Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

Trân quý những tiếng nói rung lắc xã hội

Lê Học Lãnh Vân

 

Khi nghĩ về các Tổng bí thư Việt Nam, nhiều người tiếc cho ông Nguyễn Phú Trọng. Tuy ông chính thức chỉ là một trong tứ trụ nhưng uy thế chính trị của ông khiến ông gần như có vị trí độc trụ trên thực tế. Được tin tưởng là liêm chính, nắm quyền lực tập trung mạnh, ông có thể tiến hành cải cách sâu rộng và nếu vậy thì ông đã chiếm vị trí rất sáng trong lịch sử Đảng và lịch sử quốc gia. Tiếc thay, ông chỉ an phận ở vai trò người đốt lò vĩ đại và người góp phần nâng cấp quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ!

Người nối tiếp vị trí ông Trọng là ông Tô Lâm. Những bước tiến nhanh chóng và vững chắc của ông về vị trí Tổng bí thư cho thấy một cá nhân tài ba, có tầm nhìn xa rộng. Số người hy vọng vào một kỷ nguyên mới của Việt Nam đã đông hơn. Không chỉ nói, ông Tô Lâm còn hành động nhanh và dứt khoát. Thí dụ khá rõ là việc tinh giảm bộ máy! Theo những gì ông tuyên bố, người ta hy vọng Việt Nam sẽ có nhiều cải cách hơn trong những ngày sắp tới.

Để Việt Nam đi từ vùng “kỷ nguyên cũ” sang vùng “kỷ nguyên mới”, cần một sự rung lắc xã hội cũ để bụi bặm bay tung lên, rác rưởi rớt xuống. Từ đó mà toàn xã hội, người dân và giới chức trách, cảnh giác với những bất cập và trì trệ trong “kỷ nguyên cũ” và quyết tâm góp phần xây dựng “kỷ nguyên mới”.

Huy Đức đã góp phần rung lắc. Đọc các bài viết của ông, dù tán thành hay không đồng ý, người ta dễ cảm nhận đó là ngòi bút sắc sảo, can đảm và ra ngoài “cái hộp” của những nhận xét, quan điểm thường tình. Người như vậy dễ bị chống đối, căm ghét. Người lục lục thường tài và hiền lành, không muốn va chạm với ai, sống đời lặng lẽ, không đụng chạm tới các đề tài “tế nhị”, người đó chiếm cảm tình nhiều người. Phải như Huy Đức mới dám và có sức mạnh rung lắc, nhận căm ghét về riêng mình để góp tiếng nói của người “thất phu hữu trách”.

Không phải tất cả những điều Huy Đức viết đều được người đọc đồng tình nhưng như vậy mới hay, mới có khoảng trống cho sự thảo luận và sự thảo luận công khai nâng cao kiến thức cộng đồng.

Tôi không biết 13 bài viết của Huy Đức được kết luận "xâm hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân ... " là những bài nào. Tháng 5 năm 2024 tôi có đọc bài “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi”, trong đó tôi chú ý câu “Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ”. Với tôi, hơn cả sự nhắc nhở chân tình, đó là một câu gởi gấm niềm tin và hy vọng vào người đã nắm quyền lực lớn và đang rộng đường bước lên vị trí tối cao!

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi luật rừng xanh đang được áp dụng cho các mối quan hệ quốc tế, khi Liên Hiệp Quốc không còn vai trò điều phối thế giới nữa, Việt Nam rất cần nhanh chóng trở thành giàu mạnh và ấm no để có thể tự chủ hơn. Có thể nói, nhanh chóng giàu mạnh, nhanh chóng bước vào “kỷ nguyên mới” là điều kiện tồn vong của đất nước đứng đầu sóng ngọn gió trong số các quốc gia ASEAN. Có lẽ không còn cách nào ngoài cách Việt Nam tự hòa giải những chia rẽ trong lòng mình và xây dựng hào khí chính đáng của quốc gia.

Người ở vị trí tối cao “tư duy như một nguyên thủ”, đứng cao hơn hết thảy những ràng buộc vùng miền, ngành nghề, phe phái, chủ thuyết, người ấy mới có tâm thế và điều kiện làm ngọn cờ tập hợp quốc dân.

Vụ Huy Đức là cơ hội góp phần đoàn kết quốc gia, nâng cao hào khí. Quốc gia quảng đại, ôm tất cả vào lòng, không thù ghét ai. Quốc gia trân trọng từng tiếng nói góp ý, không xem ai là thù địch hay có tội khi góp ý không cùng chiều. Quốc gia trân trọng từng đóng góp, kiên nhẫn đãi cát tìm vàng, mong từ muôn vàn góp ý lọc được chiến lược hay cho quốc kế dân sinh...

Một khi người Việt được thuyết phục bởi tinh thần, giá trị đó của quốc gia, làm sao Việt Nam không giàu mạnh, ấm no?

 

Ngày 14 tháng 2 năm 2025