Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2024

Một trăm câu chuyện – Hà Nội kể (3)

 Ngô Nhật Đăng


EM ƠI HÀ NỘI…

Nghe tin Hà Nội chuẩn bị đục để trả lại những cái vòm thời nguyên thủy của cái cầu xe lửa từ ga Đầu cầu đến ga Hàng Cỏ.

Ngày còn bé, thỉnh thoảng bố sai ra cái nhà bán giò chả ở Hàng Giấy, đối diện rạp Bắc Đô, sát gầm cầu để mua nem chạo về uống bia. Cái món rẻ tiền nhưng rất cầu kỳ của người Hà Nội, cửa hàng đó là nhà của một diễn viên điện ảnh (giờ chỉ còn thấy món này của hai anh em cô gái mập ngồi ở góc đầu ngõ Thanh Hà ngõ Hàng Chiếu là còn tạm được).

Thường đi tắt từ Hàng Cót qua một đoạn gầm cầu rồi ra Hàng Giấy, hồi đó đoạn này còn tối om, đường thì lồi lõm, nhưng dưới mỗi cái vòm cầu đều có một gia đình sinh sống. Họ là những người sau khi tiếp quản năm 54 bị đưa lên vùng núi đi khai hoang gọi là: “Đi xây dựng quê hương mới”. Những nơi sơn cùng thủy tận chỉ nghe đã rợn người: “Cọp Bảo Hà - Ma Trái Hút”, “Bắc Quang, Bắc Mục - Hà Giang nước độc”, v.v. không sống nổi họ lại phải kéo nhau về Hà Nội, nhưng tất cả đã mất hết, chỉ còn bàn tay trắng, đành phải lấy gầm cầu, hầm tăng-xê làm nơi tá túc. Cái “Phố Gầm cầu” có lẽ ra đời từ ngày ấy.

Cũng tồn tại lâu lắm, đến khi tôi vào lính nó vẫn còn, nhưng khi về thì đã thấy xây bít lại, chỉ còn một cái ở ngõ Hàng Hương thông ra Phùng Hưng sau này thành quán bia hơi nổi tiếng với món chả chó và một cái ở Nguyễn Thiệp (sau này người Hà Nội mới gọi là Nguyễn Thiếp, cũng như Quan Thánh thành Quán Thánh, Hạ Hồi thành Hà Hồi…) thông với chợ Bắc Qua.

Những người sống phố ở Gầm Cầu đi đâu? Chẳng ai biết, mà họ cũng chẳng lên tiếng, cứ như một hòn sỏi ném xuống ao bèo, chẳng gây ra một tiếng động nào đáng kể. Một người (không biết có phải là nạn nhân) nói: “Không ai muốn nhắc lại, như người lính trải qua trận mạc không muốn nhớ lại chiến công cũng như những trận đánh thất bại”. Một người khác gửi bài thơ, thơ năm chữ nhưng không nhạt nhẽo như vè ông Thái Bá:

Khi trở về Hà Nội

Cả nhà đều trắng tay

Chui gầm cầu ngủ tối

Chạy làm thuê ban ngày

Hai ông bà chất phác

Có tới bảy người con

Một bỏ đi thất lạc

Hai chết, chỉ bốn còn

Tất cả đều thất học,

Thất nghiệp là tất nhiên

Có vài đứa nghiện hút,

Bán ma túy, kiếm tiền

Rồi phải đi cải tạo

Rồi có con không chồng

Rồi làm thuê đủ thứ

Tương lai, tài sản không…