Người phụ trách Văn Việt:

Trịnh Y Thư

Web:

vanviet.info

Blog:

vandoanviet.blogspot.com

Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2025

Miền Tự Do của nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Phương

 Hoan Doan

Tôi cùng mấy người bạn nhiều lần thảo luận với nhau. Ở Việt Nam, danh xưng nghệ sỹ được dùng quá dễ dãi, nếu không muốn nói là rẻ rúng. Vậy như thế nào, mới được coi là nghệ sỹ?

Thứ nhất, nghệ sỹ phải có phẩm chất của một trí thức. Anh ta phải có nền tảng văn hóa, chính trị, xã hội tốt.

Thứ hai, anh ta phải là người sáng tạo. Nếu không phải Avant Garde tạo ra xu hướng, trường phái nghệ thuật mới, thì cũng, phải là người tạo được phong cách riêng có sự khác biệt với những giá trị đã được các lớp đàn anh kiến tạo trước đó.

Thứ ba, anh ta phải có mối bận tậm tới những vấn đề của nhân loại.

Thứ tư, anh ta là một tâm hồn tự do.

Không phải tự nhiên, châu Âu và các nước phát triển rất coi trọng nghệ sỹ. Bởi nghệ sỹ là kẻ sáng tạo, chỉ có Chúa mới có quyền năng sáng tạo.

Hôm qua, tôi tới xem trước triển lãm Ngày Thứ 49 part 4 của họa sỹ Nguyễn Ngọc Phương tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, đúng lúc tranh vừa mi xong.

Cả phòng chỉ có một mình, yên lặng và độc hưởng. Ấn tượng đầu tiên, là một nguồn năng lượng khổng lồ, giăng mắc đậm đặc toàn căn phòng như tràn cả ra ngoài.

Lần đầu tiên, đứng trước một phòng tranh, mà tôi bị lấn át về năng lượng. Có cái gì đó như bủa vây, như mời gọi, ép chặt tôi tứ phía, khiến thân hình tôi như nhỏ lại, rồi từ từ nhấc bổng tôi khỏi mặt đất.

Dù đã xem gần hết tranh Phương vẽ ở xưởng từ trước. Nhưng không thể tưởng tượng nổi, khi tất cả các tác phẩm, được đồng loạt hiện hữu tại đúng không gian dành cho nó, lại có thể vừa công phá, vừa len lỏi, vừa bao bọc, vừa châm chích vào cả cảm xúc lẫn thân vật lý của tôi đến như vậy.

Loạt tranh lần này của Phương, đặc quánh không gian tâm linh. Mà là những chiều kích tâm linh từ hồng hoang, tới cổ đại, tới trung đại, tới cận đại, tới hiện đại và tới cả tương lai.

Có bức tranh, tôi như thấy tam thế Phật cổ đại, đang ngồi đó, mà như tan vào hư không trùng trùng duyên khởi. Là trùng trùng, là động như vũ bão, là khôn cùng, nhưng lại sống động từng hạt năng lượng tươi nguyên như có thể sờ thấy, ngửi thấy, nếm thấy.

Ở một mảng tường khác, tôi thấy Phương vẽ sinh thực khí phồn thực mà lại lãng mạn, sang trọng, siêu thực và vừa âm ỉ vừa cuồn cuộn sức sống. Một yoni và linga của mẹ thiên nhiên và cha vũ trụ.

Hay bức khác, là bề mặt một hành tinh nào đó, lối vào là một cánh cửa đỏ đầy mê hoặc như đang phát ra âm thanh mời gọi được mở ra. Không biết phía sau cánh cửa đó là gì. Chỉ biết, nó cuốn hút, kéo người ta lại gần, khiến kẻ có máu phiêu lưu không thể chần chừ nhảy vào khám phá, khiến kẻ dè dặt bị kích động thoát khỏi trạng thái an toàn cố hữu mà một lần dám mạo hiểm.

Bức tranh giữa phòng cuối vẫn là bức tôi luôn yêu thích nhất. Lần đầu nhìn thấy nó từ khi còn ở xưởng. Tôi đã giật mình vì bị hút vào ngay cái mảng gương trong trẻo treo chênh vênh trên mặt tranh lồi lõm. Nó nhắc lại tôi trạng thái thiền mà tôi từng trải nghiệm từ lâu lắm rồi. Tôi thấy một khối cầu sáng trong màu bạc xoay tít như con quay, như lốc xoáy theo chiều đi lên, ở trong đó cách xa vô tận mặt đất nhưng lại nhìn thấy, nghe thấy mọi thứ vô cùng rõ ràng, thậm chí cả sự hiện hữu của một con kiến, tiếng bước chân nó cũng mạnh mẽ như rung chuyển quả núi, mà lại tĩnh tại và bình yên vô tận. Một trạng thái hiện hữu như tôi chính là, nơi bản lai diện mục của mình.

Cả phòng tranh, là sự luân chuyển liên tục các dòng chảy của năng lượng, của trầm tích, của hư không các cõi giới dưới trạng thái chân như.

Để tránh lộ và mất bất ngờ cho quý vị chưa tới phòng tranh. Tôi sẽ chia sẻ cảm nhận về tranh Phương ở góc nhìn khác.

Vẫn là chất liệu P lacquer độc đáo của riêng Phương. Lần này Phương kết hợp thêm gương và kính, tạo một sự tương phản thật thú vị giữa chất liệu trong với những gồ ghề, thô ráp, lồi lõm.

Những vết cào, những hố sâu sơn đã khô nhưng vẫn như đang ri rỉ chảy, những ám ảnh, những vật lộn, những đau đớn, những hân hoan, những ngạo nghễ, những từ tốn, những chậm rãi quán xuyến từng chi tiết nhỏ xíu tới những tự do tự tung tự tác trên tranh của một kẻ vô chiêu. Ở đó Phương giãi bày những cảm xúc, những phản kháng, những đau đớn, những yêu thương, những thất vọng và hi vọng... của một tâm hồn nhạy cảm, trước thời cuộc và hiện thực cuộc sống.

Ai gần Phương đều biết, mỗi lúc Phương vẽ, là từ 6h sáng tới 5 giờ chiều, liền mạch, không ăn, chỉ uống nước thay cơm.

Phương cày bừa trên mảnh đất nghệ thuật của riêng mình, lã chã rơi, không phải từng giọt, mà là mưa mồ hôi, rơi xuống, len lỏi thẩm thấu vào tranh. Như kẻ lên đồng, tổng phổ cùng vũ trụ, khi là Phương, khi là tất cả, thông lưu, vần vũ với màu, đất, đá, vàng, bạc...để tạo lên những tác phẩm "rất xấu". Nói là xấu vì Phương khước từ vẽ những cái đẹp quen mắt vốn trốn chạy hiện thực. Nói cách khác, Phương định nghĩa lại cái đẹp, đẹp theo cách nhìn và cảm riêng của người sáng tạo. Phương đã tìm thấy dấu vân tay của riêng mình, hắn tự tin, kiêu hãnh tạo ra một giá trị cho nghệ thuật Việt Nam, không phải để bán, mà là một giá trị để lại mãi mãi cho nhiều thế hệ sau.

Hắn ngạo nghễ như mình là con chúa, cũng mong manh như đứa trẻ con lạc mẹ, cần và bất cần, tận hiến và như chơi, vàng và cứt...

Tôi xác tín Nguyễn Ngọc Phương là một nghệ sỹ đích thực!

25/07/2025

P.S:

- Triển lãm Ngày Thứ 49 part 4 của nghệ sỹ Nguyễn Ngọc Phương sẽ khai mạc lúc 17:00 ngày hôm nay 25/07/2025. Mời các bạn ghé xem.

- Tranh to khổng lồ, tôi chụp bằng điện thoại nên ảnh chỉ có tính chất minh họa là tôi đã có mặt, chứ hoàn toàn không ghi lại được tinh thần thực sự của tranh.