Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2025

Nhân quả

 Lê Học Lãnh Vân


TỪ SỰ THẬT VỀ HÌNH TƯỢNG LÊ VĂN TÁM

Tới giờ chắc ít người còn tin nhân vật Lê Văn Tám là người thật. Giáo sư Phan Huy Lê là người quả quyết nhân vật Lê Văn Tám do hư cấu, và trong bài “Sự thật về hình tượng Lê Văn Tám”, ông viết: “Về nguyên lý, mọi kết quả nghiên cứu sử học càng khách quan và trung thực, càng có tác dụng tích cực xây dựng nhận thức lịch sử đúng đắn và không có gì mâu thuẫn với các biểu tượng lịch sử, các tượng đài yêu nước có giá trị được nhân dân tôn vinh…”.

Ý chính của giáo sư Phan Huy Lê là Lê Văn Tám không là nhân vật có thật, chúng ta cần biết và cần nêu lên sự thật khách quan này. Dù Lê Văn Tám đã là biểu tượng của tượng đài yêu nước thì việc nói nhân vật này không có thật không có gì mâu thuẫn với tượng đài đó!

Nhân vật Lê Văn Tám được ông Trần Huy Liệu “sáng tạo” ra năm 1946 để động viên tinh thần chống Pháp. Đó là năm nhân loại đã tạo ra được phi cơ từ nửa thế kỷ trước, đã có hàng không mẫu hạm, mắt thần radar, đã có bom nguyên tử. Người Việt cần có một biểu tượng lịch sử “bịa” thì dân trí người Việt chúng ta lúc đó ra sao so với thế giới?

Trong khi sự thực nói trên chưa được chính thức tuyên bố, chúng ta nghĩ gì khi cách đây vài năm, một Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra trước tượng đài Lê Văn Tám cung kính lễ bái?

TỚI XÁ LỢI TÓC

Gần tám chục năm sau “biểu tượng lịch sử” Lê Văn Tám, xã hội Miền Bắc Việt Nam xôn xao chuyện một “nhà sư” tuyên bố thỉnh cọng “xá lợi tóc” của đức Phật từ Miến Điện về Việt Nam. Sợi tóc được đặt trang trọng giữa chùa to, và không biết bằng cách nào mà sợi tóc ngọ nguậy được. Việc này điều tra không khó, tuy nhiên điều quan trọng là nhiều người tin tưởng xì xụp lễ bái!

Khi công chúng xôn xao, cho rằng chuyện “cọng tóc” không trung thực, “cọng tóc” đột nhiên biến mất khỏi hiện trường với tuyên bố đã được trả lại nơi nó được thỉnh tại Miến Điện! Chưa có dấu hiệu rõ rệt rằng sự việc được điều tra để tìm hiểu sự thật một cách minh bạch.

Hai việc cách nhau gần tám chục năm đó có điểm chung nào không?

DÂN TRÍ

Cho dù có những người Việt xuất sắc, nổi tiếng trong ngành toán học thế giới, ngành đóng hàng không mẫu hạm, ngành chế tạo vũ khí… con số người Việt đạt thành quả cao như vậy còn quá ít. Và người Việt trong nước, nếu xét tổng quát, thì trình độ dân trí đáng lo!

Một tin đồn chưa kiểm chứng cũng đủ lôi kéo dư luận ồn ào. Một sự việc hời hợt xảy ra cũng đủ người ta bùng nổ giận dữ hay tự sướng tới vỡ òa mà không đi sâu vào bản chất sự việc.

Dân trí chỉ được nâng cao khi xã hội có tự do học thuật, tự do trình bày và thảo luận ý kiến đa chiều, tự do thông tin để sự thật không bị giấu giếm. Quan sát sự kiện từ chuyện Lê Văn Tám tám mươi năm trước, dọc theo dòng thời cuộc tới bây giờ, thấy có nhiều sự thật bị giấu giếm hay bóp méo. Việc giấu giếm hay bóp mép sự thật, ngăn chặn những luồng thông tin đa chiều có thể có lợi cho một tầng lớp nhỏ nhoi nào đó, trong một thời gian ngắn, nhưng gây tai hại rất lớn cho quốc gia về lâu dài.

Thấy cách Miền Nam phát triển mau chóng và vững chắc trong vòng năm năm, từ 1955 tới 1960, khi Miền Nam có cuộc sống hòa bình và tự do, chúng ta biết người Việt nói chung, dù xuất thân Miền Bắc hay Miền Nam, đều có năng lực phát triển. Mong sao nước Việt hòa bình bây giờ đủ dũng cảm mở cửa chào đón các luồng tư tưởng, kiến thức mới, rồi sau đó có lộ trình dần dần xây dựng nền tự do học thuật, tự do báo chí.

Bài viết này tin rằng có các quyền tự do đó, người Việt sẽ như thuyền thuận nước, lướt mau về bến giàu mạnh, ấm no.

Ngày 16 tháng 1 năm 2024