tiện phát triển chính thay vì FDI, đi cùng với sự bài ngoại kinh tế và “tái-quốc hữu hóa lê thê.”73 Thế nhưng điều này không gồm tái phân phối quyền sở hữu hậu-cộng sản, và không lớp chủ sở hữu mới nào được nuôi dạy. Không có giới nội bộ “tài phiệt Kaczyński” nào, cũng đã chẳng có các giới được xây dựng một cách có hệ thống qua sự cung cấp nơi trú ẩn nào. Việc ra quyết định thật cũng vẫn tập trung bên trong khung khổ của các định chế chính thức, với Kaczyński chiếm đỉnh của kim tự tháp quyền lực như chủ tịch của PiS. Một điều kỳ lạ của sự cai trị của Kaczyński là ông chọn để là một đại biểu quốc hội đơn thuần, không phải một thủ tướng,74 nhưng ông vẫn hành động bên trong môi trường thể chế chính thức của đảng và không quyết định về các vấn đề như tích tụ sự giàu có cá nhân mà sẽ vượt quá các thẩm quyền chính thức. Các thành viên trung thành của kim tự tháp quyền lực được thưởng bằng chức vụ và không phải của cải, và nền kinh tế—phù hợp với ý thức hệ của Kaczyński—không phải được bảo trợ hóa một cách phi-chính thức và nhà nước đã mở rộng quyền sở hữu của nó chỉ trong một số mảng.

Các cơ hội để đánh bại cố gắng bảo thủ Ba lan để xây dựng một chế độ chuyên quyền là mạnh ngay cả dưới khung khổ thể chế dân chủ hiện hành. Điều này được bảo đảm bởi các cơ chế phòng thủ mạnh, như hệ thống bầu cử tỷ lệ, hệ thống ngăn chặn một cách hiến định sự tập trung quyền lực thái quá,75 và xã hội dân sự mạnh. Cái sau bao gồm các truyền thống xã hội phản kháng uy quyền, phong trào dân sự dựa vào các truyền thống này, sự tồn tại của các đảng cánh hữu và sự tự do ôn hòa tạo nên phần chính của lực lượng đối lập, PiS bị tính đa dạng chính trị do các chính quyền đô thị cung cấp, và các nền tảng-media vững chắc cho tự do biểu đạt đẩy vào phần cực hữu của phổ chính trị. Đồng thời, khả năng về việc quay sang nền chuyên quyền bảo trợ cũng bị chặn bởi chính đặc tính của PiS, thành phần cá nhân, các nguyên tắc, và cương lĩnh của nó, cũng như truyền thống và hiện tại của cánh hữu Ba lan. Trong hình thức hiện thời của nó PiS không có khả năng theo một quỹ đạo hướng xuống trong tam giác, Vì nhiều hoàn cảnh và các thành phần đang thiếu cho nó để làm vậy.76

Bất chấp việc EU chỉ trích liên tục và khởi động một một thủ tục vi phạm luật trị (nhà nước pháp quyền), Ba Lan đã có được trọng lượng chính trị ở châu Âu và NATO nhờ phản ứng của nó với cuộc Nga xâm lược Ukraina 2022. Sáng kiến bộ tam Biển (với sự chi phối của Ba Lan, Rumania, và, như một đối tác-tham gia, Ukraina) nổi lên như một lực lượng khu vực thực tế, thay thế liên minh bộ Tứ Visegrád (Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech và Slovakia) mà trên thực tế đã sụp đổ sau phản ứng ủng hộ-Putin của Orbán với cuộc xâm lược và sự từ chối đoàn kết với Ukraina. Hơn nữa, Orbán đã coi bộ Tứ Visegrád như một liên minh tống tiền bên trong EU, và đã muốn dùng nó để định vị bản thân mình trong sân khấu chính trị; ngược lại, bộ tam Biển không phải là một liên minh tống tiền mà là một nền tảng hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự thực sự, và Kaczyński không định vị bản thân mình mà ông định vị Ba Lan. Sự thiếu chủ nghĩa cá nhân cũng là đặc trưng của chế độ bảo thủ của ông, mà cũng làm cho dễ hơn để hình dung rằng Ba Lan cuối cùng sẽ thỏa mãn một số tiêu chuẩn dân chủ của EU. Vì không giống Orbán và gia tộc chính trị nhận con nuôi của ông ta, Kaczyński và các đảng viên đồng bạn của ông không phải là những kẻ phạm tội tham nhũng mà sẽ bám vào hệ thống của họ như một phương tiện để tránh rủi ro bị khởi tố hình sự.

Hungary: Trượt lùi từ nền Dân chủ tự do tới nền chuyên quyền bảo trợ

Hungary có lẽ có quỹ đạo “dài nhất” giữa các nước hậu-cộng sản, theo nghĩa rằng nó đã hai lần thay đổi chế độ từ chế độ độc tài cộng sản sang nền dân chủ tự do (quỹ đạo chính) và từ nền dân chủ tự do sang nền chuyên quyền bảo trợ (quỹ đạo phụ). Điều này được mô tả trên Hình 32, bắt đầu từ 1949-1968, những năm của chế độ độc tài cộng sản, cứng rắn, với tập thể hóa và công nghiệp hóa cưỡng bức.77 Trong 1968, Cơ chế Kinh tế Mới (NEM) được đưa vào, gồm những cải cách phân quyền, tự do hóa giá cả, tự do hóa lương, và sự phát triển của một hệ thống mở rộng của các nhánh chế tác phụ và các trang trại nhỏ gắn với các hợp tác xã nhà nước. NEM đã dẫn đến mô hình xã hội chủ nghĩa cải cách, mềm hơn được biết đến như “chủ nghĩa cộng sản Goulash,”78 mà đã tăng thu nhập của những người lao động và nới lỏng tính không linh hoạt của nền kinh tế kế hoạch cứng nhắc. Quả thực, sự cùng tồn tai được kiểm soát của các nền kinh tế thứ nhất và thứ hai đã có nghĩa là một bước tới chế độ độc tài khai thác-thị trường, và Trung Quốc có thể được xem như một người đi theo trưởng thành của những cải cách xã hội chủ nghĩa ban đầu này.79

Hungary là một nước khác (bên cạnh Ba Lan) mà đã trải nghiệm một chế độ độc tài rút lui. Sự thiết lập Bàn tròn đối lập trong 1989 đã thống nhất đối lập cho các cuộc đối thoại với đảng cộng sản để đảm bảo một sự chuyển đổi hòa bình.80 Trong tiến trình thương lượng những người cộng sản-cải cách đã không còn cơ hội để đảm bảo cho bản thân họ một cơ sở quyền lực không bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh chính trị, như Quốc hội (Sejm) Ba lan, nhưng thay vào đó đã nhắm tới một vị trí tổng thống mạnh-vừa phải được nhậm chức với các thẩm quyền tương tự được giao. Một thỏa thuận riêng biệt giữa MDF (Diễn đàn Dân chủ Hungari) và những người cộng sản cải cách đã bị ngăn chặn bởi một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối 1989 do SZDSZ (Liên minh của những người Dân chủ Tự do) khởi xướng mà đã đi trước các cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 1990. Trong các năm 1990, Hungary được coi như một người báo trước của dân chủ hóa, gồm cả tự do hóa kinh tế và một khung khổ thể chế chính thức: Tòa án hiến pháp, một hệ thống đảng cạnh tranh và những sự thay đổi chính phủ liên tục trong các cuộc bầu cử.

Hình 32: Quỹ đạo được mô hình hóa của Hungary (1949-2022).


Lần đầu tiên Orbán Viktor và đảng Fidesz của ông lên cầm quyền trong 1998. Cương lĩnh của ông được tóm tắt trong khẩu hiệu chiến dịch vận động “nhiều hơn sự thay đổi chính phủ, ít hơn sự thay đổi chế độ,” và trong thành ngữ “tấn công toàn diện.”81 Khẩu hiệu mô tả ngay thẳng những gì thực sự đã xảy ra: một sự thay đổi mô hình từ nền dân chủ tự do sang nền dân chủ bảo trợ. Tuy nhiên, điều này không đơn giản là một sự trượt lùi mà là phần của một mưu toan chuyên quyền mạnh mẽ, phá vỡ sự tự trị của các định chế chính thức và xây dựng một mạng lưới bảo trợ phi-chính thức trong nền kinh tế với nhà tài phiệt thân cận Simicska Lajos ở trung tâm (mà cũng được bổ nhiệm làm người đứng đầu tổng cục thuế trong 1998-1999). Quả thực, Orbán lẽ ra đã thành công giả như ông đã có một đa số hai-phần-ba, tức là, một độc quyền hữu hiệu về quyền lực chính trị.82 Như thế, hệ thống thể chế dân chủ đã bị xói mòn, nhưng tuy nhiên—ít nhiều—nó vẫn được giữ vững bởi hiến pháp và cái gọi là “các luật cơ bản” đòi hỏi siêu đa số.

Orbán bị đánh bại trong 2002 bởi liên minh xã hội chủ nghĩa-tự do, mà tuy vậy đã không có nghĩa là sự quay lại nền dân chủ tự do. Chúng ta hãy đi vào chi tiết một chút, bởi vì hoạt động của nền dân chủ Hungari trong 2002-2010 minh họa một sự cạnh tranh bảo trợ không ngang nhau mà đã thiếu cân bằng động và đổ vỡ, thoái hóa thành nền chuyên quyền bảo trợ. Trước hết, Fidesz đã giữ sự thống trị phi-chính thức trong Viện công tố, Kiểm toán Nhà nước và Tòa án hiến pháp, còn tổng thống Sólyom László —có các quyền hạn chính thức yếu—mà trên cơ sở ý thức hệ cũng gần với Fidesz hơn với liên minh cầm quyền. Chủ nghĩa dân túy cũng trở nên phổ biến trong thời kỳ này dẫn đến cái gọi là “nội chiến lạnh:” cả hai bên đều tuyên bố bên kia là không chính danh (đặc biệt Fidesz đã chỉ trích MSZP, Đảng Xã hội chủ nghĩa Hungari, là thế [vì nó là đảng kế vị MSZMP, đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Hungari, tức đảng cộng sản trước kia), trong khi bất kể lỗi sơ suất nào của “chúng ta” có thể được tha thứ vì sự lên nắm quyền của “họ” là một mối đe (MSZP đặc biệt sợ Orbán).83 Chiến lược chiến tranh lạnh lúc đó đã phù hợp với sự tính đến “thực tế chính trị” và “các ràng buộc kinh tế,” với thông lệ đồng thuận về tài trợ đảng bằng các nguồn thu bất hợp pháp. Và, gia tộc chính trị nhận con nuôi của Orbán đã cộng tác với các lực lượng chính phủ kình địch, gợi lên một cảm giác thân thiện về “ngừng bắn chiến hào”. Điều này được nhận ra rộng rãi trong công chúng bằng từ ngữ “70/30,” mà có nghĩa là những nguồn thu chung bất hợp pháp kiếm được (hay đơn giản được thừa nhận) sẽ được chia 70% cho (các) đảng cầm quyền và 30% cho đối lập.84 Tuy vậy, các diễn viên về phía chính phủ, đã ít có kỷ luật và ít được dẫn dắt bởi các động cơ thống nhất. Đầu tiên, các lĩnh vực mà hứa hẹn thu nhập từ tham nhũng đã bị tấn công bởi “các thủ quỹ” của đảng từ các sáng kiến của riêng họ và các nhà tài phiệt địa phương (các minigarch), và thứ hai, như phần của sự đối địch chính trị với Fidesz—đôi khi như hậu quả của các cuộc đấu tranh bên trong MSZP—đã có những cố gắng lặp đi lặp lại để phá vỡ các ràng buộc được thiết lập về sự cộng tác tham nhũng của hai đảng đối địch. Ngược lại, gia tộc chính trị của Orbán đã dựa vào trật tự một kênh-duy nhất của trách nhiệm giải trình trong nền kinh tế, phạt những kẻ trục lợi tư nhân kiếm lợi dưới ngọn cờ của Fidesz để đảm bảo sự thống nhất của “sự đánh thuế” thu nhập tham nhũng khắp các mức của trật tự được thiết lập của các các quan hệ patron-client. Cách đánh thuế bất hợp pháp này đã thiết lập các điều kiện đắt đỏ, nhưng đáng tin cậy trong các giao dịch tham nhũng: nếu ai đó đã trả giá, dịch vụ được cung cấp (không giống trong trường hợp của chính phủ MSZP).

Cho đến 2010 sự tiếp cận đến các nguồn lực đã không, các phương tiện trừng phạt cũng đã chẳng bị độc quyền hóa hoàn toàn bởi cả hai bên chính trị. Đa số quốc hội thông thường được bao quanh bởi thành phần đầy màu sắc của các đảng trong chính quyền địa phương, và bên trong hệ thống, một số ủy ban hỗn hợp, hay ít nhất đa-đảng đã có một tiếng nói trong sự phân phối các nguồn lực dưới sự kiểm soát nhà nước. Tuy vậy, chính phủ liên minh xã hội chủ nghĩa-tự do đã chịu những cú đánh quyết định sau 2006, năm của vụ bê bối (rò rỉ băng ghi âm lời phát biểu) của thủ tướng Gyurcsány Ferenc (trước các đại biểu MSZP tháng 5-2006), và 2008, năm thua cuộc trưng cầu dân ý và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong hoàn cảnh như vậy, Fidesz—hoạt động trong chế độ chiến dịch vận động rồi—dự định để có được siêu đa số trong quốc hội. Với sự giúp đỡ của Viện công tố, họ đã thành công trong việc đẩy toàn bộ gánh nặng của các vụ tham nhũng lên các lực lượng chính phủ trước công luận.

Trong 2010, Orbán và Fidesz đã giành được một siêu đa số trong quốc hội, phá vỡ cân bằng—dễ bị tổn thương rồi—của nền dân chủ bảo trợ. Giành được đủ quyền lực để đơn phương thay đổi hiến pháp, Orbán đã đạt sự đột phá chuyên quyền và tiến đến chế độ chuyên quyền bảo trợ. Hungary đã trở thành một trường hợp mẫu mực của nhà nước mafia, với một gia tộc chính trị nhận con nuôi (nhà nước thị tộc), sự bảo trợ hóa chính trị, kinh tế, và xã hội (nhà nước tân-gia sản), sự tái phân phối quyền sở hữu hậu-cộng sản (nhà nước săn mồi), và sự thực thi pháp luật chọn lọc về chính trị để khiến sự tham nhũng có tính hệ thống thành một yếu cố cấu thành của chế độ (nhà nước tội phạm).85 Trong khi Hungary thường được thảo luận cùng với Ba Lan như hai chế độ độc đoán “cánh-hữu dân túy” của EU, điều này chỉ là một ảo tưởng được trục dân chủ-độc tài tạo ra. Tập trung chỉ vào các định chế chính trị chính thức, sự khác biệt là sự khác biệt của một mưu toan chuyên quyền và một sự đột phá chuyên quyền; xem xét cả bối cảnh phi-chính thức, xã hội nữa, chúng ta có thể quan sát khoảng cách chất lượng khổng lồ giữa một nền chuyên quyền bảo thủ và một nền chuyên quyền bảo trợ (Bảng 44).

Kể từ 2010, Orbán đã tìm được cách để duy trì siêu đa số trong các cuộc bầu cử bị thao túng tiếp sau. Trong 2020, đại dịch coronavirus đã khuếch đại hầu hết các đặc tính cơ bản của nhà nước mafia Hungari. Sự tập trung quyền lực được thể hiện khi Orbán viện dẫn đến tình trạng khẩn cấp và một đạo luật cho phép ông ta cai trị bằng sắc lệnh.86 Đồng thời, sự tích tụ tài sản cũng đã tăng tốc trong đại dịch, với gia tộc chính trị nhận con nuôi tăng cường vị trí của nó trong các ngành then chốt từ gas tự nhiên đến ngân hàng và đường sắt.87

Các cuộc bầu cử 2022 đã trùng với việc Nga xâm lược Ukraina và đã thấy một chiến dịch từ chối đoàn kết nhân danh sự ích kỷ tập thể (Mệnh đề 103), cân bằng giữa các nghĩa vụ chính thức với EU và các nghĩa vụ thối nát, phi-chính thức với Putin, và sự chia chác khoảng 3-4% GDP cho các cử tri trong các tháng trước bầu cử. Khủng hoảng kinh tế và sự cô lập quốc tế tiếp sau không phải là một kết quả của các quyết định chính sách “tồi” mà là gia tộc chính trị nhận con nuôi đã bảo đảm thắng lợi bằng mọi giá để tránh rủi ro bị khởi tố hình sự (Mệnh đề 54). Một sự thay đổi hướng là có thể trên một cơ sở áp dụng-ý thức hệ, mặc dù điều này còn phải được xem vào thời điểm nộp bản thảo.

Bảng 44: Tóm tắt so sánh Ba Lan và Hungary (trong 2022).

 

Mưu toan chuyên quyền bảo thủ: Ba Lan

Nền chuyên quyền bảo trợ được thiết lập: Hungary

 

Nhà nước

Một nhà nước quan liêu chuyên quyền: một cố gắng chưa hoàn thành để thiết lập sự cai trị độc đoán bảo thủ qua sự bắt giữ các định chế chính trị

Một nhà nước mafia: một công việc kinh doanh được quản lý qua sự độc quyền của các công cụ của nhà chức trách công

Những người ra quyết định thực sự

Người đứng đầu hành pháp và đảng cầm quyền: một cơ quan lãnh đạo chính thức

Nhà bảo trợ chóp bu và triều đình của ông ta: một cơ quan lãnh đạo phi-chính thức

 

Đảng cai trị

Đảng tập trung: sự ra quyết định tập trung vào các cơ quan lãnh đạo của đảng, do chủ tịch của nó (một chính trị gia) lãnh đạo

Đảng dây curoa: không sự ra quyết định nào trong đảng, đảng chỉ làm trung gian và chính thức hóa các mong muốn của nhà bảo trợ chóp bu và mạng lưới của ông

 

Elite cai trị

Elite đảng: một đảng chính trị được xác định bởi cấu trúc chính thức và tính chính danh của nó

Gia tộc chính trị nhận con nuôi: một mạng lưới bảo trợ (gia tộc gia trưởng mở rộng, thị tộc) thiếu cấu trúc chính thức và tính chính danh

 

 

Cấu trúc chi phối

Không-mạng lưới bảo trợ: một chuỗi chỉ huy trong lĩnh vực chính trị được xây dựng quanh cấu trúc chính thức của lòng trung thành với đảng

 mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp : một chuỗi chỉ huy tập trung mở rộng từ lĩnh vực chính trị đến mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác, dựa vào một mạng lưới patron-client phi-chính thức thân phận chư hầu và lòng trung thành cá nhân

 

Hoạt động kinh tế của nhà nước

Mở rộng kinh tế nhà nước nhưng vẫn tôn trọng cạnh tranh và thị trường tự do và quyền tự do kinh doanh (elite trung thành chủ yếu được thưởng bằng các chức vụ và không phải sự giàu có)

Trục lợi (rent-seeking) và cướp bóc công ty được lãnh đạo từ trung ương: tích tụ sự giàu có và bảo trợ hóa tài sản tư nhân qua các công cụ cưỡng chế nhà nước không đổ máu

 

Tham nhũng

Nhà nước đánh tham nhũng: các trường hợp lác đác của các diễn viên tư nhân hối lộ chính quyền công, ngược với ý chí của các nhà chức trách nhà nước

Nhà nước tội phạm: hệ thống từ trên xuống tạo thành tham nhũng được tập trung và độc quyền, thực hiện các hành động tội phạm theo luật hình sự hiện hành

Động cơ của các nhà cai trị

Quyền lực và ý thức hệ: tích tụ quyền lực và thực hiện ý thức hệ

Quyền lực và sự giàu có cá nhân: tích tụ quyền lực vì sự giàu có và ngược lại

Vai trò của ý thức hệ

Chế độ do ý thức hệ dẫn dắt:

“Cuồng tín,” sẵn sàng đại diện các vấn đề ý thức hệ, ngược lại với tính duy lý chính trị (các hành động theo ý thức hệ, có sự cố kết giá trị)

Chế độ áp dụng ý thức hệ:

“Vô liêm sỉ,” hoạt động theo tính duy lý chính trị và kinh tế theo nguyên tắc lợi ích elite (ý thức hệ đi theo các hành động, có sự cố kết chức năng)

Nga: Trượt lùi tới nền Chuyên quyền bảo trợ từ Tình trạng Vô chính phủ Tài phiệt

Nga là trường hợp của sự trượt lùi dân chủ tới nền chuyên quyền bảo trợ từ tình trạng vô chính phủ tài phiệt (Hình 33). Có thể bị phản đối rằng tình trạng vô chính phủ tài phiệt không xuất hiện trong tam giác của chúng ta, mà quả thực không giải thích cho đặc tính của sức mạnh hay sự thất bại nhà nước (như được chỉ ra trong Mệnh đề 116). Tuy vậy, về mặt các đặc điểm đặc thù-chế độ, tình trạng vô chính phủ tài phiệt là khá giống với nền dân chủ bảo trợ bởi vì hệ thống các mạng lưới bảo trợ nhiều-kim tự tháp cạnh tranh nhau của nó, cũng như một elite cai trị bị hạn chế, tổ chức các cuộc bầu cử không-công bằng trên rìa của nền dân chủ bầu cửchủ nghĩa độc đoán cạnh tranh.

Pomerantsev tóm tắt quỹ đạo chế độ của Nga khá ngăn nắp, viết rằng nước này “đã thử nghiệm các mô hình khác nhau với một tốc độ gây chóng mặt: sự trì trệ Soviet đã dẫn đến perestroika, mà dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô, sự hưng phấn tự do, tai họa kinh tế, chế độ tài phiệt (oligarchy), và nhà nước mafia.”88 Từ các thứ này, thời kỳ của tai họa kinh tế và “chế độ tài phiệt” đánh dấu cái chúng tôi gọi là tình trạng vô chính phủ tài phiệt, mà nước Nga đã trở thành trong các năm 1990.

Hình 33: Quỹ đạo được mô hình hóa của Nga (1964-2022).

Sự thay đổi chế độ ở Nga gồm, một mặt, sự thay đổi hệ thống: sự thay đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản.89 Như Csaba László viết, “Nga đã bỏ qua đường vòng của những cố gắng thực tế, toàn diện tới chủ nghĩa xã hội cải cách, và đã cố gắng từ 1992 để tạo ra một nền kinh tế thị trường thật.” Ông tiếp tục giải thích rằng, trong khi dưới sự lãnh đạo của Gorbachev “sự phân quyền, sự tự do hóa thật, và sự giải phóng nền kinh tế thị trường đáng kể […] đã không xảy ra,” dưới chức tổng thống của Boris Yeltsin đế chế đang sụp đổ “đã phải tổ chức lại nền hành chính công, và bắt đầu [những cải cách thị trường] mà họ đã có thể.”90 Trong hai năm giữa 1992 và 1994, Nga đã đạt hầu như sự tự do hóa hoàn toàn giá cả trong nước và thương mại quốc tế, còn một nửa của sản xuất trong nước bị loại bỏ khỏi khu vực nhà nước qua tư nhân hóa, dẫn đến sự xuất hiện của hàng chục triệu chủ sở hữu mới. Từ một quan điểm Tây phương, các thành tựu như vậy ngụ ý sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường thật trên đống đổ nát của chế độ độc tài cộng sản.91 Tuy vậy, tình trạng vô chính phủ tài phiệt cũng đã mô tả các nét nổi bật của một nhà nước thất bại trên thực tiễn, mà, cùng với nền kinh tế tư nhân được hình thành mới, bị vây quanh và một phần bị chiếm đoạt bởi một môi trường nhiều-kim tự tháp, vô tổ chức của các mạng lưới tài phiệt địa phương và toàn quốc.92 Nhưng “[trong khi] những phần chuyển động của nền chính trị Nga […] ban đầu đã cho thấy những biến động thái quá,” Hale viết, “thời khắc quyết định trong lịch sử chính trị Nga hậu-Soviet xảy ra trong 1996. Chính lúc đó khi [tổng thống Boris] Yeltsin […] triển khai kho vũ khí của những cây gậy cứng của ông và mở đống cà rốt ngon ngọt của ông để huy động bộ máy chính trị vùng và các nhóm công nghiệp tài chính lớn vào một kim tự tháp toàn quốc của các mạng lưới bảo trợ có khả năng đánh bại một đối thủ chính trị lớn trong cuộc đua tổng thống năm đó. […] Cuộc tranh đua 1996 chứng tỏ cho tất cả mọi người rằng kim tự tháp tổng thống của Yeltsin là vượt trội” (sự nhấn mạnh được thêm vào).93

Trong tam giác, Yeltsin đang trở thành một nhà bảo trợ chóp bu được đại diện bởi một bước rõ ràng tới nền chuyên quyền bảo trợ và phần chi phối của chủ nghĩa độc đoán cạnh tranh, nhưng không đủ để vượt qua các ranh giới chi phối của các định chế nửa-chính thức và sự tái phân phối thị trường-quan hệ. Yeltsin đã thiếu sự độc quyền quyền lực chính trị cũng như một nhà nước mạnh, mà là một điều kiện tiên quyết cho một nhà nước mafia để hoạt động thành công. Hơn nữa, ông đã vẫn cai trị trong cái bóng của các nhà tài phiệt, đặc biệt Vladimir Gusinsky và Boris Berezovsky mà đã sở hữu các đế chế media đáng kể, và Mikhail Khodorkovsky, mà là người giàu nhất nước và kiểm soát phần lớn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga như CEO của công ty dầu Yukos. Vladimir Putin, được Yeltsin chỉ định làm người kế vị của ông trong 1999, đã cải cách nhà nước để nó lấy lại sức mạnh, và cũng đã củng cố quyền lực của ông trong lĩnh vực hoạt động chính trị với chiến thắng long trời lở đất của đảng nước Nga Thống nhất của ông.94 Chiến thắng 2003 này đã cho phép ông thực hiện cái Ben Judah mô tả như “bước ngoặt vĩ đại.” Như ông viết, nó “đã đóng lại thời kỳ khi ông cai trị như người thừa tự của Yeltsin. Nó là thời khắc khi nước Nga đi dứt khoát vào một chế độ độc đoán.”95 Nghe nói là, Putin đã tập hợp một cuộc gặp với 21 nhà tài phiệt, báo cho họ rằng họ sẽ trung thành với ông và đừng tự mình can thiệp vào chính trị.96 Ông cũng đã chứng minh sự bất trung sẽ có nghĩa là gì: Gusinsky và Berezovksy bị buộc đi lưu vong, từ bỏ các đế chế media của họ cho mạng lưới bảo trợ của Putin, còn Khodorkovsky bị tống vào tù và các công ty của ông bị tiếp quản.97 Cuộc gặp 2003 với các nhà tài phiệt đã mang lại một sự đảo ngược các vai trò nhà bảo trợ-người được bảo trợ: trong khi sớm hơn các nhà bảo trợ đã là các nhà tài phiệt, và các diễn viên chính trị là những người được bảo trợ của họ, Putin đã lật ngược điều đó. Sự bắt giữ nhà nước được thay thế bởi sự bắt giữ nhà tài phiệt, và Putin trở thành nhà bảo trợ chóp bu của nước Nga. Từ điểm đó, nước Nga là một trường hợp mẫu mực của nền chuyên quyền bảo trợ. Sức mạnh kìm kẹp của Putin đối với chế độ thể hiện một cách đáng chú ý trong 2008, khi ông đối mặt với giới hạn hai-nhiệm kỳ nhưng tìm được cách để tránh hội chứng vịt-què, biến kẻ bù nhìn chính trị của ông, Dmitriy Medvedev, thành tổng thống và quay lại nắm quyền trong 2012.98

Trong 2012, các cuộc biểu tình lớn đã bắt đầu ở Moscow sau các cuộc bầu cử gian lận 2011, với khả năng (như Putin chắc chắn đã thấy) của sự nổ ra một cuộc cách mạng màu.99 Quần chúng đã không được huy động bởi một đảng đối lập mà bởi những cá nhân nào đó như Alexei Navalny và Boris Nemtsov (mà đã bị ám sát bốn năm sau). Đáp lại, GONGO của chế độ, Nashi đã tổ chức các cuộc mít tinh lớn ủng hộ chính phủ, và những người biểu tình đối lập đã bị hình sự hóa trong media bảo trợ chi phối lĩnh vực truyền thông Nga. Cuối cùng, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã ngừng, chế độ đã siết chặt các quyền không-cân bằng chống lại các cuộc biểu tình không được phép, và gia tộc chính trị nhận con nuôi đã dùng kompromat để truy tố Navalny, bị kết án tù vì sự biển thủ và gian lận trong 2013. Từ điểm này trở đi, chế độ đã trở nên đàn áp hơn trong trạng thái củng cố chuyên quyền của nó, phá vỡ xã hội dân sự và vô hiệu hóa sự tự trị của media, của các doanh nhân, của các NGO, và của các công dân.100

Bình thường, một chế độ càng đạt được sự củng cố chuyên quyền, các cơ hội của chiến thắng bầu cử [của đối lập] cũng như sự phục hồi thủ tục chính thức càng tàn úa. Tuy vậy, chế độ có thể bộc lộ một trạng thái “mệt lử,” hay khác đi nó có thể trở nên không có khả năng duy trì sự củng cố. Tính được củng cố của chế độ có nghĩa, rốt cuộc, là sự chấp nhận và sự buông xuôi từ quần chúng: loại bỏ sự tự trị của xã hội dân sự tước đọat các phương tiện của nhân dân cho sự tổ chức và sự điều phối hữu hiệu, nhưng một chế độ, bất luận nó áp bức đến thế nào, không thể cai trị một đa số thù địch một cách tích cực trong một thời gian dài. Trong các cách mạng màu, có ba nhân tố cung cấp tia lửa cần thiết cho nhân dân để bắt đầu một cuộc nổi dậy: (1) gian lận bầu cử; (2) suy thoái hay trì trệ kinh tế nghiêm trọng; và (3) tham nhũng có tính hệ thống. Chế độ Nga đã ở trên bờ vực của sự tháo dỡ vài lần do các nhân tố như vậy. Trong 2021, Alexei Navalny phát hành một phim tài liệu về “Cung điện của Putin,” mà cung cấp không chỉ lâu đài sang trọng với một điền trang lớn như một quốc gia nhỏ mà cũng là một mô tả về chế độ thối nát như một toàn thể.101 Trước kia đã bị mật vụ Nga đầu độc và dành thời gian phục hồi của mình ở Đức, Navalny bị bắt giữ khi quay trở lại Nga, đồng thời khi phim tài liệu của ông được phát trên YouTube. Video được 20 triệu người xem trong một ngày, 60 triệu trong ba ngày, và hơn 100 triệu người trong một tuần. Video nói tiếng-Nga, với phụ đề tiếng-Anh kết hợp với sự giam giữ Navalny đã tạo ra một làn sóng phản kháng. Quả thực, video đã nêu rõ tham nhũng có tính hệ thống (3) thu hút được sự chú ý của công chúng, mà thêm vào (2)—rằng nền kinh tế Nga đã trì trệ trong gần một thập kỷ—và cả (1) nữa—rằng Putin đã phải gian lận gây choáng váng để chiếm được chiến thắng của ông tại cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mà đảm bảo ông sẽ vẫn cầm quyền sau sự kết thúc của giới hạn hai nhiệm kỳ.102 Sự cùng tồn tại của ba nhân tố có thể là điểm vỡ trong sự ổn định của chế độ: sự gian lận bầu cử làm xói mòn cơ sở tính chính danh của nó, tham nhũng làm xói mòn tính chính danh đạo đức của nó, và sự trì trệ kinh tế làm xói mòn tính chính danh vật chất của nó.

Vào thời điểm nộp bản thảo, là chưa rõ liệu cuộc xâm lấn 2022 vào Ukraina sẽ có tạo ra một điểm gãy nữa hay không. Vì bản năng bành trướng đế quốc của Nga được đánh thức với một sự yếu đi được cảm nhận của phương Tây,103 cuộc xâm lấn Ukraina đã tạo ra các khủng hoảng trong nước về mặt tính chính danh, nền kinh tế, và mạng lưới bảo trợ phi-chính thức. Thứ nhất, khủng hoảng tính chính danh thể hiện khi Nga, từ một nhà nước tội phạm với một dự án lõi của tham nhũng được tổ chức và độc quyền hóa từ trung ương trở thành một nhà nước tội phạm với một dự án trung tâm của một tội chống nhân loại. Sự chống đối của nhân dân Nga với chiến tranh đã dẫn Putin để khởi xướng một loạt biện pháp đàn áp, kể cả chặn media xã hội, một luật kiểm duyệt chống lại sự dùng các từ như “chiến tranh” và “xâm lược” trong ngữ cảnh Nga-Ukraina, và giam giữ hàng ngàn người tham gia các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Thứ hai, các trừng phạt kinh tế quốc tế như sự loại Nga khỏi hệ thống kết nối liên ngân hàng SWIFT, cũng như sự ra đi của các công ty

Tây phương khỏi Nga có ảnh hưởng tàn phá lên nền kinh tế Nga và cuộc sống của những người Nga bình thường. Thứ ba, chúng đã chấm dứt “thời hoàng kim” của các nhà tài phiệt Nga mà đã có thể giữ tài sản của họ an toàn ở nước ngoài, dưới sự bảo vệ của luật trị và sự tôn trọng tài sản tư nhân của các nền dân chủ tự do. Các trừng phạt kinh tế Tây phương đóng băng tài sản của elite Nga và các thành viên gia đình của họ cho thấy một bức hình X-quang của gia tộc chính trị nhận con nuôi của Putin. Không giống một chế độ chuyên quyền bảo thủ, mà tạo ra các chức vụ nhà nước cho sự thiên vị dựa vào-đảng, các vị trí chóp bu trong các định chế nhà nước Nga được lấp đầy bởi các dòng dõi gia đình, với những con trai và cháu họ nhận được thu nhập cao hơn những người trong các chức vu tương tự ở phương Tây rất nhiều.104

Trong tam giác, Nga di chuyển hướng lân từ phần (section) thống trị phi-chính thức sang phần thống trị nửa-chính thức khi chiến tranh đưa các tổ chức và các chuỗi chỉ huy chính thức (ví dụ quân đội, mật vụ, và bộ máy quan liêu nhà nước) lên phía trước, song song với sự giảm giá trị và sự dễ bị tổn thương tăng lên của các yếu tố tài phiệt. Putin đã lặp lại cuộc gặp 2003 của ông với các nhà tài phiệt khi ông triệu tập 37 người trong số họ đến Kremlin vài giờ sau khi cuộc xâm lấn bắt đầu. Chỉ là cuộc gặp lần này không phải là về sự đảo ngược các vai trò patron-client mà để đưa ra một lời đe dọa trong tình huống chiến tranh để kiềm chế các bản năng chỉ trích khả dĩ. Và hệt như trong 2003, lời của Putin đi cùng với hành động: sự báo thù chống lại các nhà tài phiệt phê phán như Oleg Tinkov (buộc ông bán cổ phần trong ngân hàng của chính ông với giá 3 phần trăm giá trị của nó) và các biện pháp kỷ luật bên trong mạng lưới bảo trợ (ví dụ, một sắc lệnh mới cho phép tịch thu các khoản tiết kiệm của các quan chức vượt quá thu nhập trong ba năm của họ) cho biết sự loại bỏ ngay cả năng lực mặc cả bị hạn chế của những người nắm quyền lực-phi-chính thức.

Putin chịu một rủi ro khổng lồ với cuộc xâm lấn. Thay vì mở rộng vai trò đế quốc của nước ông, cuộc xâm lược có thể thậm chí làm lung lay ảnh hưởng đế quốc gián tiếp trước kia của nó. Hơn nữa, với tư cách một nhà nước lõi của nền văn minh, vai trò của nó đối với các nền văn minh khác có thể bị hạ giá: trật tự thế giới đơn cực đang trở thành không phải một trật tự ba cực mà là lưỡng cực, với Hoa Kỳ và Trung Quốc và không có Nga. Về mặt sự ổn định chế độ trong nước, sự tích tụ và bùng nổ của sự bất mãn dân sự, lúc này, bị chặn bởi sự thiếu sự tự trị của xã hội dân sự. Song khi quần chúng nghi vấn tính chính danh và sự thất vọng nội bộ của những người được bảo trợ về nhà bảo trợ chóp bu xuất hiện, chúng có thể biến Putin thành một “con vịt què” và thậm chí làm xói mòn một nền chuyên quyền bảo trợ được củng cố.

Ukraina: các Chu kỳ chế độ với các cuộc Cách mạng Màu

Suốt 120 mệnh đề, Ukraina được trích dẫn như một ví dụ điển hình của các thị tộc hậu-cộng sản cạnh tranh, và chúng ta cũng đã nhắc đến các cuộc cách mạng màu của nó. Bây giờ chúng ta có thể xem xét quỹ đạo chế độ đầy đủ của Ukraina, bắt đầu từ thời kỳ dưới sự cai trị Soviet của nó (Hình 34). Ngay cả trước sự thay đổi chế độ, Ukraina đã cho thấy các yếu tố của chính trị clan (thị tộc, bè đảng) bên trong đảng nhà nước. Theo Minakov, ba nhóm vùng từ Kharkov, Stalino/Donetsk và Dnepropetrovsk đã là ba đảng bộ và cụm công nghiệp lớn nhất, tạo ra sự cạnh tranh phe phái và thay phiên nhau chiếm các vị trí Bí thư thứ Nhất của Ủy ban Trung ương của Đảng cộng sản và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ukrain.105 Một hệ thống nhiều-kim tự tháp của các mạng lưới bảo trợ cạnh tranh đã phát triển từ các gốc rễ này sau 1991, với các clan hậu-cộng sản như clan Kuchma-Pinchuk, clan Lazarenko, và Nhóm privat.106

Cố gắng đầu tiên để xây dựng một mạng lưới quyền lực có chỉ một-kim tự tháp đã xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Leonid Kuchma, mà “đã củng cố quyền lực của ông bằng việc biến hệ thống chính trị thành một hệ thống tổng thống đầy đủ, về cơ bản bằng việc ép quốc hội đồng ý với ‘cải cách’ hiến pháp của ông trong 1996 […]. Đồng thời, trong nửa sau của các năm 1990 ông đã hình thành một hiệp ước với các nhà tài phiệt đang nổi lên mà cho phép ông tập trung quyền lực kinh tế cũng như sự kiểm soát media […]. Về cơ bản ông đã thiết lập một liên minh mà trong đó các nhà tài phiệt ủng hộ các tham vọng chính trị của ông để tiếp tục chi phối nền chính trị Ukrain, trong khi ông cung cấp ‘krisha (ô dù)’ […] cho họ để kiếm lời một cách bất hợp pháp từ đất nước.”107 Mạng lưới một kim tự tháp đơn nhất đã tỏ ra thành công trong việc bảo đảm sự bầu-lại ông trong 1999, bất chấp tình hình kinh tế tiếp tục yếu.108

Sự thay đổi Mô hình của Kuchma sang nền chuyên quyền bảo trợ đã bị Cách mạng Cam đảo ngược trong 2004, đưa đất nước quay lại nền dân chủ bảo trợ qua sự biến đổi dân chủ nhưng không phải biến đổi chống-bảo trợ.109 Tuy vậy, đây không phải là chu kỳ chế độ duy nhất của Ukraina. Thời kỳ 2005-2009 dưới tổng thống Viktor Yushchenko110 được đặc trưng bởi sự cân bằng động của sự cạnh tranh bảo trợ, được bảo đảm bởi hiến pháp mới chia-quyền hành pháp được thông qua sau cách mạng.111 Đáng lưu ý rằng tổng thống trong hệ thống đã không bị tước quyền hoàn toàn: như Dubrovskiy và các đồng nghiệp của ông viết, [ tổng thống] “giữ sự kiểm soát mật vụ (được trao thẩm quyền điều tra các tội phạm kinh tế và tham nhũng) và sự thực thi pháp luật được đại diện bởi Viện Tổng Công tố (PGO), mà được trao quyền để thực hiện tất cả các cuộc điều tra các quan chức […]. Trên đỉnh của việc này, một Tổng thống đã có sự kiểm soát to lớn đối với các thẩm phán. Với các công cụ này trong tay, ông hay bà [tổng thống] có thể tống tiền bất kể thành viên elite nào, như thế sự kiểm soát (phi-chính thức) hoàn toàn đã chỉ là vấn đề của sự sẵn sàng, kỹ năng, và sự được miễn hình phạt.”112 Tuy vậy, sau khi Yushchenko bị thay thế, Viktor Yanukovych đã đơn phương thay đổi hiến pháp quay lại sự dàn xếp tổng thống ban đầu, thậm chí mạnh hơn, và có một cố gắng mạnh để tạo ra một mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp. Như phần của một sự biến đổi chống-dân chủ, Yanukovych thực hiện sự đột phá chuyên quyền, vô hiệu hóa thành công một số đối thủ của ông.

Hình 34: Quỹ đạo được mô hình hóa của Ukraina (1964-2022).

Thế nhưng xã hội dân sự ở Ukraina đã rất mạnh, làm cho một sự củng cố chuyên quyền là không thể. Một mặt, sự hiện diện của các mạng lưới bảo trợ bị nhúng sâu, và mặt khác những thay đổi xã hội kinh tế quan trọng, mà đã tạo ra cái gọi là một giai cấp trung lưu “sáng tạo,” định hướng trật tự truy cập mở hơn,113 đã dẫn đến sự phản kháng lên đỉnh điểm trong Cách mạng euromaidan trong 2014. Cái gọi là “cách mạng nhân phẩm” đã mang lại không chỉ sự lật đổ Yanukovych mà muộn hơn cả một cuộc bầu cử có lẽ công bằng nhất trong lịch sử của nước này.114 Thế nhưng, không ngạc nhiên, chức tổng thống của Petro Poroshenko đã mang lại chỉ một sự biến đổi mức-duy nhất, vì sự biến đổi dân chủ đã không đi cùng với sự biến đổi chống-bảo trợ. Quả thực, như chúng ta đã thảo luận trong Mệnh đề 70, chính các clan được nhắc tới trước, mà đã kháng cự cố gắng khuất phục và đã ủng hộ cách mạng, chỉ quay lại sự cạnh tranh bảo trợ dữ dội đặc trưng cho Ukraina hậu-cộng sản kể từ độc lập.115 Như Mizsei viết, “tổng thống Poroshenko, mà không có những sự thái quá xấu xí của chế độ Yanukovych, đã quy lại vị trí mặc định của nó: nó làm việc để thúc đẩy các lợi ích kinh doanh và quyền lực của tổng thống và đội của ông, và nó đã cố gắng để bổ nhiệm người vào các vị trí trong các doanh nghiệp nhà nước theo các lợi ích tài chính của tổng thống và những người thân cận của ông. Poroshenko đã trì hoãn những thay đổi lập pháp và hiến pháp thiết lập luật trị, và đã chiến đấu mạnh chống lại sự độc lập của tổ chức công tố và ủng hộ […] các trưởng công tố […] mà đã không phải là các nhà cải cách theo bất cứ tiêu chuẩn nào, và khăng khăng từ chối chống lại tội phạm.”116

Trong tháng tư 2019, Poroshenko mất chức tổng thống cho Volodymyr Zelensky, người đã có được chiến thắng long trờ lở đất trong các cuộc bầu cử quốc hội cũng như tổng thống. Trong khi việc này gợi ý một mối đe dọa đối với hệ thống kiểm soát và đối trọng,117 Zelensky không phải là nhà bảo trợ chóp bu và không có kim tự tháp bảo trợ nào mà chỉ có sự hậu thuẫn tài phiệt từ Ihor Kolomoyskyi, đối tác lãnh đạo của Nhóm privat.118 Rõ ràng, Zelensky có một sự quan tâm đến sự biến đổi chống-bảo trợ và sự phá vỡ quyền lực của các nhà tài phiệt ở nước này, giống như Mikheil Saakashvili ở Gruzia mà chiến thắng long trời lở đất của ông sau Cách mạng Hồng đã tiếp theo bởi một cố gắng chống-bảo trợ (xem ở dưới). Ban đầu, có vẻ rằng Zelensky chịu một rủi ro xung đột với Kolomoyskyi, trong khi các cố gắng của ông rõ ràng được tầng lớp trung lưu sáng tạo được nhắc tới ở trên ủng hộ, sự nổi lên của nó đã đánh dấu khả năng tăng lên (và, một phần, thực tế) của một sự thay đổi từ từ nhưng đích thực về mức của chủ nghĩa bảo trợ ở Ukraina.119

Vào thời điểm nộp bản thảo, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina 2022 là một xung đột đang diễn ra, gây rủi ro cho nền độc lập của nước này. Mặt khác, chiến tranh có vẻ củng cố bản sắc dân tộc của nước này. Công thức truyền thống của chủ nghĩa dân tộc, mà đánh đồng tính dân tộc với sắc tộc và ngôn ngữ, tiêu tan khi các vùng nói tiếng-Nga như Kharkiv, Kherson, và Mariupol trở thành các địa điểm tắm máu của bom đạn Nga. Giống với thiểu số Nga trong các nước Baltic, bản sắc Nga đế quốc được thay thế bởi bản sắc địa phương—trong trường hợp này, bản sắc Ukrain—Nga. Trong khi việc xây dựng quốc gia đã đang diễn ra trong hàng thập niên kể từ khi Ukraina giành lại sự độc lập,120 “Chiến tranh Yêu nước Ukrain” đẩy nhanh quá trình này trên cơ sở của một bản sắc Ukrain mạnh hơn được bày tỏ trong lập trường anh hùng của nhân dân Ukrain chống lại sự xâm lược Nga. Điều này cũng có thể tạo ra các nền tảng đạo đức của một biến đổi chống-bảo trợ tiềm tàng trong tương lai, mà từ một quan điểm xã hội học cũng có thể được tạo thuận lợi bằng việc loại bỏ các clan liên kết-với Nga khỏi chế độ. Còn phải xem liệu chân không quyền lực họ bỏ lại sẽ được lấp đầy bởi các clan Ukrain, hay sự ủng hộ Tây phương, triển vọng tư cách thành viên EU, và charisma vững chãi của Zelensky sẽ có đủ mạnh để ngăn chặn các clan khỏi việc quay lại vị trí trước-chiến tranh của họ.

Bắc Macedonia: Chu kỳ Chế độ với Xung đột nội bộ-Elite

Bắc Macedonia121 là một một nước hết sức bảo trợ nơi các đặc điểm đặc thù-chế độ (quyền lực hành pháp được phân chia) và các đặc điểm đặc thù-quốc gia (các đường nứt sắc tộc) cùng nhau đã bảo đảm sự cạnh tranh của các mạng lưới bảo trợ trong hơn một thập niên sau sự thay đổi chế độ.122 Như William Crowther lưu ý, Bắc Macedonia tuyên bố độc lập trong 1991 và đã “đối mặt với các vấn đề phát triển kinh tế và chia rẽ sắc tộc nghiêm trọng, [tuy nhiên] chính trị dân chủ đã hoạt động tốt vừa phải. Sự hoàn thành được cấu trúc và sự thay đổi về quyền lực đã xảy ra. Sự tiến bộ đã có thể thấy trong sự phát triển các tổ chức xã hội dân sự, quyền tự do biểu đạt, và media độc lập. [Tuy vậy,] cải cách đã tụt hậu [trong nền kinh tế], sự tách biệt giữa các hoạt động kinh tế công và tư đã yếu, và theo mọi báo cáo chủ nghĩa bảo trợ và tư nhân hóa không thích hợp của tài sản nhà nước đã phổ biến. Các khiếu nại về những sự bất thường bỏ phiếu đã phát sinh thường xuyên. Bất chấp các sự thực này, sự cạnh tranh đều đặn giữa các elite đối địch đã xảy ra bên trong các tham số hành vi được chấp nhận một cách phi-chính thức.”123 Các đặc điểm này đặt Macedonia trong phần (section) thống trị độc đoán cạnh tranh,124 thế nhưng tương đối gần với nền dân chủ bảo trợ bởi vì sự thịnh hành của chủ nghĩa bảo trợ phi-chính thức giữa các định chế nửa-chính thức (Hình 35).

Hình 35: Quỹ đạo được mô hình hóa của Bắc Macedonia (1964-2022).

Bên cạnh những người cựu cộng sản, mà xuất hiện trong hệ thống đa-đảng mới như Đảng Dân chủ Xã hội Macedonia (SDSM), hai mạng lưới bảo trợ quan trọng nhất liên kết với sắc tộc Macedoni và sắc tộc Albani. Cả hai nhóm sắc tộc có khuynh hướng ủng hộ các đảng sắc tộc tách biệt, cuối cùng mỗi đảng đạt được vị trí bá quyền trong các nhóm tương ứng của chúng: Tổ chức Cách mạng Nội bộ Macedoni – Đảng dân chủ vì sự Thống nhất Quốc gia Macedoni (VMRODPME) và Liên minh Dân chủ cho sự Hội nhập (DUI) cho dân cư Albani.125 Các đảng này và nomenklatura của chúng và các clan dựa vào-sắc tộc luân phiên nhau trong chính phủ; và cho đến khi không nhóm nào đủ mạnh để chiếm một vị trí thống trị, chủ nghĩa đa nguyên dân chủ thắng thế trong chính thể. Hơn nữa, một thời kỳ chia sẻ quyền lực mạnh hơn và nền dân chủ bầu cử đã tiếp theo một thời kỳ nội chiến ngắn trong 2001. Xung đột sắc tộc được kết thúc bởi Thỏa thuận Khung Ohrid (OFA), mà bảo đảm nhiều quyền lực hơn cho thiểu số Albani, trao thẩm quyền ra-quyết định cho các chính quyền địa phương, và một hệ thống bầu cử tỷ lệ, giữa những thứ khác.126 Hale cũng lưu ý tầm quan trọng của tác dụng đòn bẩy Tây phương trong việc làm giảm cường độ chiến đấu giữa các mạng lưới bảo trợ ở Bắc Macedonia.127

Sự cạnh tranh bảo trợ bị phá vỡ bởi một hiệp ước thị tộc (Mệnh đề 106): một liên minh cai trị giữa các mạng lưới bảo trợ Macedoni và Albani được hình thành sau các cuộc bầu cử 2006. Theo Crowther, điều này đã biến đổi hệ thống đảng “từ một tình thế cạnh tranh thật, dù hạn chế, sang một tình thế của sự cai trị của đảng bá quyền,”128 mà những người chỉ trích mô tả như “chủ nghĩa hiệp nhất (consociationalism) độc đoán” và một “nền đảng trị (partocracy).”129 Quả thực, hiệp ước thị tộc này đã cho phép sự tạo ra một mạng lưới bảo trợ có một kim tự tháp duy nhất dưới người đứng đầu nhánh hành pháp Nikola Gruevski, bằng cách đó hai mạng lưới bảo trợ đã có thể cùng nhau thực hiện một sự biến đổi chống-dân chủ. Trong nghiên cứu của Crowther, chúng ta có thể phát hiện những dấu hiệu của:130

  • việc chuyển cả hai đảng thành các đảng dây curoa (“các nhà lãnh đạo đảng trung ương độc quyền hóa việc hoạch định chính sách và các quyết định về thăng tiến”) và cả cơ quan lập pháp nữa (“một nhà quan sát yên phận biến các quyết định của giới thân cận của Gruevski thành các luật”);
  • tham nhũng cấu thành hệ thống (“tham nhũng có tính hệ thống” và “một mạng lưới các mối quan hệ cá nhân quanh

 

Thủ tướng Gruevski mà có lợi cho sự lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân”);131

  • chủ nghĩa dân túy áp dụng-ý thức hệ (mô tả “những người Macedoni, mà bác bỏ chương trình của Gruevski và gắn bó với SDSM như những kẻ phản bội quốc gia” và “các NGO phê phán chính phủ […] như những con tốt của các cường quốc nước ngoài”);
  • sự kiểm soát phi-chính thức của các định chế nhà nước (“Những sự khởi tố có động cơ chính trị […] hướng chống lại cả các chính trị gia đối lập và media phê phán,” “các NGO tiến hành vận động dân chủ và nhân quyền bị nhắm mục tiêu cho sự quấy rối chính thức và không chính thức,” “sự dùng các nguồn lực nhà nước cho lợi thế đảng phái, và loại thao túng chiến lược vào các cuộc bầu cử”);
  • quyền lực không bị ràng buộc (“khả năng” của các mạng lưới “để huy động các nguồn lực nhà nước và media quốc gia làm cho mỗi [mạng lưới] gần như không thể bị tấn công bên trong cộng đồng tương ứng của chúng,” “các nhà lãnh đạo đảng tập trung quyền lực vào hành pháp, làm xói mòn kiểm soát và đối trọng và làm giảm khả năng của các nhánh khác của chính phủ hay của xã hội dân sự để bắt các nhà lãnh đạo của các đảng cai trị có trách nhiệm giải trình”).

Sự hình thành không bình thường của mạng lưới bảo trợ macedoni có chỉ một kim tự tháp cũng gây ra sự dễ bị tổn thương của nó. Gruevski đã không có sự kiểm soát cá nhân đối với mạng lưới có chỉ một-kim tự tháp, mà đã vẫn bị phân mảng nội bộ giữa hai clan sắc tộc. Không có khả năng khắc phục sự chia tách này, mà cũng đã được cơ sở cử tri bị chia rẽ của hai clan, Gruevski phải đối mặt DUI rời khỏi liên minh trong 2016, sau cái gọi là vụ bê bối nghe lén khiến ông trở nên không thể chấp nhận được.132 Cuối cùng, nước này đã quay lại nền dân chủ bảo trợ và Gruevski bị buộc phải từ chức. Và muộn hơn ông bị kết án hai năm tù giam vì tham nhũng—thế nhưng ông đã tránh sự trừng phạt bằng việc bỏ trốn khỏi đất nước với sự giúp đỡ của các nhà chức trách Hungari, mà đã cho ông tị nạn chính trị trong 2018.133