Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

“Đất và người” – một trong những bộ phim đầu tiên của dòng phim “ám ảnh” tại Việt Nam

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

 

 

Xin thưa, đó là bộ phim truyện truyền hình nhiều tập “Đất và người” (VFC sản xuất), dựa theo tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn vừa khuất núi Nguyễn Khắc Trường đang sống trong ký ức và niềm tiếc thương của hàng triệu độc giả và khán giả…

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến – người viết kịch bản chuyển thể tiểu thuyết và là nhà biên tập – vừa kể lại hành trình làm bộ phim trên giúp khán giả nhớ lại một thời hoàng kim của “Văn nghệ chủ nhật” VTV3, mà cái làm nên sự “hoàng kim” đó chính là đã dũng cảm xông vào một lĩnh vực nóng bỏng, nhạy cảm, góp phần tạo ra dòng phim “Ám ảnh” đánh thức lương tri và tuyên chiến với cái xấu cái ác bắt đầu tác oai tác quái xã hội…

Tôi không được tham gia vào phim này, chỉ bên ngoài lo lắng theo dõi bạn đồng nghiệp và thở phào nhẹ nhõm khi bộ phim gai góc hạng nặng đó ra đời suôn sẻ và được khán giả nồng nhiệt đón nhận…

Trong không khí đó, tôi đã ăn theo nhà văn Nguyễn Khắc Trường và bộ phim trên bằng đôi dòng cảm xúc.

"Mảnh đất ít người nhiều ma"

Thiển nghĩ: nếu có người cầm bút nào muốn tiếp tục nguồn cảm hứng của cuốn tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” vốn nổi tiếng một dạo và đã được đưa lên phim ảnh, thì hôm nay sẽ phải viết với xúc cảm cùng chất liệu đời sống xã hội khác rất nhiều: MẢNH ĐẤT ÍT NGƯỜI NHIỀU MA…

NGƯỜI, viết hoa, theo tính chất triết học cả Đông lẫn Tây, và theo cách hiểu của tâm lý đời thường nhiều biến động này là “Tử tế”, đang ít dần đi cùng với sự teo tóp của Lương tri, sự lẩn trốn của cái Thiện, sự đánh mất Tình thương và Lòng trắc ẩn…

Ma, theo nghĩa khái quát về bản chất Ma Quỷ trong con người đang trỗi dậy, không chỉ là hình tượng dọa nạt con trẻ nữa mà đang trở thành thế lực khủng khiếp đe dọa thống trị toàn bộ cơ chế hoạt động lẫn tinh thần - đạo lý xã hội…

Ma, xuất hiện dày đặc trong hàng ngũ quan trường khiến những chính khách tử tế có bản lĩnh cũng phải chóng mặt và thậm chí phải tính dùng đến âm mưu của Ma Quỷ để “gậy ông đập lưng ông”, “dĩ độc trị độc”… Lũ Ma này, bản chất đã ở mức độ dã man và đểu cáng đến tột độ khi đang tâm trục lợi một cách kinh hoàng trên sinh mệnh của hàng chục triệu người dân đương lâm vào cảnh ngộ khốn cùng trong đại dịch Covid 19!

Ma tràn ngập trong các lĩnh vực, ngành nghề, nhất là tại các Tổng Công ty Nhà nước - tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, nông nghiệp, thương nghiệp, bất động sản, hàng không, điện lực, đăng kiểm… dường chúng đều được hưởng “Thẻ Kim bài miễn tội” và được một thế lực chính trị bảo kê, chống lưng vững chắc để phần lớn sẽ “hạ cánh” an toàn – dù đã đục khoét và làm thất thoát ngân khố và tài nguyên quốc gia một cách khủng khiếp, đã nhẫn tâm lừa đảo và đẩy biết bao người lương thiện xuống hố sinh kế tuyệt vọng, rồi ngang nhiên khai báo lỗ hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng!

Ma, đã len lỏi từ lâu và làm lũng đoạn toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo, từ Bộ, Vụ - Viện tới các trường đại học, trường phổ thông các cấp, với bằng cấp giả, luận văn giả, với các chương trình, đề án nâng cấp đồ dùng dạy học, cải cách sách giáo khoa hoặc đổi mới phương pháp giảng dạy – thông qua các sân sau bí hiểm – thực chất là thu lợi khủng bất chính từ mồ hôi xương máu của hàng chục triệu gia đình học sinh suốt mấy chục năm qua!

Ma hóa thân vào không ít người trong đội ngũ “quyền lực thứ tư” tôi trót là “đồng nghiệp”, những “nhà báo hại”, những “hổ báo” tanh hôi! Họ, cùng với những kẻ bất lương trong Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế đã trổ tài phù thủy bịp bợm, tô son trát phấn cho “quả bom kit test virus cúm Tàu” – thứ sản phẩm rởm được tạo ra một cách đểu giả từng độc quyền cung cấp cho toàn quốc với giá cắt cổ, đồng thời gây ra bao tác hại đối với cả xã hội chẳng khác bọn tội phạm nguy hiểm nhất. Mức độ nguy hiểm của sự toa rập, bịp bợm, “múa bút ăn tiền” của loại nhà báo này trong sự việc động trời kia khiến những người tử tế và hiểu biết phải xấu hổ tột cùng trong nỗi kinh sợ, kinh tởm! Họ chẳng khác loại người nhân danh nhà báo đi đe dọa, trấn lột các doanh nghiệp những năm qua để đút túi những đồng tiền bẩn thỉu. Bọn họ đã bôi gio trát trấu vào danh nghĩa và sứ mệnh cao cả của những nhà báo chân chính, để lại vết ô nhục chưa từng có trong lịch sử báo chí Việt Nam!

Ma, nảy nở như nấm độc trong giới “showbizs - nghệ sĩ bẩn” – theo định nghĩa đau lòng mới xuất hiện trong ngôn ngữ đại chúng; lũ này vì tiền đã đạp lên mọi tiêu chuẩn Thẩm mỹ, giá trị Đạo đức, tính mạng và sức khỏe dân lành để trơ mặt trên nhiều phương tiện quảng cáo tràn lan cho thuốc giả, thực phẩm giả và nhiều thứ hàng hóa giả – mà giả thường kèm theo độc hại; chúng câu kết với bọn “Mafia” mới trong hàng ngũ công quyền để thực hiện trót lọt những vụ tham nhũng lớn nhỏ, để rửa tiền; đã lợi dụng sự hâm mộ của đám công chúng dễ dãi để trục lợi bẩn thỉu dưới các chiêu bài “Tôn vinh”, “Ngợi ca”, “Từ thiện”…

Ma, như một thứ bệnh dịch kinh khủng hơn mọi thứ dịch nào xưa nay trên trái đất, đã len lỏi, phân thân, hòa nhập vào cộng đồng người lao động, khiến họ từ chỗ là nạn nhân trở thành kẻ đồng phạm với những tên sát thủ khi chạy theo lợi nhuận cá nhân bằng cách thản nhiên, không chút áy náy lương tâm để buôn bán và sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu độc hại tuồn lậu từ biên giới cho nông sản dành cho đồng bào mình…

Ma ẩn hiện rình rập trên mạng Internet với đủ chiêu thức/ nghệ thuật lừa đảo khiến bao người sập bẫy khốn khổ! Ma hiện thân thành những tên cướp giật, rải đinh, dàn dựng tai nạn để trấn lột trên đường phố, tạo nên sự hỗn loạn, bất an chưa từng có xưa nay… Trong đợt Liên hoan phim ITALIA 2020 tại Hà Nội, có một bộ phim Ý khiến tôi chợt thấm nỗi đau đớn ê chề cho xã hội ta: Bộ phim Magari (đạo diễn Ginevra Elkann) kể lại câu chuyện phim rất giản dị, đời thường, có ghen tuông, có hiểu lầm, có cái tát của bố với con trai đã vô tình gây ra cái chết của con chó quý, có tai nạn tự gây ra của chú bé mơ mộng, v.v. Nhưng, ngay cả trong những khoảnh khắc kịch tính nhất của sự xung đột tâm lý giữa những người thân yêu máu mủ ruột thịt đã gây tổn thương cho nhau, người xem vẫn cảm thấy một không khí bao trùm là lòng nhân hậu, sự tôn trọng cá tính của nhau; và họ sống thật với tất cả sự yêu ghét, những quan niệm sống cá nhân của bản thân mình. Không hề có nỗi lo sợ bị lừa đảo khi một cô bé tám tuổi làm thân với một chàng thanh niên mới gặp lần đầu, khi một chú bé mới lớn được người tình của bố dẫn đi thăm những di tích cổ xưa của La Mã. Không có nỗi xót xa khi đứng trước thiên nhiên tuyệt đẹp bị tàn phá thê thảm. Không có những vụ khiếu kiện, tố giác, kiện cáo đẫm máu và nước mắt vì tiền bạc, đất đai, quyền lợi bị cướp giật một cách tinh vi hay trắng trợn… Và tôi chợt nghĩ tới xã hội của chúng ta, thêm lo lắng cho tương lai những đứa con gái nhỏ của mình trước bao nhiêu cạm bẫy nguy hiểm đang chờ đợi chúng, cho những đứa trẻ cùng tuổi con tôi trong vùng lũ lụt mà bố mẹ chúng đang phải khóc lịm trước đề nghị tăng học phí tựa như một sự cướp đoạt mồ hôi xương máu người dân lành của ông “thủ lĩnh ngành Giáo dục”… Biết đến bao giờ cái “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” tốt đẹp được vẽ ra kia mới trở thành hiện thực, để ít nhất cũng được như cái thành phố Italia nọ, với cái không gian thanh bình yên ổn mà nếu tôi có cho con gái đi đêm một mình trên đường phố xem phim cũng không gợn chút lo âu, kinh sợ hãi hùng?

Cái xã hội ít người nhiều ma đó là xứ sở đã/ đang sản sinh ra và là nguồn gốc của biết bao thân phận bất hạnh; và tôi đã phải viết trong nước mắt: Cúi xin các nhà thơ nhà văn, nhà báo đang ca hát cho tình yêu đôi lứa, cho những mơ mộng về thiên đường vĩ đại đâu đó thế kỷ sau, hay đang xưng tụng những vần thơ cao siêu dành cho nhà phê bình…, kính mong các vị hãy bớt rung động thi ca - thẩm mỹ để dành chút thời gian và tâm trí thích đáng cho việc bênh vực, bảo vệ, giải thoát:

cho những em bé đã/ đang/ sẽ rơi vào thảm cảnh của bé gái tám tuổi ở Sài Gòn, bé gái sáu tuổi ở Hà Nội vừa chết một cách đau đớn tức tưởi;

cho những em gái vị thành niên bị gia đình “bán” đi đang chết dần mòn trong những ổ mãi dâm ở Kampuchea;

cho những phụ nữ phải trần truồng sắp hàng để các đàn ông Đài Loan, Nam Hàn lựa chọn như mua lợn, mua gà;

cho những thiếu nữ đã phải khỏa thân trong tủ kính để khách hàng chọn lựa;

cho những cô gái qua “môi giới hôn nhân” lấy chồng Đại Hàn với hy vọng giúp đỡ gia đình đã phải làm nô lệ tình dục cho cả gia đình nhà chồng và gạt bị đưa vào động mãi dâm, phải nhảy lầu tự tử, hoặc bị người chồng mắc bệnh bệnh tâm thần đánh đập và đâm đến chết…

Và kính mong các vị hãy đọc “Bức thư tuyệt mệnh” của một người vợ “bất đắc dĩ” như vậy trước khi tự tử năm 2009 để thấu hiểu được cái đề xuất não lòng của một vị Giáo sư: “Thời này không phải là thời của văn chương” (Trần Ngọc Vương):

Chắp tay lạy mẹ con đi

Lấy chồng Hàn Quốc ra đi không về

Ngày mai con phải xa quê

Mẹ ơi có biết con tê tái lòng

Mùa Xuân chết giữa mùa Đông

Vu quy phó thác theo dòng thời gian

Tưởng rằng làm vợ Đại Hàn

Thoát vòng nô lệ sướng hơn quê nhà

Kiếm tiền giúp đỡ mẹ cha

Qua cơn bệnh hoạn tuổi già khó khăn

Đâu ngờ môi giới hôn nhân

Bán con vào động Đại Hàn mại dâm

Ngày làm vú ở giữ em

Tối trời là phải đi đêm với người

Thân con là món đồ chơi

Trời ơi thân xác rã rời lá hoa

Muốn tìm cơ hội trốn xa

Làm sao thoát khỏi tú bà ác ôn

Thôi đành liều chết là hơn

Nhảy lầu tự vận mong còn thoát thân

Cúi xin cha mẹ ban ân

Thứ tha tội lỗi cho con được nhờ

Khẩn cầu Trời Phật hải hà

Rước con vào cõi ông bà Thiên Thai”.

Trong cái xã hội “ít người nhiều ma” như vậy, mơ ước tuổi thơ đẹp đẽ tựa thần tiên của bao em bé có số phận bi thảm như Vân Anh tám tuổi, Hạo Nam 10 tuổi… sẽ chỉ có thể tồn tại trong truyện cổ tích…