Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

Đầu năm, về Lộc Ninh thăm chị Thụy Vũ

 Ngô Thị Kim Cúc


Đầu năm, Văn Việt mở-hàng bằng chuyến về Lộc Ninh thăm chị Nguyễn Thị Thụy Vũ.

Lần đi-hụt gần nhứt là lần chị Thụy Khuê về Việt Nam cách đây vài năm, nhưng dự định đã không thành khi bạn bè ở Sài Gòn được người-nhà-nước khuyến nghị "không nên đi", còn gia đình ở Lộc Ninh cũng được người-nhà-nước cảnh báo "không nên tiếp".

Chuyến đi lần này không bị trục trặc, nhưng mọi người bảo nhau không biết chị Thụy Vũ giờ có quên nhiều hơn khi thời gian ngày càng tàn nhẫn hơn với một người ở tuổi gần chín mươi lại còn mang trọng bịnh.

Và suốt hành trình Sài Gòn - Lộc Ninh, suốt mấy tiếng đồng hồ ngồi xe, bất cứ cái gì chợt hiện ra trong đầu đều biến thành đề tài để mọi người cười cợt hay tranh cãi.

Vẫn còn nhiều sắc màu rực rỡ ngày tết trên sân vườn nhà chị Thụy Vũ khi mai và các loài hoa khác vẫn khoe sắc bên nhau, bởi cửa hàng hoa của con trai chị vốn là một điểm hoa nổi tiếng ở địa phương.

Ngày tết, trông chị Thụy Vũ thật tươi tỉnh và có vẻ khỏe hơn so với lần gần nhứt chúng tôi về thăm.

Vài câu chào hỏi ngắn có tính test-nhanh về chuyện nhớ-quên của chị:

-Ngày tết chị có gì vui hông?

-Vui nhứt là ngủ. Ngủ ngon.

-Ngủ thì có gì đâu mà vui.

-Ngủ khỏi nghe ai nói gì hết, khỏi phiền.

-Chị bữa nay khỏe-xinh nghe. Y như gái mười tám á.

-Mười tám gì, tám mốt thì có. Nhưng mà cũng hông phải tám mốt đâu, già hơn...

-Chị tám tám đúng hông. Tám tám nói ngược nói xuôi gì cũng y như nhau, khỏe...

Rồi gợi lại chuyện-cũ với chị:

-Chị còn nhớ bài thơ Tô Thùy Yên viết tặng Thụy Vũ hông? Đọc vài câu nghe chơi đi...

-Hông nhớ.

-Vậy chị có nhớ Đinh Thành Tiên không?

-Điên Thành Tinh chớ gì. Đúng là có điên-thành-tinh mới lấy thằng chả, đẻ ba đứa con.

-Vậy chị còn nhớ Hồ Trường An không?

-Hồ Trường An là em tui á. Đang ở bên Pháp.

Chị quên rằng anh Hồ Trường An mất đã mấy năm.

Rồi chị ngồi im, và bỗng tự-kể:

-Có cô nhà báo ở bển đặt tui viết bài về ông Mặc Khải, biểu tui viết về mối tình của tui với ông Mặc Khải. Mà ông Mặc Khải là ba tui.

Ý chị: Cái người đặt bài đó cóc biết gì về tiểu sử chị. Và chuyện này hằn sâu trong ký ức tới nỗi dù không ai nhắc chị vẫn tự-nhớ...

*

*    *

Con trai chị Thụy Vũ- Nguyễn Khôi Hạo cho biết, do sức khỏe của mẹ ngày càng kém nên thời gian sau này anh ở nhà nhiều hơn, không còn đi hộ niệm với đồng đạo như trước.

Hai cháu nội chị Thụy Vũ đứa lớn đã vào đại học, đứa nhỏ đang học cấp ba, còn Hương - cô gái Huế con dâu chị vẫn luôn là người đàn bà đảm đang đầy lòng yêu thương, khi thay mẹ chồng chăm sóc cô em chồng - Khôi Thụy, sau khi chị Thụy Vũ sức khỏe suy yếu không còn đảm đương được công việc này.

Cuộc thăm viếng chị Thụy Vũ vui rất nhiều hơn so với những gì chúng tôi lo nghĩ, vì chị vẫn chuyện trò vui vẻ, vẫn xinh đẹp và hóm hỉnh như điều đầu tiên mọi người nhớ về chị.

Nhà văn/người phụ nữ mạnh mẽ này vẫn kiên cường chống trả thời gian và những thử thách của tuổi tác, như sau ngày 30 tháng Tư một mình chị vật vã nuôi bốn đứa con, chỉ bằng nghề phụ xế.

Trong khi trước đó, chỉ bằng nghề viết feuilleton, chị đủ sức nuôi ba bà vú để chăm sóc ba đứa con còn nhỏ, giải thoát mình khỏi gánh nặng chăm con của người đàn bà.

Giờ thì, chị đã vượt qua bịnh ung thư, vượt qua đại dịch COVID, lấy lại phần nào ký ức để vẫn là nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, người ghi-chép một phần văn-hóa/văn-học-miền-nam bằng cả cuộc đời và trái tim trung thực của mình...

Chân dung nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, ở tuổi 88

Hai nhà văn nữ yêu quý từ hai miền của chúng tôi: Ý Nhi và Thụy Vũ

Thụy Vũ và Ngô Thị Kim Cúc

Đoàn khách sáu người: Vũ Thành Sơn, Lê Học Lãnh Vân, Ý Nhi, Nguyễn Viện, Nguyễn Trọng Hiệp (từ trái qua).
Trên đường từ Sài Gòn về Lộc Ninh. Giám đốc-tài xế Nguyễn Trọng Hiệp không để những câu chuyện ầm ỹ của hành khách làm cho phân tâm, lái-xe-an-toàn 200%, cho dù lâu lâu Lê Học Lãnh Vân lại hỏi: "Mệt chưa, tui tiếp sức" và nhận được câu trả lời "No".

Nguyễn Trọng Hiệp và Thụy Vũ. Khi còn đi-về giữa Sài Gòn - Lộc Ninh, chị Thụy Vũ luôn được Nguyễn Trọng Hiệp đón đưa về tạm trú ở nhà, như người thân trong gia đình.

       

Trong phòng khách nhà chị Thụy Vũ: Lê Học Lãnh Vân, Ý Nhi, Thụy Vũ, Nguyễn Viện
(từ trái qua)

Vũ Thành Sơn muốn giữ chân dung chị Thụy Vũ

Trò chuyện trong phòng khách nhà chị Thụy Vũ: Chị Ý Nhi, Nguyễn Khôi Hạo - con trai chị Thụy Vũ, Vũ Thành Sơn

Trước Đồn biên phòng Việt Nam-Cambodia Lộc Ninh. Trên đường về Sài Gòn, mọi người nảy ra sáng kiến vượt-biên từ ngả Lộc Ninh. Lê Học Lãnh Vân tình nguyện giao căn cước cho công an biên phòng để mọi người được vào trước đồn biên phòng có dòng chữ to đùng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chụp hình xong, vì lòng yêu nước sôi sục nên cả đoàn quyết định quay về, không đi sang nước bạn Cambodia nữa...