Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2025

Một tóm tắt về các chế độ hậu cộng sản (kỳ 11)

 Tác giả: Magyar Bálint – Madlovics Bálint

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí – 2025

II. Quỹ đạo của Mười hai Chế độ Hậu-cộng sản

Estonia: Thay đổi Chế độ sang nền Dân chủ tự do

Các quỹ đạo chính được liệt kê trong Bảng 41 có thể được mô tả trong khung khổ tam giác như bốn con đường lý tưởng tiêu biểu, dẫn từ chế độ độc tài cộng sản tới nền dân chủ tự do hay bảo trợ, chế độ chuyên quyền bảo trợ, hay chế độ độc tài khai thác-thị trường (Hình 25). Trong khi mọi nước hậu-cộng sản đã có một quỹ đạo chính, chúng ta có thể minh họa bốn quỹ đạo kiểu lý tưởng của bốn nước mà đã không có các quỹ đạo phụ nào. Tức là, các nước sau đã thay đổi từ chế độ độc tài cộng sản tới kiểu chế độ khác và đã ở đấy từ đó đến nay (2022), hoặc trong một cân bằng ổn định hay một cân bằng động.

Hình 25: Các quỹ đạo chính lý tưởng tiêu biểu của chế độ . A, B, C, và D trên mũi tên tương ứng với các quỹ đạo trong Bảng 41.

Estonia là một ví dụ cho sự thay đổi tới một cân bằng ổn định, ấy là nền dân chủ tự do. Một cựu thành viên của Liên Xô, Estonia lấy lại độc lập trong 1991.1 Hình 26 cho thấy điều này với một điểm mới bắt đầu trong 1992 và kéo dài kể từ đó. Quả thực, nước này đã cho thấy, một mặt,2 sự ổn định về mặt chuẩn tắc và chính sách kinh tế định hướng thị trường-tự do nổi bật và, mặt khác, elite cai trị không-bảo trợ, nhiều-kim tự tháp với các đảng và quyền lực hạn chế của nhiều chính trị gia. Trong năm 1992, một hiến pháp mới được chuẩn y và quyền đi bàu được mở rộng cho những người được đăng ký như các công dân trong một cuộc trưng cầu dân ý.3 Trong những năm đầu, điều này cũng có nghĩa là một sự loại trừ một mảng lớn của thiểu số người Nga khỏi quyền đi bàu.4 Tuy vậy, kể từ 1996 nước này đã nhận được xếp hạng quốc gia cao nhất cho tự do chính trị trong các báo cáo,5 và nó cũng xếp hạng tốt tương tự theo Chỉ số dân chủ tự do của dự án V-Dem.6 Theo Hale, Estonia là một trong các nước ít bảo trợ của vùng hậu-cộng sản, và thậm chí các xu hướng bảo trợ hiện tồn đã bị một hiến pháp đại nghị hạn chế.7

Tuy nhiên, sự chuyển đổi Estoni đã được mô tả như elitist (tinh hoa chủ nghĩa) và thậm chí “giám hộ,” “được đặc trưng bởi sự thống trị của các elite chính trị trong việc ra các quyết định và lái xã hội theo một hướng mà các elite thấy như cần thiết cho sự phát triển xã hội và lợi ích của nhân dân.”8 Thế nhưng điều này không dẫn đến một hệ thống đảng thống trị9 cũng chẳng đến tham nhũng có tính hệ thống và sự phổ biến của các nhà tài phiệt và các nhà chính phiệt sốt sắng cho sự độc quyền hóa quyền lực và sự tích tụ của cải cá nhân.10 Theo báo cáo của Freedom House, media Estoni được bảo vệ về mặt pháp lý và về cơ bản không bị ảnh hưởng chính trị công khai, bởi vì quyền sở hữu media cũng chủ yếu là tư nhân và phụ thuộc vào các lợi ích kinh doanh hơn là vào các lợi ích chính trị (FH lưu ý “sự thương mại hóa tăng lên và sự quảng cáo không tuyên bố” như các vấn đề).11 Nền kinh tế bị chi phối bởi các doanh nhân, và không phải bởi các nhà tài phiệt, trong các thị trường cạnh tranh. Tất nhiên, các doanh nhân này tiến hành lobbying, cải cách vận động hành lang từ lâu đã là một chủ đề trong chính trị Estoni. Cũng đã có các vụ bê bối tham nhũng—các vụ nghiêm trọng nhất là các vụ của cựu Bộ trưởng môi trường Villu Reiljan mà đã bị các tòa án Estoni kết án vì tìm kiếm một khoản hối lộ khảng 100.000 € và cũng đã ưu ái một người ủng hộ lâu đời của đảng ông trong một vụ hoán đổi đất.12 Độ lớn của các vụ như vậy, tất nhiên, nhợt nhạt khi so sánh với dòng suối tiền và các tài sản tham nhũng trong một nền kinh tế quan hệ. Ngược lại với thực hành của các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức, elite chính trị Estoni đã vẫn không sáp nhập nền kinh tế, và nó đã không dùng nhà nước để hoặc tạo ra hay nuôi các nhà tài phiệt. Các đảng đối lập đã mạnh, sự thực thi pháp luật là chuẩn mực, và do hệ thống bầu cử tỷ lệ, các chính phủ Estoni đã thông thường là chính phủ liên minh, với nhiều thay đổi chính phủ.13

Hình 26: Quỹ đạo được mô hình hóa của Estonia (1964-2022).

Thêm vào các đặc điểm này là động học bên trong xuất phát chủ yếu từ các xung đột sắc tộc,14 cũng như sự nổi lên của chính trị bản sắc và chủ nghĩa dân túy cánh-hữu,15 chúng ta có thể nói rằng nói chung Estonia không phải là không giống các nền dân chủ tự do Tây phương. Tất nhiên, sự khác biệt lớn mà cũng khiến sự lệch của quỹ đạo được mô hình hóa của nó khỏi kiểu lý tưởng là, nó là nước một hậu-Soviet, có nghĩa là sự phát triển của nó gắn mật thiết với sự phát triển của Liên Xô trước 1991. Quả thực, trong Hình 26, hai điểm đầu tiên thuộc về Liên Xô. Trong phần tiếp theo, mỗi nước một hậu-Soviet chúng tôi dùng như một minh họa gồm cùng hai điểm này, nhắc đến chế độ độc tài cứng (1964-1984) thời Brezhnev và đến thời Gorbachev dẫn đến sự giải tán Liên Xô (1985-1991). Quỹ đạo chính của một nước hậu-Soviet bắt đầu từ điểm sau cùng này—trong trường hợp của Estonia, một sự thay đổi chế độ sang nền dân chủ tự do và sự củng cố trong một tình hình cân bằng ổn định.

Rumania: Thay đổi Chế độ sang nền Dân chủ Bảo trợ

Trong khi Estonia là một trường hợp về cân bằng ổn định và sự thay đổi tới nền dân chủ tự do, Rumania là một nước với một quỹ đạo chính tới cân bằng động của nền dân chủ bảo trợ. Sau một sự sụp đổ hung dữ của chế độ độc tài, gồm sự hành quyết tổng bí thư đảng Nicolae Ceaușescu trong 1989, Rumania tiếp đến nền dân chủ bảo trợ, và nó đã dao động quanh kiểu lý tưởng này kể từ đó.16 Điều này được mô tả trong Hình 27, cho thấy quỹ đạo chế độ của Rumania.

Hình 27: Quỹ đạo được mô hình hóa của Rumania (1964-2022).

Điểm đầu tiên trong quỹ đạo mô tả thời kỳ từ Chiến tranh Thế giới II đến sự sụp đổ chế độ (1947-1989). Thời kỳ này bất đầu với quốc hữu hóa cộng sản nhanh chóng, sau đó sự thống trị của quyền sở hữu nhà nước, sự tái phân phối nguồn lực quan liêu, và chủ nghĩa bảo trợ quan liêu của đảng nhà nước được duy trì.17 Từ 1990 đến 1996, là một thời kỳ chuyển đổi dưới Tổng thống Ion Iliescu. Thời kỳ này được mô tả đặc trưng bởi sự xây dựng thể chế, cũng như sự tạo ra một hệ thống hành pháp được phân chia, với cả tổng thống và thủ tướng có các quyền lực quan trọng. Việc này dẫn đến sự đụng độ giữa họ trong các năm 1990: như Magyari lưu ý, “thời kỳ của tổng thống Iliescu được đánh dấu bởi sự đối kháng giữa tổng thống và chính phủ, trường hợp cùng cực nhất là sự xung đột với Thủ tướng Petre Roman. Do hậu quả của nó, Tổng thống Iliescu đã là một người tham gia, và người khỏi xướng việc quyết liệt lật đổ chính phủ và sa thải thủ tướng.”18 Quả thực, thời kỳ này đã thấy rồi sự phát triển của hệ thống nhiều-kim tự tháp của các mạng lưới bảo trợ cạnh tranh. Hale đi xa đến mức mô tả Iliescu như “tổng thống bảo trợ đầu tiên” của Rumania người tuy vậy “ ‘đã không can thiệp vào các cuộc bầu cử quốc hội hay tổng thống 1996’ bất chấp có hàng tháng cảnh báo rằng ông chắc sẽ thua.”19 Điều này cho biết nền dân chủ bầu cử với chỉ các cuộc bầu cử không-công bằng nhưng không bị thao túng, và môi trường này đã cung cấp khung khổ cho sự cạnh tranh của các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức kể từ đó. “Hai đảng then chốt, mà có khuynh hướng thay nhau trong chính phủ, không phải là cái chúng tự nhận là. PSD được hợp nhất sâu (Iliescu vẫn là chủ tịch danh dự của đảng) và dựa vào quyền lực của các nhà môi giới quyền lực địa phương. Nó là mọi thứ nhưng không phải là một đảng xã hội dân chủ, vì các chính sách của nó là tân tự do và ủng hộ-những người giàu mới, là không nhất quán, và phục vụ các lợi ích của các nhóm nhỏ. […] ‘PNL mới’ (Đảng Tự do Quốc gia ‘Mới’) là một đảng gây tranh cãi và chẳng hề tự do, mà là một đảng dân túy/bình dân một phần bị lẫn lộn về triết lý chính trị của nó. Lực lượng thứ ba là Liên minh Dân chủ của những người Hungari ở Rumania (RMDSZ theo tiếng Hungari, DAHR theo tiếng Anh) được tổ chức về mặt sắc tộc, mà không chấp nhận bất cứ ý thức hệ nào trừ sắc tộc hóa chính trị. Các đảng không-ý thức hệ được đánh dấu, một mặt, bởi một sự di chuyển tới các đặc điểm của đảng nhân dân, cố gắng đề cập đến tất cả mọi người, trong khi mặt khác chúng là các đảng kiếm bổng lộc (loot-acquiring), hoàn toàn được đặc trưng bởi ‘đảng nhóm bảo trợ’ dựa vào sự phân chia các chức vụ đời sống công sẵn có và tận dụng lợi thế như vậy.”20

Thời kỳ từ 1996-2004 đã là thời kỳ tự do nhất của Rumania cho đến nay, dưới các Thủ tướng Victor Ciorbea (1996-1998), Mugur Isărescu (1999–2000) và Adrian Năstase (2000–2004). Tuy vậy, việc Năstase muộn hơn bị kết tội trong hai vụ tham nhũng21 cho biết rằng thời kỳ này đã không thiếu các diễn viên tham gia các thực hành phi-chính thức, trong khi các ràng buộc thể chế chính thức đã vẫn mạnh và các diễn viên đã không có khả năng đơn giản bước qua chúng. Điểm này cũng được minh họa bởi nhiệm kỳ tổng thống của Traian Băsescu từ 2004-2014. Ông đã cho thấy ý định rõ ràng để xây dựng một mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp và biến nước này thành một nền chuyên quyền bảo trợ.22 Thế nhưng việc thiếu một sự độc quyền hữu hiệu của quyền lực chính trị, ông đã đối mặt với những cân bằng (đối trọng) mạnh từ môi trường thể chế chính thức, đặc biệt Tổng cục Chống Tham nhũng (DNA), Cơ quan Quản lý Tài khóa Quốc gia (ANAF), và Tổng Chưởng lý. Vào cuối nhiệm kỳ của ông, đã có gần tám mươi cuộc điều tra về ông, và cho vài trong các cuộc điều tra này, DNA và Tổng Chưởng lý thậm chí đã đệ trình các bản cáo trạng chính thức.23 Kể từ 2014, nước này đã quay lại phong cảnh cạnh tranh hơn của nền dân chủ bảo trợ dưới Tổng thống Klaus Iohannis.24

Tất cả những thay đổi này minh họa cân bằng động của nền dân chủ bảo trợ. Không giống một cân bằng ổn định nơi động học vẫn là nội bộ và đất nước vẫn ở tại một điểm, một cân bằng động gồm sự giao động liên tục và các mưu toan để thay đổi các đặc điểm đặc thù-chế độ. Những chuyển động này có thể được kiềm chế khi đó bởi các ranh giới xã hội và thể chế được giải thích trong các Mệnh đề 69-70, đặc biệt quyền lực hành pháp được phân chia và hệ thống bầu cử tỷ lệ, mà cho phép sự thay đổi các lực lượng chính trị trong các chức vụ chính thức. Vì thế, trong các nước giống Rumania không sự thay đổi chế độ nào đã diễn ra bất cháp vô số chuỗi liên quan đến cân bằng động.

Kazakhstan: Thay đổi Chế độ sang nền Chuyên quyền Bảo trợ

Kazakhstan có quỹ đạo chính từ chế độ độc tài cộng sản tới nền chuyên quyền bảo trợ (Hình 28). Lịch sử hậu-cộng sản của nước này đã bắt đầu, không phải với sự rút lui hay sự sụp đổ của chế độ độc tài, mà với một sự biến đổi chế độ độc tài. Hàng tháng trước khi nước này tuyên bố độc lập trong 1991, tổng bí thư đảng Nursultan Nazarbayev đã được cơ quan lập pháp của chế độ độc tài bổ nhiệm làm tổng thống. Muộn hơn ông ứng cử một mình trong cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của đất nước, thắng 95% phiếu bàu.25 Về mặt chính thức, đảng cộng sản giải tán thành hai đảng kế vị, Đảng Xã hội và Đảng Quốc đại, cả hai được lãnh đạo bởi những người được bảo trợ (client) của Nazarbayev trong khi ông vẫn là độc lập một cách chính thức. Tuy vậy, Nazarbayev đã không thể củng cố sự cai trị của ông cho đến 1994, có nghĩa là ông không thể kiểm soát hoàn toàn quốc hội cũng chẳng một số thành viên của elite cai trị có các nguồn lực chính trị và kinh tế đáng kể. Hale mô tả các thành viên của quốc hội đã chặn thế nào một số dự luật của Nazarbayev và bắt đầu thu thập kompromat chống lại ông, trong khi các đối thủ có vẻ mạnh mẽ (kể cả lãnh tụ của Đảng quốc đại) đã báo hiệu các tham vọng tổng thống.26

Hình 28: Quỹ đạo được mô hình hóa của Kazakhstan (1964-2022).

Trong 1994, Nazarbayev đã dùng quá trình tư nhân hóa cũng như các quyền lực nhà nước và tổng thống của ông để ủng hộ các nhà tài phiệt và xây dựng một mạng lưới bảo trợ phi-chính thức,27 và trong 1995 ông đã đơn phương thay đổi hiến pháp, mở rộng các thẩm quyền của ông, sau khi Tòa án hiến phá đột ngột tuyên bố rằng quốc hội đã được bàu một cách bất hợp pháp và các quyền lực của nó là vô hiệu.28 Từ năm đó trở đi, Nazarbayev đã thiết lập một nền chuyên quyền bảo trợ cân bằng ổn định. Ông đã vẫn là “tổng thống bên trên đảng” cho đến 1999, khi ông trở thành lãnh tụ của đảng của các chư hầu của ông, Nur Otan, mà đã thắng mọi ghế trong các cuộc bầu cử lập pháp từ đó. Tuy vậy, các đảng đối lập có tồn tại, hoạt động trong một phong cảnh điển hình của các đảng được thuần hóa (như Ak Zhol và Đảng Nhân dân Cộng sản của Kazakhstan) cũng như các đảng bị gạt sang bên lề (như Đảng Dân chủ Xã hội toàn quốc).29 Nền kinh tế của Kazakhstan cũng đã dưới sự kiểm soát của gia tộc chính trị nhận con nuôi của Nazarbayev. Như Hale tường thuật, Nazarbayev “đã chủ trì một sự hợp nhất to lớn của các tài sản của đất nước dưới sự kiểm soát của các cộng sự thân cận nhất, kể cả bà con họ hàng của ông. Một sự phát triển đáng chú ý là sự nổi lên của công ty mẹ khổng lồ Quỹ vì sự An Lạc Quốc gia Samruk-Kazyna, mà […] kể cả Timur Kulibaev con rể của Nazarbaev giữa ban lãnh đạo chính thức chóp bu. Theo một số tính toán, thực thể này kiểm soát nhiều đến 45 phần trăm GDP của đất nước.”30

Một website đối lập đã mô tả gia tộc chính trị nhận con nuôi của Nazarbayev như một cây Noel, phản ánh hình thù của kim tự tháp bảo trợ do ông lãnh đạo.31 Dựa vào các bài xuất bản trên báo chí, website hướng dẫn bạn đọc qua mạng lưới bảo trợ, và người ta có thể lưu ý đến sự đa dạng của các vị trí được trộn lẫn: những người với các mối quan hệ huyết thống (như các con gái của ông) hiện diện cùng với những người có quan hệ tựa-họ hàng (như người đứng đầu công ty dầu và khí KazTransGas thuộc sở hữu nhà nước), hệt như những người với các vị trí chính thức (như bộ trưởng bộ Tư pháp) ở đó với những người với các vị trí phi-chính thức (như một bạn tâm tình của Nazarbayev). Website đặt lên đỉnh của cây Noel em trai và vợ cả và vợ hai của Nazarbayev cũng như người được ủy thác, trợ lý (chính thức) của ông, con gái giữa (phụ nữ giàu nhất ở Kazakhstan) và con gái thứ ba (nhà phát triển [bất động sản] lớn nhất của Kazakhstan) của ông. Các lợi ích kinh doanh rộng rãi của các diễn viên này cho thấy một sự thiếu tách biệt đến thế nào của các lĩnh vực hoạt động xã hội, với những người đồng thời giữ các vị trí chính thức và phi-chính thức đa dạng ra sao.32

Một mặt, có vẻ rằng Nazarbayev đã đạt sự củng cố chuyên quyền, tạo ra chủ nghĩa bảo trợ phi-chính thức từ chủ nghĩa bảo trợ quan liêu. Trong sự cai trị của mình, ông giữ chặt các nguồn lực chính trị và kinh tế quan trọng nhất, loại bỏ mọi mối đe dọa và sự tự trị của các chủ sở hữu nguồn lực nguy hiểm tiềm tàng.33 Mặt khác, vấn để kế vị đã tới nhà bảo trợ chóp bu đang già đi mà đã từ chức, sau ba thập kỷ, trong 2019.

Trong những năm trước sự từ chức của ông, vị trí “Lãnh tụ của Dân tộc” đã được tạo ra cho Nazarbayev, và các thẩm quyền của một trong những tước hiệu khác của ông, Chủ tịch Hội đồng An ninh của Kazakhstan, đã được thay đổi. Ông giữ một cách hợp pháp cả hai vị trí này suốt đời, mà trao cho ông (1) sự miễn trừ pháp lý và (2) các quyền phủ quyết và các quyền lực hành pháp de facto đối với các quyết định chính sách. Nhưng từ bỏ chức tổng thống chính thức đã dẫn đến sự phân chia quyền lực hành pháp, mà cũng đã cho phép những sự phân chia để nổi lên bên trong mạng lưới bảo trợ có một kim tự tháp. Tổng thống mới, Kassym-Jomart Tokayev đã trở thành trung tâm quyền lực thứ hai, và ông đã thách thức mạng lưới một kim tự tháp duy nhất hiện tồn bằng việc tổ chức một mạng lưới của các client xung quanh ông. Cuộc nổi dậy Kazakhstani trong đầu năm 2022 khác với các cách mạng màu sớm hơn: sự náo động dân chúng, được châm ngòi bởi một sự tăng mạnh đột ngột của giá gas hóa lỏng, không phải được hậu thuẫn bởi các kim tự tháp cạnh tranh khác cố gắng tránh sự thống trị của kim tự tháp cai trị mà bởi một mạng lưới mới ly khai từ kim tự tháp-duy nhất qua nhiều sự đào ngũ. Thay vì các cuộc nổi dậy dẫn đến một sự thay đổi chế độ từ một kim tự tháp duy nhất sang sự sắp đặt nhiều-kim tự tháp, cuộc nổi dậy này là sự thay đổi elite bên trong một nền chuyên quyền bảo trợ, nơi hệ thống một kim tự tháp duy nhất của một nhà bào trợ chóp bu được thay thế bằng hệ thống một kim tự tháp duy nhất của một nhà bảo trợ chóp bu khác, với sự can thiệp và có khả năng nhất với ảnh hưởng tăng lên của Nga.34

Chúng tôi chọn Kazakhstan như một minh họa cho quỹ đạo chính này bởi vì nó đã là sát nhất với nền chuyên quyền bảo trợ lý tưởng kể từ sự kết thúc của quỹ đạo chính của nó trong 1995. Tuy nhiên, cũng đã có những sự biến đổi chế độ độc tài khác ở Trung Á Soviet, mà kết thúc ở đâu đó giữa nền chuyên quyền bảo trợ và chế độ độc tài khai thác thị trường. Như Hale nhắc nhở, “ở Turkmenistan và Uzbekistan […] cấu trúc Đảng Cộng sản của Liên Xô đã vẫn nguyên vẹn trong giai đoạn cuối của perestroika các ông sếp đảng địa phương đã cai trị qua nó trong sự chuyển đổi đến độc lập, trên thực tế chỉ đặt lại tên đảng”.35

Hale tiếp tục gọi các chế độ độ này là“các chế độ độc tài hoàn toàn” với không đối lập đích thực nào được cho phép. Hơn nữa, Turkmenistan đã duy trì hệ thống độc-đảng của nó cho đến 2008, sau đó một đảng-thống trị với đối lập giả được tạo ra. Còn về đối lập thật, họ “không chỉ bị cản trở khỏi việc có tên trên lá phiếu (để trở thành ứng viên). Trong các nước này, họ bị bỏ tù, tra tấn, hay lưu đày một cách có hệ thống và, tổng quát hơn, trên thực tế bị từ chối bất kể đài báo nào để quảng bá quan điểm của họ trong báo chí in được lưu hành công khai hay media điện tử. […] Trong khi hệ thống tổng thống bảo trợ khác nào đó […] mô tả các nét đặc biệt của các chính thể đóng và quấy rầy và thỉnh thoảng hoặc bỏ tù hay lưu đày (một cách phi-chính thức) những người chỉ trích chúng, ngay cả nước đóng nhất trong số chúng (như Belarus) cũng chẳng đến gần mức đàn áp có tính hệ thống này, mà rất giống những gì đã tồn tại ở Liên Xô nhưng không có ý thức hệ cộng sản.”36

Trung Quốc: Thay đổi Mô hình sang Chế độ độc tài Khai thác-Thị trường

Trung Quốc là trường hợp mẫu mực của sự thay đổi mô hình từ chế độ độc tài cộng sản sang chế độ độc tài khai thác thị trường (Hình 29). Điều này một phần là có thể bởi sự thực rằng quỹ đạo chính của Trung Quốc chạy bên ngoài Liên Xô, và đã tránh làn sóng dân chủ hóa thứ ba.37 Nếu chúng ta muốn xếp chuỗi những sự phát triển Trung quốc, nước này đã là chế độ độc tài cộng sản (nặng nề) điển hình gần lý tưởng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông từ 1949. Sau cái chết của ông, Đặng Tiểu Bình trở thành cái gọi là “nhà lãnh đạo tối cao” của Trung Quốc trong 1978, cùng năm đó Đảng cộng sản Trung quốc tổ chức Hội nghị Toàn thể Thứ ba của Đại hội Đảng thứ mười một mang tính lịch sử của nó mà đặt Trung Quốc lên tiến trình tự do hóa thị trường.38 Trong trong tam giác, điểm từ 1979-1991 trình bày thời kỳ phân quyền và mở cửa cấu trúc sản xuất, như được mô tả trong Mệnh đề 88.

Hình 29: Quỹ đạo được mô hình hóa của Trung Quốc (1949-2022).

Sự tự do hóa và phân quyền sau Chuyến đi miền Nam 1992 của Đặng, củng cố nước này tại cân bằng của chế độ độc tài khai thác thị trường.39 Theo Szelényi và Mihályi, “trong các năm 1980 Trung Quốc xây dựng ‘chủ nghĩa tư bản từ dưới’ và […] nhiều người Trung quốc giàu nhất ngay cả trong danh sách người Trung quốc giàu nhất đầu 2000 đã đến từ gia cảnh khiêm tốn (như anh em nhà Liu hay triều đại Yang). Ngay cả những người mà có vẻ đã khớp với hình ảnh của các nhà tư bản chính trị (như Rong) đã không phải là các nhà tư bản chính trị theo nghĩa chúng ta biết từ nước Nga hậu-cộng sản.”40 Sự bị nhúng của elite kinh tế được cho thấy bởi các doanh nhân lớn mà hoặc trở nên giàu có do các mối quan hệ đảng hay đã cần sự bảo vệ của đảng, nhưng một số người Trung quốc giàu có nhất, như Jack Ma, đã làm giàu từ các ngành IT đổi mới sáng tạo hay các ngành công nghệ cao khác. Gần đây, các tổ chức đảng đã được cấy vào 60-70% của các công ty tư nhân của các chủ sở hữu nước ngoài cũng như trong nước, và đã có những trường hợp thâu nạp những người đứng đầu của các công ty tư nhân lớn vào đảng nhà nước.41 Tuy nhiên, những điều này phải được xem như các bảo đảm, hay các cơ hội cho đảng để can thiệp, bổ sung trách nhiệm giải trình pháp lý với một trách nhiệm giải trình liên quan đến các mục tiêu thực chất-duy lý (nhắc đến cái gọi là “đạo đức đảng”) của đảng nhà nước. Cho dù một số người trong số họ được yêu cầu để gia nhập vào đảng nhà nước, các doanh nhân Trung quốc vẫn có được sự tự trị đáng kể trong việc ra các quyết định thi hành trong các công ty của riêng họ, không giống các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong các chế độ độc tài cộng sản trước sự thay đổi chế độ.42

Mặt khác, media và văn hóa bị hạn chế nặng nề ở Trung Quốc, và đảng cộng sản Trung Quốc (CPC) hoạt động như một đảng nhà nước thống trị phong cảnh chính trị.43 Trong khi trên danh nghĩa mọi người có truy cập internet, nhưng cái gọi là “Đại Tường lửa của Trung Quốc” thực hiện nhiều kiểu kiểm duyệt và lọc nội dung khác nhau để kiểm soát lưu lượng internet của nước này.44 Đảng nhà nước Trung quốc không cho phép truy cập tự do đến các website như Google và Facebook, chỉ đến các biến thể Trung quốc của chúng. Ngoài ra, bên cạnh sự thực rằng nó có thể cấm các website địa phương, đảng đã đưa vào một hệ thống tín nhiệm-xã hội để trừng phạt hành vi nó thấy là không thích hợp, kể cả sự bày tỏ các quan điểm không-được chấp nhận.45 Theo cách này, nhà nước Trung quốc ít áp bức hơn về mặt chính thức trên thực tiễn làm sống lại tình trạng của các chế độ độc tài cộng sản, khuyến khích sự tự-kiểm duyệt cho các thần dân mà vị trí sống còn của họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc nhà nước chấp thuận hay không chấp thuận ý kiến của họ. Các chuyên gia đã mô tả Trung Quốc như một “nhà nước giám sát” và một “nhà nước toàn trị số” rồi46 bởi vì các hệ thống kiểm soát internet mới được phát triển dựa vào big-data của nó. Trong một số đặc biệt của tạp chí Journal of Democracy có tiêu đề “Con đường tới Không-Tự do Số-The Road to Digital Unfreedom,” Xiao Qiang giải thích rằng nhà nước Trung quốc “đã thiết lập một loạt cơ chế nhắm tới việc khẳng định sự thống trị của nó trong không gian mạng. Nó cũng ngày càng kết hợp một hạ tầng cơ sở vật lý rộng rãi của sự giám sát và cưỡng bức với các công nghệ số tiên tiến. […] Bằng việc tận dụng đòn bẩy của những sự bất đối xứng thông tin và nguồn lực, các cơ quan nhà nước và các công ty hợp tác với chúng có thể biến các công nghệ đổi mới sáng tạo này thành các công cụ thao túng các công dân thường. Big data, chẳng hạn, là một nguồn lực vô giá cho việc đưa ra các dự đoán. Các quan chức có thể dựa vào năng lực này để đoán trước các cuộc biểu tình và thậm chí những sự dấy lên lớn trong công luận online, cho phép họ hành động phòng ngừa để dập tắt đối lập. Trong một ứng dụng độc đoán khác của big data, các nhà chức trách [Trung quốc] đang làm việc để tích hợp thông tin từ một mảng rộng các nguồn vào Hệ thống Tín nhiệm Xã hội (SCS) rộng khắp toàn quốc mà sẽ đánh giá tư cách của mọi người trong nước, một sự đổi mới xứng đáng với tiểu thuyết Nineteen Eighty-Four (1984) của George Orwell. Như tạp chí Wired diễn đạt, thế hệ mới của các hoạt động giám sát của Trung Quốc quả thực là nơi ‘big data meets Big Brother’ (dữ liệu lớn gặp ông Anh Cả)”47 Trong khi các chế độ chuyên quyền và các chế độ độc tài hiện đại đã hủy bỏ rồi các phương pháp đàn áp đẫm máu, tính hiệu quả như vậy của big data và IT đưa ra những mức hoàn toàn mới của sự trừng phạt tùy ý trên đường từ bạo lực trực tiếp đến sự dễ bị tổn thương sống còn.

Sự phát triển của SCS thuộc về điểm cuối rồi trong tam giác, mà cho thấy sự giật lùi tới chế độ độc tài: sự tập trung hóa mạnh bắt đầu dưới Tổng bí thư Tập Cận Bình kể từ 2012.48 Heilmann diễn giải các cải cách của Tập như một sự quay lại với “phương thức khủng hoảng,” mà là một sự tạm thời đưa lại hoạt động độc tài mạnh hơn vào để chống lại một tình huống đặc biệt. Như ông viết, Tập “rõ ràng đã cảm thấy rằng các khủng hoảng ra quyết định và lòng trung thành vào bộ chính trị dưới Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào (2002-2012) và khủng hoảng tham nhũng và tổ chức trong đảng cộng sản đã đạt mức nguy hiểm […]. Vì thế cách tốt nhất để đạt […] sự ổn định tổ chức […] là qua một sự tập trung quyền lực chính trị và việc ra quyết định tập trung, kỷ luật tổ chức và ý thức hệ, các biện pháp chống-tham nhũng sâu rộng, và sự ngăn chặn bất cứ mưu toan để hình thành các bè phái hay phe nhóm nào bên trong đảng, gắn với một chiến dịch chống lại các giá trị và các khái niệm Tây phương.”49 Trong tam giác, điều này có nghĩa là một sự di chuyển tới phần chi phối của tính do ý thức hệ-dẫn dắt, cũng như gần hơn với sự phân bố nguồn lực quan liêu và sự cai trị toàn trị. Tuy nhiên, đấy vẫn không phải là một quỹ đạo phụ, tức là, không phải là một sự thay đổi (đang xuất hiện) tới chế độ độc tài cộng sản.

Các cải cách của Tập vẫn ở bên trong logic của chế độ độc tài khai thác-thị trường, và chủ yếu làm giảm phần (section) của sự tái phân phối-thị trường quan hệ, không phải phần của điều phối thị trường, trong các thị trường của nước này. Trung Quốc đã khai thác các thị trường trong hàng thập niên, và hiểu các lợi ích của nó: nomenklatura được cải cách sẽ không phá vỡ các cải cách và quay lại một môi trường mà chỉ đã có sự kìm kẹp mạnh hơn nhưng không có một nền kinh tế hay sự chính danh lớn hơn. Bản chất của những cải cách của Tập là tăng cường chủ nghĩa bảo trợ quan liêu để tránh chủ nghĩa bảo trợ phi-chính thức, không phải để quay lại chế độ độc tài cộng sản. Vì thế, Trung Quốc vẫn là một thí dụ của chế độ độc tài khai thác thị trường và quỹ đạo được mô hình hóa của nó, là một thí dụ về cải cách chế độ độc tài.

Cộng hòa Czech: Quay lại Nền dân chủ bảo trợ

Cộng hòa Czech là một nước thấy một thời kỳ tương đối dài của nền dân chủ tự do mà không có mưu toan thay đổi mô hình hay chế độ (Hình 30). Sau cái gọi là Cách mạng Nhung trong 1989, cộng hòa Czech (Czechoslovakia khi đó) đã là giữa các nước với di sản bảo trợ ít nhất trong vùng,50 được kết hợp với một hiến pháp đại nghị51 đã tạo ra một chế độ dân chủ sống động nhưng ổn định. Điều này đã hiển nhiên từ các xếp hạng Freedom House52 và các chỉ số V-Dem,53 trong khi sự sống động cũng được thể hiện trong những sự thay đổi chính phủ thường xuyên, kể cả một sự đổi mới gần hoàn toàn của hệ thống đảng trong 2010.54 Đúng, các đảng bị cáo buộc về có sự liên kết yếu với quần chúng55 và các mối quan hệ mạnh với elite kinh tế,56 trong khi Hanley và Vachudova mô tả cái gọi là “các bố già vùng,” các nhà tài phiệt và “các nhóm kinh doanh thối nát mà sự bắt giữ được quảng bá nhiều hơn của chúng đối với các tổ chức vùng của các đảng Czech then chốt đã cho chúng ảnh hưởng chính trị tăng lên trong giữa-các năm 2000. [Chúng] được kỳ vọng để đòi các lợi ích [của chúng […] dùng các dịch vụ của các nhà vận động hành lang và các luật sư trong sự bảo vệ ngành giàu có hay bằng việc cung cấp tiền cho các tổ chức phi-chính phủ (các NGO), các chính trị gia, hay các đảng.”57 Trong nhiều trường hợp, các đảng Czech và các tổ chức địa phương của chúng bị nhồi đầy bằng cái gọi là “các linh hồn chết:” những kẻ bù nhìn chính trị của các diễn viên kinh tế tư nhân mà được cử vào để làm nghiêng sự bỏ phiếu và việc ra quyết định trong đảng theo mong muốn của các nhà tài phiệt.58

Trong khi các diễn viên kinh tế đã nhắm mục tiêu các đảng với quyền lực nhà nước đáng kể, và trên thực tiễn đã tư nhân hóa chúng theo cách từ dưới lên, hoạt động như vậy, theo thuật ngữ của chúng tôi, rơi chủ yếu dưới các trường hợp của lobbying và chủ nghĩa thân hữu, mà không xuất hiện các hình mẫu từ trên xuống của tham nhũng. Bản chất không-bảo trợ, từ dưới lên, và nhiều-kim tự tháp của các mạng lưới phi-chính thức Czech cũng hiển nhiên từ phân tích chi tiết của Michal Klíma trong cuốn sách của ông Informal Politics in Post-Communist Europe (Chính trị phi-chính thức ở châu Âu Hậu-cộng sản). Theo ông, đời sống chính trị Czech được đặc trưng bởi “các quan hệ client-client,” hay các liên minh cùng có lợi giữa các doanh nhân lớn và các đảng viên. Các quan hệ này tạo thành các mạng lưới toàn quốc của chủ nghĩa thân hữu, thực hiện một sự thông đồng của các lĩnh vực khi các diễn viên chính trị trở nên dứt khoát trong hoạt động thị trường và các diễn viên kinh tế trở nên dứt khoát trong hoạt động chính trị. Như Klíma viết, “các quyết định được đưa ra đằng sau các cửa đóng kín về một loạt trao đổi ân huệ phi-chính thức. Thêm vào sự phân bổ cổ điển của các sự đấu thầu trong nước lớn nhất và các dự án từ các quỹ Âu châu, các mạng lưới này cũng quyết định về thành phần sau-bầu cử của nội các hoặc sự sụp đổ của chính phủ.”59 Tuy vậy, thiếu sự bắt giữ nhà nước hoàn toàn và các hình thức từ trên xuống của tham nhũng (như được giải thích trong Mệnh đề 78) cho biết rằng elite cai trị per se đã không lệ thuộc chủ yếu vào nguyên tắc lợi ích elite, sự độc quyền hóa quyền lực và sự tích lũy của cải. Đồng thời, cả xã hội dân sự và các định chế chính thức đã vẫn mạnh trong thời kỳ này. Vì thế, điểm trong tam giác từ 1990-2013 là gần nền dân chủ tự do hơn nền dân chủ bảo trợ.

Hình 30: Quỹ đạo được mô hình hóa của cộng hòa Czech (1964-2022).

Tuy vậy, trong 2013, Andrej Babiš, một thành viên của “nửa tá ‘gia đình’ tài phiệt tỷ phú” của Cộng hòa Czech,”60 quyết định bước vào chính trị. ANO (VÂNG), một đảng chư hầu được thành lập chỉ hai năm trước và được đế chế kinh doanh và media mênh mông của Babiš hậu thuẫn,61 đã giành được ghế trong quốc hội Czech và trở thành đối tác liên minh của đảng Dân chủ Xã hội. Trong chính phủ này, Babiš giữ chức bộ trưởng tài chính cho đến 2017, khi ông tìm được cách hình thành một chính phủ thiểu số với bản thân ông là thủ tướng.62 Theo Hanley và Vachudova, bất chấp sự thiếu độc quyền quyền lực, ANO đã tìm được cách để tích lũy quyền lực trong quản lý nhà nước, cũng như trong các doanh nghiệp nhà nước, cảnh sát, mật vụ, nền kinh tế và media và đẩy đất nước đến gần nền dân chủ bảo trợ hơn.

Nhưng các đảng của các chính trị gia tận dụng sự phản kháng dân chúng có thể cản trở những sự phát triển như vậy trong dài hạn, còn sự trượt lùi sang chế độ chuyên quyền dường như là không thể tưởng tượng nổi mà không có sự độc quyền quyền lực chính trị và với các nhà tài phiệt tự chủ mạnh, cũng như các định chế chính thức và xã hội dân sự. Sự phỏng đoán lý thuyết này được củng cố bởi sự thực rằng, trong 2021, Babiš bị đánh bại trong các cuộc bầu cử, với mạng lưới bảo trợ của ông bị buộc vào đối lập.