Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2025

Thế hệ lo âu

 (Jonathan Haidt, 1980. Books & NXB Công Thương, 2024)

Nguyễn Thụy Anh

Cuốn sách được xuất bản tháng 3/2024 ở Mỹ và được dịch sang tiếng Việt khá nhanh.

Với văn phong linh hoạt, đại chúng, dễ đọc, lôi cuốn bằng cách mô tả thế giới thực-ảo của gen Z qua những hình ảnh ẩn dụ thú vị, tác giả vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại về cuộc sống của “thế hệ lo âu”, thế hệ có tuổi thơ gắn liền với công nghệ mà giảm bớt vui chơi tự do, thế hệ được/ bị bảo vệ quá mức trong đời thực và thiếu sự bảo vệ trong thế giới ảo.

Jonathan Haidt đưa ra những bằng chứng để có thể gọi gen Z là thế hệ lo âu bằng những con số thống kê, những kết quả nghiên cứu cụ thể. Cho dù lờ mờ cảm thấy điều này từ lâu, chúng ta, các bậc cha mẹ bất lực chưa tìm ra giải pháp đối mặt với sự “hoành hành” của công nghệ, thường cố gắng nhắm mắt làm ngơ để chờ đợi tuổi teen của con qua đi, mong mọi điều ổn trở lại bằng cách kỳ diệu nào đó, hoặc lấy các lợi ích của công nghệ để bù đắp những mất mát. Đọc cuốn sách này, các con số gây sốc sẽ khiến chúng ta nhìn vấn đề rõ ràng hơn, hiểu nguồn cơn của những lo âu căng thẳng của chính gen X chứ không chỉ gen Z, nhìn rõ hệ luỵ của sự mất kết nối trong đời thường mà say mê kết nối trong cuộc sống ảo. Cảm thấy hoảng sợ. Cảm thấy phải làm gì đó!

Bốn đề xuất của tác giả như một giải pháp đồng bộ – bốn ý tưởng đơn giản không ngờ, chỉ cần bố mẹ quyết tâm, không tặc lưỡi cho qua, không hùa theo đám đông, mà càng nhiều người thực hiện thì sẽ có một đám đông mới – là chúng ta sẽ có được một tương lai ít lo âu hơn cho tuổi thơ.

Cá nhân tôi từng thực hiện được hai trong những ý tưởng đó nhưng vì không đồng bộ nên cuối cùng cảm thấy mình đã cúi đầu bị khuất phục trước các thiết bị công nghệ, những thứ làm nên thế mạnh của bọn trẻ so với phụ huynh chúng nhưng đồng thời cũng làm chúng trở nên vụng về trong giao tiếp đời thực!

Tóm lại, cuốn sách đáng đọc. Đáng bỏ thời gian để đọc và ghi chép lại một vài số liệu, một vài suy nghĩ, trong một ngày cuối tuần sẽ trôi qua rất nhanh.