Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2025

Về tự do (kỳ 12)

Tác giả: Timothy Snyder

Việt dịch: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí, 2025

Đoàn kết

Những người Chính đáng

Tự do là giá trị của các giá trị, nhưng nó không đứng một mình. Một người tự do cũng chẳng thể. Sự công nhận thực tiễn của những sự thật triết học này là sự đoàn kết, hình thức thứ năm của tự do.

Chúng ta cần sự xoa dịu của sự đoàn kết trong logic hà khắc của cuộc sống. Những người trẻ có thể trở nên tự chủ và không thể dự đoán được nhờ sự chăm sóc của những người khác. Thời gian cần để chăm sóc họ có thể được tổ chức chỉ bằng nỗ lực chung. Khi những người trẻ trưởng thành, họ cần có khả năng di chuyển: ra khỏi trường, ra khỏi nhà, vào các tương lai mà họ có thể tưởng tượng và định hình. Ngay cả sự nổi loạn cũng nên được nuôi dưỡng. Sự di động của họ bắt đầu với sáng kiến riêng của họ nhưng cũng đòi hỏi công việc của các thế hệ trước.

Sự đoàn kết không chỉ là một đám mây dễ chịu của các ý định tốt. Nó là một thành phần cần thiết của một dự án công tác của sự di động xã hội. Thiếu sự đoàn kết, một dự án như vậy sẽ quay sang chống lại chính nó và hướng tới chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa dân túy khoái ác, chính trị của tính bất diệt, sự bất động sau-đế quốc. Nếu mục tiêu không phải là cơ hội cho tất cả mọi người, một số người sẽ hài lòng khi những người khác vẫn bất động hơn. Các sự thực đáng buồn của lịch sử Mỹ khiến điều này được hiểu rõ hơn.

Sự đoàn kết khép một vòng tròn lại. Chẳng gì trong số các thứ chúng ta cần để trở nên tự do, kể cả tri thức, chúng ta có thể tự mình tạo ra. Các sự thật cơ bản nhất, các sự thật về bản thân chúng ta mà cho phép chúng ta hiểu thế giới, chúng ta phải hàm ơn những người khác—như cả Stein và Weil đã lập luận. Để là tự do, mỗi chúng ta cần sự thật, nhưng tính xác thực đòi hỏi các định chế cũng như những người chấp nhận rủi ro. Nếu tự do là giá trị của cuộc sống, một trong các hình thức của nó là lao động có ý thức để khiến tự do là có thể cho những người khác. Sự đoàn kết là ánh sáng chỉ đường của một xứ tự do.

Sự đoàn kết là dấu hiệu của một người xứng đáng. Các giá trị của chúng ta khác nhau, như chúng nên và phải là. Tự do là giá trị của các giá trị, bởi vì nó là cái cho phép sự khác biệt đó ở trong chúng ta và trong thế giới chúng ta tạo ra xung quanh mình. Mỗi chúng ta có quyền với một quyền tự do mà cho phép chúng ta học, chọn, và kết hợp các giá trị. Chúng ta không như nhau, nhưng theo nghĩa thiết yếu nhất, chúng ta bình đẳng, ngang nhau­.

Việc Chứng thực

Giống tự do nói chung, tự do ngôn luận đòi hỏi những tuyên bố do các cá nhân đưa ra và những sự thích ứng do một số người đưa ra cho những người khác. Các năng lực cá nhân này để tuyên bố và thích ứng là sự tự chủ; sự áp dụng chúng trong xã hội là sự đoàn kết. Không có sự đoàn kết, không có sự bảo vệ những người phát biểu tự do và không có sự hỗ trợ của các định chế cho phép sự lắng nghe, thì tự do ngôn luận (giống bản thân tự do) trở thành một khẩu hiệu trống rỗng. Không có sự đoàn kết, tự do ngôn luận trở thành một sự nhại lại chính mình, được các kẻ thù đầu sỏ tài phiệt của nó dùng như một khẩu hiệu để thi hành sự thống trị riêng của họ và để làm xói mòn tự do với tư cách như vậy.

Một hình ảnh mạnh mẽ về một người phát biểu tự do là hình ảnh về nhân chứng dũng cảm đối với sự đau khổ. Và điều này hoàn toàn đúng. Theo kinh nghiệm của tôi, tuy nhiên, những người có lập trường can đảm có các bạn ở hậu trường. Những người chứng nhận về những sự tàn ác có sự ủng hộ. Và cho lời chứng để được ghi lại và được lưu trữ, một số lớn đáng ngạc nhiên của những người phải hợp tác. Hiệu quả của một nhân chứng lịch sử phụ thuộc vào công việc thầm lặng của nhiều người khác. Điều này đúng ngay cả khi, hay đặc biệt khi, nhân chứng không còn sống nữa. Victoria Amelina đã tìm kiếm và đã tìm thấy nhật ký của Volodymyr Vakulenko sau khi ông bị giết. Khi đến lượt bà bị sát hại, bà để lại một cuốn sách về những người phụ nữ nghiên cứu các tội ác chiến tranh. Lời chứng đó còn lại.

Việc hiểu các sự kiện thậm chí khủng khiếp nhất đòi hỏi các phương pháp. 1Lời chứng của người sống sót bây giờ là quan trọng cho sự hiểu của chúng ta về Holocaust, chẳng hạn, nhưng nó đã không phải vậy trong các năm 1980, khi bà tôi nhắc nhở tôi về “tất cả những người Do thái đó.” Những tiếng nói Do thái đã thường 2bị gạt bỏ như phi lý hay vô dụng. Không có một nỗ lực được tổ chức, các tiếng nói này chẳng bao giờ bước vào lịch sử. Chúng vẫn tồn tại và vang dội nhờ công việc của các định chế. Những người ở nguồn gốc của các định chế đó—như Dự án Phim những người Sống sót Holocaust (Holocaust Survivors Film Project) ở New Haven (được thành lập trong năm 1978) và dự án kế vị của nó Kho Lưu trữ Video Fortunoff cho các lời Chứng Holocaust (Fortunoff Video Archive for Holocaust Testimonies) tại Đại học Yale—được các giá trị thúc đẩy. Khi Victoria Amelina điều tra các tội ác chiến tranh, bà làm việc với một nhóm Ukrainia gọi là Truth Hounds (các Chó săn Sự thật). Trong việc viết cuốn sách của bà về những phụ nữ điều tra các sự tàn ác, bà đã có sự hỗ trợ từ một nhóm họi là Documenting Ukraine (Lập Tư liệu Ukraine).

Một thế giới hay một nước, mà trong đó chúng ta hoàn toàn đơn độc với những kinh nghiệm của chúng ta, không phải là một xứ tự do. Điều này đúng trong mọi trường hợp, không chỉ các trường hợp cực đoan. Nông dân và kỹ thuật viên thú y và người bồi bàn đều có một câu chuyện, nhưng câu chuyện đó phải được ai đó khác nghe và kết hợp với các hoàn cảnh khác. Hàng ngàn người có thể bị sự cung cấp nước đầu độc ở Flint, Michigan, và nói thế; nhưng nếu họ là những người da Đen hay nghèo, nếu họ có ít phóng viên địa phương, hay nếu thị trấn của họ được một nhà quản lý khẩn cấp không được bàu vận hành, thì sự thật cơ bản về vấn đề cơ bản nhất này sẽ không vượt qua trong hơn một năm. Chúng ta không thể tự do trừ khi các sự thật của chúng ta được những người khác đón chào, mà có nghĩa rằng chúng ta và họ phải chia sẻ một sự hiểu chung rằng có một thứ như sự thật, mà kinh nghiệm thân thể của ai đó khác có một phẩm giá mà tôi có thể hiểu cho dù kinh nghiệm đó không phải là của tôi.

Tại Ukraine, người ta có thể cảm thấy bị áp đảo bởi phạm vi tuyệt đối của các tội ác chiến tranh Nga và các loại khác nhau của bằng chứng cần để hiểu và ghi lại chúng. Một ngày, chẳng hạn, tôi nói với những nông dân đã phải trang bị máy kéo để dọn sạch các bãi mìn của họ. Sau đó tôi thăm cảng Ukrainia đã bị đóng lại bởi các tên lửa. Từ đó tôi đi đến một quán café để viết về tất cả điều đó, chỉ để thấy rằng quán đã bị một tên lửa Nga phá hủy. Có một hình mẫu ở đây, một mưu toan để nghiền nát một dân tộc bằng việc phá hủy nông nghiệp và làm mất tinh thần các thành phố, nhưng cần nhiều hơn một người để đưa sự thực đó đến với cuộc sống.

Việc chấp nhận rủi ro để là một nhân chứng cho sự thật xác nhận ý nghĩa của tự do ngôn luận, như Euripides đã hiểu, như John Lewis đã hiểu, như Victoria Amelina đã hiểu. Sự thật không tồn tại mà không có rủi ro, và chúng ta sẽ cần các ví dụ cho chúng ta thấy làm sao chúng ta chấp nhận rủi ro vì sự thật. Chúng ta cũng sẽ cần các luật, các định chế, và các chuẩn mực để giữ cho các rủi ro đó càng thấp càng tốt. Không cá nhân nào có thể làm mọi thứ cần thiết để khiến tất cả chúng ta tự do. Để 3“tổ chức sự phụng sự chân lý,” như Havel diễn đạt, đòi hỏi sự đoàn kết.

Các Quyền dân sự

Một lá phiếu ghi lại một sự thật quan trọng về một cá nhân. Thủ tục bỏ phiếu là sự đoàn kết được áp dụng.

Có thể dường như việc bỏ phiếu là một quyền cá nhân thuần túy. Tất cả cái tôi phải làm là bước vào phòng bỏ phiếu và bày tỏ các sở thích của tôi. Nếu tôi có nghĩ chút nào về vấn đề, tôi có thể tưởng tượng rằng mọi công dân khác đối mặt với cùng các ràng buộc và các nghĩa vụ mà tôi đối mặt, và rằng họ sẽ có khả năng để bỏ phiếu. Nhưng nếu điều này không phải thế thì sao? Nếu phòng bỏ phiếu là phần của một phong cảnh phân biệt đối xử lớn hơn thì sao?

Lịch sử bỏ phiếu là một lịch sử bất bình đẳng. Và sự bất bình đẳng này không luôn đơn giản như một số người có phiếu bàu và những người khác thì không. Một số phiếu có thể được tính nhiều hơn số phiếu khác. Tất cả các công dân có thể có một quyền bình đẳng hình thức để bỏ phiếu, nhưng một số người tuy nhiên thấy khó hơn đáng kể để bỏ phiếu so với những người khác. Một “sự khẩn cấp” có thể được viện dẫn để tước đoạt quyền của nhiều người để bầu các nhà lãnh đạo. Tất cả các vấn đề này áp dụng cho Hoa Kỳ ngày nay. Những người Mỹ không sống trong sự thật này đang củng cố một sự bất công.

Martin Luther King, Jr., viết trong năm 1963, rằng 4“Chúng tôi đã đợi các quyền hơn 340 năm” (kể từ sự đến của tàu nô lệ đầu tiên). Trong một khoảng thời gian sau Nội Chiến, những người Mỹ gốc Phi đã được hưởng quyền bỏ phiếu ở miền Nam nước Mỹ. Sau khi quân lính liên bang rút lui khỏi miền Nam trong năm 1877, tuy vậy, các chính phủ tiểu bang đã tước quyền bầu cử của những người da Đen. Chừng nào phần lớn miền Nam được các chế độ thượng đẳng da trắng độc đoán vận hành, Hoa Kỳ hầu như không thể được coi là một nền dân chủ.

Phong trào Freedom Riders năm 1961 kêu gọi sự đoàn kết cũng như sự di động. Họ đã nói về việc hoàn thiện logic tự do. John Lewis, một trong những Freedom Rider, đã giúp tổ chức March on Washington for Jobs and Freedom (cuộc Diễu hành ở Washington vì Việc làm Tự do) trong 1963. Lewis đã kêu gọi phản kháng 5“cho đến khi cách mạng 1776 hoàn thành.” Sự thừa nhận rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng phải được mở rộng cho mỗi người.

Phong trào các quyền dân sự đã là về sự bỏ phiếu. Thành công của nó là sự thông qua Bộ Luật các Quyền Bỏ phiếu 1965, mà (cho đến khi bị Tòa án Tối cao cắt xén trong 2013) đã cấm các biện pháp cản trở những người Mỹ gốc Phi khỏi việc bỏ phiếu. Tấm gương của nó về sự đoàn kết được áp dụng là quan trọng khắp thế giới.

Xã hội dân sự

Các nhà bất đồng chính kiến Đông Âu của các năm 1970 và 1980 đã nói về “xã hội dân sự.” Trong một hệ thống cộng sản độc đảng trong đó việc bỏ phiếu đã là một nghi lễ vô nghĩa cho tất cả mọi người trong hàng thập kỷ, họ đã cần một hướng khác của sự đoàn kết. Với “xã hội dân sự” họ muốn nói quyền tự do của những người quan tâm đến cùng thứ hay cam kết với cùng sự nghiệp để gặp nhau và hành động cùng nhau.

Chủ nghĩa cộng sản muộn được cho là “duy lý,” bởi vì mọi người sẽ nhận được hàng hóa tiêu dùng của họ nếu họ không chống lại và sẽ bị trừng trị nếu họ nói về các lựa chọn thay thế đối với status quo (hiện trạng). Cuộc sống đã chỉ là về làm thế nào chúng ta tìm kiếm lạc thú và tránh nỗi đau, không phải về vì sao chúng ta sống và chúng ta nên làm gì. Chính vì logic này mà các nhà bất đồng chính kiến bị kết án vào nhà tù tâm thần: để có một ý nghĩa đạo đức hay một sự tưởng tượng chính trị được cho là một dấu hiệu của sự phi lý và như thế của bệnh tật.

Xã hội dân sự chống lại một sự hiểu như vậy về tính duy lý. Chúng ta không phải là các đồ vật để bị thao túng theo giản đồ, mà là các chủ thể với các giá trị cá nhân không chắc, những người nên được phép để tìm thấy nhau để thực hiện tốt hơn các cam kết đó. Các mối quan tâm đích thực của mọi người được hiểu là không thể dự đoán được và vì thế dẫn đến các mối quan hệ không thể dự đoán được, giống quan hệ của Havel và các nhạc sĩ nhạc rock, hay của Michnik và các công nhân, hay thậm chí của bản thân Havel và Michnik, gặp nhau trên đỉnh núi đó.

Sự cô lập là một phần thiết yếu của cương lĩnh hành vi chủ nghĩa “duy lý” cho chính trị. Những người cộng sản giữ vững quyền lực bằng việc giữ mọi người xa nhau. Tất cả các mối quan hệ đều là về quyền lực, mà phải chảy xuống từ bộ chính trị tới nhân dân. Khi chủ nghĩa cộng sản muộn hoạt động, các công dân cùng-tạo ra một bầu không khí công cộng của những lời nói dối và nửa-nói dối, không phải việc tin vào ý thức hệ mà là giả bộ tin vào. Havel đã lo rằng lời nói láo thường xuyên, nửa-ý thức như vậy sẽ làm ngột ngạt các vùng không thể dự đoán được của đời sống nơi các lợi ích đích thực của mọi người có thể giao nhau. Là khó cho mọi người để tìm thấy các mối liên kết con người tự phát khi họ cảm thấy rằng họ phải chứng tỏ sự tuân thủ để qua ngày. Những gì họ để tâm đến có vẻ đáng xấu hổ và bí mật. Đối với các nhà bất đồng chính kiến, xã hội dân sự có nghĩa là các mối quan hệ ngang, được thiết lập trên cơ sở của những gì mọi người thực sự thích.

Thành công lớn của xã hội dân sự ở Đông Âu là Đoàn kết, phong trào lao động Ba lan. Trong năm 1980, các công nhân Ba lan đã tấn công không chỉ vì các mục tiêu kinh tế mà vì các quyền con người 6dưới khẩu hiệu khôn ngoan “Không có tự do mà không có sự đoàn kết!” các công nhân đã buộc chế độ cộng sản chấp nhận các đòi hỏi của họ, và công đoàn của họ nhanh chóng đã có mười triệu thành viên. Chừng nào Đoàn kết còn hợp pháp ở Ba Lan cộng sản, tỷ lệ tiêu thụ rượu và tỷ lệ tự tử đã thấp. Mặc dù Đoàn kết bị đàn áp trong 1981, những người kỳ cựu của nó đã thành lập chính phủ hậu-cộng sản đầu tiên ở Đông Âu trong 1989.

Trong 1989, nhờ xã hội dân sự, Ba Lan đã dẫn đường khỏi chủ nghĩa cộng sản. Rốt cuộc, tự do sẽ đòi hỏi nhiều hơn chỉ sự vắng mặt của bạo lực Soviet. Nó cũng đòi hỏi một ý nghĩa khẳng định về một trật tự chính trị mới. Adam Michnik, thoát khỏi nhà tù, đưa khẩu hiệu công đoàn lên masthead (tiêu đề) của một tờ báo: “Nie ma wolności bez Solidarności (Không có tự do mà không có sự Đoàn kết)!” Vài tháng sau, Havel được bàu làm tổng thống Tiệp Khắc. Trong “Quyền lực của những kẻ Không-Quyền lực,” Havel nhận ra nhu cầu thực tiễn cho sự đoàn kết như một bước tới sự giải phóng. Nếu không-tự do là một dự án tập thể, Havel viết, thì tự do cũng vậy. Ông gợi lên 7“sự thừa nhận mạnh mẽ rằng tự do là không thể chia cắt.”

Nhà triết học Charles Taylor, một người bạn của phong trào Đoàn kết, biện hộ cho sự đoàn kết và tự do theo cách này: 8“Cá nhân tự do mà khẳng định mình như vậy có rồi một nghĩa vụ để hoàn thành, khôi phục, hay duy trì xã hội mà bên trong đó bản sắc này là có thể.” Nếu tự do là một quyền, nhà triết học Joseph Raz bảo vệ, thì nó cũng là một trách nhiệm. Tự do không thể là ích kỷ. Để tuyên bố mình tự do là để hứa để hành động sao cho những người khác có thể tự do. Chúng ta phải hình dung một xã hội của những người tự do và cố gắng xây dựng nó. Về mặt đạo đức, logic, và chính trị, không có tự do mà không có sự đoàn kết.

Tự do cần đến các hình thức của nó: sự tự chủ, sự không thể dự đoán được, sự di động, và tính xác thực. Nếu tôi đòi chúng cho bản thân mình, thì tôi phải làm vậy cho mọi người. Chúng chỉ có thể được đưa vào cuộc sống như một dự án chung. Là không nhất quán về mặt logic, trì độn về mặt đạo đức, và vô tích sự về mặt chính trị để đòi tự do chỉ cho bản thân mình. Đó là việc chọn sự cô lập mà các bạo chúa đã chọn cho chúng ta. Họ dùng từ tự do khá thường xuyên; mà không có sự đoàn kết, chúng ta sẽ bị lừa, và chúng ta sẽ lừa bản thân mình. Sự đoàn kết là một hình thức cao và thiết yếu của tự do. Tự do là phần thiết yếu của công lý.

Chính trị Thực tiễn

Tại Đông Âu cộng sản, xã hội dân sự đã được hiểu không như chính trị mà như “chống-chính trị.” Nó đã không được xem trong các năm 1970 và các năm 1980 như chương trình cho chính phủ mà được bênh vực ở đây, vì lý do đơn giản rằng các nhà bất đồng chính kiến đã từ bỏ việc ảnh hưởng đến các chế độ cộng sản một cách trực tiếp. Họ đã biết rằng họ không thể bắt đầu từ tự do khỏi, vì khát vọng để làm cho nhà nước nhỏ hơn hay dỡ bỏ các rào cản đã là vô nghĩa. Họ đã phải bắt đầu từ tự do tới, theo nghĩa khẳng định các giá trị.

Về mặt triết học, mặc dù, quan niệm về xã hội dân sự có thể được trích xuất từ giới hạn lịch sử đó. Nó hợp pháp hóa một loại chính phủ, loại sẽ tạo ra các điều kiện cho chúng ta để trở nên tự do và để công nhận và tham gia vào các cam kết của những người khác. Để cho xã hội dân sự hoạt động, nó phải được xem không như chống-chính trị mà như chính trị: như một nền chính trị của tự do. Thay vì bỏ qua chính phủ, nó thông báo cho chính phủ.

Tuy vậy, đó không phải là vấn đề trông như thế nào ở Đông Âu sau 1989. Tự do phủ định đã thắng thế. Những người chủ trương một “thị trường tự do” đã chế nhạo sự đoàn kết và tự tin tuyên bố rằng chủ nghĩa tư bản sẽ làm công việc của tự do. Sự giàu có và uy thế của Hoa Kỳ và Đại Anh đã quyết định hơn bất cứ lý lẽ nào vào thời đó. Nhưng công việc giải phóng nhân dân không thể được ủy thác cho thị trường, ngược với những gì nhiều trong số chúng ta tin trong năm 1989. Thị trường đã nâng tiêu chuẩn sống trung bình ở Đông Âu (tuy không ở Hoa Kỳ), nhưng nó đã không tạo ra xã hội dân sự hay sự đoàn kết.

Chính trị của tính không thể tránh khỏi đã đẩy các nhà bất đồng chính kiến ra rìa, thường với sự đồng lõa của chính họ, và làm cho các ý tưởng của họ có vẻ khờ khạo. Tất cả các cuộc thảo luận đã đột nhiên về làm thế nào đạt được một tương lai khả dĩ duy nhất sau một “sự chuyển đổi.” Tất cả các câu hỏi vì sao của các năm 1970 và các năm 1980 đã có vẻ đáng xấu hổ. Tôi nhớ một số nhà tư tưởng gỏi nhất của thời kỳ cộng sản, như Martin Šimečka, thú nhận rằng 9những cam kết trước của họ bây giờ dường như vô nghĩa. Họ được thuyết phục rằng vai trò lịch sử của họ đã chấm dứt: bây giờ 10chính trị của tính không thể tránh khỏi sẽ tiếp quản. Những phán quyết như vậy đã sai lầm: Các thuật hùng biện về trách nhiệm, sự đoàn kết, và tính xác thực mà được phát triển để phân tích và kháng cự chủ nghĩa cộng sản muộn cũng áp dụng cho chủ nghĩa tư bản ban đầu. Trong hoàn cảnh dân chủ, chúng không phải là ít xác đáng hơn mà là xác đáng hơn. Chúng có thể được dùng cho sự phê phán nhưng cũng cho sự tạo thành.

Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, các nền dân chủ mới của Đông Âu bắt đầu trôi dạt vào chính trị của tính bất diệt, và vài trong số đó đã bắt đầu thất bại. Nga là ví dụ sớm và đầy kịch tính về một chế độ đã làm mất uy tín truyền thống xã hội dân sự của chính nó và tái khẳng định “tính dọc” truyền thống của quyền lực. Chế độ Nga sống sót trong các năm 2020 nhờ sự khai thác và xuất khẩu các nhiên liệu hóa thạch và cảnh tượng do các cuộc chiến tranh ở Syria và Ukraine tạo ra. Sự tuyên truyền của nó chế nhạo tất cả các giá trị, nói với mọi người rằng họ phải tự mình mà không có ai giúp cả. Các elite của nó trốn theo cách tốt nhất họ có thể, gửi tài sản và con cái của họ sang châu Âu.

Những người Bong bóng

Ngược lại với sự đoàn kết là khuynh hướng bỏ trốn (escapism): tôi trốn quang cảnh với túi đầy tiền trong khi mọi người khác chịu đau khổ vì các lựa chọn ích kỷ của tôi. Dựa vào một sự giải thích phủ định của tự do, khuynh hướng bỏ trốn sẽ có vẻ có thể chấp nhận được hay thậm chí đáng ca ngợi. Trong tự do phủ định, những kẻ hèn nhát—các Putin, các Trump, các Musk—là các anh hùng.

Khuynh hướng bỏ trốn làm cho tự do là không thể. Khi chính những kẻ có đặc quyền tin rằng họ và gia đình họ có thể tránh thảm kịch diễn ra xung quanh họ, họ sẽ cản trở công việc quốc gia cần để tạo ra các hình thức của tự do. Sau khi đã chọn bỏ trốn, họ sẽ chế giễu những người làm việc trong sự đoàn kết vì tự do. Tiền của họ sẽ thu hút những người khác vào dàn hợp xướng giả mạo. Sự bảo tồn của cải làm méo mó chính trị một cách chí tử và dứt khoát cho tất cả những người không giàu có—trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp của thế kỷ thứ hai mươi-mốt. Cố gắng của ít kẻ lắm tiền nhiều của để độc quyền hóa tương lai đóng nó lại cho tất cả những người khác.

Dưới nền chính trị của tính không thể tránh khỏi, chúng ta không có ý định để ý rằng của cải tập trung vào tay rất ít người; nếu chúng ta để ý, chúng ta được dạy rằng chiến tranh giai cấp do các đầu sỏ tài phiệt tiến hành chống lại phần còn lại là một bước cần thiết trên con đường dẫn tới một tương lai tươi sáng hơn. (Một tỉ phú, Warren Buffett, đã thử làm rõ: 11“Có chiến tranh giai cấp, đúng thế. Nhưng giai cấp của tôi, giai cấp người giàu, đang gây ra chiến tranh, và đang thắng.”) Dưới nền chính trị của tính bất diệt, khi các đầu sỏ tài phiệt xuất hiện từ bóng tối, chúng ta có ý định để nghĩ về một quá khứ vinh quang khi chúng ta vô tội, trong khi những người rất giàu thực dân hóa tương lai với những điều phù phiếm chết người của họ. Trong những thời thảm khốc, các đầu sỏ tài phiệt chuyển hướng các nguồn lực khỏi cuộc đấu tranh con người để sống tự do và hướng chúng tới ảo tưởng ngu ngốc rằng một ít người được chọn có thể chạy trốn.

Khuynh hướng bỏ trốn là tư thế đầu sỏ tài phiệt có thể dự đoán được một cách tuyệt đối trong thời thảm khốc. Phần còn lại của chúng ta phải chịu đựng những sự tưởng tượng ngu ngốc của các đầu sỏ tài phiệt—Ukraine là Nga, sự bất tử là có thể, du hành vũ trụ sẽ cứu chúng ta, cuộc sống có thể là một sự mô phỏng (simulation)—khi thời gian sắp hết về những hy vọng của chúng ta cho nhân phẩm và sự sống sót với tư cách một loài. Một yếu tố đắng cay của thảm kịch của chúng ta là tính ngu ngốc sâu thẳm của nó. Có những thứ ngu si đến mức bạn cần 10 tỉ $ để tin chúng.

12Các đầu sỏ tài phiệt số làm chúng ta mất tập trung với những lời hứa về một tương lai high-tech trong khi ghim chúng ta vào hiện tại không thể duy trì được bằng các cú hack não. Elon Musk mơ về không gian (vũ trụ) trong khi công ty của ông quảng bá 13các lời nói dối về sự nóng lên toàn cầu, bằng cách ấy làm yếu sự ủng hộ cho những công nghệ mà chúng ta sẽ cần cho du hành vũ trụ. Các đầu sỏ tài phiệt nhiên liệu hóa thạch gợi lên sự tuyệt chủng khí hậu trong khi chuẩn bị các lối thoát hiểm cho bản thân mình. Cuộc xâm lược tự yêu mình của Vladimir Putin vào Ukraine đưa ra một sự duyệt trước về sự kết thúc của thế giới. Nhà đầu sỏ tài phiệt hóa thạch Mỹ hàng đầu là Charles Koch, bạn tốt nhất của sự nóng lên toàn cầu. Tên ông có nghĩa là “người nấu ăn.” Chúa có một khiếu hài hước thật tiết lộ.

Tỷ lệ tử vong

Một dạng của sự trốn chạy đầu sỏ tài phiệt là trốn khỏi thời gian: mơ ước của một số người rằng 14họ sẽ sống mãi mãi. Họ sẽ không. Chúa cũng có một khiếu hài hước: họ của một kẻ trốn cái chết nổi tiếng, Ray Kurzweil, có ý muốn nói 15“trong chốc lát (kurzweil).”

Ý nghĩ kỳ quặc về sự bất tử là cho ít người. Nó là một sự bác bỏ sự đoàn kết. Với tư cách như vậy, nó không chỉ ích kỷ mà là nguy hiểm cho tự do. Vĩnh viễn là một thang thời gian sai. Tự do đòi hỏi một cảm giác về thời gian mở rộng vào tương lai, qua một đời và vào thế hệ tiếp hay hai thế hệ. Với loại tầm thời gian như vậy, chúng ta có thể nghĩ về các giá trị và về thế giới, về vì sao cũng như thế nào. 16Sự hữu hạn của thời gian của chúng ta trên Trái Đất tạo hình cho cuộc sống. Nếu chúng ta tin rằng chúng ta có thể sống mãi mãi, chúng ta mất mọi sự tiếp xúc với đức hạnh và như thế với tự do. Trên một thang thời gian vô tận, vì sao tự biến mình quay lại thành thế nào: làm thế nào để vẫn sống, hết phút này đến phút căng thẳng khác.

Một sinh vật bất tử không thể là tự do. Không lựa chọn nào có ý nghĩa cả, bởi vì tất cả có thể bị hoãn. Bản thân cuộc sống sẽ trở thành giá trị duy nhất, được khẳng định một cách khoái trá tàn bạo bởi cái nền chết chóc của những người khác. Nỗi lo về cái chết tình cờ và sự ám sát sẽ lấp đầy tâm trí, phân hủy bất cứ năng lực để nghĩ về bất cứ thứ gì (hay bất cứ ai) khác. Người ta để ý đến xu hướng này đi cùng những người thử để sống mãi mãi. Việc biết rằng chúng ta đều chết là cái cho phép chúng ta chấp nhận rủi ro, ngay cả các rủi ro nho nhỏ như rời khỏi nhà để đi uống cà phê hay để đón một đứa trẻ từ trường học. Nếu giả như chúng ta thực sự có mọi thứ để mất vào mọi thời điểm, chúng ta sẽ cuộn lại trong một quả bóng.

Chắc chắn, cuộc sống là tốt và cuộc sống trong tự do là tốt đẹp hơn. Mỗi người có một quyền sống, dù, không chỉ rất giàu. Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, tuổi thọ kỳ vọng của những người Mỹ đã giảm so với tuổi thọ kỳ vọng của các nước thịnh vượng khác. Đàn ông ở Hoa Kỳ có thể kỳ vọng cuộc sống 17ngắn hơn đàn ông Nhật tám năm. Tám năm là một thời gian dài để bị chết một cách không cần thiết.

Những người Mỹ thuộc thế hệ millennial (sinh từ 1981 đến 1996) lo về sự biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, và đúng thế. Nhưng ngay cả sự vắng mặt của một sự kiện tuyệt chủng, là có thể rằng họ sẽ sống ngắn hơn cha mẹ họ hay thậm chí ông bà họ. Phần lớn rủi ro về cái chết sớm đến từ thời thơ ấu bất lợi, và như thế từ sự vắng mặt của sự di động xã hội và từ sự phân bố của cải bất bình đẳng. Những sự vi phạm quyền sống này là một kết quả của chế độ đầu sỏ.

Những người Mỹ giàu có muốn kéo dài cuộc sống có các lựa chọn sẵn có. Họ có thể đầu tư vào vệ sinh và sự tiêm chủng (như Quỹ Gates đầu tư) hay vào các tổ chức phi-vụ lợi cải thiện chất lượng sống (như MacKenzie Scott đầu tư). Cách đơn giản nhất cho những người giàu có để kéo dài cuộc sống của các đồng bào Mỹ của họ sẽ là đóng phần thuế công bằng của họ. Hầu hết không đóng; một chính phủ tốt, được tự do hợp pháp hóa, 18sẽ đảm bảo rằng họ phải đóng. Trao cho 330 triệu người Mỹ thêm 5 năm tự do là một triển vọng tốt hơn việc trao cho ba tỉ phú một triệu năm lo âu. Nó cũng có đức hạnh để trở nên có thể.

Sao Kim

Một sự trốn đầu sỏ tài phiệt khác là không gian bên ngoài. Một sự tìm kiếm là các hành tinh giống-Trái Đất trong thiên hà. Nghiên cứu các hành tinh là quyến rũ và hết sức đáng ủng hộ. Thế nhưng là không rõ rằng bất kể hành tinh nào khác, dù từ xa nó có thể trông tốt thế nào, có thể thực sự cứu sống chúng ta. Trái Đất là quê hương của chúng ta không chỉ bởi vì các đặc trưng vật lý mà chúng ta từ xa có thể phát hiện ra trên một hành tinh khác, mà cũng nhờ 19sự tương tác cá biệt và mật thiết của nó với sự sống. Trái Đất cung cấp những điều kiện cho sự sống rất đơn giản khoảng bốn tỉ năm trước, và kể từ đó trở đi, sự sống đã tái tạo hành tinh của chúng ta. Như nhà sinh học tiến hóa Olivia Judson đã viết, nhiều diện mạo của tự nhiên mà chúng ta coi là nghiễm nhiên, như thành phần của khí quyển, màu bầu trời, và sự đa dạng của các khoáng sản, trên thực tế, phụ thuộc vào sự sống. Sự tồn tại của chúng ta trên Trái Đất có tính lịch sử, và 20không hành tinh nào khác có lịch sử của Trái Đất.

Các nhà tiên phong tư nhân của chúng ta về khám phá không gian hoàn toàn đúng rằng chỉ các ý tưởng, mà bây giờ có vẻ tham vọng điên rồ, sẽ có một sự hoàn trả có ý nghĩa muộn hơn. Nhưng chiến thắng lớn đó, khi nó đến, sẽ không là sự giải cứu Homo sapiens. Nhằm để ra không gian bên ngoài, chúng ta sẽ phải phát đạt và thịnh vượng ở đây 21trong vài thập niên nữa.

Trong hệ thống mặt trời của chúng ta, những người muốn trốn thích Sao Hỏa hơn. Có những lý do tuyệt vời để khám phá Sao Hỏa, nhưng hành tinh đỏ sẽ không giải cứu chúng ta khỏi sự biến đổi khí hậu hay bất cứ mối đe dọa trực tiếp khác nào. Thang thời gian của sự sống sót hay tuyệt chủng con người, đại thể giữa bây giờ và 2040, đơn giản là quá ngắn. Trong mọi trường hợp, các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc định cư Sao Hỏa là lớn hơn các vấn đề liên quan đến giải quyết sự biến đổi khí hậu rất nhiều.

Và chúng chồng nhau. Nếu chúng ta muốn khai phá không gian, chúng ta sẽ cần các tên lửa chạy bằng năng lượng nhiệt hạch—mà có nghĩa rằng 22đầu tiên chúng ta sẽ phải làm chủ năng lượng nhiệt hạch ở đây trên Trái Đất. Nhưng nếu chúng ta có năng lượng nhiệt hạch trên Trái Đất, chúng ta sẽ có thể cung cấp cho bản thân chúng ta năng lượng sạch vô tận, đảo ngược sự nóng lên toàn cầu, và loại bỏ mọi nhu cầu rời khỏi hành tinh của chúng ta. Cho dù chúng ta muốn ở lại hay đi, chính năng lượng nhiệt hạch đáng sự chú ý ngay lập tức của chúng ta.

Trong những thảo luận về việc trốn vào không gian, chẳng ai từng nhắc đến Sao Kim, láng giềng gần nhất của chúng ta, hành tinh giống với Trái Đất nhất. Sao Kim là một sự phô bày gây thất vọng nhất của hiệu ứng nhà kính, hiện tượng vật lý mà các đầu sỏ tài phiệt muốn trốn đang gây ra, một cách trực tiếp nếu họ là các đầu sỏ tài phiệt hóa thạch, một cách gián tiếp nếu họ là các đầu sỏ tài phiệt số. Khí quyển Sao Kim gồm dioxide carbon bẫy nhiệt mặt trời, làm cho bề mặt của nó nóng không thể tưởng tượng nổi. Các hành động của chúng ta nói chung, và các hành động của các đầu sỏ tài phiệt của chúng ta nói riêng, đang làm cho Trái Đất giống Sao Kim hơn. Như thế chúng ta được cho là nhìn sang chỗ khác.

Sẽ là dễ hơn nhiều để chặn hiệu ứng nhà kinh trên Trái Đất hơn là để tìm và định cư một hành tinh ngoài phù hợp, hay để chuyển hóa Sao Hỏa. Thăm dò không gian là một mục tiêu đáng giá, nhưng là khó hơn, và không phải sự thay thế cho việc giữ hành tinh của chính chúng ta có thể ở được. 23Trình tự logic là đơn giản: các lò phản ứng nhiệt hạch, năng lượng tái tạo, tự do trên Trái Đất; rồi các tên lửa nhiệt hạch, thăm dò, và khám phá trong không gian.

Cho dù trình tự này bằng cách nào đó không giữ vững được, là đáng ngờ rằng chúng ta có thể thiết lập trật tự trong vũ trụ nếu chúng ta không thể làm vậy trên hành tinh quê hương của chúng ta.

Trống rỗng

Thật ngẫu nhiên, vì sao chính chúng ta, hơn là ai đó khác, có vẻ đang làm tất cả sự tìm kiếm cuộc sống bên ngoài hành tinh quê hương của chúng ta? Xét rằng chúng ta ở một hành tinh phù hợp cho sự sống, vì sao không ai khác đã tìm thấy chúng ta? Vì sao không ai thậm chí có vẻ đang tìm?

Hẳn đã phải có các nền văn minh khác trong thiên hà của chúng ta. Nhưng để liên lạc với chúng ta, họ đã phải đạt giai đoạn của công nghệ số. Tại điểm đó, chúng ta có thể phỏng đoán, chúng đã bị phá hủy bởi những sự sáng tạo của riêng chúng, media xã hội của riêng chúng, sự giám sát của riêng chúng, trí tuệ nhân tạo của riêng chúng, nữ thần báo ứng của riêng chúng.

Chính thời khắc của chúng ta ở đây trên Trái Đất là cái gợi ý một giả thuyết như vậy. Kể từ 2010, khi media xã hội tiếp quản internet, những công nghệ mới được thổi phồng—hãy nghĩ về tiền mã hóa, xe tự-lái, metaverse (không gian ảo), toàn bộ nền kinh tế gig (nơi lao động là linh hoạt, bán thời gian, không cố định và bấp bênh)—nói chung đã hóa ra là những sự lừa đảo. Media xã hội không phải là công nghệ cao theo bất cứ nghĩa nào: chúng là sự thao túng hành vi chủ nghĩa giữa-thế kỷ thứ hai mươi được tiến hành trên quy mô lớn. 24Chúng cản trở tư duy khoa học. Phiên bản Twitter của Elon Musk là chống-bằng chứng và ủng hộ-âm mưu, đề xuất một thời đại đen tối mới của sự lãnh đạo có sức lôi cuốn và tư duy ma thuật. Ý tưởng về bản thân công nghệ phải được giải cứu khỏi chu kỳ đầu tư lừa đảo bị tuyên truyền-dẫn dắt.

Để vươn tới các vì sao, chúng ta 26sẽ phải tránh nhìn vào điện thoại của mình. Chúng ta có thể đến các hành tinh khác chỉ với các tên lửa nhiệt hạch. Chúng ta sẽ phát triển các tên lửa nhiệt hạch khi chúng ta có năng lượng nhiệt hạch. Chúng ta sẽ có năng lượng nhiệt hạch chỉ nếu chúng ta cố gắng giải quyết sự biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ giải quyết sự biến đổi khí hậu chỉ nếu mọi người tin rằng điều đó đang xảy ra. Mọi người sẽ tin rằng điều đó đang xảy ra chỉ nếu media xã hội được cải cách. Musk sở hữu một nền tảng dạy chúng ta rằng sự biến đổi khí hậu là một trò chơi khăm. Điều đó làm cho du hành vũ trụ ít có khả năng hơn nhiều.

Chúng ta hãy biến công nghệ của chúng ta hướng lên và hướng ra, khỏi sự khai thác tâm lý của những tâm trí dễ bị tổn thương và theo hướng xây dựng và thám hiểm. Đầu tiên chúng ta hãy xây dựng các tấm pin mặt trời và điện gió và các nhà máy điện nhiệt hạch và dùng chúng để cứu Trái Đất khỏi hiệu ứng nhà kính, rồi giải quyết các vấn đề kỹ thuật còn lại của thăm dò không gian.

Nếu chúng ta có thể sống sót trên hành tinh này, chúng ta có thể có thời gian và năng lực để khám phá các hành tinh khác. Chúng ta nên thăm dò chúng chỉ sau khi chúng ta có thể bảo đảm cuộc sống và tự do trên hành tinh này. Chúng ta nợ bản thân chúng ta nhiều—như nợ bất kể ai khác mà chúng ta có thể bắt gặp dọc đường.

Các Chủ thể (Subjects)

Những sự đột nhập ít tham vọng nhất của chúng ta vào không gian có thể đã dạy chúng ta nhiều nhất. Nhờ các vệ tinh bây giờ chúng ta có khả năng vẽ các đường nét của các thành phố tiền sử mà đã không để lại đằng sau các đền thờ và pháo đài lớn (26chẳng hạn, Nebelivka, ở Ukraine ngày nay).

Bởi vì cái còn lại cho chúng ta từ các nền văn minh Cận Đông ban đầu là các bức tường và các thần tượng bằng đá, chúng ta có khuynh hướng hình dung sự tiến bộ như các rào cản ngày càng thấp hơn và tà đạo ngày càng ít hơn. Từ một chế độ bóc lột và hy sinh con người khủng khiếp, loài người tiến lên phía trước, các bức tường lùi lại, và các vị thần được thuần hóa. Nhưng các vẻ bề ngoài đó rất có thể đánh lừa. Các thành phố cổ như các thành phố của Ai Cập và Mesopotamia cổ xưa được thiết kế theo các vòng tròn đồng tâm, 27giống các vòng vân của một cây, với không dấu hiệu có thể trông thấy nào của sự thờ phượng có tổ chức hay hệ thứ bậc. Mặc dù sẽ là một sai lầm để rút ra các kết luận quá vững chắc, chúng ta nên giữa đầu óc chúng ta cởi mở. Sự tiến bộ là nhiều hơn sự loại bỏ cái xấu trước nào đó, và tự do là nhiều hơn sự giảm sự đàn áp. Quan niệm về một quá khứ khinh hoàng có thể chẳng là gì nhiều hơn một cái cớ cho một hiện tại không thể đứng vững được.

Tự do khẳng định dẫn chúng ta trở lại với nhau. Giả như tự do chỉ là phủ định, chỉ là sự vắng mặt của các rào cản, tôi có thể nghĩ về bạn như chỉ một rào cản nữa. Vì nó là khẳng định, một sự hiện diện của các đức hạnh mà tôi khẳng định trong một thế giới mà tôi định hình, tôi thấy bạn cùng làm thế. Tự do khẳng định dẫn chúng ta để xem nhau như các diễn viên trong lịch sử. Nếu tự do là cái gì đó chúng ta phải cùng nhau xây dựng, thì mỗi chúng ta có một sự đặt cược (stake) vào nhau. Nếu các đức hạnh là thực nhưng đụng độ, thì chúng ta phải tuyên bố đức hạnh của riêng mình cũng như thích nghi những được hạnh của những người khác. Nếu tự do là về tương lai, chúng ta phải làm việc với nhau để giữ nó mở.

Việc hiểu sai điều này không chỉ là một sai lầm triết học mà là một sai lầm sống còn. Nếu chúng ta chấp nhận truyền thống sai của tự do phủ định, chúng ta sẽ kết thúc quay sang chống lại nhau. Chúng ta sẽ gặp rắc rối nhìn người khác như một người, một Leib, một người bình đẳng. Không có khả năng thấy những người khác, những người mê tít tự do phủ định sẽ gặp rắc rối để nhìn thậm chí bản thân họ (và thiệt hại họ đang gây ra cho chính họ). Nếu chúng ta nghĩ về tự do chỉ như một sự giải phóng khỏi các rào cản không mong muốn, chúng ta sẽ không tạo ra các cấu trúc đúng. Nếu chúng ta bắt đầu với ý tưởng về tự do như “bên trong và bên ngoài,” chúng ta sẽ kết thúc với một chủ nghĩa phát xít của “chúng tao và chúng nó.”

Cái “bên trong và bên ngoài” và “chúng tao và chúng nó” có chung, là điểm xuất phát rằng chúng ta là tốt, hay rằng cái tốt ở bên trong chúng ta. Cái tốt và cái xấu, thiện và ác, 28bị chia một cách dứt khoát và hoàn hảo. Cái tốt là chúng ta; chúng ta là tốt. Thì, không cần xem xét những thứ tốt có thể là gì, hay tìm sự giúp đỡ trong việc tìm chúng.

Những người Mỹ bảo vệ tự do phủ định ở trong thói quen cho rằng nước Đức Nazi và Liên Xô đã là kết quả của tự do khẳng định. Bất kể cố gắng nào để “can thiệp vào nền kinh tế,” lý lẽ tiếp tục, phải dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. Quan điểm này được lặp đi lặp lại không ngừng kể từ các năm 1940, và nó quen thuộc tới mức trở thành lẽ thường. Nhưng nó là sự tuyên truyền thuần túy nhất, hoàn toàn ngược với lịch sử. Hitler và Stalin, các lãnh tụ của các đảng cách mạng có khuynh hướng bạo lực, sẽ kinh ngạc để biết rằng họ lên nắm quyền như một kết quả của các nhà trẻ hay các quỹ hưu trí. Họ đã không.

Tự do khẳng định cứu không chỉ tự do mà cả thị trường khỏi các nhà tiếp thị tự do. Chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Nazi đã có một cơ hội chính xác bởi vì những người bảo vệ tự do phủ định đã không có kẻ thách thức nào trong các năm 1920, và 29chủ nghĩa tư bản đã sụp đổ thành Đại Suy thoái như một kết quả. Tự do phủ định theo nghĩa Mỹ của chúng ta—sự phá dỡ các dịch vụ chính phủ—gây ra sự sợ hãi và lo âu, khiến chính trị cực đoan có nhiều khả năng hơn. Nhà nước phúc lợi làm giảm sự lo âu con người và các rủi ro chính trị vốn có trong chu kỳ bùng phát-và-đổ vỡ (boom-and-bust) của các thị trường. Bằng cách ấy nó làm cho biến thể chính trị cực đoan Nazi và Soviet ít có khả năng hơn, bằng việc tước đi sự cô đơn và lo lắng của chúng mà tạo sự ủng hộ cho chính trị cực đoan.

Các Khách thể (Objects)

Trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, mà chúng ta chia sẻ với các thuật toán, ý tưởng về tự do phủ định có thể dẫn chúng ta đến sự đồi trụy còn sâu sắc hơn. Khi chúng ta đành chấp nhận tự do phủ định ngày nay, chúng ta cuối cùng đứng về phía không-con người chống lại con người. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng nó là nơi sự hiểu lầm Mỹ này về tự do đã dẫn chúng ta đến. Khi chúng ta nghĩ về tự do như tự do phủ định, chúng ta nghĩ chỉ về rào cản, không phải về người. Và khi đó chúng ta bắt đầu nghĩ về bản thân mọi người như các rào cản.

Rốt cuộc, không có gì đặc biệt con người về việc tránh các rào cản. Các mầm bệnh làm tốt việc đó, và cũng thế là malware (phần mềm độc hại). Nếu chúng ta nghĩ về tự do như phủ định, chúng ta thức dậy một ngày như các quán quân của cả hai loại virus, của các bit xa lạ của DNA và của mã máy tính không được biết. Chúng phải được phép thâm nhập vào miệng chúng ta, xâm lấn võng mạc của chúng ta, đi mọi nơi. Trong thực tiễn, giữa hầu hết các quyền Mỹ không bị nghi ngờ là các quyền của các photon chảy từ các màn hình máy tính đến các dây thần kinh thị giác để đưa sự quảng cáo nhắm mục tiêu, của các electron di chuyển giữa các ngân hàng để cho phép sự trốn thuế, và của các phân tử dioxide carbon để nung nóng không khí và diệt các loài.

Vấn đề không phải là vấn đề về công nghệ mà là về thế giới quan. Đi theo logic của tự do phủ định, chúng ta quan tâm đến một sự trừu tượng (nền kinh tế) hơn là đến thân thể của mọi người. Thay cho những người tự do, chúng ta thấy mình nói về một “thị trường tự do.” Mọi người trở thành các rào cản, phải được gỡ bỏ—hay bị xâm nhập. Huyền thoại về thị trường tự do dạy chúng ta rằng các thứ nên được tự do để luân chuyển mà không có sự cản trở.

30Khi từ tự do được thừa nhận cho nền kinh tế, suy ra rằng thị trường có các quyền. Các quyền như vậy sẽ được thực thi chống lại mọi người, được kỳ vọng để trải nghiệm các quyền của thị trường như các nghĩa vụ. Theo logic này, mọi người có một nghĩa vụ không quan tâm đến các thứ được mua và bán thế nào, hay đến tiền di chuyển ra sao, hay đến các độc quyền, hay chế độ nô lệ tiền lương, hay ô nhiễm, hay sự phát thải dioxide carbon.

Ý thức hệ thị trường tự do đòi rằng chúng ta mở rộng luật tất yếu (law of necessity) sâu vào đời sống và tâm trí chúng ta. Là đủ xấu để phục tùng luật tất yếu, phục tùng thế giới như nó là. Còn tồi hơn nhiều khi chúng ta chọn để mở rộng luật tất yếu bằng việc sáng tác ra các luật mới mà sau đó chúng ta phục tùng.

Bàn tay

Các thị trường là rất cần thiết, và chúng giúp chúng ta làm tốt nhiều thứ. Nhưng tùy vào mọi người để quyết định các thứ đó là gì và dưới các tham số nào thì các thị trường phục vụ tự do tốt nhất. Trong các lĩnh vực quan trọng, như chăm sóc sức khỏe, thị trường cung cấp một dịch vụ tồi. Nếu thân thể là một chỗ của lợi nhuận, nó không là một chỗ của sức khỏe. Chúng ta cần hiểu thân thể của mình, và việc coi chúng như hàng hóa làm cho việc này khó hơn nhiều để làm. Nguồn thông tin sức khỏe hàng đầu ở Hoa Kỳ bây giờ là 31quảng cáo thuốc trực tiếp-đến-người dùng.

Sự sinh là thời khắc quan trọng của đời chúng ta, nhưng khoa sản khó kiếm lợi nhuận, và như thế các bà mẹ và các trẻ sơ sinh chết mà lẽ ra đã sống. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ ở Hoa Kỳ là cao hơn ở bất cứ nước giàu có nào—và xu hướng đang theo hướng sai. 32Phòng ngừa là phần quan trọng nhất của chăm sóc sức khỏe, nhưng là khó để kiếm tiền từ việc giữ cho mọi người khỏe mạnh, như thế chúng ta quên nó đi. Chúng ta là một dân cư đang già đi, và các liệu pháp phòng ngừa—khoa học lão hóa (geroscience)—có thể giúp đỡ sự well-being (an lạc, khỏe mạnh) và tự do. Tuy nhiên, không rõ liệu chúng sẽ kiếm tiền hay không. Các loại bệnh tật nào đó là dễ sinh lời hơn các loại khác. Cái chết có thể sinh lời khi được quản lý hiệu quả, khi các gia đình cạn kiệt tài sản trong những ngày cuối cùng của đời của một người thân yêu. Y học thương mại kiếm lời đầu tiên bằng việc tước mất hàng năm của đời họ, và sau đó bằng việc thêm vài ngày cho họ.

Và như thế những người Mỹ sống cuộc đời ngắn hơn, đau ốm hơn trong khi chi nhiều tiền hơn rất nhiều về chăm sóc sức khỏe so với những người khác ở các nước giàu có thể so sánh được. Không có một ý tưởng khẳng định về tự do, không có quan niệm nào đó về Leib, chúng ta không thấy điều này lạ đến thế nào. Không có khả năng để gặp một bác sĩ hay không đủ tiền mua thuốc khi chúng ta đau ốm không phải là một dấu hiệu của tự do. Bị chết cũng chẳng là.

Khi những người Mỹ bước vào một bệnh viện, sự bắt gặp đầu tiên của họ thường là một nhân viên tài chính. Sự xác minh bảo hiểm này nhắc nhở người ốm yếu rằng tiền đến trước thân thể. Nó gợi ý rằng 33không có Leib nào, chỉ một Körper, một đồ vật mà từ đó có thể kiếm tiền.

Sau khi bệnh nhân được nhận vào, các y tá thăm bệnh nhân, thân thể họ bị chặn bởi một caddy máy tính lớn trên bánh xe. Trong sự tương tác, máy được đặt về mặt vật lý giữa bệnh nhân và một y tá, làm cho sự giao tiếp thực sự có vấn đề. Nếu và khi một bác sĩ xuất hiện, sự tương tác đó cũng sẽ chắc bị cản trở bởi một chiếc máy. Các bác sĩ bị ràng buộc bởi các ông chủ số của họ để mô tả cuộc gặp gỡ của họ với các bệnh nhân trong một 34ma trận tiêu chuẩn của các thể loại có thể được lập hóa đơn thanh toán. Mắt và những ngón tay của họ tìm kiếm cửa sổ thích hợp trên màn hình. Toàn bộ cuộc thăm bệnh diễn ra mà không có giao tiếp bằng mắt giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Khi y khoa được cơ giới hóa, tuổi thọ kỳ vọng Mỹ đã rớt xuống so với các nước có thể so sánh được. Sự thất bại sau đó trở thành một phần của chuyện kể. Ý thức hệ “thị trường tự do” nói với chúng ta rằng không có lựa chọn thay thế cho y học thương mại, nên cái đau và cái chết có thể tránh khỏi hẳn phải là phần của câu chuyện lớn hơn và hạnh phúc hơn nào đó. Sự lừa đảo khoái chí tàn ác này khai thác sự nhẫn nhục tôn giáo, một sự nhẫn nhục tôi đã nghe vô số lần: “các thứ xảy ra vì một lý do.” Thật đau lòng để nghe những người Mỹ viện dẫn một “lý do” cao hơn sau khi người thân yêu của họ đã chết một cách không cần thiết như kết quả của y học thương mại. Rằng những người trên lục địa riêng của chúng ta—ở Canada và Costa Rica—sống cuộc đời dài hơn và khỏe hơn chúng ta bằng cách nào đó chẳng bao giờ được nhắc đến.

Khi tôi rất đau yếu và được nhập bệnh viện, tôi đã muốn bàn tay hữu hình của một bác sĩ, không phải “bàn tay vô hình” của “thị trường tự do.” Những người nói về một “thị trường tự do” có ý niệm rằng “bàn tay vô hình” của nó sẽ quyết định cho chúng ta, giống một bậc cha mẹ cho một đứa trẻ. Đây là một bài hát ru về sự phục tùng, một ảo tưởng nữa rằng vũ trụ sẽ nói cho chúng ta cái gì là tốt và cần thiết. Khi bàn tay vô hình ấn mạnh chúng ta xuống, chúng ta được cho là hiểu rằng sự đau đớn của chúng ta phục vụ mục đích cao hơn nào đó. Sự duy lý hóa trống rỗng này đơn giản đặt nền kinh tế vào nơi giáo hội đã bênh vực các nhà thần học trung cổ và vào nơi nền quân chủ đã bênh vực các nhà chuyên chế hiện đại ban đầu: một sự trừu tượng mà trước nó chúng ta quỳ gối.

Hiệu quả

Tự do đòi hỏi sự thận trọng với lời nói. Khi chúng ta không thận trọng, chúng ta trôi dạt cùng với những lỗi ứng xử cho đến khi chúng ta bị chìm trên bờ của sự sáo rỗng. Trong việc thừa nhận một từ, chúng ta thừa nhận một khái niệm, và trong việc thừa nhận một khái niệm, chúng ta từ bỏ bản thân thứ đó. Một ví dụ then chốt là sự thừa nhận từ tự do (free) trước khi thậm chí chúng ta bắt đầu, như trong thị trường tự do.

Một ví dụ khác là chúng ta ôm lấy hiệu quả, một phi-giá trị làm ra vẻ như giá trị cao nhất. Lời nói cài lại (reset) cuộc trò chuyện. Nó cấm cái vì sao, đưa ra một cái thế nào vô tận. Nói về hiệu quả làm chúng ta sao lãng khỏi việc nghĩ về các mục đích và thay vào đó thúc giục chúng ta theo hướng một sự tính toán liên quan đến cái gì đó được làm nhanh thế nào. Y học thương mại, chẳng hạn, là hiệu quả trong việc moi tiền từ người đau yếu. Và đó là cách các bệnh viện được đánh giá bởi những người sở hữu chúng. Việc chấp nhận lợi nhuận như mục tiêu, tuy vậy, có nghĩa là quên về cuộc sống và sức khỏe.

Nói về hiệu quả là khinh thường các đức hạnh, mà được trình bày như những sự cản trở để khiến các thứ được làm. Các chuyên gia hiệu quả cười khinh bỉ các giá trị như “phi lý,” một sự lãng phí thời gian. Việc chấp nhận điều này có nghĩa là việc thay thế những cam kết đa dạng của mọi người bằng các mục đích che giấu của những người nắm quyền lực. Những người triển khai biệt ngữ hiệu quả đang thực sự đòi rằng bạn làm việc cho các mục đích của họ, mà bạn phải chấp nhận như một chuyện tất nhiên. Theo cách này, nói về hiệu quả gây ra sự phục tùng: chúng ta không chọn các mục đích của chúng ta, mà chạy đua để thực hiện mục đích của những người khác.

Lịch sử xác nhận rằng nói về hiệu quả có thể dẫn một dân tộc ra xa khỏi tự do. Hiệu quả là lý lẽ cho việc chuyển sản xuất Mỹ sang Trung Quốc trong các năm 1980 và các năm 1990. Kết quả là sự suy giảm tự do ở Hoa Kỳ, và sự trỗi dậy của Trung Quốc như siêu cường đàn áp. Trong các điều kiện đàn áp, các công nhân ở Trung Quốc sản xuất các điện thoại di động của chúng ta và nhiều thứ khác. Họ là các công cụ trong một dự án chính trị không có mục đích nào ngoài niềm vui của những kẻ cai trị của họ, những người (chẳng hạn) thấy là hiệu quả để bán nội tạng của những người bất đồng chính kiến bị giết và tóc của những người sắc tộc thiểu số bị tù trong các trại tập trung. Trung Quốc của hôm nay, với ý thức hệ cộng sản và thực hành tư bản chủ nghĩa của nó, là về hiệu quả.

Chẳng có gì mới về biệt ngữ hiệu quả làm mất nhân tính. Hiệu quả đã là một lý lẽ cho chế độ nô lệ Mỹ trong thế kỷ thứ mười chín và cho các trại tập trung Nazi và Soviet trong thế kỷ thứ hai mươi. Julius Margolin, trong hồi ký của ông 35về 5 năm trong Gulag, đã định nghĩa nó như một chỗ nơi không ai có thể hỏi vì sao? “Ở đây không có câu hỏi vì sao,” một lính gác trại Auschwitz nói với Primo Levi.

36Trong Ghetto Warsaw, những người Do thái làm việc cực nhọc cho đến khi thực phẩm họ dùng được coi là có giá trị hơn lao động có thể được khai thác từ họ. Rồi họ bị tống đến Treblinka để bị thiêu. Việc dọn sạch ghetto được định thời gian theo hiệu quả.

Nếu hiệu quả là số đo duy nhất, thì các giá trị bốc hơi và sự đoàn kết là không thể có. Leib trở thành Körper, để được dùng và quăng đi.

Chú thích:

Đoàn kết

1Lời chứng của người sống sót bây giờ là quan trọng: Một ví dụ về sử dụng lời chứng trong một công trình chuẩn là Doris Bergen, The Holocaust: A New History (London: History Press, 2009).

2bị gạt bỏ như phi lý: Xem Peter Baldwin, ed., Reworking the Past: Hitler, the Holocaust, and the Historians’ Debate (Boston: Beacon Press, 1990); Charles Maier, The Unmasterable Past: History, Holocaust, and German National Identity (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 1988).

3“tổ chức sự phụng sự chân lý,”: Havel, “Power of the Powerless,” 90.

4“Chúng tôi đã đợi các quyền hơn 340 năm”: Martin Luther King, Jr., “Letter from a Birmingham Jail,” April 16, 1963.

5“cho đến khi cách mạng 1776 hoàn thành.”: John Lewis, “Speech at the March on Washington,” August 28, 1963.

6dưới khẩu hiệu khôn ngoan: Gazeta Wyborcza được xuất bản đầu tiên vào ngày 8-5- 1989, với khẩu hiệu “Nie ma wolności bez Solidarności.”

7“sự thừa nhận mạnh mẽ rằng tự do là không thể chia cắt.”: Havel, “Power of the Powerless,” 53.

8“Cá nhân tự do mà khẳng định mình”: Charles Taylor, “Atomism,” trong Powers, Possessions, and Freedom, ed. Alkis Kontos (Toronto: University of Toronto Press, 1979).

9những cam kết trước của họ bây giờ dường như vô nghĩa: Martin Šimečka, bài phát biểu tại hội nghị Eurozine, Vilnius, May 9, 2009.

10chính trị của tính không thể tránh khỏi sẽ tiếp quản: Như thế một số người trong số họ đã phạm cái tôi coi là những phán xét sai lầm lớn liên quan đến cả sự bất bình đẳng kinh tế và cuộc chiến tranh ở Iraq. Xem Marcin Król, Byliśmy głupi (Warsaw: Czerwone i Czarne, 2015).

11“Có chiến tranh giai cấp, đúng thế”: Warren Buffett được trích trong Ben Stein, “In Class Warfare, Guess Which Class Is Winning,” NYT, November 26, 2006.

12Các đầu sỏ tài phiệt số làm chúng ta mất tập trung: Franklin Foer đưa ra một trường hợp xuất sắc trong cuốn sách của ông World Without Mind: The Existential Threat of Big Tech (New York: Penguin, 2018).

13các lời nói dối về sự nóng lên toàn cầu: Nick Robins-Early, “Twitter Ranks Worst in Climate Change Misinformation Report,” Guardian, September 23, 2023.

14họ sẽ sống mãi mãi: Về một tiểu thuyết rút ra từ tính kiêu ngạo bất tử, xem Gary Shteyngart, Super Sad True Love Story (New York: Random House, 2011).

15“trong chốc lát (kurzweil).”: Đoạn kinh thách thích hợp là Job 24:17–24:

17 Đối với tất cả bọn chúng, đêm tối mịt là ban ngày. Vì chúng quen thuộc nỗi hãi hùng trong đêm tối mịt.

18 Ước gì bọn ác như bọt bèo trôi dạt trên mặt nước. Phần đất của chúng bị rủa sả. Không ai đi về hướng vườn nho chúng!
19 Ước gì cơn nắng hạn và trời nóng bức cướp mất nước tuyết tan. Và âm phủ cướp mất kẻ phạm tội!
20 Ước gì dạ mang chúng quên chúng đi. Thây chúng ngọt ngào cho dòi bọ. Không ai nhớ đến chúng nữa. Và tội ác gãy đổ như cây cối!
21 Chúng ngược đãi các bà vợ không sinh đẻ. Đối xử tàn nhẫn với các bà góa chồng.
22 Nhưng Đức Chúa Trời dùng quyền năng hủy diệt kẻ mạnh bạo. Ngài ra tay, chúng mất hy vọng sống.
23 Tuy Ngài để chúng sống bình an vô sự. Mắt Ngài theo dõi mọi đường đi nước bước.
24 Chúng được tôn cao trong chốc lát, rồi biến mất. Chúng khô héo, rũ xuống như cỏ dại, Như gié lúa cắt rời khỏi thân.”

16Sự hữu hạn của thời gian của chúng ta: Nietzsche có châm ngôn hay “Cuộc sống này, cuộc sống vĩnh cửu của bạn!” Nachgelassene Fragmente Frühjahr 1881 bis Sommer 1882, pt. 5, vol. 2 của Nietzsche Werke: Kritische Gesamtausgabe (Berlin: Walter de Gruyter, 1973), 411. So sánh Max Frisch trong tiểu thuyết năm 1964 của ông Mein Name sei Gantenbein: “Bây giờ không phải là bây giờ mà là luôn luôn” (jetzt ist nicht jetzt, sondern immer).

17ngắn hơn đàn ông Nhật tám năm: Những con số này thay đổi một chút từ năm này qua năm khác. Tôi dựa vào dữ liệu cuối năm 2021 trong Shameek Rakshit et al., “How Does U.S. Life Expectancy Compare to Other Countries?,” KFF Health Tracker, October 10, 2023.

18sẽ đảm bảo rằng họ phải đóng: Xem Emmanuel Saez and Gabriel Zucman, The Triumph of Injustice: How the Rich Dodge Taxes and How to Make Them Pay (New York: Norton, 2019). (Chiến thắng của sự Bất công, NXB Dân Khí 2019)

19sự tương tác cá biệt và mật thiết của nó với cuộc sống: J. B. Lamarck, Hydrogéologie (Paris: 1802); Charles Darwin, The Formation of Vegetable Mould, Through the Action of Worms, with Observations on Their Habits (London: John Murray, 1881), được thảo luận trong Stephen Jay Gould, Hen’s Teeth and Horse’s Toes (New York: Norton, 1984), 120–33; W. Vernadsky, La Biosphère (Paris: Félix Alcan, 1929); Pieter Westbroek, Life as a Geological Force (New York: Norton, 1991); Tim Lenton and Andrew Watson, Revolutions That Made the Earth (Oxford: Oxford University Press 2011).

20không hành tinh nào khác: Một nghiên cứu mới về sự cùng-tiến hóa của trái Đất và sự sống, dù vẫn chưa được công bố, đã được Olivia Judson hoàn tất. Xem “Our Earth, Shaped by Life” của bà, Aeon, November 22, 2022, và “The Energy Expansions of Evolution,” Nature Ecology and Evolution 1, no. 0138 (April 28, 2017).

21trong vài thập niên nữa: Cho một sự suy ngẫm hữu ích, xem Bruno Latour, Où atterrir? (Paris: La Découverte, 2017).

22đầu tiên chúng ta sẽ phải làm chủ năng lượng nhiệt hạch: Jason Parisi and Jusin Ball, The Future of Fusion Energy (London: World Scientific, 2019), 354.

23Trình tự logic là đơn giản: Parisi and Ball, Future of Fusion Energy, 356.

24Chúng cản trở tư duy khoa học: Một ví dụ hay, ngoài sự nóng lên toàn cầu, là sự tiêm chủng. Tôi biết rằng có những sự rắc rối, nhưng kỹ thuật số quy giản sự hiểu biết thực sự thành sự vô nghĩa nhị phân. David A. Broniatowski et al., “Weaponized Health Communication: Twitter Bots and Russian Trolls Amplify the Vaccine Debate,” American Journal of Public Health 108, no. 10 (October 2018): 1378–84.

25sẽ phải tránh nhìn vào điện thoại của mình: Như một kết quả của các sở thích media của họ, những người trẻ hơn thực sự được phơi ra đối với ít thông tin thật về sự nóng lên toàn cầu so với xnxn già hơn. Nina Horaczek, “Die Klimawandelleugner-Lobby,” Der Falter, February 19, 2019.

26chẳng hạn, Nebelivka: Triển lãm “The Nebelivka Hypothesis” tại Triển Lãm Kiến trúc Quốc tế lần thứ 18 của Biennale di Venezia đã gom lại công nghệ mới với các lý lẽ cũ. Xem https://forensic-architecture.org/​investigation/​the-nebelivka-hypothesis.

27giống các vòng vân của một cây: David Graeber and David Wengrow, The Dawn of Everything (New York: Farrar, Straus & Giroux, 2021), 298.

28bị chia một cách dứt khoát và hoàn hảo: Józef Tischner, Spowiedź rewolucjonisty. Czytając „Fenomenologię ducha” Hegla (Kraków: Znak, 1993), 164.

29chủ nghĩa tư bản đã sụp đổ thành Đại Suy thoái: Về các bài học của các học giả, xem John Maynard Keynes, The General Theory of Employment, Interest, and Money (1936; tái bản London: Macmillan, 1973).

30Khi từ tự do được thừa nhận cho nền kinh tế: Fanon nghĩ rằng ngôn ngữ là một dấu hiệu về khi chúng ta “là-cho-những người khác.” Việc thừa nhận từ tự do cho thị trường có nghĩa “là-cho-những người khác” khi người khác được nói đến đó là một sự trừu tượng hay một quy ước xã hội. Frantz Fanon, Black Skin, White Masks, trans. Richard Phillcox (New York: Grove Press, 2008), 1; ban đầu được công bố bằng tiếng Pháp trong 1952.

31quảng cáo thuốc trực tiếp-đến-người dùng: C. Lee Ventola, “Direct-to-Consumer Pharmaceutical Advertising: Therapeutic or Toxic?,” P&T 36, no. 10 (2011): 669; Neeraj G. Patel et al., “Therapeutic Value of Drugs Frequently Marketed Using Direct-to-Consumer Television Advertising, 2015 to 2021,” JAMA Research Letter, January 13, 2023; Ola Morehead, “The ‘Good Life’ Constructed in Direct-to-Consumer Drug Advertising,” luận văn thạc sĩ không công bố, 2018.

32Phòng ngừa là phần quan trọng nhất: Vài trong số này liên quan với tính sinh lời của sự chuyên môn hóa. Xem K. E. Hauer et al., “Factors Associated with Medical Students’ Career Choices Regarding Internal Medicine,” Journal of the American Medical Association 300, no. 10 (September 10, 2008): 1154–64. Về lĩnh vực lão khoa quan trọng nhưng bị lãng quên, xem Atul Gawande, Being Mortal: Medicine and What Matters in the End (New York: Macmillan, 2014), 36–48.

33không có Leib nào, chỉ một Körper: Nhà tiểu thuyết Nhật bản Haruki Murakami viết về một “mối quan hệ từ vết thương đến vết thương.” Chúng ta băng bó các vết thương, và các vết thương liên kết chúng ta.

34ma trận tiêu chuẩn của các thể loại có thể được lập hóa đơn thanh toán: Các bác sĩ gỏi than phiền về việc này liên tục. Xem cả Jerome Groopman, How Doctors Think (New York: Houghton Mifflin, 2007).

35về 5 năm trong Gulag: Julius Margolin, Journey to the Land of the Zeks and Back: A Memoir of the Gulag, trans. Stefani Hoffman (New York: Oxford University Press, 2020), 314; ban đầu được viết bằng tiếng Nga trong 1947. Golfo Alexopoulos mô tả Gulag như một chỗ nơi hàng triệu người được xác định là đã biến mất trong Illness and Inhumanity in Stalin’s Gulag của bà (New Haven: Yale University Press, 2017), 106 và đây đó.

36Trong Ghetto Warsaw: Một hướng dẫn ơhi thường cho sự sống và cái chết ở Ghetto Warsaw là Barbara Engelking and Jacek Leociak, The Warsaw Ghetto: A Guide to the Perished City, trans. Emma Harris (New Haven: Yale University Press, 2009). Xem cả T.B., “Waldemar Schön–Organizator Getta Warszawskiego,” Biuletyn Żydowskiego Instytutu Historycznego, no. 49 (1964): 85–90; Tatiana Berenstein, “Praca przymusowa Żydów w Warszawie w czasie okupacji hitlerowskiej,” Biuletyn Żydowskiego Instytutu Historycznego, nos. 45–46 (1963): 43–93. Tôi trình bày điều này trong Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin (New York: Basic Books, 2016).