Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2025

Một chuyến thăm của Hoàng gia Bỉ

 Trần Tố Nga

Trong những ngày 1-3 tháng tư năm 2025, có một chuyến thăm cấp nhà nước đã để lại trong lòng nhiều người dân Việt những nghĩ suy sâu sắc, không hẳn vì người viếng thăm là vua và hoàng hậu của người Bỉ mà vì chính tấm lòng nhân ái của hai vị vua này.

Tôi xin không nói đến những buổi tiếp đón chính thức mang tính Nhà Nước, mà các đài truyền hình và báo chí chính thức đã đăng tải. Chỉ xin được kể về một cuộc gặp.

Một trong những mục tiêu của chuyến thăm của hoàng gia Bỉ đến Việt Nam là “Chất độc Da cam từ quá khứ đến tương lai” trong đó có cuộc gặp các nạn nhân đã bị nhiễm hoặc truyền di chứng chất độc da cam.

Ngày 3 tháng tư, Bảo tàng chứng tích chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp vua, hoàng hậu cùng nhiều bộ trưởng và những nhân vật cao cấp của Bỉ. Sau khi thăm bảo tàng, vua và hoàng hậu tươi cười bước vào phòng tranh nơi các nạn nhân da cam đang hồi hộp chờ. Nụ cười tươi biến thành những nét ân cần, thương yêu khi nhìn thấy các nạn nhân. Không một chút phân biệt, hai vương gia ngồi ngay xuống hai chiếc ghế đã đặt sẵn. Thanh Sơn bị liệt hai chân, và Hoan bị mất cả hai chân, một bên tay bị liệt ngồi hai bên. Hai vương gia không quên nhìn qua và ra hiệu chào Hoài Thương không tay, không chân đang hoàn tất bức tranh vẽ tặng hoàng hậu bằng ngòi bút trên miệng của mình.

Bỏ qua mọi nghi thức, câu chuyện bắt đầu bằng lời chào mừng của Sơn và sau đó của Hoan, cả hai đều nói lưu loát bằng tiếng Anh. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người đã tham gia đỡ và lưu giữ các thai nhi không thành hình do nhiễm chất độc da cam cùng tham gia vào câu chuyện về hậu quả của chất khai quang bị quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Hoài Thương hoàn thành bức tranh, tự mình mang đến trên chiếc ghế lăn bé xíu của mình, dâng lên cho hoàng hậu. Bà xúc động, cầm bức tranh bằng hai tay – điều hiếm thấy – và yêu cầu chụp ảnh. Một bức tranh khác do Huỳnh Thị Xậm, một nạn nhân bị liệt hai tay và vẽ bằng hai chân của mình được chủ tịch Hội da cam thành phố Hồ Chí Minh thay mặt em dâng tặng nhà vua với bức ảnh của Xậm đang vẽ tranh.

Vua Philippe đã vô cùng tế nhị, hai lần yêu cầu chụp ảnh vua đang cầm trên tay bức tranh để gửi cho Xậm vì nhà xa, không đến được.

Theo chương trình chuẩn bị trước, tôi chỉ được 15 phút cho cuộc gặp gỡ này, nhưng 30 phút đã trôi qua, người phụ trách lễ tân của hoàng gia không đành cắt đứt và nói “Cứ để tự nhiên, tôi không dám cho ngưng”.

Khi hoàng hậu biết bà ngoại của Hoài Thương đang hấp hối và mẹ của Thương đang ở dưới sảnh, bà yêu cầu đưa mẹ của em lên. Nghe tôi giải trình rằng, khi trong gia đình có một nạn nhân thì chính người phụ nữ là người mất hết cuộc sống riêng của chính mình thì hoàng hậu và vua đã bắt tay người mẹ trẻ vẫn còn bàng hoàng vì chưa bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó, mình được vua và hoàng hậu của một nước xa xôi bắt tay mình.

Trong buỗi tiếp tân buổi tối, tôi đã nói với vị vua của người Bỉ: “Nước Việt Nam và người Việt Nam chúng tôi, đã từ lâu không có vua. Nhưng hôm nay, lòng nhân ái, tính cách tế nhị của vua và hoàng hậu đã thu phục lòng chúng tôi. Thay mặt nạn nhân da cam, thay mặt nhiều người dân Việt Nam, xin được cám ơn vua và hòang hậu của người Bỉ.”

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 4 năm 2025 

Nguồn: https://www.diendan.org/viet-nam/mot-chuyen-tham-cua-hoang-gia-bi