Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2025

Tiến tới kỷ niệm 100 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương – Yết Kiêu (39)

Đông Ngàn Đỗ Đức


LỐI ĐI SAU CUỘC CHIẾN

(Về họa sĩ Hoàng Đình Tài, 1945-2016)

Hoàng Đình Tài là họa sĩ quân đội. Anh cùng đội ngũ họa sĩ chiến trường đã chiến đấu và vẽ ở Trường Sơn, Lào và Campuchia nhiều năm cho tới khi đất nước thống nhất.

Sau khi trở về với đời sống hòa bình, nhiều người vẫn tiếp tục với dư âm của chiến trường, máu và khói súng vẫn bốc lên trong tác phẩm của họ. Kí ức dai dẳng đó ám vào sáng tác của nhiều họa sĩ chiến trường như Huy Toàn, Văn Đa, Đức Dụ, Lê Trí Dũng và nhiều người khác nữa. Họ đều không thể dứt ra, không thể nào quên chiến tranh cho đến tận ngày hôm nay.

Hoàng Đình Tài không nằm trong số ấy. Phải chăng kí ức về những năm khói lửa chiến tranh đã thoát khỏi con người anh.

Thì ra không phải thế. Với Hoàng Đình Tài thì sự thoát chiến tranh của anh rất minh triết. Anh nói: Tôi đã nhận thức chiến tranh như là một công việc. Khi cùng đồng đội an bình đi qua cuộc chiến thì công việc đó đã kết thúc như muôn vàn công việc khác trên đời. Thế là xong.

Vấn tiếp tục vẽ và sáng tác nhưng Hoàng Đình Tài không chọn đề tài chiến tranh. Và anh đã chọn cho mình sự an bình trong tâm thức dân gian và văn hóa đình làng. Đó là nhận thức mới cộng với kí ức tuổi thơ. Để rồi anh sống với nó, vui chơi với nó và đưa nó lên vóc. Bây giờ là lúc anh được thả hồn với màu sắc và chất liệu. Cảm xúc được trải ra với cái anh tâm đắc. Mỗi quãng đời một công việc. Sáng tác của anh đã nói lên điều đó.

Những miền kí ức đang được hồi sinh. Anh đã tìm lại tuổi thơ của lứa tuổi anh đã bị chiến tranh cướp mất từ rất sớm. Với anh nghệ thuật là hướng tới cái đẹp và sự bình yên. Anh đã vẽ ào ạt và cảm xúc đã cuốn anh vào cuộc. Tranh Hoàng Đình Tài chú trọng nhiều vào vẻ đẹp ảo giác tựa trên văn hóa đình làng đem lại như Khát vng (100x150), Nhy múa (100x150), Đất bazan (96x196), Tr em đến trường (60x90), Min quan h (96x196), Nhc rc (100x150)… là những tranh như vậy. Nó thô ráp nhưng mặn mà hương đồng gió nội.

Đọc tên tranh mới thấy đề tài với Hoàng Đình Tài cũng không quan trọng. Nó chỉ như một cái cớ khơi gợi để anh gửi gắm cảm xúc của cá nhân mình, để anh tìm đến những không gian mơ hồ mà người và hình hiện lên như một giấc mơ, những giấc mơ khác nhau, giấc mơ đắp lên giấc mơ; có giấc mơ vui vẻ, cũng có những giấc mơ trằn trọc.

Có vài ba họa sĩ bậc thầy ít nhiều có ảnh hưởng đến Hoàng Đình Tài có lẽ là do gặp nhau ở cách quan niệm về nghệ thuật. Đó là hai bậc đàn anh lớn là Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Sáng và thấp thoáng đâu đó tí Picasso. Nhưng đó chỉ là những giai đoạn trong hành trình nhận thức để truy tìm bản ngã tự khẳng định mình mà mỗi họa sĩ trên con đường trưởng thành đều có những giai đoạn ảnh hưởng để thử nghiệm. Nhưng nếu Nguyễn Tư Nghiêm cung kính và yêu mê mệt vốn cổ đình chùa thì Hoàng Đình Tài lại nhìn đình chùa theo hướng dân gian phóng túng hơn. Anh nhảy nhót như đứa trẻ con trên mặt vóc bằng bảng màu ve thẫm huyền bí như Làng tôi (96x196) chẳng hạn. Đôi lúc cũng sờ mò vào lập thể như Tr em ti trường (60x90), và chút thấp thoáng đâu đó tí hình bóng Nguyễn Sáng Nhy múa (60x80). Và sau đó anh trở lại mình với tâm thái trẻ trung dân dã hơn là bác học. Trong tranh của anh, nhiều khoảng màu xanh đen, màu của lá già chắc nịch, nó thành nơi tì dựa lí tưởng làm cho các sắc son nóng ấm dậy lên trong mắt người xem. Người ta thấy ở đây Hoàng Đình Tài có một bảng màu luôn muốn chạy thoát ra ngoài những gì đã được nhiều thế hệ làm sơn mài khẳng định và hình như anh đã mò ra cái gì mới đó cho riêng mình. Còn hình thì vô định, hình được chạy theo thời tiết cảm xúc không chút câu nệ, lúc kéo dài, khi ngô nghê, cần thiết thì lại trau chuốt. Kiểu gì thì Tài cũng luôn lựa chọn cách để bộc lộ được trạng thái hồn nhiên, vui hậu, gây dựng mĩ cảm cho người xem trong niềm phấn khích đồng quê. Nhiều tranh trở về lối cảm trẻ thơ của anh rất thành công như Ti trường (100x150), Trong vườn (96x196)...

Một điều kể thêm là Hoàng Đình Tài vẽ sơn mài không giống như nhiều người đã vẽ chất liệu này. Anh mê chất liệu sơn mài, say sưa nói về nó đến mức rồ dại như là trên đời này chẳng còn chất liệu nào ra gì. Cái bốc đồng cực đoan ấy chẳng hại ai, nhưng với cá nhân họa sĩ nó là chất xúc tác tạo ra chất lượng, tác giả đã đi rất sâu vào tìm tòi khả năng biểu cảm của chất liệu. Tôi tin điều đó chính xác cũng như tôi đã bỏ ra hai mươi năm lần mò với giấy dó rồi mới làm chủ được nó. Những gì có hôm nay của Hoàng Đình Tài có lẽ là thành quả đáng kể của mối tình đó, giống như Đường Minh Hoàng chỉ có một Dương Quý Phi.

Nhẩn nha suy ngẫm, nhưng khi vẽ thì Hoàng Đình Tài lại băm bổ như một thợ cày chịu thương chịu khó. Anh thường đặt ngay tờ giấy lên mặt đất rồi chổng mông cào cấu trong một tư thế rất chật vật. Chính điều này lại gợi tôi nhớ về người anh gạo cội Nguyễn Sáng khi ở 65 Nguyễn Thái Học, ông thường lom khom bò ra phác thảo ngay xuống nền nhà.

Hoàng Đình Tài đã đi được một chặng đường dài, anh đã tìm được mình và khẳng định được mình thành một thương hiệu. Đó là mơ ước của tất cả những ai dây dưa đến lĩnh vực sáng tác, mà có người suốt đời không làm được điều đó.

15/10/2008