Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2024

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 13)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

Tiểu luận Thư mục

Phần I: Các Nguồn Tổng quát và Hậu Cảnh

Trong Phần I của tiểu luận này, chúng tôi giải thích cách tiếp cận của chúng tôi liên hệ thế nào với các công trình và các lý thuyết quá khứ. Các nguồn chi tiết cho các dữ liệu, dữ kiện, trích dẫn, và tài liệu khác được cung cấp trong Phần II. Suốt Phần II chúng tôi cũng nêu bật các công trình truyền cảm hứng đặc biệt cho cách tiếp cận của chúng tôi đến các chủ đề cụ thể.

Khung khổ quan niệm của chúng tôi khác với minh triết thông thường trong kinh tế học và đa phần các xã hội khoa học theo bốn cách cốt yếu: thứ nhất, sự tăng năng suất ảnh hưởng thế nào đến tiền lương và như thế đến tính hợp lệ của đoàn tàu năng suất; thứ hai, tính dễ uốn của công nghệ và tầm quan trọng của sự lựa chọn hướng của sự đổi mới; thứ ba, vai trò của các nhân tố mặc cả và không-cạnh tranh khác trong sự định tiền lương và các nhân tố này ảnh hưởng thế nào đến cách theo đó sự tăng thêm năng suất được hay không được chia sẻ với những người lao động; và thứ tư, vai trò của các nhân tố phi-kinh tế—đặc biệt, quyền lực xã hội và chính trị, các ý tưởng và tầm nhìn—trong các sự lựa chọn công nghệ. Quan niệm thứ nhất trong số này được thảo luận tường minh trong chương 1, trong khi ba quan niệm khác là ngầm hơn. Ở đây, chúng tôi cung cấp hậu cảnh nào đó về các ý niệm này, nhấn mạnh chúng dựa vào và khác với các đóng góp hiện tại như thế nào. Chúng tôi cũng nêu bật, dựa vào các ý tưởng này, sự diễn giải của chúng tôi về các sự quá độ (chuyển đổi) lớn về công nghệ trong lịch sử khác với các công trình quá khứ thế nào. Cuối cùng, chúng tôi liên hệ cách tiếp cận của chúng tôi với vài cuốn sách gần đây về công nghệ và bất bình đẳng.

Chúng tôi bắt đầu với bốn khối xây dựng phân biệt khung khổ quan niệm của chúng tôi với những cách tiếp cận quá khứ.

Thứ nhất, với các thị trường lao động cạnh tranh, tiền lương được xác định bởi năng suất biên của lao động, như chúng tôi đã thảo luận trong chương 1. Những cách tiếp cận phổ biến nhất trong kinh tế học liên hệ năng suất biên này với năng suất trung bình (đầu ra hay giá trị gia tăng trên người lao động) và do đó sinh ra dự đoán rằng lương trung bình thay đổi với năng suất trung bình (hay, đơn giản, năng suất). Như một kết quả, khi năng suất tăng, tiền lương trung bình cũng tăng—cái chúng tôi đặt tên là “đoàn tàu năng suất.”

Mặc dù thuật ngữ đoàn tàu năng suất không được dùng trong các sách giáo khoa chuẩn, các ý tưởng mà nó nắm bắt là phổ biến. Hầu hết các mô hình được gồm trong các sách giáo khoa về tăng trưởng kinh tế (kể cả Barro and Sala-i-Martin 2004, Jones 1998, và Acemoglu 2009) ngụ ý rằng năng suất cao hơn trực tiếp chuyển thành tiền lương cao hơn. Các đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng về tiến bộ công nghệ, như Solow (1956), Romer (1990), và Lucas (1988), cho rằng tiến bộ công nghệ sẽ nâng cao tất cả các tiêu chuẩn sống.

Sách giáo khoa phổ biến nhất cho các sinh viên đại học ngày nay, Principles of Economics (Các Nguyên tắc của Kinh tế học) của Gregory Mankiw, tuyên bố rằng “hầu như tất cả sự biến thiên về các tiêu chuẩn sống có thể được quy cho các sự khác biệt về năng suất của các nước —tức là, lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi mỗi đơn vị đầu vào lao động” (Mankiw 2018, 13, chữ nghiêng trong nguyên bản). Mankiw sau đó liên kết năng suất với sự thay đổi công nghệ và cho một tuyên bố cô đọng về đoàn tàu năng suất. Trong một đoạn được gọi là “Vì sao Năng suất Là Quan trọng,” ông giải thích rằng các tiêu chuẩn sống được xác định bởi năng suất, mà phụ thuộc vào công nghệ, và viết rằng “những người Mỹ sống tốt hơn những người Nigeria bởi vì các công nhân Mỹ hiệu quả hơn các công nhân Nigeria” (518‒519). Ông cũng tuyên bố quan sát này là một trong mười nguyên tắc quan trọng nhất của kinh tế học. Mankiw thừa nhận khả năng mất việc làm nhưng định khung vấn đề theo cách này: “Cũng là có thể cho sự thay đổi công nghệ để làm giảm cầu lao động. Sự sáng chế của một robot công nghiệp rẻ, chẳng hạn, có thể hình dung được có thể làm giảm sản phẩm biên của lao động, dịch chuyển đường cong cầu-lao động sang bên trái. Các nhà kinh tế học gọi điều này là sự thay đổi công nghệ tiết kiệm-lao động. Tuy vậy, thay vào đó lịch sử gợi ý rằng hầu hết tiến bộ công nghệ tăng thêm-lao động (labor-augmenting)” (Mankiw 2018, 367, chữ nghiêng trong nguyên bản).

Sự tăng về tiền lương được ngụ ý bởi đoàn tàu năng suất không cần là một-đối-một, như thế sự tăng năng suất có thể nâng phần vốn và làm giảm phần lao động trong thu nhập quốc gia. Nhưng theo quan điểm chuẩn nó sẽ luôn có lợi cho những người lao động. Khi có nhiều loại lao động (ví dụ, có kỹ năng và không có kỹ năng), tiến bộ công nghệ có thể làm tăng thêm bất bình đẳng, nhưng nó cũng sẽ làm tăng mức lương của tất các loại lao động. Như một kết quả, mặc dù sự thay đổi công nghệ có thể mang lại bất bình đẳng, nó sẽ là một thủy triều nâng tất cả các thuyền. Ví dụ, như được giải thích trong Acemoglu (2002b), trong khung khổ phổ biến nhất được dùng trong kinh tế học, tiến bộ công nghệ luôn làm tăng lương trung bình, và cho dù nó nâng bất bình đẳng lên, nó cũng nâng tiền lương ở đáy của phân bố lên.

Các kết quả này là một hậu quả của kiểu mô hình mà hầu hết các nhà kinh tế học tập trung vào, mà giả thiết rằng các sự thay đổi công nghệ trực tiếp nâng năng suất của hoặc vốn hay lao động hay cả hai—nói cách khác, theo thuật ngữ của kinh tế học, sự thay đổi công nghệ hoặc là “tăng thêm-lao động” hay “tăng thêm-vốn” (xem Barro and Sala-i-Martin 2004 và Acemoglu 2009 cho một tổng quan về các mô hình tăng trưởng chuẩn và các hình thức của sự thay đổi công nghệ). Với các kiểu thay đổi công nghệ này và dưới giả thiết rằng có “lợi tức không đổi theo quy mô” (sao cho tăng gấp đôi vốn và lao động tăng gấp đôi sản lượng), có quả thực một mối quan hệ chặt giữa năng suất và tiền lương của mọi loại lao động.

Vấn đề cơ bản là tự động hóa, mà chúng tôi cho rằng là cốt yếu trong nhiều giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại, không tương ứng với một sự tăng về năng suất của vốn hay lao động. Đúng hơn, nó gồm sự thay thế của các máy (hay các thuật toán) cho các công việc trước kia được lao động thực hiện. Những sự tiến bộ về công nghệ tự động hóa có thể tăng năng suất trung bình và đồng thời giảm lương trung bình thực tế. Hơn nữa, các hệ lụy bất bình đẳng của công nghệ có thể được khuếch đại hơn nhiều khi tự động hóa xâm lấn các công việc được các công nhân kỹ năng-thấp thực hiện, làm giảm lương thực tế của họ trong khi nâng tiền lời cho vốn và tiền lương của lao động có kỹ năng-cao hơn (Acemoglu and Restrepo 2022).

Là quan trọng để nhấn mạnh rằng tự động hóa có thể—nhưng không nhất thiết—làm giảm tiền lương. Về lý thuyết, nó thải các công nhân khỏi các công việc họ đã từng thực hiện và như thế được dự đoán luôn luôn làm giảm phần lao động trong giá trị gia tăng (bao nhiêu của tổng giá trị sản xuất thuộc về lao động tương phản với thuộc về vốn). Dự đoán được chứng minh bằng thực nghiệm (xem, chẳng hạn, Acemoglu and Restrepo 2020a và Acemoglu, Lelarge, and Restrepo 2020). Như được nhắc ngắn gọn trong chương 1, nếu tự động hóa nâng năng suất đủ lớn, nó có thể làm tăng cầu cho lao động và lương thực tế, ngay cả khi nó thải các công nhân và làm giảm phần lao động. Điều này có thể xảy ra bởi vì các chi phí thấp hơn (năng suất cao hơn) khuyến khích các hãng tự động hóa tuyển dụng nhiều công nhân hơn vào các công việc không-được-tự động hóa. Kiểu này của tự động hóa năng suất-cao cũng tăng cầu cho các sản phẩm của các khu vực khác, hoặc qua cầu cho các đầu vào từ các hãng lắp đặt công nghệ tự động hóa hay bởi vì thu nhập thực tế của những người tiêu dùng tăng lên do các sản phẩm rẻ hơn của các hãng này. Cốt yếu, tuy vậy, các lợi ích này sẽ không xuất hiện khi tự động hóa là “tàm-tạm,” có nghĩa rằng nó tăng năng suất chỉ một chút (xem thảo luận của chúng tôi dưới đây và trong bối cảnh của Chương 9).

Phần then chốt khác của khung khổ quan niệm của chúng tôi, vai trò của các công việc mới trong việc tạo ra các cơ hội cho những người lao động và việc đối trọng tự động hóa, là cũng khác biệt với hầu hết cách tiếp cận trong kinh tế học.

Cách tiếp cận tổng thể của chúng tôi dựa vào một số đóng góp trước trong văn liệu kinh tế học. Atkinson and Stiglitz (1969) đã đề xuất một mô hình về sự thay đổi công nghệ mà khác với minh triết thông thường trong việc cho phép các đổi mới để ảnh hưởng đến năng suất “cục bộ”—có nghĩa chỉ tại tỷ lệ vốn-lao động thịnh hành. Công trình đầu tiên đề xuất một lý thuyết dựa vào các máy thay thế cho lao động trong các hoạt động nào đó là Zeira (1998). Một cách tiếp cận liên quan được phát triển trong Acemoglu and Zilibotti (2001). Ý tưởng này được điều tra nghiên cứu và phát triển thêm trong công trình có ảnh hưởng sâu rộng của Autor, Levy, and Murnane (2003), đề xuất việc sắp xếp các công việc vào các loại thường lệ và không-thường lệ và cho rằng chính các hoạt động thường lệ là có thể được tự động hóa. Autor, Levy, and Murnane (2003) cũng đã tiến hành phân tích thực nghiệm có tính hệ thống đầu tiên về tự động hóa, chứng minh rằng nó liên hệ mật thiết với sự tăng bất bình đẳng ở Hoa Kỳ. Acemoglu and Autor (2011) đã phát triển một mô hình dựa vào-công việc và đã suy ra các hệ lụy phân cực lương và công ăn việc làm của tự động hóa.

Khung khổ của chúng tôi trong cuốn sách này đi theo Acemoglu and Restrepo (2018 và 2022) sát nhất. Bài báo 2018 giới thiệu một mô hình trong đó sự tăng trưởng kinh tế xảy ra qua một quá trình của sự tự động hóa và sự tạo ra công việc mới, và đã nhận diện các điều kiện mà dưới đó tiến bộ công nghệ và sự tăng năng suất làm giảm tiền lương. Bài báo này cũng đề xuất ý tưởng về các công việc mới như các yếu tố then chốt có khả năng đối trọng các tác động của tự động hóa, và đã mô hình sự mở rộng tự động hóa và các công việc mới đồng thời ảnh hưởng thế nào đến sự tiến triển của cầu lao động. Việc mô hình hóa này làm rõ rằng tự động hóa không nhất thiết là xấu cho tiền lương hay bất bình đẳng nhưng có các tác hại khi sự áp dụng các kiểu công nghệ thân thiện hơn với người lao động tụt lại đằng sau tốc độ tự động hóa. Bài báo 2022 trình bày một khung khổ tổng quát, nhiều khu vực trong đó các hệ lụy phân phối và lương của các kiểu công nghệ khác nhau có thể được đo một cách hệ thống. Nó cũng cung cấp bằng chứng cho thấy rằng tự động hóa đã là nguyên nhân chính của các xu hướng mở rộng bất bình đẳng trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Bài báo này củng cố thêm sự thảo luận của chúng tôi trong Chương 1 về sự tăng năng suất đủ lớn có thể kích công ăn việc làm và sự tăng trưởng lương như thế nào—ví dụ, bằng việc xui khiến các khu vực khác mở rộng.

Khung khổ này cũng là cơ sở của thảo luận của chúng tôi về “tự động hóa tàm-tạm” hay “công nghệ tàm-tạm” (một thuật ngữ được đưa vào trong Acemoglu and Restrepo 2019b). Đặc biệt, khi một số công việc từng được lao động thực hiện được tự động hóa nhưng những sự giảm chi phí (sự tăng năng suất) là hạn chế, sự thay đổi công nghệ này gây ra sự sa thải người lao động đáng kể nhưng ít theo cách của một đoàn tàu năng suất. Tự động hóa tàm-tạm chắc có khả năng hơn để xuất hiện khi lao động con người là khá hữu ích trong những công việc đang được tự động hóa và các máy và các thuật toán lại không rất hữu ích. Tự động hóa quá đáng—mà vượt ra ngoài cái là hiệu quả từ một quan điểm sản xuất thuần túy và như thế có thể thậm chí làm giảm năng suất được đo một cách đúng đắn—thì là tàm-tạm theo định nghĩa. Sự dẫn chiếu đến “năng suất được đo một cách đúng đắn” là bởi vì tự động hóa luôn luôn làm tăng một cách cơ học sản lượng trên người lao động bằng việc giảm nhu cầu cho lao động trong sản xuất, nhưng nó có thể làm giảm năng suất nhân tố tổng hợp, mà tính đến sự đóng góp của cả lao động và vốn, như được giải thích trong chương 7.

Thứ hai, hầu hết các lý thuyết tăng trưởng kinh tế hoặc xem con đường thay đổi công nghệ là ngoại sinh, như trong Solow (1956), hay nội sinh hóa tốc độ của các đổi mới nhưng giả thiết rằng các đổi mới này xảy ra dọc theo một quỹ đạo cho trước, như trong Lucas (1988) hay Romer (1990). Tình cờ, cả hai tuyến công trình này giới thiệu công nghệ theo cùng cách—như trực tiếp tăng năng suất của lao động—và đấy là lý do vì sao chúng khẳng định đoàn tàu năng suất.

Khung khổ quan niệm của chúng tôi là khác bằng việc nhấn mạnh tính dễ uốn của công nghệ và sự thực rằng hướng của sự thay đổi công nghệ—ví dụ, kỹ thuật mới sẽ tiết kiệm bao nhiêu về các nhân tố khác nhau và chúng sẽ thay đổi năng suất của chúng—là một sự lựa chọn. Ở đây chúng tôi cũng dựa vào một số công trình trước. Nhà kinh tế học đầu tiên thảo luận các vấn đề này là Hicks (1932), mà đã phỏng đoán rằng các chi phí lao động cao hơn xui khiến các hãng để áp dụng các công nghệ tiết kiệm lao động. Các ý tưởng liên quan được phát triển bởi văn liệu “đổi mới-cảm sinh (induced-innovation)” của các năm 1960, kể cả giữa những người khác Kennedy (1964), Samuelson (1965), và Drandakis and Phelps (1966), mặc dù các đóng góp đó hầu hết tập trung vào liệu có các lý do tự nhiên cho sự thay đổi công nghệ để giữ các phần vốn và lao động trong thu nhập quốc gia không đổi.

Ứng dụng thực nghiệm lớn đầu tiên của các ý tưởng này là của Habakkuk (1962), trong bối cảnh của công nghệ Mỹ thế kỉ thứ mười chín. Lý lẽ chính của Habakkuk phù hợp với lời xác nhận của Hicks: sự khan hiếm lao động và nhất là lao động có kỹ năng ở Mỹ đã là một sự kích thích cho sự áp dụng và sự phát triển nhanh của máy móc tiết kiệm-lao động, như chúng tôi thảo luận trong Chương 6. Robert Allen (2009a) đề xuất ý tưởng liên quan rằng chi phí cao của lao động đã là một nguyên nhân chính của sự bắt đầu của cách mạng công nghiệp Anh trong giữa-thế kỷ thứ mười tám. Sự diễn giải của chúng tôi về những sự phát triển công nghệ cuối thế kỉ thứ mười chín ở Hoa Kỳ dựa nhiều vào luận đề của Habakkuk, và chúng tôi cho thêm rằng hướng cảm sinh này của công nghệ đã kéo dài vào nửa đầu của thế kỉ thứ hai mươi và cũng phát tán sang Anh và các quốc gia đang công nghiệp hóa khác.

Lý thuyết của chúng tôi cũng dựa vào văn liệu gần đây hơn về sự thay đổi công nghệ được định hướng, mà bắt đầu với Acemoglu (1998, 2002a) và Kiley (1999). Các bài báo này đã tập trung vào các hệ lụy bất bình đẳng, nhưng công trình theo sau đã khai thác các chiều khác của tính dễ uốn công nghệ, kể cả các vấn đề tổng quát liên quan đến sự phân chia thu nhập quốc gia giữa lao động và vốn trong Acemoglu (2003a), các tác động của thương mại quốc tế và các định chế thị trường lao động lên bất bình đẳng trong Acemoglu (2003b), và các nguyên nhân và các hậu quả của công nghệ không thích hợp trong Acemoglu and Zilibotti (2001) và Gancia and Zilibotti (2009). Bây giờ có một văn liệu thực nghiệm khá lớn được các ý tưởng này truyền cảm hứng. Các công trình liên quan gồm các công trình tập trung vào hướng của nghiên cứu dược học trong Finkelstein (2004) và Acemoglu and Linn (2004); sự biến đổi khí hậu và các công nghệ xanh trong Popp (2002) và Acemoglu, Aghion, Bursztyn, and Hemous (2012); các đổi mới dệt trong cách mạng công nghiệp Anh trong Hanlon (2015); và nông nghiệp trong Moscona and Sastry (2022). Liệu hướng của công nghệ có tiết kiệm lao động hay bổ sung cho lao động được khảo sát về lý thuyết trong Acemoglu (2010) và Acemoglu and Restrepo (2018).

Chúng tôi mở rộng những cách tiếp cận này theo các hướng quan niệm, thực nghiệm, và lịch sử. Về quan niệm, chúng tôi nhấn mạnh vai trò của các nhân tố chính trị và xã hội trong việc định hướng của công nghệ, trong khi hầu hết văn liệu đã tập trung vào các nhân tố kinh tế. Trong Acemoglu and Restrepo (2018), chẳng hạn, hướng của sự thay đổi công nghệ được xác định bởi các nhân tố kinh tế thuần túy, như phần lao động trong thu nhập quốc gia, giá dài-hạn của vốn, và các rent thị trường lao động.

Một ngụ ý khác của các ý tưởng này, được nhắc ngắn gọn trong các Chương 1 và 8, là đáng nhấn mạnh ở đây: tính dễ uốn của công nghệ mở cửa cho các sự lựa chọn tốn kém về mặt xã hội liên quan đến hướng của sự đổi mới. Thực ra, khi có các quyết định lớn về hướng của công nghệ, không có đảm bảo nào rằng quá trình đổi mới dựa vào-thị trường sẽ chọn các lĩnh vực mà có lợi hơn cho xã hội như một toàn thể hay cho những người lao động. Một lý do cho điều này là một số kiểu công nghệ có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp so với những kiểu khác, cho dù chúng không đóng góp cho hay thậm chí có thể làm giảm phúc lợi xã hội. Các ví dụ gồm các công nghệ làm tăng năng suất và địa vị thống trị của các độc quyền hay các độc quyền nhóm (oligopoly) lớn (mà có thể tính giá cao hơn và kiếm lợi nhuận lớn hơn), các công nghệ giúp các công ty giám sát tốt hơn những người lao động và như thế tăng lợi nhuận bằng việc giảm tiền lương, và các công nghệ bổ sung cho sự thu thập dữ liệu và khóa chặt quyền lực của các công ty độc quyền dữ liệu. Một lý do thậm chí quan trọng hơn cho những sự làm méo mó về hướng của sự đổi mới, được chỉ ra trong Acemoglu and Restrepo (2018), là các hãng có thể có một cầu quá đáng cho các công nghệ tự động hóa, đặc biệt khi điều này cho phép chúng tiết kiệm tiền lương cao. Các sự bóp méo đổi mới có khả năng tăng nhiều lần khi không có các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến các sự lựa chọn công nghệ—ví dụ, khi tầm nhìn của các cá nhân, các doanh nhân, và các tổ chức có ảnh hưởng xác định các khoản đầu tư lớn (như với khu vực công nghệ Hoa Kỳ lúc này) hay khi một chính phủ hùng mạnh đòi và đẩy các nhà đổi mới tới các công nghệ giám sát (như với các chính sách của chính phủ Trung quốc, được thảo luận trong Chương 10).

Từ quan điểm thực nghiệm và lịch sử, chúng tôi cung cấp một sự giải thích về các hậu quả phân phối của sự tăng trưởng kinh tế cho ngàn năm qua, tập trung nhất là vào hướng của các công nghệ công nghiệp từ giữa thế kỉ thứ mười tám đến ngày nay. Chúng tôi không biết về các tiền thân khác đối với sự diễn giải và bằng chứng lịch sử của chúng tôi, mà nhấn mạnh những thứ sau đây: sự cân bằng giữa các công nghệ tự động hóa và các công nghệ thân thiện hơn với người lao động lần đầu tiên được hình thành ra sao trong sự công nghiệp hóa ban đầu; sau đó đã biến đổi thế nào theo một hướng thân thiện hơn với người lao động trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín, kéo dài ra sao vào tám mươi năm đầu tiên của thế kỉ thứ hai mươi; và sau đó đã lại thay đổi thế nào kể từ 1980, một lần nữa theo một hướng tập trung vào tự động hóa. Các ngoại lệ một phần là sự thăm dò của Acemoglu and Restrepo (2019b) về mức độ thải ra và sự nhập lại của lao động trong nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ 1950, và cuốn sách của Brynjolfsson and McAfee (2014) và cuốn sách gần đây của Frey (2019), mà chúng tôi thảo luận dưới đây.

Thứ ba, hầu hết những cách tiếp cận kinh tế, ngay cả khi chúng nhận ra các độ lệch quan trọng khỏi điểm chuẩn của các thị trường lao động cạnh tranh (ví dụ, vì quyền lực của các hãng để định tiền lương, sự mặc cả, hay các vấn đề thông tin), không nhấn mạnh các điều này như các yếu tố quyết định quan trọng về liệu sự tăng năng suất sẽ có chuyển thành sự tăng trưởng lương hay không. Ví dụ, cách tiếp cận chính tắc trong kinh tế học hiện đại mà hợp nhất các rent và các ma sát thị trường lao động bắt nguồn từ công trình của Diamond (1982), Mortensen (1982), và Pissarides (1985); như được nêu bật trong chuyên khảo hàng đầu của Pissarides (2000) về chủ đề, Equilibrium Unemployment Theory (Lý thuyết Cân bằng Thất nghiệp), dự đoán rằng sự tăng năng suất sẽ chuyển một-đổi-một thành sự tăng trưởng lương.

Trái với những cách tiếp cận này, chúng tôi coi mức độ và bản chất của việc chia sẻ rent là một đặc điểm thiết yếu của cách lợi lộc từ sự tăng năng suất sẽ được phân chia. Các tiền thân quan trọng của cách tiếp cận của chúng tôi gồm phê phán của Brenner (1976) về các lý thuyết tân cổ điển và tân-Malthusian về sự sụp đổ của chủ nghĩa phong kiến. Brenner đã lựa chọn ra vai trò của quyền lực chính trị trong sự hoạt động và sự chấm dứt của chủ nghĩa phong kiến. Theo Brenner, các nhân tố nhân khẩu học đã là thứ yếu, và cái quan trọng nhất đã là liệu các nông dân có đủ sức mạnh để chống lại các đòi hỏ của các chúa tể hay không. Cách tiếp cận của Brenner đã là một cảm hứng chính cho lý thuyết của Acemoglu and Wolitzky (2011), mà chúng tôi dựa vào. Trong lý thuyết của họ, những sự cải thiện năng suất có thể làm giảm thay vì làm tăng tiền lương bởi vì các chủ sử dụng lao động có thể quyết định để tăng cường sự ép buộc (ví dụ, thuê nhiều người bảo vệ hơn hay đầu tư vào các thứ ngăn chặn các công nhân bỏ việc) thay cho việc trả các nhân viên của họ nhiều hơn. Liệu điều này có xảy ra hay không được quyết định bởi bối cảnh thể chế và các sự lựa chọn bên ngoài của các công nhân (chẳng hạn, liệu bất chấp các biện pháp ép buộc của chủ sử dụng lao động họ có thể trốn và tìm thấy một phương tiện sinh tồn thay thế). Một số trong những hệ lụy này có thể được mở rộng cho các môi trường không cưỡng bức. Ví dụ, khi sự cân bằng sức mạnh mặc cả giữa các hãng và các công nhân được giữ cố định, một công nghệ mới làm tăng năng suất sẽ nâng tiền lương lên. Tuy vậy, các công nghệ mới cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng quyền lực chống lại lao động, và nếu thế, tiền lương có thể giảm. Ngoài ra, sự thay đổi công nghệ có thể thay đổi sự đánh đổi giữa việc xây dựng thiện chí và tinh thần cao giữa các công nhân so với việc giám sát họ chặt chẽ, và việc này lại có thể phá vỡ liên kết giữa năng suất cao và tiền lương cao.

Cách tiếp cận hiện thời của chúng tôi khái quát hóa các quan điểm này, đặc biệt trong Chương 4, mà thảo luận các nền kinh tế nông nghiệp. Sau đó nó tập trung vào vai trò của sự thay đổi công nghệ trong một khung khổ như vậy, và trong các Chương 6, 7, và 8 nó trình bày các ý tưởng tương tự áp dụng cho việc chia sẻ rent trong các nền kinh tế hiện đại. Các ý tưởng này sau đó được kết hợp với hai quan niệm khác mà một cách điển hình cũng bị phớt lờ trong các thảo luận về các tác động của công nghệ lên tiền lương. Quan niệm thứ nhất, được đề xuất trong Acemoglu (1997) và Acemoglu and Pischke (1999), là khả năng rằng trong sự hiện diện của việc chia sẻ rent, tiền lương cao hơn đôi khi có thể tăng đầu tư vào năng suất biên của người lao động bởi vì các hãng thấy sinh lời hơn để nâng năng suất người lao động. Quan niệm thứ hai, được đề xuất trong Acemoglu (2001), chỉ ra rằng sự bảo vệ cao hơn cho các công nhân có thể khuyến khích các chủ sử dụng lao động để tạo ra “các việc làm tốt” (với tiền lương cao hơn, sự an toàn việc làm lớn hơn, và các cơ hội xây dựng sự nghiệp), và các việc làm tốt đóng góp cho sự tăng trưởng lương. Các ý tưởng này giúp chúng ta hiểu vì sao trong các thời kỳ nào đó việc chia sẻ rent đã đi cùng với sự tăng trưởng lương nhanh và sự thịnh vượng chung rộng rãi (các Chương 6 và 7), và sự làm yếu quyền lực người lao động có thể liên đới thế nào với sự tăng trưởng được chia sẻ ít hơn và ít đầu tư hơn vào công nghệ thân thiện với người lao động (Chương 8).

Thứ tư, chúng tôi đưa ra một lý thuyết về tầm nhìn công nghệ và vai trò của quyền lực xã hội trong việc định hình các tầm nhìn như vậy. Một cách cụ thể, chúng tôi nhấn mạnh rằng một khi tính dễ uốn của công nghệ và sự thiếu một đoàn tàu năng suất tự động được nhận ra, thì câu hỏi về cái gì xác định hướng của công nghệ, và như thế ai thắng và ai thua, trở nên quan trọng. Các nhân tố then chốt chúng tôi tập trung vào trong bối cảnh này gồm ai có sức mạnh thuyết phục và tầm nhìn của ai trở nên có ảnh hưởng.

Sự nhấn mạnh của chúng tôi đến vai trò của quyền lực kinh tế và xã hội liên kết chúng ta với văn liệu lớn và vẫn đang phát triển về các định chế, chính trị, và sự phát triển kinh tế. Ở đây, chúng tôi dựa vào các công trình của North and Thomas (1973), North (1982), North, Wallis, and Weingast (2009), và Besley and Persson (2011), cũng như công trình trước của riêng chúng tôi—Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003, 2005b), Acemoglu and Johnson (2005), và Acemoglu and Robinson (2006b, 2012, và 2019)—và các ý tưởng của Brenner (1976), được nhắc đến rồi ở trên. Chúng tôi thêm các nhân tố xã hội liên hệ với các tầm nhìn và các ý tưởng, sự thuyết phục, và địa vị vào các lý thuyết này, nhấn mạnh sự ảnh hưởng lẫn nhau của chính trị và kinh tế học. Trong việc này, chúng tôi dựa vào cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng của Mann (1986) về các nguồn của quyền lực xã hội và sự phân biệt của ông giữa quyền lực (sức mạnh) kinh tế, quân sự, chính trị, và ý thức hệ. So với Mann, chúng tôi nhấn mạnh vai trò cốt yếu của sức mạnh thuyết phục, nhất là trong các xã hội hiện đại, và cũng nhấn mạnh sức mạnh thuyết phục được định hình thế nào bởi các định chế. Ngoài ra, thảo luận của chúng tôi về các nguồn của sức mạnh thuyết phục được truyền cảm hứng bởi văn liệu tâm lý học xã hội về sự thuyết phục hoạt động ra sao, được tóm tắt trong Cialdini (2006) và Turner (1991).

Vượt quá các sự khác biệt cơ bản này, cách mà chúng tôi quan niệm hóa vai trò của các nhân tố chính trị và xã hội trong sự thay đổi công nghệ là khác với hầu hết những cách tiếp cận hiện có. Trong cả kinh tế học và nhiều phần còn lại của các khoa học xã hội, bởi vì tính dễ uốn của công nghệ đã không được xem xét, sự nhấn mạnh chính đã là về liệu các định chế và các lực lượng xã hội có ngăn chặn sự thay đổi công nghệ hay không. Khía cạnh này được trình bày một cách hệ thống trong Mokyr (1990) và được mô hình hóa trong kinh tế học bởi, giữa những người khác, Krusell and Ríos-Rull (1996) và Acemoglu and Robinson (2006a).

Một ngụ ý thêm của những cân nhắc này là dư địa lớn hơn cho năng lực hành động và sự lựa chọn mà chúng tạo ra giữa các diễn viên mạnh mẽ. Trong những cách tiếp cận chính trị kinh tế học đơn giản nhất, các nhân tố thể chế hoạt động chủy yếu bằng việc thay đổi các khuyến khích thị trường và công nghệ, và các chính sách lương của các hãng phần lớn bị chi phối bởi sự tối đa hóa lợi nhuận. Điều này không còn đúng thế khi các ý tưởng và các tầm nhìn là quan trọng. Trong trường hợp này, khi các tầm nhìn có ảnh hưởng thay đổi, có thể có những sự thay đổi lớn về hướng của sự đổi mới và các hình mẫu chia sẻ-rent, làm thay đổi cách sự tăng thêm năng suất được phân bổ bên trong xã hội.

Khung khổ của chúng tôi kết hợp bốn khối xây dựng này. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, quyền lực chính trị và xã hội định hình thế nào các sự lựa chọn công nghệ, và các định chế và các sự lựa chọn công nghệ cùng nhau xác định thế nào các chủ sở hữu vốn, các doanh nhân, và các công nhân có các mức kỹ năng khác nhau được lợi bao nhiêu từ các phương pháp sản xuất mới, là sự độc đáo của cuốn sách này. Dùng khung khổ này, chúng tôi diễn giải lại những sự phát triển kinh tế chính của ngàn năm qua.

Những đóng góp gần đây và quan trọng trong bối cảnh này gồm Brynjolfsson and McAfee (2014) và Frey (2019). Brynjolfsson and McAfee (2014) đã thảo luận các vấn đề liên quan đến tiêu điểm của chúng tôi gần một thập niên trước và đã đoán trước nhiều trong số các gián đoạn thị trường lao động xảy ra từ làn sóng tiếp theo của các công nghệ AI, mặc dù diễn giải của họ lạc quan hơn của chúng tôi. Cả hai cuốn sách của họ và cuốn của Frey nhận ra các tác động thải ra của tự động hóa và một số chi phí xã hội và kinh tế mà các tác động này áp đặt, và Frey mô tả một cách sinh động một số trong các chi phí này trong bối cảnh của sự phát triển kinh tế của các thế kỷ thứ mười chín và thứ hai mươi, như chúng tôi mô tả. Một cách cụ thể, Frey dựa vào khung khổ của Acemoglu và Restrepo (2018) và nhấn mạnh khả năng rằng công nghệ có thể hoặc tự động hóa hay tăng năng suất người lao động. Tuy vậy, ông không cho phép hướng của công nghệ để được xác định bởi các định chế và các lực lượng xã hội, và mối quan tâm chính của ông, giống của Brynjolfsson and McAfee (2014) và Mokyr (1990), vẫn là khả năng rằng các hệ lụy bất bình đẳng và mức-lương của các công nghệ tự động hóa có thể dẫn đến sự ngăn cản tiến bộ.

Ngược lại, khung khổ trong cuốn sách này nhấn mạnh rằng sự kháng cự các công nghệ tự động hóa không luôn là một sự ngăn trở sự tăng trưởng kinh tế; nó cũng có thể có lợi về mặt xã hội khi nó đổi hướng sự đổi mới khỏi các con đường có các tác động tiêu cực lên các công nhân và tới các hướng thân thiện hơn với người lao động (hay khỏi những con đường phá vỡ sự tham gia dân chủ tới những con đường trao quyền cho các nhóm xã hội rộng hơn). Bởi vì các tác động tích cực này của sự kháng cự và phản ứng chính trị từ các công nhân và các mảng khác của xã hội bị thiếu trong khung khổ của Frey, Frey xem chúng như tiêu cực, và các khuyến nghị chính sách của ông cũng là về việc ngăn chặn sự phản kháng như vậy—ví dụ, bằng việc tái phân phối các lợi lộc nảy sinh từ tự động hóa hay giáo dục tăng lên.

Trong bối cảnh này, chúng tôi cũng nên liên hệ cuốn sách của chúng tôi với hai đóng góp gần đây, West (2018) và Susskind (2020). Các các tác giả này cũng lo về các hệ lụy tiêu cực của tự động hóa, và nhất là AI, nhưng không nhận ra bản chất được định hướng của công nghệ. Hơn nữa, họ nhấn mạnh, trái với sự nhấn mạnh của chúng tôi, rằng AI là một công nghệ rất có khả năng rồi mà sẽ nhanh chóng thay thế nhiều việc làm. Điều này khiến họ xem một tương lai với ít việc làm hơn là không thể tránh khỏi và như thế ưa thích các biện pháp như thu nhập cơ bản phổ quát để chống lại các hệ lụy tiêu cực của các xu hướng công nghệ không thể tránh khỏi này. Đấy là khác hoàn toàn với quan điểm của chúng tôi. Một cách cụ thể, chúng tôi nhấn mạnh (trong các Chương 9 và 10) rằng nhiều sự dùng AI hiện thời là tàm-tạm, chính xác bởi vì các năng lực của trí tuệ máy là hạn chế hơn đôi khi được giả sử và bởi vì con người thực hiện nhiều công việc dựa vào các lượng lớn của tài chuyên môn và trí tuệ xã hội được tích tụ. Tuy nhiên, các công nghệ tự động hóa tàm-tạm vẫn có thể được áp dụng, và trong trường hợp này có khuynh hướng gây thiệt hại cho các công nhân, mà không tạo ra sự tăng thêm năng suất hay những sự giảm chi phí lớn cho các công ty (xem Acemoglu and Restrepo 2020c, Acemoglu 2021). Như một kết quả, và ngược lại với sự nhấn mạnh của West và Susskind, cuốn sách của chúng tôi cho rằng vấn đề chính là sự đổi hướng của sự thay đổi công nghệ khỏi một sự tập trung duy nhất vào tự động hóa và sự thu thập dữ liệu tới một danh mục cân đối hơn của các đổi mới sáng tạo mới.

Phần II: Các Nguồn và các Dẫn chiếu, theo Chương

Đề từ

“Nếu chúng ta kết hợp …” là từ Wiener (1949).

Phần mở đầu: Tiến bộ Là Gì?

Jeremy Bentham, “Bạn sẽ ngạc nhiên …,” là từ Steadman (2012), với các chi tiết trong note 7 của ông. Đấy là từ một bức thư của Bentham gửi cho Charles Brown trong tháng Mười Hai 1786. Về bối cảnh và chi tiết, xem Bentham (1791).

“Không ai muốn …” xuất hiện trong (Ủy ban Chọn) Select Committee (1834, 428, paragraph 5473), lời chứng của Richard Needham vào ngày 18 tháng Bảy 1834, và cũng xuất hiện trong Thompson (1966, 307). “Tôi quyết tâm …” là từ Select Committee (1835, 186, paragraph 2644), lời chứng của John Scott vào 11 tháng Tư 1835, và cũng xuất hiện trong Thompson (1966, 307). “Do hậu quả của máy móc tốt hơn…” là từ Smith (1776 [1999], 350). “Các luật tự nhiên,” là từ Burke (1795, 30). Câu đầy đủ là: “Chúng ta, nhân dân, nên biết lẽ phải, rằng không phải trong việc vi phạm các luật thương mại, mà là các luật tự nhiên, và do đó các luật của Chúa, mà chúng ta đặt hy vọng của chúng ta về việc làm dịu sự bất mãn thần thánh để loại bỏ bất kể tai họa nào mà chúng ta chịu, hay lơ lửng trên chúng ta.”

“Sự thực là, độc quyền đó…” là từ Thelwall (1796, 21), và một phiên bản một phần là trong Thompson (1966, 185).

Chương 1: Kiểm soát Công nghệ

Là hữu ích để xét lại một cách ngắn gọn các tranh luận lịch sử bao quanh quan niệm về sự thất nghiệp công nghệ và quan điểm của David Ricardo về máy móc, mà được thảo luận trong chương này.

Ý tưởng về sự thất nghiệp công nghệ nảy sinh từ những sự cải thiện về các phương pháp sản xuất thường được gán cho John Maynard Keynes (1930 [1966]). Trong thực tế, ý tưởng này có trước Keynes đáng kể. Một số tác giả trong thế kỉ thứ mười tám đã lo về sự thay đổi công nghệ sa thải-lao động. Thomas Mortimer đã viết về khả năng này trong các giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp (Mortimer 1772). Một trong các nhà kinh tế học hàng đầu của thời đại, James Steuart, cũng đã nghiên cứu các vấn đề này, việc nhận ra rằng máy móc có thể “buộc một người trở nên thất nghiệp,” mặc dù ông xem việc này như kịch bản ít có khả năng hơn (Steuart 1767, 122). Peter Gaskell đã nhấn mạnh các mối nguy hiểm này sinh động hơn trong đầu các năm 1800: “Sự áp dụng các dụng cụ cơ khí cho hầu như tất cả các quá trình mà vẫn muốn có sự khéo léo tinh tế của bàn tay con người, sẽ chẳng bao lâu hoặc loại bỏ sự cần thiết cho việc dùng nó, hay nó phải được dùng với một giá mà sẽ cho phép nó cạnh tranh với cơ chế” (Gaskell 1833, 12).

Các nhà kinh tế học xuất chúng đã ít lo lắng hơn, ít nhất lúc đầu. Trong An Inquiry into the Nature and Causes of The Wealth of Nations, Adam Smith (1776 [1999]) đã xem những sự cải thiện công nghệ là có lợi rộng rãi. Ví dụ, như chúng ta đã thấy trong phần Mở đầu, ông cho rằng “máy móc tốt hơn” có khuynh hướng tăng lương thực tế “rất đáng kể.”

Như chúng ta thảo luật ở đầu Chương 1, sự lạc quan này ban đầu được chia sẻ bởi nhân vật chính yếu khác của bộ môn kinh tế học từ thời đại này, David Ricardo. Trong Principles of Political Economy (Các Nguyên tắc của Chính trị Kinh tế học) của ông, được xuất bản lần đầu trong 1817, Ricardo đã đưa ra sự tương đồng giữa máy móc và ngoại thương, xem cả hai như có lợi. Ông viết, chẳng hạn, rằng “giá tự nhiên của tất cả các hàng hóa, trừ sản phẩm thô và lao động, có một xu hướng giảm, trong sự phát triển của sự giàu có và dân số; vì mặc dù, một mặt, chúng được nâng cao về giá trị thực, từ sự lên về giá tự nhiên của nguyên liệu thô tạo nên chúng, điều này được đối trọng nhiều hơn bởi những sự cải thiện về máy móc, bởi sự phân công và sắp xếp lao động, và bởi kỹ năng tăng lên, cả trong khoa học và nghệ thuật, của các nhà sản xuất” (Ricardo 1821 [2001], 95).

Tuy vậy, muộn hơn Ricardo đã thay đổi ý kiến của mình. Ông đã thêm một chương, “Về Máy móc,” vào lần xuất bản thứ ba của Các Nguyên tắc, trình bày rõ một phiên bản đầu tiên của lý thuyết thất nghiệp công nghệ. Ở đó ông viết rằng “tất cả cái tôi muốn chứng minh là, sự khám phá và dùng máy móc có thể đi kèm với sự xác định tổng sản phẩm; và bất cứ khi nào là thế, nó sẽ có hại cho giai các cấp lao động, vì một số thành viên của chúng sẽ bị sa thải khỏi công ăn việc làm, và cư dân sẽ trở nên thừa, so với các quỹ dành cho các nhân viên” (Ricardo 1821 [2001], 286). Nhưng các ý tưởng của ông đã không gây ảnh hưởng đến hầu hết những người đi theo ông. Ngay cả khi các nhà kinh tế học lưu ý khả năng về các tác động tiêu cực như vậy lên những người lao động hay các công nhân không có kỹ năng, họ đã kết luận rằng các tác động này không chắc xảy ra hay nhiều nhất có thể là tạm thời. Ví dụ, như John Stuart Mill tuyên bố, “tôi không tin rằng… những sự cải thiện về sản xuất thường, nếu có bao giờ, có hại, thậm chí một cách tạm thời, cho các giai cấp lao động về tổng thể” (Mill 1848, 97).

Những nỗi sợ tương tự về sự thất nghiệp công nghệ được bày tỏ bởi một số nhà kinh tế học xuất chúng khác, quan trọng nhất bởi Wassily Leontief, mà chúng tôi đã trích trong chương 8. Lịch sử của các cuộc tranh luận sớm này được gồm trong Berg (1980) và Hollander (2019). Frey (2019) và Mokyr, Vickers, and Ziebarth (2015) cũng gồm các thảo luận chi tiết.

Tiểu luận của Keynes đã lạc quan hơn chương “Về Máy móc” của Ricardo. Trong cùng tiểu luận, ông viết: “Trong nhiều thời đại sắp tới Adam [Smith] già sẽ mạnh trong chúng ta đến mức mọi người sẽ cần làm công việc nào đó nếu muốn được hài lòng. Chúng ta sẽ làm nhiều thứ cho bản thân chúng ta hơn mức bình thường với những người giàu ngày nay, chỉ để quá vui để có những nhiệm vụ và những công việc nhỏ và thường lệ. Nhưng vượt quá điều này, chúng ta sẽ cố gắng bày bánh mì rồi phết bơ—để làm cho công việc còn lại được chia sẻ càng rộng càng tốt. Các ca ba-giờ hay một tuần mười lăm giờ có thể trì hoãn vấn đề trong một thời gian dài” (1930 [1966], 368‒369). Ông cũng đã tiếp theo tuyên bố mà chúng tôi cung cấp trong văn bản với dòng này: “Nhưng đấy chỉ là một pha tạm thời của sự điều chỉnh sai. Tất cả điều này có nghĩa trong dài hạn rằng loài người đang giải quyết vấn đề kinh tế của nó” (364, chữ nghiêng trong nguyên bản).

Bất chấp tầm cỡ của Keynes trong nghề, quan điểm của ông về thất nghiệp công nghệ, giống quan điểm của Ricardo trước ông, đã không có một tác động lớn đến dòng chính. Paul Douglas (1930a, 1930b) đã thảo luận thất nghiệp công nghệ độc lập với Keynes, đồng thời hay thậm chí trước ông. Nhưng Douglas, giống Gottfried Haberler (1932), cho rằng cơ chế thị trường sẽ hầu như một cách tự động khôi phục công ăn việc làm cho dù máy móc sa thải một số công nhân khỏi việc làm của họ. Quả thực, cho đến gần đây dòng chính kinh tế học thậm chí đã không chú ý nhiều đến những mối lo của Ricardo, Keynes, và Leontief.

Cuối cùng, khái niệm về công nghệ đa năng (general-purpose) được đưa vào trong chương này quay lại đến David (1989), Bresnahan and Trajtenberg (1995), Helpman and Trajtenberg (1998), và David and Wright (2003). Tầm quan trọng của nó đối vối chúng tôi xuất phát từ sự thực rằng sự lựa chọn hướng của công nghệ là đặc biệt xác đáng khi các công nghệ là đa năng, như được nhấn mạnh trong Acemoglu and Restrepo (2019b).

Các Đề từ Mở đầu. Bacon (1620 [2017], 128); Wells (1895 [2005], 49).

“340 năm trôi qua …” là từ Time (1960), trang 2 của phiên bản online. “Tôi có thể hình dung không thời kỳ nào …” là từ Kennedy (1963). “Điều này có nghĩa là thất nghiệp…” là từ Keynes (1930 [1966], 364).

“Máy móc đã không làm cầu cho lao động bé đi” là từ Ricardo (1951‒1973, 5:30), một phiên bản được biên tập của hồ sơ Hansard cho 16 tháng Mười Hai 1819. “Là phận sự nhiều hơn của tôi để tuyên bố ý kiến của tôi …” là từ Ricardo (1821 [2001], 282). “Nếu máy móc có thể làm tất cả công việc …” là từ Ricardo (1951‒1973, 8:399‒400, bức thư được đề ngày 30 tháng Sáu 1821).

Bill Gates, “các công nghệ [số]…,” là từ một sự kiện tại Đại học Stanford vào ngày 28 tháng Giêng 1998 (không phiên bản online nào sẵn có hiện thời). Steve Jobs, “Hãy đi và sáng chế ra…,” là từ một hội nghị 2007 (https://allthingsd.com/20070531/d5-gates-jobs-transcript). Những diễn tiến thị trường lao động, kể cả bất bình đẳng lương theo giáo dục, được xem xét chi tiết hơn trong Chương 8; xem các ghi chú cho chương đó cho chi tiết về các nguồn và các tính toán của chúng tôi.

Đoàn tàu Tiến bộ. “Chúng ta có thể làm gì …” là từ một TED talk của Erik Brynjolfsson trong tháng Tư 2017 (www.techpolicy.com/Blog/April-2017/Erik-Brynjolfsson-Racing-with-the-Machine-Beats-R.aspx). Các dữ kiện công nghiệp ô tô là từ McCraw (2009, 14, 17, 23). Công ăn việc làm trong ngành ô tô các năm 1920 là từ (Congressional Quarterly) CQ Researcher (1945). Diễn tiến của công việc trong ngành ô tô được thảo luận thêm nữa trong các Chương 7 và 8; các nguồn đầy đủ ở trong các ghi chú của các chương đó. Tuyên bố về “nhà máy tương lai sẽ chỉ có hai nhân viên,…” thường được quy cho Warren Bennis. Tuy vậy, một sự xem xét kỹ hơn (https://quoteinvestigator.com/2022/01/30/future-factory) cho biết rằng “Warren Bennis đã dùng câu nói đùa này trong 1988 và 1989, nhưng ông từ chối quyền tác giả như được biết thêm dưới đây” và rằng một đánh giá hợp lý là “Bennis đáng công trạng vì giúp đại chúng hóa câu nói đùa đó.”

Vì sao Sức mạnh người Lao động Quan trọng. Mức độ giáo dục của những người lao động Mỹ cho 2016 là từ Bureau of Labor Statistics, được gồm trong Brundage (2017).

Sự Lạc quan, với các Cảnh báo trước. Thảo luận về hệ thống nhật tâm và sự chấp nhận nó được gồm trong https://galileo.ou.edu/exhibits/revolutions-heavenly-spheres-1543. Về sự phát triển vaccine coronavirus của Moderna, xem www.bostonmagazine.com/health/2020/06/04/moderna-coronavirus-vaccine. Vào ngày 24 tháng Hai 2020, Moderna công bố nó đã vận chuyển lô đầu tiên của mRNA-1273 bốn mươi hai ngày sau khi nhận diện trình tự (gen). Cho các động cơ hơi nước, xem Tunzelmann (1978). Về hệ thống tín dụng xã hội ở Trung Quốc, xem www.wired.co.uk/article/china-social-credit-system-explained. Về sự thay đổi thuật toán 2018 của Facebook, xem www.wsj.com/articles/facebook-algorithm-change-zuckerberg-11631654215.

Lửa, Lần Này. Diễn giải này về bằng chứng từ Swartkrans là từ Pyne (2019, 25). Sundar Pichai, “AI có lẽ là thứ quan trọng nhất loài người đã từng …,” là từ https://money.cnn.com/2018/01/24/technology/sundar-pichai-google-ai-artificial-intelligence/index.html. Kai-Fu Lee, “AI có thể là …,” là từ Lee (2021). Demis Hassabis, “[bằng việc] làm sâu sắc năng lực của chúng ta,” là từ https://theworldin.economist.com/lần xuất bản/2020/article/17385/demis-hassabis-ais-potential; “Hoặc chúng ta cần …” là từ www.techrepublic.com/article/google-deepmind-founder-demis-hassabis-three-truths-about-ai. “Cách mạng thông minh…” là từ Li (2020). Về các ý tưởng của Ray Kurzweil, xem Kurzweil (2005). Reid Hoffman, “Có phải chúng ta đã có thể có hai mươi …,” là từ www.city-journal.org/html/disrupters-14950.html.

Chương 2: Tầm nhìn Kênh

Chương này dựa vào những câu chuyện sau đây: Wilson (1939), Mack (1944), DuVal (1947), Beatty (1956), Martlowe (1964), Kinross (1969), Silvestre (1969), McCullough (1977), Karabell (2003), và Bonin (2010). Sự nhấn mạnh của chương này—rằng sự thất bại Kênh Panama có gốc rễ trong quyền lực xã hội và tầm nhìn của Lesseps, mà được khuếch đại vì thành công của Kênh Suez—dựa vào ý kiến của chúng tôi về các nguồn đó và các mục cụ thể được nhắc tới dưới đây.

Tranh luận tại Đại hội Paris năm 1879 được tường thuật bởi Ammen (1879), Johnston (1879), và Menocal (1879). Lesseps (1880) và (1887 [2011]) cung cấp quan điểm riêng của ông về các sự kiện. Tình tiết Napoleonic được Chandler (1966) và Wilkinson (2020) trình bày. Các bài viết của Saint-Simon là trong Manuel (1956). “Tinh thần Saint-Simon” trong dự án Panama được Siegfried (1940, 239) gợi ý.

Các Đề từ Mở đầu. Lewis (1964, 7); Ferdinand de Lesseps từ DuVal (1947, 58).

Các tuyên bố và các hành động của Lesseps tại Đại Hội 1879 là từ Johnston (1879) và Ammen (1879), chẳng ai trong số họ đã có cảm tình đặc biệt. Mack (1944, Chương 25) có các chi tiết về công việc được các ủy ban khác nhau thực hiện và các lời phàn nàn của các đại biểu Mỹ. Compte Rendu des Séances của Congrès International d’Études du Canal Interocéanique (1879) là hồ sơ chính thức của các phiên toàn thể và công việc của các ủy ban riêng lẻ.

Lesseps, “à l’Américaine (theo cách Mỹ),” là từ Johnston (1879, 174), một tường thuật trực tiếp đầy màu sắc. Không giống Ammen, Menocal, hay bản thân Lesseps, ông có vẻ vô tư hơn một chút. Mack (1944, 290) kể lại một phiên bản tao nhã hơn từ bản ghi chép chính thức: “tôi yêu cầu đại hội tiến hành thủ tục theo cách Mỹ, tức là với tốc độ và một cách thực tế, thế nhưng với sự chăm sóc cẩn thận…”

Chúng ta Phải Đi tới phương Đông. “Tổng tư lệnh của quân đội phương Đông…” là từ Karabell (2003, 20). Số thương vong tại “Trận kim tự tháp” là từ Chandler (1966, 226), mà nói rằng những người Pháp đã bị “một sự thiệt hại danh nghĩa 29 người bị giết và có lẽ 260 bị thương.”

Utopia Tư bản. Sự trích dẫn Saint-Simon là từ Taylor (1975). Cho sự thảo luận nhiều hơn, xem cả Chương 25, “The Natural Elite,” trong Manuel (1956). Trích dẫn Enfantin là từ Karabell (2003, 205).

Lesseps Tìm thấy. Các chi tiết Kênh Erie là từ Bernstein (2005). Karabell (2003) có câu chuyện ban đầu về sự thảo luận xung quang việc xây dựng Kênh Suez. Những cố gắng ban đầu của Lesseps là trong Wilson (1939), Beatty (1956), Martlowe (1964), Kinross (1969), Silvestre (1969), và Karabell (2003). Điểm “Các thiên tài” được McCullough (1977, 79) nêu bật.

Những người Nhỏ Mua Cổ phần Nhỏ. “Tên của các vị vua Ai Cập xây dựng…” là từ Lesseps (1887 [2011], 170‒175). Một bản dịch hơi khác là trong Karabell (2003, 74): “Tên của các vị vua Ai Cập mà đã dựng các kim tự tháp, những tượng đài vô dụng của sự kiêu ngạo con người, sẽ bị bỏ qua. Tên của hoàng tử mở con kênh lớn qua Suez sẽ được chân phước hàng thế kỷ vì sự thịnh vượng.” Các chi tiết tài chính về chào bán cổ phần là trong Beatty (1956, 181‒183), mà gồm dòng này từ bản cáo bạch: “Vốn của công ty được hạn chế ở 200 triệu franc được phân ra giữa 400.000 cổ phần có giá trị 500 franc mỗi cổ phần” (182). Palmerston, “Những người nhỏ đã bị xúi giục để mua những cổ phần nhỏ,” là từ Beatty (1956, 187). Chương 10 của Beatty chứa nhiều chi tiết hơn về pha này của sự gọi vốn.

Người ta Không thể Nói rằng Họ Chính xác là Lao động Cưỡng bức. “Hệ thống lao động cưỡng bức này …” được Lord Russell nói, được trích trong Kinross (1969, 174). “Là đúng rằng không có sự can thiệp …” là từ Beatty (1956, 218). Lesseps đã trích dẫn Lord Henry Scott.

Những Thiên tài Pháp. Đoạn này dựa trực tiếp vào Karabell (2003). Các kết quả tài chính ban đầu từ Kênh Suez ở trên trang 270 của Beatty (1956); các trang 271‒278 của cùng nguồn thảo luận các sự kiện chính trị sau đó khi nước Anh tăng ảnh hưởng của nó đối với Ai Cập và kênh. Sự tăng về giá trị cổ phần và cổ tức vào 1880 là từ McCullough (1977, 125).

Giấc mơ Panama. “[T]ôi không do dự để tuyên bố…” và “Để tạo ra một cảng …” cả hai là từ Lesseps (1880, 14). Lesseps “là nhà đào kênh vĩ đại …” là từ Johnston (1879, 172).

Về liệu cuộc sống đã có thể được cứu hay không với một cách tiếp cận khác, Godin de Lépinay nêu điểm này một cách hiệu quả tại đại hội (xem, chẳng hạn, Mack, 1944, 294). Lépinay đã ủng hộ một kênh có âu tàu, tập trung vào một hồ nhân tạo được tạo ra trên mức nước biển—rất phù hợp với những gì những người Mỹ cuối cùng đã xây dựng. Trong việc từ chối bỏ phiếu cho kế hoạch mức-biển, Lépinay đã dự đoán rằng việc xây dựng một kênh với các âu tàu sẽ cứu mạng sống của năm mươi ngàn người; xem Congrès International d’Études du Canal Interocéanique (1879, 659). (Lập luận của Lépinay được cung cấp trong một bức thư được kèm như phụ lục cho báo cáo đó từ đại hội.)

Mack (1944, 295) chỉ ra rằng lý lẽ của Lépinay dựa một phần vào “lý thuyết phổ biến khi đó nhưng sai rằng sốt nhiệt đới do sự phát ra của chất độc bí hiểm từ đất mới được đào và bị phơi ra không khí gây ra, và rằng vì thế đất càng ít bị xáo trộn thì sẽ càng có ít bệnh.” Tuy nhiên, Lépinay đã tỏ ra đúng, dù là một phần vì các lý do sai.

Về lời xác nhận của chúng tôi rằng những người Pháp, Anh, và Âu châu khác đã phát triển các biện pháp y tế thực tiễn trong hơn một thế kỷ hoạt động quân sự trong các nước nhiệt đới, xem Curtin (1998). Khi các quân đội Âu châu đã có thể chọn thời điểm của các chiến dịch nhiệt đới của chúng—và tránh một sự hiện diện lớn của binh lính trong mùa mưa—số người chết đã có thể được hạn chế, ít nhất ở một số nơi và trong thời gian nào đó. Xem Curtin (1998, Chương 3, 73) về cuộc viễn chinh Asante năm 1874, với lời cảnh báo trước quan trọng của ông: “Liệu thành công dựa vào kỹ năng hay sự may mắn, thật khó để sao chép.”

Đánh thức sự Ghen tị của các Thần May mắn. “Bây giờ bố đã đi qua …” là từ McCullough (1977, 118). Các sự xem xét lại chi phí bởi Lesseps được thảo luận trong DuVal (1947, 40, 56‒57, 64); xem cả McCullough (1977, 117‒118, 125‒128) về các ước lượng chi phí, các khoản hoa hồng, và “quảng cáo.” “Hãy nhớ, khi anh có bất cứ thứ gì quan trọng để thực hiện…” là từ Lesseps (1880, 9).

Cái chết trên sông Chagres. “Bất cứ sự tôn kính nào dành cho …” được Philippe Bunau-Varilla nói, được trích trong McCullough (1977, 187).

Bẫy Tầm nhìn. “Thất bại của Đại hội này …” là từ Johnston (1879, 180).

Chương 3: Sức mạnh để thuyết phục

Chất liệu trong chương này là một sự tổng hợp của chuyên luận của Michael Mann (1986) về quyền lực xã hội, mà đưa ra những sự phân biệt then chốt giữa quyền lực kinh tế, chính trị, quân sự, và ý thức hệ; các công trình trong tâm lý học xã hội về ảnh hưởng và sự thuyết phục (ví dụ, Cialdini 2006, Turner 1991); và công trình quá khứ của chúng tôi về các định chế và quyền lực chính trị (Acemoglu, Johnson, and Robinson 2005a; Acemoglu and Robinson 2006b, 2012, và 2019), mà đến lượt dựa vào, giữa các công trình khác, Brenner (1976), North (1982), và North, Wallis, and Weingast (2009).

Các khía cạnh phân biệt của cách tiếp cận của chúng tôi ở chương này là sự nhấn mạnh của chúng tôi đến tính ưu việt của sức mạnh thuyết phục, ngay cả khi có các cơ hội ép buộc, và lý thuyết của chúng tôi rằng sức mạnh thuyết phục đến lượt được định hình bởi các mạng lưới và các định chế. Theo cách này, cách tiếp cận của chúng tôi dựa vào văn liệu về chính trị kinh tế học của các định chế nhưng vượt xa hơn văn liệu này bằng việc nhấn mạnh vai trò của các ý tưởng và sức mạnh thuyết phục và nêu bật vai trò của các định chế trong việc cấu trúc sức mạnh thuyết phục hoạt động thế nào.

Các Đề từ Mở đầu. Deutsch (1963, 111); Bernays (1928 [2005], 1).

Ngươi Có thể Bắn Hoàng đế của Ngươi Nếu Ngươi Dám. “Các binh lính của trung đoàn thứ 5…” là từ Chandler (1966, 1011). Đoạn này dựa vào tường thuật trong Chương 88 của Chandler.

Wall Street trên Đỉnh. Thảo luận về sức mạnh của Wall Street trong đoạn này dựa vào Johnson and Kwak (2010). Cho bằng chứng về quyền lực ảnh hưởng ra sao đến hành vi và cảm nhận của những người khác, xem Keltner, Gruenfeld, and Anderson (2003). Về liệu và theo nghĩa nào các ngân hàng lớn là “quá lớn để bỏ tù (too big to jail),” xem www.pbs.org/wgbh/frontline/article/eric-holder-backtracks-remarks-on-too-big-to-jail, mà gồm một thảo luận của Eric Holder, tổng chưởng lý, quay lại những tuyên bố trước đó. Xem cả cuộc phỏng vấn này với Lanny Breuer, trợ lý tổng chưởng lý trong Bộ phận Hình sự của Bộ Tư pháp: www.pbs.org/wgbh/frontline/article/lanny-breuer-financial-fraud-has-not-gone-unpunished. Cho sự dùng “quá lớn để bỏ tù” bởi các nhà phê bình, xem https://financialservices.house.gov/uploadedfiles/07072016_oi_tbtj_sr.pdf.

Sức mạnh của các Ý tưởng. Các chi tiết về Liar’s Poker là từ Lewis (1989) và được Johnson and Kwak (2010) trích dẫn trước theo cách này.

Không Phải một Thương trường Công bằng. Về các meme và sự phát tán của chúng, xem Dawkins (1976). Về sự bắt chước trong những đứa trẻ và sự học tập xã hội, xem Tomasello, Carpenter, Call, Behne, and Moll (2005) và Henrich (2016) cho thảo luận tổng quát; xem cả Tomasello (2019) cho một cái nhìn toàn diện hơn. Xem cả Shteynberg and Apfelbaum (2013). Về sự bắt chước quá mức trong những đứa trẻ, xem Gergely, Bekkering, and Király (2002) và Carpenter, Call, and Tomasello (2005). Thí nghiệm được thảo luận trong văn bản là từ Lyons, Young, and Keil (2007). Về sự thiếu sự bắt chước quá mức trong những con tinh tinh, xem Buttelmann, Carpenter, Call, and Tomasello (2007) và Tomasello (2019), Chương 5. Về các thí nghiệm cho thấy các tác động của hành vi của những người đứng ngoài xem đến việc học của những đứa trẻ, xem Chudek, Heller, Birch, and Henrich (2012).

Định Chương trình Nghị sự. Sự tiêu thụ toàn bộ năng lượng của não là từ Swaminathan (2008).

Chương trình Nghị sự của các Nhà ngân hàng. Chất liệu trong đoạn này lại dựa vào Johnson and Kwak (2010). Về quyết định không giúp các chủ sở hữu nhà ở, xem Hundt (2019). Về “tiền thưởng hậu hĩnh” hơn một triệu dollar mỗi người, xem Story and Dash (2009): “Chín hãng tài chính trong số những hãng nhận tiền cứu trợ liên bang lớn nhất đã trả cho khoảng 5.000 thương nhân và nhà ngân hàng của chúng tiền thưởng hơn 1 triệu $ mỗi người trong 2008, theo một báo cáo được công bố Thứ Năm bởi Andrew M. Cuomo, tổng chưởng lý New York.”

Các ý tưởng và Các lợi ích. Blankfein, “công việc của Chúa,” được tường thuật rộng rãi, kể cả bởi (Nhân viên Reuters) Reuters Staff (2009).

Khi các Quy tắc Trò chơi Hạ Bạn Xuống. “Chúng ta bước vào một cuộc đấu tranh …” là từ Foner (1989, 33). Cho sự thảo luận về các hạn chế trước–nội chiến lên các nô lệ học thế nào để đọc và hành vi khác, xem Woodward (1955). Foner (1989, 111) diễn đạt theo cách này: “Trước chiến tranh, mọi bang miền Nam trừ Tennessee đã cấm dạy các nô lệ, và trong khi nhiều người da Đen tự do đã đi học và một số nô lệ biết đọc biết viết nhờ nỗ lực riêng của họ hay sự giúp đỡ của các ông chủ có cảm tình, hơn 90% của dân cư da đen trưởng thành miền nam đã mù chữ trong 1860.”

Về sự đại diện chính trị da Đen trong các bang miền Nam và trong chính phủ liên bang sau Nội Chiến, xem Woodward (1955, 54). “Sự theo chủ nghĩa phân biệt …” là từ Woodward (1955, 69). “đơn giản là một trại …” là từ Du Bois (1903, 88). “Một đạo luật của…” là từ Congressional Globe, 1864 (38th Congress, 1st Session), 2251; phần của trích dẫn này là trong Wiener (1978, 6); cùng nguồn thảo luận sự chiếm hữu đất và cơ sở nông nghiệp của quyền lực. Ager, Boustan, and Eriksson (2021) nghiên cứu các chủ da Trắng sở hữu nô lệ đã bình phục thế nào từ cú sốc của cải của sự giải phóng. “Dù sự thu được lãnh thổ …” là từ Atlantic Monthly (October 1901, 1). Về trường phái Dunning, xem Foner (1989).

Một Vấn đề về các Định chế. Cho cách nhìm của chúng tôi về các định chế, nền dân chủ, và sự phát triển kinh tế, xem Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005a).

Quyền lực để Thuyết phục Tha hóa Tuyệt đối. Tuyên bố của Lord Acton là từ một bức thư gửi cho tổng giám mục Canterbury (https://oll.libertyfund.org/title/acton-acton-creighton-correspondence). Về hành vi của các cá nhân hùng mạnh, xem Keltner (2016). Các thí nghiệm được tường thuật trong văn bản được tóm tắt trong Piff, Stancato, Côté, Mendoza-Denton, and Keltner (2012).

Việc Chọn Tầm nhìn và Công nghệ. Đoạn này dựa vào các nguồn tổng quát được liệt kê ở đầu đoạn này.

Nền dân chủ Phải Làm Gì với Nó? Cho một thảo luận về các ý tưởng của Condorcet và khả năng áp dụng chúng ngày nay, xem Landemore (2017). Cho bằng chứng rằng nền dân chủ làm tăng GDP trên đầu người, đưa vào những cải cách thêm, và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe, xem Acemoglu, Naidu, Restrepo, and Robinson (2019). Về thái độ của nhân dân đối với nền dân chủ phụ thuộc vào thành tích của nền dân chủ liên quan đến tăng trưởng kinh tế và tái phân phối, xem Acemoglu, Ajzeman, Aksoy, Fiszbein, and Molina (2021). Bài báo này tìm thấy rằng nhân dân không sẵn lòng để ủy thác quyền lực cho các chuyên gia không có trách nhiệm, nhất là khi nhân dân có kinh nghiệm với nền dân chủ. Về việc ra quyết định và thái độ trong các nhóm đa dạng, xem Gaither, Apfelbaum, Birnbaum, Babbitt, and Sommers (2018) và Levine, Apfelbaum, Bernard, Bartelt, Zajac, and Stark (2014).

Tầm nhìn Là Quyền lực; Quyền lực Là Tầm nhìn. Về quan điểm của “những người tin vào nền dân chủ” không muốn nhường tiếng nói chính trị có lợi cho các chuyên gia và các ưu tiên của họ, xem Acemoglu, Ajzeman, Aksoy, Fiszbein, and Molina (2021). Về mối quan hệ giữa địa vị và sự quá tự tin, xem Anderson, Brion, Moore, and Kennedy (2012).

Chương 4: Nuôi dưỡng sự Khốn khổ

Diễn giải của chúng tôi trong chương này dựa vào các ý tưởng lý thuyết trong Brenner (1976) và Acemoglu and Wolitzky (2011). Xem cả Naidu and Yuchtman (2013). Mặc dù các công trình này nhấn mạnh vai trò của sự cân bằng quyền lực giữa các chúa tể và các nông dân (hay các chủ sử dụng lao động và các nhân viên trong nông nghiệp), chúng không khảo sát tỉ mỉ các hệ lụy của sự thay đổi công nghệ. Chúng tôi không biết về những cách tiếp cận khác đến công nghệ nông nghiệp mà đã chỉ ra các hậu quả bần cùng hóa của nó phụ thuộc vào cấu trúc thể chế và cân bằng quyền lực.

Các Đề từ Mở đầu. Bertolt Brecht, từ Kuhn and Constantine (2019, 675); Arthur Young (1801), được trích trong Gazley (1973, 436‒437). Tiêu để của bài thơ Brecht này thường được dịch như “Một Người Lao động Đọc Lịch sử.”

Danh sách những sự cải thiện công nghệ trong Thời Trung Cổ dựa vào Carus-Wilson (1941), White (1964, 1978), Cipolla (1972b), Duby (1972), Thrupp (1972), Gimpel (1976), Fox (1986), Hills (1994), Smil (1994, 2017), Gies and Gies (1994), và Centennial Spotlight (2021).

Thảo luận về các cối xay và tác động của chúng lên năng suất dựa vào Gimpel (1976), Smil (1994, 2017), Langdon (1986, 1991), và Reynolds (1983). Smil (2017), 154, các ước lượng rằng một cối xay nước nhỏ với ít hơn 10 công nhân có thể nghiền nhiều bột trong một ngày 10-giờ như 250 người làm việc bằng tay. Cùng nguồn nói về 6.500 chỗ với các cối xay “ở nước Anh thế kỷ thứ mười một” (Smil 2017, 149); trong khi Domesday Book (Cuốn sách Tận thế) nói về 5.624 cối xay trong 1085 (Gimpel 1976, 12); cùng nguồn cung cấp các chi tiết về các cối xay nước sớm nhất trong Chương 1 của ông. Tổng dân số và dân số đô thị được thảo luận trong Russell (1972), thí dụ, Bảng 1, 36, và có một phân tích rất lý thú về London trong Galloway, Kane, and Murphy (1996). Các tài liệu tham khảo cốt lõi của chúng tôi cho nền kinh tế tổng thể và các điều kiện sống là Dyer (1989, 2002), được bổ sung bởi May (1973) và Keene (1998). Về tác động của sự Chinh phục Norman, xem cùng các nguồn cộng Welldon (1971) và Kapelle (1979). Châu Âu trung cổ được Pirenne (1937, 1952) và Wickham (2016) nói đến rộng hơn. Postan (1966) và Bartlow (1999) cũng giàu thông tin.

Trong 1100, 2 triệu cư dân nông thôn đã nuôi 2,2 triệu người, còn trong 1300, số tương ứng là 4 triệu nuôi 5 triệu. Nếu thành phần tuổi của các vùng nông thôn là gần như nhau, với một dân số tuổi làm việc khoảng nửa tổng dân số, điều này gợi ý tỷ lệ những người được nuôi với những người lao động nông nghiệp đã tăng từ 2,2 lên 2,5, một sự tăng năng suất nông nghiệp, đo một cách thô, chỉ dưới 15% [trong 200 năm].

Việc xây dựng và vận hành các tu viện, các nhà thờ, và các nhà thờ lớn là từ Gimpel (1983), Burton (1994), Swanson (1995), và Tellenbach (1993). Thông tin kinh tế chi tiết hơn có trong Kraus (1979). Các chi tiết về cư dân tăng lữ có trong Russell (1944). Nước Anh trong thế kỷ thứ mười ba được Harding (1993) bao phủ. Các chi tiết về số các ngôi nhà tôn giáo và “thời gian thành lập” là trong Knowles (1940, 147). Trưởng tu viện Suger, “Những người phê phán chúng tôi …,” là từ Gimpel (1983, 14). Chi phí của việc xây dựng các nhà thờ lớn ở Pháp là từ Denning (2012).

Về độ lớn dân số trong các dòng tu tôn giáo, Burton (1994, 174) nói rằng “vào thế kỷ thứ mười ba tổng số các tu sĩ, các giáo sĩ, các xơ, và các thành viên của các dòng tu quân sự trong vùng là 18.000‒20.000, hay, theo tính toán thô, một trong mỗi 150 cư dân.” Harding (1993, 233) đưa các con số thế kỷ-thứ mười ba là 30.000 tăng lữ “thế tục” trong 9.500 giáo xứ, cộng 20.000‒25.000 tu sĩ, xơ, và thầy dòng trong “530 tu viện lớn và 250 cơ sở nhỏ hơn.”

Một Xã hội Thứ bậc. Walsingham, “Các đám đông của họ…,” là từ Dobson (1970, 132). Knighton, “Không còn tự hạn chế…,” là từ Dobson (1970, 136). Walsingham và Knighton nên được đọc với sự cẩn trọng, vì họ rõ ràng đã thiên vị chống lại các nông dân. Becket, “Việc này chắc chắn sẽ…,” là từ Guy (2012, 177). Xã hội thứ bậc được thảo luận trong Duby (1982). Về cuộc Nổi dậy của các nông dân 1381, xem cả Barker (2014).

Một Đoàn tàu bị Vỡ. Đoạn này dùng các nguồn tổng quát được nhắc đến ở đầu của các ghi chú cho chương này.

Sự Hiệp lực Giữa sự Ép buộc và sự Thuyết phục. Jocelin de Brakelond, “Nghe điều này…,” và trưởng tu viện, “tôi cảm ơn anh…,” là từ Gimpel (1983, 25); văn bản gốc là de Brakelond (1190s [1903]). Gimpel (1983) dùng bản dịch của H. E. Butler, sẵn có ở đây: https://archive.org/details/chronicleofjoce00joceuoft/page/n151/mode/2up, 59‒60. Gimpel (1983) cung cấp các chi tiết về Saint Albans và các cuộc đối đầu của nó.

Một Bẫy Malthusian. Dòng nổi tiếng “Dân số, khi không được kiểm soát…” là từ Malthus (1798 [2018], 70); đấy là một sự làm nổi bật của lần xuất bản 1798 và một tuyên bố trung tâm trong chương 1 nhưng không xuất hiện trong lần xuất bản 1803 thường được trích dẫn và được in lại. Cách nhìn của chúng tôi về các tác động của Dịch Hạch lên các mối quan hệ nông dân-chúa tể dựa vào Brenner (1976), Hatcher (1981, 1994), và Hatcher (2008, 180‒182, 242, gữa các thứ khác). Xem tóm tắt của Hatcher (1981, 37‒38) về văn liệu về mối quan hệ giữa dân số và tiền lương. Sự diễn giải về điều này đã thay đổi thế nào vì những sự thay đổi trong cân bằng quyền lực giữa các chúa tể và các nông dân dựa vào Brenner (1976) và Hatcher (1994), nhất là 14‒20. Sự hoảng sợ của vua và các cố vấn của ngài được mô tả trong Hatcher (1994, 11). “Bởi vì một phần lớn nhân dân…” và “hơn nữa, không ai được trả…” là từ Đạo luật về những người Lao động (1351, đoạn thứ nhất và thứ hai, một cách tương ứng). Sự hiểu của chúng tôi về Đạo luật về những người Lao động là nhất quán với Hatcher (1994, 10‒11). Knighton, [những người lao động đã] “hỗn xược và bướng bỉnh…,” là từ Hatcher (1994, 11). Gower, “Và mặt khác…,” là từ Hatcher (1994, 16); điều này được viết trước 1378. Hai đoạn trích từ kiến nghị của Hạ Viện năm 1376, “ngay khi…” và “họ nhận được công việc…,” là từ Hatcher (1994, 12). Knighton, “niềm vui của những người cấp dưới…,” là từ Hatcher (1994, 19). Gower, “Những người hầu bây giờ là các ông chủ…,” là từ Hatcher (1994, 17). Hy Lạp cổ xưa được thảo luận trong Morris (2004) và Ober (2015b), và Cộng hòa Roman được thảo luận trong Allen (2009b). Sự sụp đổ của Rome là tiêu điểm của Goldsworthy (2009). Link (2022) trình bày bằng chứng về các tình tiết sớm của sự tăng trưởng khắp thế giới.

Tội Tổ tông Nông nghiệp. Nông nghiệp ban đầu là từ Smil (1994, 2017), cùng với Childe (1950), Brothwell and Brothwell (1969), Smith (1995), Mithen (2003), Morris (2013, 2015), và Reich (2018). Tài liệu trong Scott (2017) giàu thông tin về một số hạt ngũ cốc. Flannery and Marcus (2012) thảo luận sự nổi lên của bất bình đẳng.

Nỗi đau của Ngũ cốc. Các lợi thế tiềm năng của cuộc sống săn bắt-hái lượm là trong Suzman (2017); McCauley (2019) thảo luận tuổi thọ kỳ vọng. Các tiêu chuẩn sống ngang hai ngàn năm được xem xét lại trong Koepke and Baten (2005). Bằng chứng DNA gần đây về những người săn bắt hái lượm Âu châu được xem xét lại trong Reich (2018). Wright (2014) có một thảo luận chi tiết về Çatalhöyük. Göbekli Tepe được Collins (2014) thảo luận. Cauvin (2007) thảo luận sự nổi lên của tín ngưỡng rộng hơn.

Sơ đồ Kim tự tháp. Các hồ sơ công việc chi tiết từ các kim tự tháp có trong Tallet and Lehner (2022). Lehner (1997) cung cấp chi tiết hơn về những gì cần để xây các kim tự tháp. Phong cách sống đồng quê và chế độ ăn uống ở Ai Cập ban đầu được Wilkinson (2020, 9‒12) và Smil (1994, 57) thảo luận. Sự trồng lúa gạo ở Thung lũng Indus được thảo luận trong Green (2021); xem cả Agrawal (2007) và Chase (2010).

Một Loại Hiện đại hóa. Thảo luận của chúng tôi về các hàng rào dựa vào Tawney (1941), Neeson (1993), và Mingay (1997). Các phát hiện gần đây được tường thuật trong Heldring, Robinson, and Vollmer (2021a, 2021b). Họ tìm thấy lợi ích năng suất lớn hơn một chút từ các hàng rào nghị viện nhưng cả những sự tăng bất bình đẳng đáng kể, phù hợp với thảo luận của chúng tôi. “Một người ra đời… không có quyền đòi…” là từ Malthus (1803 [2018], 417); nó không xuất hiện trong lần xuất bản đầu tiên 1798. Young, “…mọi người trừ một thằng ngu…” là từ Young (1771, 4:361); chúng tôi đã hiện đại hóa sự đánh vần chính tả. “Lợi ích phổ quát…” là từ Young (1768, 95). “Có nghĩa gì đối với những người nghèo…” là từ Young (1801, 42) và cũng được trích trong Gazley (1973, 436). Sản lượng cho các nông dân đồng ruộng mở là từ Allen (2009a). Sự phát triển xã hội rộng hơn từ 1500 được gồm trong Wrightson (1982, 2017) và Hindle (1999, 2000). Những sự thay đổi trong nông nghiệp Anh được thảo luận trong Overton (1996) và Allen (1992, 2009a), và sự lên của nhà nước Âu châu hiện đại là trong Ertman (1997).

Máy Tỉa Hột bông Man rợ. “Một người và một con ngựa…” là từ một bức thư Whitney viết cho cha ông, 11 tháng Chín 1793; một số hình ảnh bản gốc sẵn có online: www.teachingushistory.org/ttrove/documents/Whitney Letter.pdf.

Về miền Nam nước Mỹ, xem Woodward (1955), Wright (1986), và Baptist (2014). Các số thống kê bông là từ Beckert (2014). Thẩm phán Johnson, “Các cá nhân bị thất vọng…,” là từ Lyman (1868, 158). “…khắc nghiệt và tàn nhẫn” là từ Lưu trữ Quốc gia, bài online về “Patent của “Eli Whitney cho máy tỉa hột bông,” www.archives.gov/education/lessons/cotton-gin-patent. “Khi giá tăng…” là từ Brown (1854 [2001], 171); phần của trích dẫn này cũng ở trong Beckert (2014, 110). Sự phát triển của kế toán trên các đồn điền nô lệ là trong Rosenthal (2018). Máy tỉa hột bông được Lakwete (2003) thảo luận chi tiết. Bài phát biểu của Hammond là từ Hammond (1836). Về “lợi ích tích cực của tình trạng nô lệ,” xem Calhoun (1837).

Một vụ Thu hoạch Công nghệ Đau buồn. Nông nghiệp Soviet và nạn đói của các năm 1930 được Conquest (1986), Ellman (2002), Allen (2003), Davies and Wheatcroft (2006), và Applebaum (2017) thảo luận. Chúng tôi dùng các con số từ Allen (2003). “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Soviet…” là từ Tập 31 của Collected Works (1920 [1966], 419) của Lenin; câu tiếp tục, “vì công nghiệp không thể được phát triển mà không có điện khí hóa.” “Các thành công của chúng ta…” là từ Tập 12 của Stalin’s Works (1954, 199). Các chi tiết về mười ngàn người Mỹ với các kỹ năng đặc thù, kể cả các kỹ sư, các giáo viên, các công nhân kim khí, các thợ lắp đường ống, và các công nhân mỏ, mà đã đến Liên Xô để giúp lắp đặt và áp dụng công nghệ công nghiệp là từ Tzouliadis (2008). Cho bối cảnh về các chính sách nông nghiệp trong các năm 1920, xem Johnson and Temin (1993).

Chương 5: Một Loại Cách mạng Tầm trung

Diễn giải của chúng tôi trong chương này dựa vào một số phân tích có ảnh hưởng sâu rộng về các nguồn gốc của cách mạng công nghiệp. Đặc biệt quan trọng là Mantoux (1927), Ashton (1986), Mokyr (1990, 1993, 2002, 2010, và 2016), Allen (2009a), Voth (2004), Kelly, Mokyr, and Ó Gráda (2014 và sắp ra mắt), Crafts (1977, 2011), Freeman (2018), và Koyama and Rubin (2022). Chúng tôi không biết về các lý thuyết khác liên kết cách mạng công nghiệp Anh với các khát vọng của các doanh nhân hạng hai và sau đó giải thích sự phát triển của những khát vọng này, và thành công của họ, qua những thay đổi thể chế mà xã hội Anh (English) và sau đó xã hội nước Anh (British) đã trải qua bắt đầu trong thế kỉ thứ mười sáu. Mokyr (2016) lưu ý tới một “văn hóa tăng trưởng” mà đã nổi lên bắt đầu trong thế kỉ thứ mười tám như một nhân tố đóng góp lớn cho cách mạng công nghiệp, mặc dù tiêu điểm của ông là vào những tiến bộ khoa học nhiều hơn và pha dựa vào-khoa học hơn của cuộc cách mạng trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín.

McCloskey (2006) có một sự nhấn mạnh liên hệ, tập trung vào sự lên của “các đức hạnh tư sản.” Sự diễn giải của bà là rất khác với của chúng tôi, tuy vậy. Đặc biệt, bà không liên kết các nguồn gốc của tầm nhìn hạng trung với những thay đổi thể chế xảy ra ở Anh [England] (và sau đó Đại Anh [Britain]) bắt đầu trong thế kỷ thứ mười lăm. Bà cũng xem “các đức hạnh tư sản” như hoàn toàn tích cực và không chia sẻ sự nhấn mạnh của chúng tôi rằng tầm nhìn đang nổi lên đã thử nổi lên bên trong hệ thống hiện có và như thế đã không chắc là thuận lợi cho một sự làm giàu có cơ sở-rộng rãi hay ưu đãi các giai cấp lao động.

Thảo luận của chúng tôi về những thay đổi thể chế ở nước Anh dựa nhiều vào Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) và Acemoglu and Robinson (2012).

Các Đề từ Mở đầu. Defoe (1697 [1887], dòng đầu tiên của Dẫn nhập của tác giả); Charles Babbage (1851 [1968], 103).

Câu chuyện về các công nhân đi thăm Crystal Palace là từ Leapman (2001, Chương 1). Chi tiết về những gì được trưng bày ở Triển lãm Lớn là từ Official Catalogue of the Great Exhibition of the Works of Industry of All Nations, (Spicer Brothers, London). Cho bối cảnh nhiều hơn, xem Auerbach (1999) và Shears (2017). “Khoảng năm 1760 một làn sóng…” là từ Ashton (1986, 58). Các đánh giá về tiêu chuẩn sống qua các thời đại là từ Morris (2013). Các ước lượng dân số là từ McEvedy and Jones (1978), và các tỷ lệ tăng trưởng trước công nghiệp hóa là từ Maddison (2001, 28, 90, và 265).

Than từ Newcastle. Tư liệu về Stephenson dựa nhiều vào Rolt (2009). “Tôi nói ông ta…” là từ [trang] 98. “[N]ếu đường sắt được thiết lập…” là từ 59.

Khoa học ở Cổng Xuất phát. Các trích dẫn từ Davy, Losh, và bá tước xứ Strathmore là từ Rolt (2009, 28‒29). “Thư tín nhận được từ mọi loại người…” là từ Ferneyhough (1980, 45).

Vì sao Đại Anh? Thảo luận của chúng tôi về sự tăng trưởng Âu châu ban đầu dựa vào Acemoglu, Johnson, and Robinson (2005b) và Allen (2009a)—xem các bài báo đó cho nhiều văn liệu liên quan hơn. Tunzelmann (1978) đánh giá nền kinh tế Anh lẽ ra đã phát triển thế nào trong 1800 giả như không có động cơ hơi nước của Watt. Các tỷ lệ biết chữ trong 1500 và 1800 là từ Allen (2009a, Table 2.6, 53). Pomeranz (2001) tranh cãi liệu địa lý đã ưu ái Trung Quốc, cho rằng nó đã không đủ than đá ở những chỗ thích hợp. Ý tưởng bẫy cân bằng mức-cao là từ Elvin (1973). Về vì sao Đại Anh đã khác, xem cả Brenner (1993) và Brenner and Isett (2002). Xem cả các nguồn được liệt kê tại đầu các Chương 5 và 6 về thư mục này cho hậu cảnh tổng quát hơn và các giả thuyết thay thế.

Một Quốc gia của Những kẻ Mới phất. Thông tin về những ai đã thành lập các doanh nghiệp công nghiệp là từ Crouzet (1985). Cho nhiều hơn về chủ nghĩa cá nhân và khi nào điều này có thể đã bắt đầu, xem Macfarlane (1978) và Wickham (2016).

Manh mối. William Harrison, “Chúng ta ở nước Anh chia…,” là từ Wrightson (1982). Thomas Rainsborough, “Vì tôi thực sự nghĩ…” và “Tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì…,” là từ Sharp (1998, 103 và 106, một cách tương ứng). Thomas Turner, “Ồ, kinh doanh thú vị…,” là từ Muldrew (2017, 290). Nhật ký của Turner được xuất bản trong 1761.

Mới Không Có nghĩa là Bao hàm. Soame Jenyns, “Thương gia luôn luôn ganh đua…,” là từ Porter (1982, 73). Philip Stanhope, “tầng lớp dân trung lưu…,” là từ Porter (1982, 73). Gregory King, “làm giảm bớt sự giàu có của vương quốc…” là từ Green (2017, 256). William Harrison, “chẳng có tiếng nói cũng không có thẩm quyền…,” là từ Wrightson (1982, 19). Theo Wrightson (1982), nhóm này đã gồm “những người làm công nhật, các nông dân nghèo, các thợ thủ công, và những người hầu.” Nhóm này là nhóm thấp nhất trong bốn nhóm trong sự phân tầng của Harrison trong xã hội Anh.

Chương 6: Những nạn Nhân của sự Tiến bộ

Ngoài các yếu tố chính của khung khổ quan niệm được chúng tôi trình bày ở trên ra, chương này nhấn mạnh các hệ lụy không-lương của sự cân bằng quyền lực giữa vốn và lao động, kể cả cho sự tự trị, các điều kiện làm việc của người lao động, và sức khỏe người lao động. Đặc biệt, phù hợp với thảo luận của chúng tôi về việc giám sát người lao động và chuyển dịch rent, các chủ sử dụng lao động đôi khi có thể có khả năng dùng các công nghệ mới hay các điều kiện xã hội thay đổi nhằm để tăng lợi nhuận bằng việc tăng cường các nghĩa vụ công việc hay việc áp đặt nhiều kỷ luật hơn lên các công nhân. Các vấn đề này đầu tiên được Thompson (1966) nêu bật trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp Anh. Mặc dù một số ý tưởng của Thompson—như các ý tưởng liên quan đến nguồn gốc của các tổ chức người lao động và liệu các Luddite có nên được xem như sự bắt đầu của một phong trào lao động cố kết—là gây tranh cãi, các ý tưởng chúng tôi nhấn mạnh trong chương này, mà liên hệ với sự tăng cường kỷ luật nhà máy và các phản ứng của các công nhân đối với chúng, thì không, và chúng được sự học rộng muộn hơn—ví dụ, de Vries (2008), Mokyr (2010), và Voth (2012) xác nhận.

Thảo luận của chúng tôi về hướng của công nghệ trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín dựa vào Habakkuk (1962) và nhất là vào sự nhấn mạnh của ông rằng các công nghệ Mỹ, nhất là Hệ thống Chế tạo Mỹ, một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu để tiết kiệm lao động có kỹ năng, mà đã khan hiếm ở Hoa Kỳ. Thảo luận của chúng tôi cũng dựa vào Rosenberg (1972).

Chúng tôi không biết về các khung khổ quan niệm khác kết hợp các yếu tố này. Chúng tôi cũng chẳng biết về các sự diễn giải khác về pha thứ hai của cách mạng công nghiệp mà nhấn mạnh sự bắt đầu của các công nghệ thân thiện hơn với người lao động (ví dụ, bằng việc tạo ra các công việc mới), mặc dù Mokyr (1990, 2010) và Frey (2019) cũng cho rằng công nghệ đã bắt đầu tạo ra cầu lớn hơn cho lao động từ 1850 trở đi.

Ý tưởng rằng sự tăng năng suất nhanh từ các công nghệ mới có thể đóng góp cho sự tăng trưởng công ăn việc làm khi nó mở rộng cầu cho lao động trong các khu vực khác, được nhắc tới rồi trong Chương 1, đóng một vai trò quan trọng trong chương này. Chúng tôi mở rộng nó và dùng nó trong bối cảnh của các tác động có tính hệ thống của đường sắt trong chương này. Các ý tưởng lý thuyết ở đây cũng vay mượn từ văn liệu về “các liên kết ngược và xuôi.” Một cách cụ thể, các liên kết ngược nảy sinh khi sự mở rộng của một khu vực kích sự tăng trưởng trong các ngành khác cung cấp các đầu vào cho nó. Các liên kết xuôi nhắc đến một khu vực đóng góp cho sự tăng trưởng trong các ngành khác dùng các sản phẩm của nó như các đầu vào và xảy ra, chẳng hạn, bởi vì sự tăng trưởng đường sắt làm giảm chi phí giao thông cho các khu vực khác phụ thuộc vào dịch vụ giao thông. Các liên kết ngược và xuôi được Hirschman (1958) nhấn mạnh như một nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế và dựa vào phân tích các liên kết input-output được Leontief (1936) mở đường. Acemoglu and Restrepo (2019b và 2022) minh họa sự tăng năng suất lớn và các liên kết khu vực có thể tăng cầu cho các công nhân như thế nào, ngay cả trong sự hiện diện của tự động hóa.

Các phê phán sớm về công nghiệp hóa và các tác động tiêu cực của nó được Gaskell (1833), Carlyle (1829), và Engels (1845 [1892]) trình bày rõ. Marx cũng đã lặp lại một số trong các phê phán này trong Tư bản luận—ví dụ, khi ông cho rằng trong các nhà máy ban đầu, “Mọi giác quan bị tổn thương ở mức độ tương đương bởi sự tăng nhiệt độ nhân tạo, bởi bầu không khí đầy bụi, bởi tiếng ồn gây điếc, chưa nhắc đến mối nguy hiểm cho cuộc sống và chân tay giữa máy móc đông đúc dày đặc, mà, với sự đều đặn của các mùa, đưa ra danh sách của nó về những người chết và bị thương trong trận chiến công nghiệp” (Marx 1867 [1887], 286‒287).

Câu hỏi về liệu tiền lương và thu nhập đã tăng bao nhiêu hay không, được tranh luận rộng rãi trong văn liệu lịch sử kinh tế. Sự thiếu tăng trưởng thu nhập thực tế ban đầu được đặt tên là “nghịch lý tiêu chuẩn sống.” Các đóng góp quan trọng cho sự tranh luận này gồm Williamson (1985), Allen (1992, 2009a), Feinstein (1998), Mokyr (1988, 2002), và Voth (2004). Sự tăng về giờ làm việc được thảo luận trong McCormick (1959), de Vries (2008), và Voth (2004). Các tác động phá vỡ của kỷ luật nhà máy và những khó khăn nó áp đặt được thảo luận trong Thompson (1966), Pollard (1963), và Freeman (2018).

Các Đề từ Mở đầu. Greeley (1851, 25); Engels (1845 [1892], 48).

Các trích dẫn trong dẫn nhập vào chương này là từ Ủy ban Hoàng gia Điều tra Công ăn Việc làm Trẻ em, Royal Commission of Inquiry into Children’s Employment (1842 [1997]). Chúng tôi dùng một phụ lục của báo cáo chính, chứa các chi tiết của các cuộc phỏng vấn ở Yorkshire. Chúng tôi trích từ trang 116 (David Pyrah), 135 (William Pickard), 93 (Sarah Gooder), 124 (Fanny Drake), 120 (Mrs. Day), và 116 (Mr. Briggs). Chúng tôi thực sự đánh giá cao và ghi nhận công việc số hóa hồ sơ về những kinh nghiệm của những người này bởi Coal Mining History Resource Centre, Picks Publishing, và Ian Winstanley. Thông tin kỹ thuật về khai mỏ than và các động cơ hơi nước là từ Smil (2017).

Lương Ít hơn cho Công việc Nhiều hơn. Dữ liệu về thu nhập và sự tiêu thụ là từ Allen (2009a), và giờ làm việc là từ Voth (2012, kể cả Table 4.8, 317). Các chi tiết lịch sử ngành bông là từ Beckert (2014). Chúng tôi cũng dựa vào de Vries (2008). Lịch sử diễn tập quân sự là từ Lockhart (2021). Nhà máy và sự nghiệp của Arkwright được thảo luận trong Freeman (2018). Dân ca “Tất cả các thợ dệt-bông lại đây…” là bài “Hand-Loom v. Power-Loom (Khung Cửi v. Máy Dệt),” của John Grimshaw, xuất bản tại Harland (1882, 189); nó cũng được trích trong Thompson (1966, 306), tuy với một lỗi đánh máy. “Tôi đã có bảy cậu bé…” ở trang 186, đoạn 2643, của Báo cáo từ Select Committee on Hand-Loom Weavers’ Petitions (Ủy ban Đặc biệt về các Kiến nghị của các Thợ dệt Khung cửi Tay), được công bố ngày 1 tháng Bảy 1835, Hạ Viện, lời chứng của John Scott vào ngày 11 tháng Tư 1835. Nó cũng xuất hiện trong Thompson (1966, 307).

Cảnh Tuyệt vọng của các Luddite. Bài phát biểu của Byron được công bố đầu tiên trong Dallas (1824): “Những người lao động bị từ chối…,” 208, và “Tôi đã đi qua…,” 214. “Trên mọi mặt của…” là từ Greeley (1851, 25). “Thực ra, sự phân công…” là từ Ure (1835 [1861], 317, chữ nghiêng trong nguyên bản). Thợ dệt Glasgow, “Các nhà lý thuyết về chính trị kinh tế học…,” là từ Richmond (1825, 1). Phần của tuyên bố này cũng xuất hiện trong Donnelly (1976, 222), nơi Richmond được nhận diện như một “thợ dệt Glasgow tự-học.” Về Đạo luật về Những người Lao động và Chủ và người Hầu (the Statute of Labourers and Master and Servant Act), xem Naidu and Yuchtman (2013) cũng như Steinfeld (1991). Pelling (1976) thảo luận sự nổi lên của các nghiệp đoàn Anh rộng hơn. Thảo luận của chúng tôi về các Luật người Nghèo (the Poor Laws) dựa vào Lewis (1952). “[H]ệ thống nhà tù để trừng phạt sự nghèo đói” là từ Richardson (2012, 14).

Lối vào Địa ngục đã thành Hiện thực. “Một động cơ-hơi nước 100 mã-lực” là từ Baines (1835, 244); ông trích “Mr. Farey, trong Treatise on the Steam-Engine của ông.” “Cách theo đó vô số người nghèo…” là từ Engels (1845 [1892], 74). “[L]ối vào địa ngục đã trở thành hiện thực!” là mục nhật ký của Thiếu Tướng Sir Charles James Napier ngày 20 tháng Bảy 1839. Xem Napier (1857 [2011], 57) và Freeman (2018, 27). Các tỷ lệ chết ở Birmingham và các thành phố miền bắc khác là từ Finer (1952, 213), và số nhà vệ sinh là từ cùng nguồn (215), trích dẫn Ủy ban Sức khỏe của các Thị trấn 1843‒1844. Cartwright and Biddiss (2004, 152‒156) thảo luận bệnh lao và cung cấp những cái chết hàng năm vì bệnh này cho một số năm. Những cái chết hàng năm mỗi năm là từ dữ liệu Anh chính thức trong “Deaths Registered in England and Wales,” 2021, https://www.ons.gov.uk/peoplepopulationandcommunity/birthsdeathsand marriages/deaths/datasets/deathsregisteredinenglandandwalesseriesdrreferencetables. Dân số Manchester là từ Marcus (1974 [2015], 2). Xem cả thảo luận trong chương 6 của Rosen (1993) và trong Harrison (2004). Việc uống rượu gin và các điều kiện sức khỏe Anh khác được thảo luận trong chương 7 của Cartwright and Biddiss (2004, 143‒145, gữa các thứ khác).

Các Whig đã Sai ở Đâu. “Về lịch sử của…” là từ Macaulay (1848, 1:2). “[H]ệ thống nhà máy như vậy…” là từ Ure (1835 [1861], 307). Về sự diễn giải Whig về lịch sử, xem Butterfield (1965). Whig là một đảng chính trị, nhưng sự diễn giải Whig về lịch sử bao gồm bất cứ ai mà đã xem lịch sử nước Anh, trước khoảng 1850, qua lăng kính tô hồng.

Tiến bộ và các Động cơ của Nó. Các con số về giao thông vận tải tuyến xe ngựa là từ Wolmar (2007, 6). “Sự đưa nhanh gang vào…” là từ Field (1848), và phần của nó cũng trong (1945 [1970], 15). Về sự phát triển đường sắt rộng hơn, xem Ferneyhough (1975), Buchanan (2001), và Jones (2011).

Các Quà tặng từ Bên kia Đại Tây dương. Joseph Whitworth, “Giai cấp cần lao là tương đối…,” được trích trong Habakkuk (1962, 6); Whitworth đưa ra tuyên bố này trong một báo cáo 1854 cho Quốc hội. “Thiên tài sáng chế của…” là từ Levasseur (1897, 9). Eli Whitney, “để thay thế các hoạt động đúng…,” là từ Habakkuk (1962, 22). Ủy ban Quốc hội Anh, “Công nhân mà công việc…,” là từ Rosenberg (1972, 94). Giám thị tại nhà máy của Colt là Gage Stickney; “khoảng 50%” và “lao động hạng nhất…” là từ Hounshell (1984, 21). Sự phát triển của máy khâu được thảo luận trong Hounshell (1984, 67‒123). “Về lớp máy móc…” là từ Report of committee on the Machinery of the U.S. (128‒129), như được trích trong Rosenberg (1972, 96). “Trở ngại duy nhất đối với…” là từ Buchanan (1841, Appendix B, “Remarks on the Introduction of the Slide Principle in Tools and Machines Employed in the Production of Machinery,” của James Nasmyth, 395). Phần của đoạn này cũng xuất hiện trong Jefferys (1945 [1970], 12). Nasmyth đã là một kỹ sư làm việc với Henry Maudslay, “người vĩ đại nhất trong tất cả số họ [các kỹ sư thiết kế các máy công cụ mới]” (Jefferys 1945 [1970], 13). Xem cả James and Skinner (1985) cho bằng chứng thống kê rằng công nghệ Mỹ trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín đã bổ sung cho lao động không có kỹ năng.

Thời đại của các Sức mạnh đối trọng. “Bây giờ, mặc dù mỗi xưởng…” là từ Thelwall (1796, 24), và phần của tuyên bố này cũng xuất hiện trong Thompson (1966, 185). Đức cha J. R. Stephens, “vấn đề về quyền bàu cử phổ quát…,” là từ Briggs (1959, 34). Điều này có vẻ là một diễn giải những gì ông được cho là đã nói, trên trang 6 của tờ Northern Star, 29 tháng Chín 1838:

Câu hỏi này về Quyền bàu cử phổ quát rốt cuộc là một câu hỏi về cơm áo (dao và nĩa); câu hỏi này là một câu hỏi bánh mì và phó mát, bất chấp tất cả những gì được nói chống lại nó; và nếu bất kể ai hỏi ông có ý định gì với Quyền bàu cử phổ quát, ông sẽ trả lời, rằng mỗi người làm việc trong nước này có một quyền để có một áo ấm trên lưng, một nhà thoải mái để che chở bản thân ông và gia đình ông trong đó, một bữa tối ngon trên bàn của ông, và không nhiều công việc hơn cần thiết cho việc giữ ông khỏe mạnh, và ngần ấy tiền lương cho công việc đó để ông được sung túc, và cho phép ông hưởng thụ tất cả các phước lành của cuộc sống mà một người biết điều có thể mong muốn.

Earl Grey, “Tôi không ủng hộ…,” là từ Grey (1830). Xem Hansard, Tranh luận Viện Nguyên Lão (House of Lords Debate), 22 tháng Mười Một 1830, volume 1, cc604‒18. Có các phiên bản dễ nhớ hơn về những gì Earl Grey đã nói, kể cả trong các tài liệu tham khảo chuẩn như Evans (1996, 282). Các phiên bản đó có thể đã thâu tóm tinh thần tình cảm của thủ tướng, nhưng nguồn gốc của chúng có vẻ đã là một bài của Henry Hetherington trong tờ Poor Man’s Guardian (19 tháng Mười Một 1831, 171), mà cho rằng tuyên bố của Grey đã là “Nếu bất cứ người nào giả sử rằng Cải cách này sẽ dẫn đến các biện pháp không nói ra, họ nhầm; vì không có ai kiên quyết chống lại các quốc hội hàng năm, quyền bàu cử phổ quát, và cuộc bỏ phiếu, hơn tôi. Mục tiêu của tôi không phải để ủng hộ, mà để chấm dứt ‘các hy vọng và các dự án như vậy’” (chữ nghiêng trong tường thuật của Hetherington).

Thảo luận của chúng tôi về Disraeli dựa vào Blake (1966). Bài diễn thuyết 1872 tại Manchester của Disraeli được phát biểu tại Free Trade Hall vào ngày 3 tháng Tư 1872 (xem Disraeli 1872, 22). Thảo luận về Chadwick dựa vào Lewis (1952) và Finer (1952).

Sự Nghèo đói cho Phần còn lại. Lịch sử về bông ở Ấn Độ dựa vào Beckert (2014). Đánh giá chung về Lord Dalhousie là từ Spear (1965). “[S]ẽ ban cho Ấn Độ…” là từ Dalhousie (1850, paragraph 47). Dalhousie và đường sắt Ấn Độ được thảo luận trong Wolmar (2010, 51‒52, gữa các thứ khác) và Kerr (2007). Winston Churchill, “Tôi khá hài lòng với…,” là từ Dalton (1986, 126). Một phiên bản hơi khác xuất hiện trong Roberts (1991, 56). Churchill rõ ràng đã đưa ra nhận xét này với Lord Halifax trong cuộc nói chuyện riêng tư nhân; Halifax muộn hơn đã nói với Dalton.

Sự Đối đầu với Thành kiến Công nghệ. Các chartist được Briggs (1959) thảo luận.

Chương 7: Con đường Tranh cãi

Chương này cung cấp một sự diễn giải lại sự tăng trưởng kinh tế thế kỷ-thứ hai mươi ở Hoa Kỳ và Tây Âu dựa vào các yếu tố chính của khung khổ quan niệm của chúng tôi: sự cân bằng giữa các công nghệ tự động hóa và sự tạo ra các công việc mới, và các nền tảng thể chế của việc chia sẻ rent.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng hướng của công nghệ đầu thế kỷ-thứ hai mươi được định hình một phần bởi các sự lựa chọn tìm cách tiết kiệm lao động có kỹ năng trong nền kinh tế Mỹ thế kỉ thứ mười chín. Chúng tôi không biết về bất cứ sự giải thích khác nào mà có một lý thuyết tương tự, mặc dù nhiều học giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau và Hệ thống Chế tạo Mỹ trong đầu thế kỉ thứ hai mươi—ví dụ, trong bối cảnh của sự đưa máy móc điện mới vào và nhất là trong các nhà máy ô tô của Ford.

Các Đề từ Mở đầu. Remarque (1928 [2013], 142); Ủy ban Cố vấn về Quản lý Chính sách Lao động của Tổng thống (President’s Advisory Committee on Labor-Management Policy), 11 tháng Giêng 1962, cover letter (thư tóm tắt nội dung) gắn với báo cáo chính thức đầu tiên cho Tổng thống Kennedy.

Về sự tiến hóa của các công nghệ quân sự giữa Thời Trung Cổ và Waterloo, xem Lockhart (2021). Về số người chết trong Chiến tranh Thế giới I và từ đại dịch cúm Tây Ban nha, xem Mougel (2011) và Centers for Disease Control and Prevention (2019). “Ngay cả trong vực thẳm…” là từ Zweig (1943, 5). Về các tác động gây sẹo của Đại Suy thoái, xem Malmendier and Nagel (2011). Thảo luận của chúng tôi về các sự lựa chọn công nghệ trong đầu thế kỉ thứ hai mươi dựa nhiều vào Hounshell (1984). Sự nhấn mạnh của chúng tôi về các kỹ sư-nhà quản lý dựa vào Jefferys (1945 [1970]) và Noble (1977). Vai trò trung tâm chúng tôi trao cho điện và sự tổ chức lại các nhà máy, mà cho phép sự đưa vào máy móc tiên tiến và các bộ phận tiên tiến hơn có thể hoán đổi cho nhau, dựa vào Hounshell (1984) và Nye (1992, 1998). Thảo luận của chúng tôi về các nhà máy Ford cũng theo các tài liệu tham khảo này. Rosenberg (1972) là cơ sở cho sự diễn giải của chúng tôi rằng các công nghệ Mỹ, tạo ra cầu cho lao động có kỹ năng và không có kỹ năng, lan sang nước Anh và phần còn lại của châu Âu. Các ví dụ về các công nghệ cụ thể được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang nước Anh và Canada đến từ Hounshell (1984). Thảo luận của chúng tôi về sự mặc cả tập thể và quyền lực công đoàn ảnh hưởng thế nào đến hướng của công nghệ dựa vào các ý tưởng lý thuyết trong Acemoglu and Pischke (1998, 1999) và Acemoglu (1997, 2002b, 2003b), cũng như thảo luận lịch sử của Noble (1984). Tầm quan trọng của tính chính xác trong chế tạo được trình bày chi tiết trong Hounshell (1984, 228). Thảo luận về vai trò then chốt của việc xác định trình tự trong tổ chức sản xuất đến từ Nye (1998, 142), Nye (1992, Chương 5), và Hounshell (1984, Chương 6).

Kích thích sự Tăng trưởng. GDP Hoa Kỳ trong 1870 và 1913 là từ Maddison (2001, 261), theo dollar quốc tế 1990. Cho vị thế khoa học tăng lên của Hoa Kỳ, xem Gruber and Johnson (2019, Chương 1). Phần công nhân Mỹ làm việc trồng trọt trong 1860 là từ www.digitalhistory.uh.edu/disp_textbook.cfm?smtID=11&psid=3837. Sự phát triển của máy gặt McCormick được thảo luận trong Hounshell (1984, Chương 4). Nhu cầu lao động cho sự sản xuất bằng tay và sự sản xuất được cơ giới hóa cho ngô, bông, khoai tây, lúa mì, và cây trồng khác là từ Thirteenth Annual Report of commissioner of Labor, Vol. I (1898), 24–25, như được báo cáo trong “Mechanization of Agriculture as a Factor in Labor Displacement,” Monthly Labor Review, Vol. 33, No. 4, October 1931, Table 3, 9. Dữ liệu về giá trị gia tăng cho công nghiệp và nông nghiệp là từ Edward Budd: www.nber.org/system/files/chapters/c2484/c2484.pdf. Xem Acemoglu and Restrepo (2019b) cho sự diễn giải. Các số thống kê patent là từ https://www.uspto.gov/web/offices/ac/ido/oeip/taf/h_counts.htm. “Các xí nghiệp đánh giá rằng…” là từ Levasseur (1897, 18). Phần của tuyên bố này là trong Nye (1998, 132), nơi Levasseur được mô tả như viếng thăm “các xưởng luyện thép, các nhà máy lụa, và các xưởng đóng gói Mỹ.” Từ Levasseur (1897), dường như rằng ông đã du hành rộng ở Hoa Kỳ, với một con mắt sắc sảo cho lao động được dùng thế nào so với các máy. “Thật ngữ Nhà máy…” là từ Ure (1835 [1861], 13). Tầm quan trọng của các ứng dụng mới dùng điện dựa trực tiếp vào Nye (1992, 188‒191). Lực nhà máy từ điện trong 1889 và 1919 là từ Nye (1992, Table 5.1, 187). “Ánh sáng đèn điện sợi đốt…” là từ Lent (1895, 84), trong bối cảnh nhà ở. Tuyên bố này cũng xuất hiện trong Nye (1998, 95). “Nhưng lợi thế lớn nhất…” là từ Warner (1904, 97), mà dựa vào một bài phát biểu với Hội Kỹ nghệ Điện (Electrical Engineering Society) của Worcester Polytechnic Institute vào ngày 20 tháng Mười Một 1903. Từ bối cảnh, Warner là một nhà điều hành cấp cao ở Westinghouse, với một cái nhìn rộng về công nghệ phát triển thế nào. Đoạn này cũng xuất hiện trong Nye (1992, 202), nơi nó được quy cho một “thông tư kỹ thuật Westinghouse,” nhưng ghi chú 40 của Nye trên trang 202 và trang 416 chỉ đến bài báo của Warner. Có vẻ chắc có khả năng rằng các ý kiến của Warner phản ánh quan điểm chính thức tại Westinghouse. Về sự tổ chức nhà máy mới được điện làm cho có thể, xem Nye (1992, Chương 5, kể cả 195‒196). Xem cả thảo luận về sự chiếu sáng và năng suất trong Nye (1992, 222‒223). Columbia Mills được thảo luận trong Nye (1992, 197‒198). Các nhà máy Westinghouse được thảo luận trong Hounshell (1984, 240) và Nye (1992, 170‒171, 196, 202, 220). Các ước lượng về sự tăng thêm năng suất trong các xưởng đúc, mà đã đưa các phương pháp này vào, được báo cáo trong Hounshell (1984, 240).

Các Công việc Mới từ các Kỹ sư Mới. Phần của các công nhân cổ-trắng trong chế tạo, 1860, 1910, và 1940, là từ Michaels (2007). Dữ liệu về thành tựu giáo dục (tỷ lệ phần trăm của những người với bằng trung học, vân vân) là từ Goldin and Katz (2008), 194–195, Figure 6.1, 205. Michaels (2007) thấy rằng các ngành công nghiệp mới với tập hợp các nghề đa dạng hơn đi đầu trong sự tăng trưởng công ăn việc làm tổng thể và sự mở rộng của các nghề cổ-trắng trong ngành chế tạo Mỹ trong thời kỳ này. Sự liên kết giữa sự tăng năng suất nhanh hơn và sự tăng trưởng công ăn việc làm từ 1909 đến 1914 được chứng minh bằng tư liệu trong Alexopoulos and Cohen (2016), mà cũng cho thấy rằng sự liên kết này là mạnh hơn trong các ngành mới dựa vào máy móc điện và điện tử. Fiszbein, Lafortune, Lewis, and Tessada (2020) xác nhận cùng sự liên kết và cho thấy rằng các tác động của điện khí hóa lên công ăn việc làm đã tích cực hơn khi có ít sự tập trung hơn, mà nhất quán với điểm chính của chúng tôi rằng độc quyền quyền lực có thể làm yếu đoàn tàu năng suất. Tầm quan trọng của việc tổ chức máy móc cho các công nhân không có kỹ năng sử dụng ở Hoa Kỳ được thảo luận chi tiết trong Hounshell (1984, 230) và Nye (1992, 211). Nye (1992, 211) nhấn mạnh mục tiêu về làm giảm tỷ lệ lao động bỏ việc, mà trở nên đắt đỏ hơn “với các máy đòi hỏi nhiều vốn hơn.”

Trên Ghế Lái Xe. Thảo luận và mô tả chung về sự sản xuất ban đầu tại Highland Park và Model N là trong Hounshell (1984, Chương 6). “Chúng tôi đang sản xuất 40.000 cylinder…” là từ Hounshell (1984, 221). “Hệ thống, hệ thống, hệ thống!” là từ Hounshell (1984, 229). “Trình tự hoạt động đã tiếp theo kỹ lưỡng đến mức…,” từ American Machinist, là trong Colvin (1913a, 759). Đoạn này cũng được trích trong Hounshell (1984, 229); trên trang 228, Colvin được mô tả như một “nhà báo kỹ thuật nổi tiếng.” Hounshell (1984) cũng đưa ra điểm quan trọng rằng những nhận xét sâu sắc của Colvin được đưa ra ngay lập tức trước khi Ford áp dụng sự sản xuất dây chuyền. “Sự cung cấp một hệ thống mới…” và “Còn các công cụ tốc độ cao…” là từ Ford (1930, 33); các phần cũng được trích trong Nye (1998, 143). Các giá Model T là từ Hounshell (1984, Table 6.1, 224); sự chuyển đổi sang các giá ngày nay dùng consumer Price Index calculator trong www.measuringworth.com/calculators/us so sánh cho 1908‒2021. “Sản xuất hàng loạt không phải chỉ là…” được công bố trong Ford (1926, 821). Bài báo được ký với tên viết tắt “H.F.,” nhưng tư cách tác giả của Henry Ford được xác nhận ở đây: www.britannica.com/topic/Encyclopaedia-Britannica-English-language-reference-work/Thirteenth-edition. Phần của đoạn này cũng xuất hiện trong Hounshell (1984, 217). Tỷ lệ bỏ việc ở nhà máy Highland Park được thảo luận trong Hounshell (1984, 257‒259) và Nye (1992, 210). “Hệ thống dây chuyền ông có…” là từ Hounshell (1984, 259). Cách tiếp cận hệ thống đến việc tăng tiền lương, việc tổ chức lại các nhà máy, và việc giảm lao động bỏ việc được thảo luận trong Nye (1992, 215‒216). “Ý chủ đạo của toàn bộ công việc…” là từ Colvin (1913b, 442); Colvin viết về bộ phận lắp ráp và bộ phận gia công. Tuyên bố này cũng được trích trong Hounshell (1984, 236). Sự tuyển dụng tại Ford trong các năm 1960 được thảo luận trong Murnane and Levy (1996). “Nếu chúng tôi có một chỗ (làm việc) trống…” là của Art Johnson, giám đốc nguồn nhân lực tại Công ty Ford Motor; xem Murnane and Levy (1996, 19). “Năng suất tạo ra…” là từ Alexander (1929, 43, chữ nghiêng trong nguyên bản); cũng được trích trong Noble (1977, 52–53).

Một Tầm nhìn Mới không-Đầy đủ. Magnus Alexander, “[T]rong khi laissez faire…,” là từ Alexander (1929, 47); một phiên bản một phần xuất hiện trong Noble (1977, 53). Trong nguyên bản, “laissez faire” xuất hiện trong dấu ngoặc kép. John R. Commons được thảo luận trong Nye (1998, 147‒148).

Các Lựa chọn Bắc Âu. Thảo luận và các con số Đức là từ Evans (2005). Thảo luận của chúng tôi về trường hợp bắc âu dựa vào Berman (2006, Chương 5), Baldwin (1990), và Gourevitch (1986). Branting, “Trong một nước lạc hậu…,” là từ Berman (2006, 157). “Đảng không nhắm để ủng hộ…” là từ Berman (2006, 172). Cho ý tưởng rằng việc định tiền lương mức-ngành có thể làm tăng đầu tư, xem Moene and Wallerstein (1997), và cho ý tưởng về sự đền bù lương do nghiệp đoàn-áp đặt cổ vũ đầu tư, xem Acemoglu (2002b).

Các Khát vọng New Deal. Thảo luận của chúng tôi về New Deal dựa vào Katznelson (2013) và Fraser and Gerstle (1989). “Một chính phủ mạnh…” là từ Tugwell (1933). “Các lợi ích của xã hội…” là từ Cooke (1929, 2). Phần của đoạn này cũng xuất hiện trong Fraser and Gerstle (1989, 60‒61). “Chắc chắn bất kể ai…” là từ Fraser and Gerstle (1989, 75‒76). Về các tàu sân bay, xem Dunnigan and Nofi (1995, 364), mà cho thấy mười một cuộc hạ thủy tàu sân bay trong 1945. Đây không phải là một sự khác thường: đã có tám sự hạ thủy như vậy trong 1944 và mười hai trong 1943. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã xây dựng các tàu sân bay hộ tống nhỏ hơn—cùng nguồn cho biết hai mươi-lăm sự hạ thủy như vậy trong 1943, ba mươi-lăm trong 1944, và chín trong 1945. Sáu tàu sân bay hoạt động vào ngày 7 tháng Mười Hai 1941, đã là Enterprise, Lexington, và Saratoga ở Thái Bình dương, và Yorktown, Ranger, và Wasp ở Đại Tây dương. Về những khó khăn với quân nhu cho quân đội trong sự tham gia ban đầu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Thế giới II, xem Atkinson (2002); “Có vẻ chúng tôi đã…” là ở trang 50, và “Quân đội Mỹ…” ở trang 415. Atkinson (2002, 414) cũng trích một báo cáo Anh có ý kiến rằng “thiên tài” Mỹ “nằm trong việc tạo ra các nguồn lực thay vì trong việc dùng chúng một cách kinh tế.”

Những Năm Vẻ vang. “Great Compression” là từ Goldin and Margo (1992). Các con số về phần thu nhập của top 1% là tính toán của chúng tôi từ Cơ sở Dữ liệu Thu nhập Thế giới, https://wid.world. Trong tất cả các trường hợp chúng tôi báo cáo các số thu nhập trước thuế cho các cá nhân trên tuổi hai mươi. Dữ liệu về sự tăng trưởng lương thực tế trung bình và trung vị theo các nhóm khác nhau là những tính toán của chúng tôi từ các nguồn khác nhau, như được mô tả chi tiết hơn trong các ghi chú thư mục ở đầu Chương 8. Các số TFP cũng là các tính toán của chúng tôi; chi tiết và các ước lượng thay thế được trình bày trong các ghi chú cho chương tiếp theo.

Đụng độ về Tự động hóa và Tiền lương. Về máy dệt của Jacquard, xem Essinger (2004). Thảo luận của chúng tôi trong tiết đoạn dựa vào Noble (1977, 1984); xem Noble (1984, 84, gữa các thứ khác) cho cách tiếp cận chung—sự tự động hóa máy công cụ có thể lập trình —trở thành sự điều khiển số (numerical control) như thế nào. “[S]ự đe dọa và triển vọng…” và “một nhà máy sạch, rộng rãi, và…” là từ một bình luận ban biên tập không ký tên trong Fortune (November 1, 1946, 160) và được trích trong Leaver and Brown (1946, 165). Các trích dẫn này cũng xuất hiện trong Noble (1984, trên trang 67 và 68, một cách tương ứng). Cách tiếp cận không quân và hải quân đến tự động hóa được thảo luận trong Noble (1984, 84‒85). Tại cuộc họp báo của ông vào ngày 14 tháng Hai 1962, Tổng thống Kennedy được hỏi, “Ngài Tổng thống, Bộ Lao động của chúng ta ước lượng rằng khoảng 1,8 triệu người có việc làm bị các máy thay thế mỗi năm. Ngài xem vấn đề này—tự động hóa—cấp bách thế nào.” Trả lời của ông, “tôi coi nó như thách thức…,” là từ www.jfklibrary.org/archives/other-resources/john-f-kennedy-press-conferences/news-conference-24. Thảo luận và các con số cho các nhân viên tổng đài Công ty Bell là từ Feigenbaum and Gross (2022). Lin (2011) cung cấp nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về các công việc mới trong thị trường lao động Hoa Kỳ, và các con số chúng tôi báo cáo về sự tăng trưởng của các nghề chuyên nghiệp, hành chính và văn thư là từ Autor, Chin, Salomons, and Seegmiller (2022). Harold Ickes, “Các bạn trên con đường của các bạn…,” là từ Brinkley (1989, 123). “[T]hời kỳ tập trung nhất của sự căng thẳng…” nhắc đến sáu tháng đầu tiên của 1946 và là từ Cục Thống kê Lao động, “Work Stoppages Caused by Labor-Management Disputes in 1946” (1947, Bulletin no. 918, 9). Sự phân xử trọng tài của vụ UAW-GM và sự thảo luận về việc đào tạo kỹ năng/làm giảm kỹ năng (skilling/deskilling) do máy móc gây ra là từ Noble (1984, 253, 255). Tuyên bố UAW, “Chúng tôi đề nghị hợp tác…,” là từ Noble (1984, 253), mà cũng thảo luận cách tiếp cận chung của UAW. Nghị quyết này, mà được đưa ra tại đại hội 1955 của nó, bắt đầu với “UAW-CIO hoan nghênh tự động hóa, tiến bộ công nghệ…” Tuyên bố của trọng tài, “Đây không phải là một trường hợp…,” là từ Noble (1984, 254). “[P]hải có được các kỹ năng thêm…” là từ Earl Via, một kỹ thuật viên bảo trì điều khiển số (numerical-control maintenance), trong Noble (1984, 256). “[C]ố gắng cần thiết tăng lên của…” là từ nghiệp đoàn United Electrical, Radio, and Machine Workers (UE), trong Noble (1984, 257). Từ bối cảnh, cả hai tuyên bố được đưa ra trong các năm 1970. Nghiên cứu gần đây của Boustan, Choi, and Clingingsmith (2022) cung cấp bằng chứng rằng máy móc điều khiển số đã thải công nhân khỏi một số công việc chân tay nhưng cũng đã tạo ra các công việc mới, nhất là cho những người là các thành viên công đoàn. Harry Bridges, “Những người nghĩ chúng ta có thể…,” là từ Levinson (2006, 109‒110). “Chúng tôi tin rằng là có thể…” là từ Levinson (2006, 110). “Mọi thợ khuân vác…” là từ Levinson (2006, 112). “Những ngày đổ mồ hôi…” là từ Levinson (2006, 117). Thảo luận về các tỷ lệ sa thải do tự động hóa gây ra và sự tạo việc làm nảy sinh từ các công việc mới, cũng như các con số chúng tôi dùng, là từ Acemoglu and Restrepo (2019b). Các tác động của tự động hóa và các công việc mới lên cầu cho các kỹ năng và lên bất bình đẳng là từ Acemoglu and Restrepo (2020b và 2022).

Xóa bỏ Thiếu thốn. Thảo luận chung, các con số dân cư, sự dời chỗ, và tình hình ở châu Âu là từ Judt (2006). Beveridge (1942) là nguồn cho “một thời khắc cách mạng…” (6) và “Sự xóa bỏ thiếu thốn đòi hỏi,…” (7). Thảo luận về sự tiếp nhận báo cáo và thái độ của Đảng Lao động là trong Baldwin (1990).

Xã hội Tiến bộ và các Giới hạn của Nó. Chi tiết về sự tăng trưởng ở Hy Lạp cổ xưa là từ Ober (2015b). Các tỷ lệ tăng trưởng ở Rome cổ xưa là từ Morris (2004). Xem cả Allen (2009b). Cho các số thống kê sức khỏe và sự thảo luận liên quan, xem Deaton (2013). Các số thống kê giáo dục là từ OECD (https://data.oecd.org/education.htm) và Goldin and Katz (2008). Các tỷ lệ tăng trưởng tiền-công nghiệp và đầu-công nghiệp là cho tổng GDP; xem Maddison (2001, 28, 126, gữa các thứ khác). Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh trong 1900 là từ Maddison (2001, 30). Tuổi thọ kỳ vọng trong 1970 là từ các Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới (cơ sở dữ liệu online).

Chương 8: Sự Thiệt hại Số

Quan niệm khung khổ của chương này như được chúng tôi phác họa trong Chương 1 và dùng trong các Chương 6 và 7. Sự nhấn mạnh, bên trong khung khổ này, là cả hai sự ủng hộ cho sự thịnh vượng chung đều bị tháo ra như thế nào ở Hoa Kỳ sau 1980. Đặc biệt, chúng tôi nhấn mạnh các công nghệ ngày càng tập trung hơn vào tự động hóa, dựa vào Acemoglu and Restrepo (2019b), và một sự giảm sụt về các sức mạnh đối trọng của lao động (xem, chẳng hạn, Phillips-Fein 2010, Andersen 2021, và Gerstle 2022). Xem cả Perlstein (2009), Burgin (2015), và Appelbaum (2019). Được thảo luận của Noble (1984) truyền cảm hứng, chúng tôi cũng cho rằng sự giảm sút sức mạnh mặc cả của lao động đã đóng góp cho công nghệ di chuyển nhiều hơn theo một hướng tự động hóa.

Các hình mẫu thực nghiệm được lập tư liệu trong chương này dựa nhiều vào Acemoglu and Autor (2011) và Autor (2019). Trong hầu hết các trường hợp chúng được tái tạo và được mở rộng cho cuốn sách này dựa vào cùng các nguồn dữ liệu và với sự hỗ trợ nghiên cứu tuyệt vời của Carlos Molina. Bằng chứng về vai trò của tự động hóa trong sự giảm sút về phần lao động, sự tăng trưởng chậm về tiền lương trung vị, và sự dấy lên của bất bình đẳng đến từ Acemoglu and Restrepo (2022).

Sự diễn giải của chúng tôi về đặc tính và các cách tiếp cận của những người say mê máy tính ban đầu và các hacker, và ý tưởng rằng tiêu điểm của họ đã không phải là tự động hóa từ-trên-xuống, được sự thảo luận trong Levy (2010) và Isaacson (2014) truyền cảm hứng. Noble (1984) và Zuboff (1988) cung cấp cơ sở của cách nhìn của chúng tôi về tự động hóa hiện đại trong các nhà máy và các văn phòng, và phản ứng của những người lao động với nó.

Thảo luận của chúng tôi về các lợi ích năng suất gây thất vọng từ các công nghệ số dựa vào Gordon (2016) cũng như các ý tưởng lý thuyết được thảo luận trong Acemoglu and Restrepo (2019b).

Các Đề từ Mở đầu. Bất kể sự tìm kiếm internet nào sẽ xác nhận rằng tuyên bố Ted Nelson được quy rộng rãi cho ông, mà không có một nguồn xác nhận; và Leontief (1983), 405.

Lee Felsenstein đang trích Revolt in 2100 (Cuộc nổi dậy trong năm 2100), “Bí mật là nguyên tắc cơ bản…,” là từ Levy (2010, 131). Ted Nelson, “CÔNG CHÚNG KHÔNG…” và “CUỐN SÁCH NÀY…,” là từ Levy (2010, 144). Grace Hopper được thảo luận chi tiết trong Isaacson (2014, Chương 3).

Một sự Đảo ngược. Các xu hướng bất bình đẳng Mỹ được thăm dò và được thảo luận trong Goldin and Margo (1992), Katz and Murphy (1992), Piketty and Saez (2003), Goldin and Katz (2008), và Autor and Dorn (2013). Cách tiếp cận của chúng tôi dựa vào Acemoglu and Autor (2011), Autor (2019), và Acemoglu and Restrepo (2022), mà cũng cung cấp các con số liên quan. Ở đây chúng tôi cho các chi tiết thêm về các phương pháp và các nguồn dữ liệu. Cho hầu hết các con số về bất bình đẳng thị trường lao động, công ăn việc làm, và các xu hướng lương, chúng tôi kết hợp dữ liệu US Census of Population (Điều tra Dân số Hoa Kỳ) cho 1940, 1950, 1970, 1980, 1990, và 2000 với dữ liệu hàng năm từ March Current Population Survey (March CPS-Điều tra Dân số Hiện thời March) và American Community Survey (ACS-Điều tra Cộng đồng Mỹ). Tất cả các dữ liệu này có nguồn gốc từ kho IPUMS. Các phân loại nghề nghiệp được hài hòa hóa ngang các thập niên dùng sơ đồ phân loại được Dorn (2009) phát triển. Khi thu nhập hàng năm được mã hóa-đỉnh [top-coded: trong kinh tế lượng và thống kê học là phương pháp khi các giá trị dữ liệu vượt quá ngưỡng trên nào đó thì bị kiểm duyệt để chặn việc tiết lộ các giá trị cực đoan của một biến] như được xác định bởi công cụ khảo sát, chúng tôi gán nó như 1,5 lần giá trị của lượng top-code (mà thay đổi ngang năm và thậm chí các bang trong các năm gần đây nhất). Chỉ một tỷ lệ nhỏ của các quan sát bị top-coding ảnh hưởng. Trong 2019, chẳng hạn, ít hơn 0,5% quan sát bị top-coded. Để xử lý sự báo cáo sai trong phần thấp nhất của phân bố thu nhập, chúng tôi áp đặt một lương giờ tối thiểu bằng với bách phân vị đầu tiên của phân bố tiền lương giờ. Chúng tôi tính tiền lương giờ bằng việc chia thu nhập hàng năm với số giờ tự-khai báo trong một năm, trừ phi các số này vượt số giờ cực đại (3570 = 70 giờ mỗi tuần cho 51 tuần mỗi năm). Cho các quan sát bị top-coded, chúng tôi dùng giờ hàng năm là 1750 trong mẫu số (35 giờ mỗi tuần cho 50 tuần mỗi năm). Chúng tôi định nghĩa tiền lương hàng tuần và hàng năm năm như tích của tiền lương giờ và số giờ đã làm việc mỗi tuần và mỗi năm, một cách tương ứng (sau khi điều chỉnh cho cận trên và cận dưới của phân bố tiền lương giờ).

Về mặt các phân loại giáo dục, chúng tôi theo các phân loại được mô tả chi tiết trong Acemoglu and Autor (2011) và trong Autor (2019). Từ đầu đến cuối, tất cả các con số là tiền lương log (theo thang logarith) trung bình hay trung vị được điều chỉnh-thành phần (composition-adjusted) cho những người lao động toàn-thời gian, cả-năm có tuổi 16 đến 64 trong nhóm được chỉ định (ví dụ, tất cả những người lao động hay những người lao động tốt nghiệp trung học, vân vân). Cho sự điều chỉnh-thành phần, chúng tôi sắp xếp dữ liệu vào các nhóm kinh nghiệm-giáo dục-gới của hai giới, các hạng năm giáo dục (bỏ học trung học, tốt nghiệp trung học, một chút cao đẳng, tốt nghiệp đại học, và học vị sau đại học), và bốn hạng kinh nghiệm tiềm năng (0‒9, 10‒19, 20‒29, và 30‒39 năm). Các hạng giáo dục được hài hòa hóa tiếp sau các thủ tục trong Autor, Katz, and Kearney (2008). Tiền lương trung bình log cho các nhóm rộng hơn trong mỗi năm là các trung bình gia quyền (có trọng số) của các trung bình ô (cell) (được điều chỉnh-thành phần) liên quan dùng một bộ trọng số cố định, bằng với phần trung bình của tổng số giờ đã làm việc của mỗi nhóm trong 1963‒2005. Tiền lương trung vị log được tính một cách tương tự. Tất cả các con số tiền kiếm được (thu nhập) được biến đổi thành thu nhập thực tế bằng việc được khử lạm phát (deflated) dùng hệ số giảm phát (deflator) giá có trọng số chuỗi [chain-weighted] (ngầm) cho các chi tiêu tiêu dùng cá nhân.

Sự tham gia lực lượng-lao động cho những người lao động tuổi sung sức nhất (prime-age) cho Hoa Kỳ được tính từ cùng dữ liệu, và cho các nước khác chúng tôi dùng dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), https://data.oecd.org/emp/labour-force-participation-rate.htm.

Báo cáo Pew Research Center là bởi Schumacher and Moncus (2021). Các con số cho các chênh lệch lương da Đen-da Trắng được tính từ cùng các nguồn như ở trên. Cho sự thảo luận và phân tích liên quan, xem Daly, Hobijn, and Pedtke (2017). Các con số về sự diễn tiến của các phần vốn và lao động tổng hợp (aggregate) của thu nhập quốc gia ngang các nước là từ Karabarbounis and Neiman (2014).

Cái gì đã Xảy ra? Những sự thay đổi trong công nghiệp ô tô Hoa Kỳ được thảo luận trong Murnane and Levy (1996) và Krzywdzinski (2021). Các con số việc làm cổ-xanh dựa vào các tính toán của chúng tôi từ cùng các nguồn như trên. Về cú sốc Trung Quốc, tài liệu tham khảo chuẩn là Autor, Dorn, and Hanson (2013). Các ước lượng về sự mất việc làm ở Hoa Kỳ do hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc gây ra là từ Acemoglu, Autor, Dorn, Hanson, and Price (2016). Danh sách các vùng bị các hàng hóa nhập khẩu này ảnh hưởng là từ những nghiên cứu này. Bằng chứng về các tác động của các robot công nghiệp lên công ăn việc làm và tiền lương là từ Acemoglu and Restrepo (2020a). Xem cả Graetz and Michaels (2018). Danh sách các vùng bị ảnh hưởng nhất bởi sự đưa các robot vào cũng là từ nghiên cứu này. Thảo luận của chúng tôi về các việc làm tốt dựa vào Harrison and Bluestone (1990, kể cả Chương 5) và Acemoglu (1999, 2001). Acemoglu and Restrepo (2022) ước lượng sự đóng góp tương đối của tự động hóa công nghiệp (kể cả các robot, thiết bị dành riêng, và software chuyên dụng), offshoring, và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các ước lượng của họ gợi ý rằng giữa 50% và 70% của những sự thay đổi về bất bình đẳng lương giữa 500 nhóm nhân khẩu học (được xác định bởi giáo dục, tuổi, giới tính, sắc tộc, và địa vị sinh ở trong nước vs nước ngoài) được giải thích bởi tự động hóa. Offshoring và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có các tác động nhỏ hơn. Phần của lý do cho điều này là một kết quả về loại ngành nào bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu Trung quốc trái với bị tự động hóa ảnh hưởng, như được thảo luận trong Acemoglu and Restrepo (2020a). “Những cái chết tuyệt vọng” được Case and Deaton (2020) dùng để mô tả những cái chết từ tệ nghiện rượu (bệnh gan), sự dùng thuốc [ma túy] quá liều, và tự tử. Họ thảo luận chi tiết các tác động của các cú sốc kinh tế tiêu cực lên những cái chết tuyệt vọng. Một phân tích thống kê về các tác động của các cú sốc nhập khẩu từ Trung Quốc lên hôn nhân, sinh con ngoài giá thú, mang thai tuổi vị thành niên, và các vấn đề xã hội khác được báo cáo trong Autor, Dorn, and Hanson (2019).

Cho những thảo luận tổng quát hơn về các tác động của toàn cầu hóa lên các thị trường lao động Mỹ, xem Autor, Dorn, and Hanson (2013); cho các tác động của sự tăng quyền lực thị trường của các hãng, xem Philippon (2019); cho vai trò của ngành tài chính, xem Philippon and Reshef (2012); và cho một thảo luận rộng hơn về các hậu quả của những thay đổi ý thức hệ, xem Sandel (2020).

Giới Quyền thế Tự do và các Bất bình của Nó. Một phiên bản đặc biệt của lịch sử bảo vệ người tiêu dùng được Lịch sử Số-Digital History (2021) cung cấp. Sự phản đối New Deal từ các tổ chức kinh doanh và các công ty hàng đầu khác nhau được thảo luận chi tiết trong Phillips-Fein (2010). Về M. Stanton Evans, xem Evans (1965) và Phillips-Fein (2010). “[Đ]iểm chính về…” là từ Evans (1965, 18). Về hệ thống phúc lợi Hoa Kỳ, xem Hacker (2002).

Cái là Tốt cho General Motors. “Cái là tốt cho…” là từ cuộc điều trần xác nhận của Charles Wilson, Committee on Armed Services, Thượng viện Hoa Kỳ, 15 tháng Giêng 1953 (biên bản điều trần, 26). Thượng nghị sĩ Henrickson đã hỏi liệu Wilson, về giả thuyết, có thể đưa ra một quyết định mà “cực kỳ có hại cho các lợi ích của cổ phiếu của ông và Công ty General Motors” nếu điều đó vì lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ. Trả lời đầy đủ của Wilson được ghi lại như sau:

Có, thưa ngài; tôi có thể. Tôi không thể hình dung về một quyết định bởi vì nhiều năm tôi đã nghĩ cái là tốt cho nước chúng ta là tốt cho General Motors, và ngược lại. Sự khác biệt không tồn tại.

Công ty của chúng tôi là quá lớn. Nó đi cùng với phúc lợi của đất nước. Đóng góp của chúng tôi cho quốc gia là khá đáng kể.

Về Buckley, xem Judis (1988) và Schneider (2003). “[T]rong sự chín muồi của nó, nước Mỹ có học…” và “Vì các ý tưởng…” là từ Buckley (1955). Thảo luận của Business Roundtable và sự thay đổi thái độ của Phòng Thương mại là từ Phillips-Fein (2010, Chương 9). “[D]oanh nghiệp có các vấn đề rất nghiêm trọng…” là trong Phillips-Fein (2010, 192). “Cách chúng ta kiếm…,” “hệ thống kinh doanh tự do…,” và “kinh doanh tự do tập trung của cải…” là từ Phillips-Fein (2010, 193). George H. W. Bush, “Ít hơn năm mươi năm…,” là từ Phillips-Fein (2010, 185). Về Hayek, xem Phillips-Fein (2010, Chương 2) và Appelbaum (2019). Hậu cảnh về các quan điểm ủng hộ-thị trường tại Đại học Chicago và Hoover Institution của Đại học Stanford có thể được tìm thấy trong Appelbaum (2019).

Ở bên của các Thiên thần và các Cổ đông. “Một Học thuyết Friedman” là tiêu đề của Friedman (1970). Hậu cảnh và bối cảnh cho Friedman là trong Appelbaum (2019, Chương 1). Cho cái chúng tôi gọi là sự sửa đổi Jensen, xem Jensen and Meckling (1976) và Jensen (1986). “Business Roundtable tin tin rằng những sự thay đổi…” là từ Phillips-Fein (2010, 194). Về vụ bê bối Enron, xem McLean and Elkind (2003). Về các chính sách tiền lương và các hậu quả của các CEO có bằng kinh doanh, xem Acemoglu, He, and LeMaire (2022), mà cũng là nguồn cho tất cả các con số liên quan khác về chủ đề này. Xem cả thảo luận tổng quát trong Marens (2011).

To Là Đẹp. “Những người cùng nghề…” là từ Smith (1776 [1999], 232). Về hiệu ứng thay thế Arrow, xem Arrow (1962). “Chúng ta có thể có nền dân chủ…” là từ Lonergan (1941, 42). Lonergan cho rằng Brandeis đã nói điều này cho một “người bạn trẻ hơn.” Lời nói tỏ lòng kính trọng của Lonergan ban đầu được công bố trong Labor, “Cơ quan của 15 Tổ chức Lao động Đường sắt Chuẩn được Công nhận (Organ of the 15 Recognized Standard Railroad Labor Organizations),” không lâu sau khi Brandeis chết.

Về sự đổi mới của các hãng nhỏ hơn, trẻ hơn, xem Acemoglu, Akcigit, Alp, Bloom, and Kerr (2018). Một cách cụ thể, bài báo này cho thấy rằng dựa trên mẫu của các hãng đổi mới, các hãng nhỏ-trẻ đổi mới hơn các hãng lớn-cũ rất nhiều (nơi các hãng lớn là các hãng có hơn hai trăm nhân viên, các hãng nhỏ là các hãng với ít hơn hai trăm nhân viên, và các hãng trẻ đã tồn tại ít hơn chín năm). Ví dụ, tỷ lệ R&D-trên-doanh thu là khoảng hai lần cho các hãng nhỏ-trẻ hơn các hãng lớn-cũ. Xác suất xin cấp bằng patent cũng cao hơn cho các hãng nhỏ-trẻ so với các hãng lớn-cũ. Robert Bork được thảo luận trong Appelbaum (2019). Về Manne Economics Institute for Federal Judges (Viện Kinh tế học Manne cho các Thẩm phán Liên bang) và các tác động của nó lên các sự phán xử, xem Ash, Chen, and Naidu (2022). Về mối quan hệ của các thẩm phán Tòa án Tối cao với Federalist Society, xem Feldman (2021), mặc dù một số chi tiết bị tranh cãi.

Một Sự nghiệp bị Mất. Xem thảo luận tổng quát trong Phillips-Fein (2010). Về Đạo luật Taft-Hartley, xem Phillips-Fein (2010, 31‒33). Các số thống kê chung về ngừng việc, kể cả Annual Historical Table từ 1947, là sẵn có từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (US Bureau of Labor Statistics), www.bls.gov/wsp.

Một sự Tái thiết kế (Reengineering) Nhẫn tâm. Thuật ngữ reenginering corporation được đặt ra và được ủng hộ trong Hammer and Champy (1993). Xem cả Davenport (1992) cho các ý tưởng liên quan. “Phần lớn công việc cũ…” là từ Hammer and Champy (1993, 74). Về máy xử lý văn bản IBM, xem Haigh (2006).

“Tự động hóa văn phòng đơn giản…” là từ Hammer and Sirbu (1980, 38). Phó chủ tịch Xerox được trích như nói “Chúng ta có thể, thực ra…” là từ Spinrad (1982, 812). “[T]ự động hóa tất mọi pha…” là từ Menzies (1981, xv). “Chúng tôi không biết cái gì…” là từ Zuboff (1988, 3). Xem Autor, Levy, and Murnane (2002) về tự động hóa sự xử lý séc tại một ngân hàng lớn. Các con số về tỷ lệ phụ nữ Mỹ làm việc văn thư và sự tiến hóa của nó dựa vào các tính toán của chúng tôi dùng cùng các nguồn như ở trên.

Lee Felsenstein, “Cách tiếp cận công nghiệp là tàn nhẫn…” và “năng lực người dùng…,” là từ Levy (2010, 201). Bob Marsh, “Chúng tôi muốn làm cho máy vi tính…,” là từ Levy (2010, 203). “Như đa số hobbyist…” là từ bức thư của Bill Gates, sẵn có ở đây: https://lettersofnote.com/2009/10/08/most-of-you-steal-your-software. Bức thư này cũng được trích và được thảo luận trong Levy (2010, 193).

Sự tiến triển của sự áp dụng robot Mỹ được thảo luận trong Acemoglu and Restrepo (2020a). Bằng chứng rằng các nhân tố nhân khẩu học đã kích sự áp dụng nhanh robot ở Đức, Nhật Bản, và Hàn Quốc và rằng các nhân tố nhân khẩu học khác biệt đã gây ra sự áp dụng tương đối chậm hơn ở Hoa Kỳ là trong Acemoglu and Restrepo (2021). Các con số về sự tiến triển của các nghề cổ-xanh được chúng tôi tính từ cùng các nguồn như trên.

Lại Lần nữa, một Vấn đề Lựa chọn. Các tác động của các robot công nghiệp ở Đức được ước lượng trong Dauth, Findeisen, Suedekum, and Woessner (2021). Họ theo cùng phương pháp luận như Acemoglu and Restrepo (2020a). Họ cũng ước lượng các tác động tiêu cực lên các việc làm và tiền lương cổ-xanh, nhưng không lên việc làm tổng thể, vì có vẻ có một sự tăng về việc làm cổ-trắng. Sự tiến hóa chênh lệch của các việc làm cổ-trắng trong ngành chế tạo Đức và Nhật và cách tiếp cận khác nhau của chúng tới công nghệ, kể cả “Công nghiệp 4.0” và các sáng kiến “Nhà máy Số,” được thảo luận trong Krzywdzinski (2021) và Krzywdzinski and Gerber (2020). So sánh về doanh thu bán ô tô và các xu hướng về công ăn việc làm và các nghề cổ-xanh ngang các xí nghiệp ô tô trong ba nước này là từ Krzywdzinski (2021). Hệ thống học nghề Đức được thảo luận trong Acemoglu and Pischke (1998) và Thelen (1991), và tiếng nói người lao động qua các hội đồng công việc mà đặt các đại diện vào các hội đồng quản trị công ty được thảo luận trong Thelen (1991) và Jäger, Schoefer, and Heining (2021). Bài báo sau phát hiện rằng kiểu tham gia này trao một tiếng nói cho các công nhân về các sự lựa chọn công nghệ. Các thuế thực tế trên thiết bị, software, và vốn khác, cũng như trên lao động, được ước lượng trong Acemoglu, Manera, and Restrepo (2020), và các con số chúng tôi báo cáo là từ bài báo của họ. Về sự tiến triển của sự ủng hộ liên bang Hoa Kỳ cho nghiên cứu, xem Gruber and Johnson (2019).

Utopia Số. “Hãy chỉ cho tôi một vấn đề…” là từ Gates (2021, 14). Châm ngôn ban đầu của Zuckerberg, “Hãy chuyển động nhanh và phá vỡ mọi thứ,” được tường thuật trong Blodget (2009). Một thảo luận chi tiết về các thái độ chúng tôi tóm tắt là trong Ferenstein (2017), mà cũng tường thuật các tuyên bố “rất ít người đã đóng góp…” và “tôi đã trở thành một chuyên gia về…”

Không có trong các Số Thống kê Năng suất. Về sự đổi mới đang chậm lại, xem Gordon (2016) và Gruber and Johnson (2019). Bloom, Jones, Van Reenen, and Webb (2020) cho thấy rằng nhiều chi tiêu hơn vào R&D tạo ra cùng tốc độ cải thiện ngang một số khu vực. Về số patent và các xu hướng tăng năng suất, xem cả Acemoglu, Autor, and Patterson (sắp xuất bản). “Bạn có thể thấy thời đại…” là từ Solow (1987).

Các ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) được tính dùng các công thức chuẩn với một hàm sản xuất Cobb-Douglas, với các trọng số cho lao động và vốn, một cách tương ứng, là 0,7 và 0,3, như trong Gordon (2016). Như thế, sự tăng trưởng TFP được tính như

tăng trưởng GDP trừ 0,7* tăng trưởng đầu vào lao động trừ 0.3* tăng trưởng đầu vào vốn.

Sự tăng trưởng đầu vào lao động được điều chỉnh cho một chỉ số chất lượng, mà tính đến sự tiến hóa của thành phần giáo dục của lực lượng lao động, dùng các ước lượng của Goldin and Katz (2008). Dữ liệu cho GDP là từ các bảng Bureau of Economic Analysis National Income and Product Accounts. Chúng tôi cũng đã tính các ước lượng TFP dùng các nguồn dữ liệu khác nhau và các phương pháp luận thay thế—ví dụ, theo phương pháp luận trong Fernald (2014), Bergeaud, Cette, and Lecat (2016), và Feenstra, Inklaar, and Timmer (2015)—với những kết quả rất giống. Chẳng hạn, trong các thời kỳ 1948‒1960, 1961‒1980, 1981‒2000, và 2001‒2019, các ước lượng tăng trưởng TFP trung bình hàng năm từ Gordon (2016) là 2%, 1%, 0,7%, và 0,6%, một cách tương ứng. Cùng các con số dùng dữ liệu và phương pháp luận của Fernald (2014), một cách tương ứng, là 2,2%, 1,5%, 0,8%, và 0,8%. Từ Bergeaud, Cette, and Lecat (2016), chúng là 2,4%, 1,5%, 1,3%, và 0,9%. Cuối cùng, từ Feenstra, Inklaar, and Timmer (2015), chúng là 1,3%, 0,7%, 0,6%, và 0,6%.

“Chúng ta trong thời đại hoàng kim…” là từ Irwin (2016). Về các lý lẽ của Varian liên quan đến đo lường sai, xem Varian (2016) và Pethokoukis (2017a). Hatzius, “Chúng ta nghĩ chắc có…,” là từ Pethokoukis (2016). Xem cả Pethokoukis (2017b).

Bằng chứng rằng các ngành chế tạo đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ số không cho thấy sự tăng năng suất nhanh hơn hay bất cứ bằng chứng nào về nhiều đo lường sai hơn, là từ Acemoglu, Autor, Dorn, Hanson, and Price (2014). Quan điểm của Robert Gordon là trong Gordon (2016). Cho quan điểm của Tyler Cowen, xem Cowen (2010).

Thảo luận về sự áp dụng robot Nhật và những cố gắng muộn hơn để đưa tính linh hoạt vào được cung cấp trong Krzywdzinski (2021). Về nhà máy Fremont trước và sau các khoản đầu tư của Toyota và các so sánh với các xí nghiệp ô tô Mỹ khác, xem Shimada and MacDuffie (1986) và MacDuffie and Krafcik (1992).

Về những người đi theo bất đồng với các nhà lãnh đạo công nghiệp, xem Andrews, Criscuolo, and Gal (2016). Về các chi phí của đầu tư không cân đối vào R&D ngang các khu vực, xem Acemoglu, Autor, and Patterson (sắp ra mắt). Về tự động hóa tại Tesla, xem Boudette (2018) và Büchel and Floreano (2018). Musk, “Đúng, sự tự động hóa thái quá ở Tesla đã là một sai lầm. Để chính xác, sai lầm của tôi…,” là từ tweet này: https://twitter.com/elonmusk/status/984882630947753984 (@elonmusk, April 13, 2018). Čapek, “Chỉ nhiều năm thực tiễn…,” là từ Čapek (1929 [2004]).

Tới Dystopia. Zuboff (1988) có một thảo luận sớm và tiên tri.

Chương 9: Cuộc Đấu tranh Nhân tạo

Sự diễn giải của chúng tôi trong chương này có ba khối xây dựng then chốt. Khối thứ nhất dựa vào khung khổ tổng thể của chúng tôi và nhất là thảo luận của chúng tôi về tự động hóa tàm-tạm. Một cách cụ thể, chúng tôi cho rằng trí tuệ nhân tạo chắc có khả năng tạo ra các lợi ích năng suất hạn chế hơn nhiều so với những người say mê của nó hy vọng bởi vì nó đang mở rộng vào những công việc trong đó các năng lực máy vẫn khá hạn chế và bởi vì năng suất con người dựa vào hiểu biết ngầm, tài chuyên môn được tích lũy, và trí tuệ xã hội. Sự diễn giải này được sự giải thích của Larson (2021) về suy luận con người, mà hiện tại ngoài tầm với của AI, truyền cảm hứng, Thảo luận của Mercier and Sperber (2017) về bản chất xã hội của trí tuệ con người, và bằng chứng về sự thích nghi linh hoạt của các nhóm người (thí dụ, Henrich, 2016), cũng như thảo luận của Pearl (2021) về các giới hạn học máy và quan điểm của Chomsky về các thiếu sót của các mô hình ngôn ngữ dựa vào-AI (thí dụ, như được cho thấy trong thảo luận panel này: http://languagelog.ldc.upenn.edu/myl/PinkerChomskyMIT.html). Các thảo luận tổng quát về các công nghệ AI, các phương pháp học máy, và học sâu/các mạng neural được cung cấp trong Russell and Norvig (2009), Neapolitan and Jiang (2018), và Wooldridge (2020). Cho sự tập trung của các công nghệ AI vào sự dự đoán, xem Agrawal, Gans, and Goldfarb (2018).

Khối thứ hai, chúng tôi nhấn mạnh, lại phù hợp với khung khổ quan niệm tổng thể của chúng tôi, rằng tính dễ uốn của công nghệ, nhất là bên trong lĩnh vực rộng này, cho phép nhiều quỹ đạo khác nhau của sự phát triển. Hơn nữa, cho dù tự động hóa dựa vào AI hóa ra là tàm-tạm, nó có thể vẫn tiến triển nhanh. Điều này có thể là vì các khuyến khích thị trường, như tính sinh lời của tự động hóa, việc giám sát người lao động, và các hoạt động dịch chuyển-rent khác, hay vì các tầm nhìn cụ thể của các diễn viên hùng mạnh trong ngành công nghệ.

Khối thứ ba là sự nhấn mạnh rằng thay vì trí tuệ máy chúng ta nên nghĩ về “sự hữu ích máy.” Chúng tôi không biết về các công trình khác đã đưa ra điểm này, nhưng các ý tưởng của chúng tôi ở đây dựa nhiều vào Wiener (1954) và Licklider (1960). Một tường thuật tuyệt vời về cuộc đời và công trình của Engelbart, với một thảo luận rõ ràng về hai tầm nhìn về các máy tính có thể được dùng thế nào, là cuốn sách hết sức dễ đọc của Markoff (2015).

Chúng ta nên lưu ý rằng các ý tưởng này vẫn còn xa khỏi dòng chính trong lĩnh vực, mà có khuynh hướng lạc quan hơn nhiều về các lợi ích của AI và thậm chí khả năng của AGI (trí tuệ nhân tạo tổng quát). Xem, chẳng hạn, Bostrom (2017), Christian (2020), Stuart Russell (2019), và Ford (2021) về những sự tiến bộ về trí tuệ nhân tạo, và Kurzweil (2005) và Diamandis and Kotler (2014) về sự dồi dào kinh tế mà điều này sẽ tạo ra.

Thảo luận của chúng tôi về các công việc thường lệ và không-thường lệ dựa vào bài báo có ảnh hưởng sâu rộng của Autor, Levy, and Murnane (2003) và thảo luận của Autor (2014) về các giới hạn của tự động hóa. Sự diễn giải của chúng tôi rằng AI hiện thời vẫn chủ yếu tập trung vào các công việc thường lệ dựa vào bằng chứng trong Acemoglu, Autor, Hazell, and Restrepo (2022). Nghiên cứu nổi tiếng của Frey and Osborne (2013) cũng ủng hộ quan niệm rằng AI chủ yếu là về tự động hóa; họ ước lượng rằng gần 50% việc làm Mỹ có thể được AI tự động hóa trong vòng vài thập niên tới. Về những khó khăn của việc dùng học máy để cải thiện việc ra quyết định con người, xem Kleinberg, Lakkaraju, Leskovec, Ludwig, and Mullainathan (2018).

Cuối cùng, sự nhấn mạnh của chúng tôi rằng AI hiện thời được dùng cho việc giám sát rộng rãi người lao động bị ảnh hưởng bởi Zuboff (1988) về việc dùng các công nghệ số trong các văn phòng và bởi công trình gần đây của bà, Zuboff (2019), bởi Pasquale (2015), cũng như bởi O’Neil (2016). Sự diễn giải việc giám sát người lao động như một cách để dịch chuyển các rent hay tiền trả từ lao động tới vốn, và các ứng dụng xã hội tiêu cực của việc này, dựa vào Acemoglu and Newman (2002).

Các Đề từ Mở đầu. Poe (1836 [1975], 421); Wiener (1964, 43).

Tạp chí the Economist: “Kể từ bình minh…” và “nhận thức phổ biến về…” là từ tiết đoạn đầu, “Một Tương lai Tươi sáng cho Thế giới Công việc,” trong Williams (2021). “Thực ra, bằng việc hạ các chi phí…” là từ tiết đoạn thứ năm, “Các robot Đe dọa Việc làm Ít hơn những Kẻ gây Hoang mang Sợ hãi Xác nhận.” “Một Tương lai Tươi sáng” là tiêu đề của tiết đoạn thứ nhất. McKinsey, “Đối với nhiều thành viên của lực lượng…,” là từ Luchtenberg (2022) và là dẫn nhập được viết cho một podcast McKinsey Talks Operations. Trích dẫn này xuất hiện trên website McKinsey dưới các mục capabilities/operations/our-insights; xem sự tham khảo cho Luchtenberg (2022) cho địa chỉ web đầy đủ. McKinsey Global Institute đã tạo ra các báo cáo thừa nhận rõ ràng khả năng mất việc làm từ AI. Xem ví dụ, Manyika et al. (2017). “Trong 12 năm tới…” và “Tất nhiên, sẽ có…” là trong Anderson and Rainie (2018). “[T]hách thức là để thiết kế…,” “cải thiện cuộc sống…,” “chủ nghĩa tư bản sáng tạo,” và “để đảm nhận…” là từ Gates (2008). Về các định nghĩa khác nhau của AI, xem sách giáo khoa hàng đầu, Russell and Norvig (2009), mà cung cấp một số định nghĩa khác nhau.

Từ Lĩnh vực của các Giấc mơ AI. Về máy dệt của Jacquard, xem Essinger (2004). Về quá trình tự động hóa robotic, xem AIIM (2022) và Roose (2021). Về các kết quả hỗn tạp của RPA, xem Trefler (2018). Về phân loại các công việc thường lệ, xem Autor, Levy, and Murnane (2003) và Acemoglu and Autor (2011). Dự đoán rằng AI có thể thực hiện gần 50% việc làm là trong Frey and Osborne (2013). Thảo luận thêm nữa có thể được thấy trong Susskind (2020). Kai-Fu Lee, “Và giống hầu hết công nghệ…,” là từ dẫn nhập của ông cho Lee and Qiufan (2021, xiv). Bằng chứng rằng việc triển khai AI tập trung vào các hãng và các tổ chức mà có các việc làm có thể được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo và các tác động tiêu cực của hoạt động này lên các quảng cáo việc làm trong các tổ chức này là trong Acemoglu, Autor, Hazell, and Restrepo (2022). Về các hậu quả của các robot công nghiệp lên tổng việc làm, xem Acemoglu and Restrepo (2020a).

Ngụy biện Bắt chước. Hậu cảnh về Turing có thể thấy trong Isaacson (2014, Chương 2) và Dyson (2012). “Bạn không thể khiến một máy…” là từ Turing (1951 [2004], 105). “Tôi không muốn tạo ấn tượng…” là từ Turing (1950, 447).

Đợt Bộc phát và Phần lớn Phá sản. Bối cảnh về con vịt tiêu hóa và người Thổ Cơ khí có thể thấy trong Wood (2002) và Levitt (2000). Về hội nghị Dartmouth, xem Isaacson (2014) và Markoff (2015). Minsky, “Trong từ ba đến tám năm…,” được tường thuật trong Heaven (2020). “Nếu bạn làm việc trong AI…” là từ Romero (2021). Hassabis, “[G]iải quyết trí tuệ…,” là từ Simonite (2016). “Ai đó là phi thường…” và “Năm nhà lập trình vĩ đại…” là từ Taylor (2011).

Con Người bị Đánh giá Thấp. Khái niệm “các công nghệ tàm-tạm” là từ Acemoglu and Restrepo (2019b). Về sắn (khoai mì) và các sự thích nghi khác ở Yucatán, xem Henrich (2016, 97‒99). Về các đường phố trần (truồng), xem McKone (2010). Về lý thuyết tâm trí, xem Baron-Cohen, Leslie, and Frith (1985), Tomasello (1995), và Sapolsky (2017). Về cầu tăng lên cho các kỹ năng xã hội, xem Deming (2017). Về mối quan hệ giữa IQ và thành công trong các lĩnh vực kỹ thuật và không-kỹ thuật, xem Strenze (2007). “[B]ây giờ người ta nên ngừng huấn luyện…” là từ Hinton (2016, tại mốc 0:29 phút). Công bằng mà nói, Hinton có tiếp tục nói, “Có thể là mười năm.” Về dự đoán này đã thành công thế nào, xem Smith and Funk (2021), mà nói, “Thế mà, số các radiologist làm việc ở Hoa Kỳ đã tăng lên, không giảm xuống, tăng khoảng 7% giữa 2015 và 2019. Quả thực, bây giờ có một sự thiếu hụt radiologist mà được dự đoán tăng lên trong thập niên tới.”

Về chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường và sự kết hợp của các thuật toán AI và các bác sĩ chuyên khoa, xem Raghu, Blumer, Corrado, Kleinberg, Obermeyer, and Mullainathan (2019).

Về các mong muốn của người đứng đầu bộ phận xe tự-lái của Google, xem Fried (2015). Cho các bình luận của Elon Musk về xe tự-lái, xem Hawkins (2021).

Ảo tưởng AI Tổng quát (AGI). Về sự siêu thông minh, xem Bostrom (2017). Về AlphaZero, xem https://www.deepmind.com/blog/alphazero-shedding-new-light-on-chess-shogi-and-go. Cho một phê bình lý thú về cách tiếp cận AI hiện thời tới trí tuệ, mà cũng nhấn mạnh các khía cạnh xã hội và tình huống của trí tuệ, xem Larson (2021). Xem cả Tomasello (2019) cho một thảo luận tổng quát xuất sắc, mặc dù ông không sử dụng các thuật ngữ trí tuệ xã hội và trí tuệ tình huống. Cho thảo luận nhiều hơn về các khía cạnh xã hội và tình huống của trí tuệ, xem Mercier and Sperber (2017) và Chollet (2017, 2019). Về trí tuệ xã hội, xem Riggio (2014) và Henrich (2016). Về các thiếu sót của GPT-3, xem Marcus and Davis (2020). Overfitting (việc quá khớp) được thảo luận trong nhiều tài liệu tham khảo chuẩn, kể cả Russell and Norvig (2009). Một thảo luận tổng quát hơn được cung cấp trong Everitt and Skrondal (2010). Định nghĩa của chúng tôi về overfitting là tổng quát hơn một chút và bao gồm các ý tưởng mà đôi khi được thảo luận dưới tiêu đề “misalignment (sự trệch)” để thâu tóm sự bất lực của các mô hình để được nhận diện từ các chiều không xác đáng của các mẫu và như thế không khái quát hóa theo cách thích hợp. Cho nhiều tham khảo hơn về điều này, xem Gilbert, Dean, Lambert, Zick, and Snoswell (2022), Pan, Bhatia, and Steinhardt (2022), và Ilyas, Santurkar, Tsipras, Engstrom, Tran, and Mądry (2019). “Sức mạnh tiếp thị của AI…” là từ Romero (2021).

Panopticon Hiện đại. “ETS [Hệ thống Theo dõi Chi phí (số)] đã trở thành…” là từ Zuboff (1988, 263). “Một trong những thứ chúng tôi nghe…” là từ Lecher (2019). “Về cơ bản họ có thể thấy mọi thứ…” là từ Greene (2021). Các con số OSHA là từ Greene and Alcantara (2021). Một thảo luận tổng quát về lập lịch trình linh hoạt, hợp đồng zero-giờ, và clopening được O’Neil (2016) cung cấp. “Không có sự tiến bộ sự nghiệp nào…” là từ Ndzi (2019).

Một con Đường Chưa Đi. “Mô hình vật chất tốt nhất cho một con mèo…” là từ Rosenblueth and Wiener (1945, 320). “Chúng ta hãy nhớ…” là từ Wiener (1954, 162). “Thật cần thiết để nhận ra…” và “khi một máy được…” là từ Wiener (1960, 1357). “Chúng ta có thể khiêm tốn…” là từ Wiener (1949). Câu chuyện đằng sau bài op ed của Wiener, và vì sao chẳng phần nào của nó xuất hiện trên báo trong hơn sáu thập niên, được giải thích trong Markoff (2013). Câu chuyện về Apple/Macintosh và bối cảnh về J. C. R. Licklider có thể được thấy trong Isaacson (2014). Các tuyên bố của Licklider là trực tiếp từ bài báo của ông, Licklider (1960). Nhiều thông tin hơn về thiết kế lấy con người-làm trung tâm có thể nhận được từ Norman (2013) và nhất là Shneiderman (2022). Nhiều hơn về sự tương phản giữa hai tầm nhìn về trí tuệ máy, xem Markoff (2015).

Sự Hữu ích Máy trong Hoạt động. Chất liệu trong đoạn này dựa vào Acemoglu (2021). Kai-Fu Lee, “Các robot và AI sẽ tiếp quản…,” là từ Lee (2021). “Ngày nay, cái người ta gọi là sự học…” là từ Asimov (1989, 267). Các lợi ích từ việc dạy thích nghi, được cá nhân hóa được thảo luận trong Bloom (1984), Banerjee, Cole, Duflo, and Linden (2007), và Muralidharan, Singh, and Ganimian (2019). Xem cả thảo luận và các tham khảo thêm trong Acemoglu (2021). Cho nhiều chi tiết hơn về nguồn gốc của World Wide Web, xem Isaacson (2014). Thảo luận về các hậu quả của điện thoại di động trong ngành đánh cá ở Kerala dựa vào Jensen (2006). Về M-Pesa, xem Jack and Suri (2011). Các ví dụ khác về dùng các công nghệ số để xây dựng các nền tảng mới được cung cấp trong Acemoglu, Jordan, and Weyl (2021). Các ước lượng về sự chi tiêu AI cho 2016, từ McKinsey Global Institute (2017).

Mẹ của Mọi Công nghệ Không Thích hợp. Về các ý tưởng của Frances Stewart, xem Stewart (1977). Các thảo luận hiện đại hơn về công nghệ không thích hợp được cung cấp trong Basu and Weil (1998) và Acemoglu and Zilibotti (2001). Thảo luận về sự kháng cự của các giống cây trồng mới đối với các loài gây hại và mầm bệnh khác nhau và các ví dụ về các đổi mới được nhắm tới nông nghiệp Hoa Kỳ và Tây Âu, mà sau đó không thích hợp cho các điều kiện ở châu Phi, là từ Moscona and Sastry (2022). Các ví dụ nông nghiệp cũng là từ Moscona and Sastry (2022). Về cách mạng Xanh, xem Evanson and Gollin (2003), và về Borlaug, xem Hesser (2019). Các hệ lụy bất bình đẳng bên trong-nước và giữa các nước của các công nghệ không thích hợp được thảo luận trong Acemoglu and Zilibotti (2001).

Sự Tái Sinh của Xã hội hai-Tầng. Tiết đoạn này dùng các nguồn tổng quát được liệt kê ở đầu của ghi chú thư mục của Chương này.

Chương 10: Nền Dân chủ Tan vỡ

Ý tưởng mức-cao của Chương này—rằng sự dùng AI hiện thời chủ yếu là về sự thu thập dữ liệu, mà đem lại sự kiểm soát đối với các cá nhân như những người tiêu dùng, các công dân, và những người lao động—dựa vào và mở rộng Pasquale (2015), O’Neil (2016), Lanier (2018), Zuboff (2019), và Crawford (2021). Sunstein (2001) cung cấp một phân tích sớm về các tác hại của các echo chamber số; xem cả Cinelli et al. (2021). Ý tưởng rằng kiểu thu thập dữ liệu này làm méo mó cách các nền tảng media xã hội hoạt động cũng được khảo sát tỉ mỉ trong Acemoglu, Ozdaglar, and Siderius (2022) và Acemoglu (sắp xuất bản). Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, sự song song mà chúng tôi rút ra giữa những cách tiếp cận của chính phủ Trung quốc và các công ty công nghệ hàng đầu ở Hoa Kỳ—và cả hai cách tiếp cận này được tiếp nhiên liệu thế nào bởi sự tiếp cận đến dữ liệu dư dả—là mới. Thảo luận của chúng tôi về sự giám sát và sự kiểm duyệt ở Trung Quốc chịu ảnh hưởng của McGregor (2010) cho pha đầu và Dickson (2021) cho giai đoạn gần đây hơn. Chúng tôi đặc biệt được cảm hứng bởi các công trình khác nhau của David Yang và các đồng tác giả, mà chúng tôi trích dưới đây, cũng như những thảo luận sâu rộng với David.

Các Đề từ Mở đầu. Chris Cox từ Frenkel and Kang (2021, 224); Arendt (1978).

Về sự tăng trưởng chi tiêu AI ở Trung Quốc, xem Beraja, Yang, and Yuchtman (2020). Chúng tôi dùng bản dịch từ tài liệu kế hoạch chính thức của Quốc Vụ Viện, “dựa vào các luật, các quy định, các tiêu chuẩn và các điều lệ, nó dựa…” sẵn có ở đây: https://chinacopyrightandmedia.wordpress.com/2014/06/14/planning-outline-for-the-construction-of-a-social-credit-system-2014-2020. Tòa án Nhân dân Tối cao, “Những người không trả được nợ [theo lệnh của tòa án] đã bị cản khỏi…,” là từ https://english.court.gov.cn/2019-07/11/c_766610.htm, một website chính thức của chính phủ Trung quốc qua China Daily. Các cuộc biểu tình xung quanh việc phế truất Tổng thống Joseph Estrada được mô tả trong Shirky (2011). Wael Ghonim, “Thực sự tôi muốn gặp Mark Zuckerberg…,” là từ một phỏng vấn NPR vào ngày 17 tháng Giêng 2012: www.npr.org/2012/01/17/145326759/revolution-2-0-social-medias-role-in-removing-mubarak-from-power. Nhà đồng sáng lập Twitter Biz Stone, “[M]ột số Tweet có thể tạo thuận lợi…,” là trong https://blog.twitter.com/en_us/a/2011/the-tweets-must-flow. Tư tưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Rodham Clinton về internet và quyền tự do là trong Clinton (2010).

Một Hệ thống Kiểm duyệt bị Vũ khí hóa về mặt Chính trị. Về những diễn tiến ở Trung Quốc sau cái chết của Mao, xem MacFarquhar and Schoenhals (2008), và về sự kiểm duyệt trong các năm 2000, xem McGregor (2010). Các chi tiết về vụ thảm sát Thiên An Môn và “bảy yêu sách” có thể thấy trong Zhang, Nathan, Link, and Schell (2002). “Cố gắng nghiên cứu lớn” về sự kiểm duyệt và các quyền tự do hạn chế trong đầu các năm 2010 là trong King, Pan, and Roberts (2013). “Một nhóm các nhà nghiên cứu khác” là trong Qin, Strömberg, and Wu (2017), mà cung cấp bằng chứng về hành động tập thể hạn chế dùng media xã hội. “Kế hoạch Phát triển AI Thế hệ Mới” 2017 có thể thấy tại www.newamerica.org/cybersecurity-initiative/digichina/blog/full-translation-chinas-new-generation-artificial-intelligence-development-plan-2017. Xiao Qiang, “Trung Quốc có một hệ thống…,” là từ Zhong, Mozur, Krolik, and Kao (2020).

Một Thế giới Mới Can đảm Hơn. Về sự kiểm duyệt media, kể cả cho các vụ tham nhũng, xem Xu and Albert (2017). Về các câu chuyện media nước ngoài bị kiểm duyệt, một cách cụ thể liên quan đến các cáo buộc tham nhũng tại văn phòng Namibian của một công ty do con trai của một quan chức cấp cao Trung quốc vận hành, xem McGregor (2010), 148. Vụ này dính líu đến Hồ Hải Phong, con trai của Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc khi đó.

Cải cách chương trình giảng dạy và các hệ lụy của nó được nghiên cứu trong Cantoni, Chen, Yang, Yuchtman, and Zhang (2017). Nghiên cứu thí nghiệm về các hệ lụy của Đại Tường Lửa, và nhiều bối cảnh hơn về các hệ lụy của nó, được trình bày trong Chen and Yang (2019). “Cái Orwell sợ là những người…” là từ Postman (1985, xxi). “[D]ưới một nhà độc tài khoa học…” là từ Huxley (1958, 37).

Từ Prometheus đến Pegasus. Về sự lan truyền và vai trò của VK (VKontakte) trong các cuộc biểu tình, xem Enikolopov, Makarin, and Petrova (2020). Về Tập đoàn NSO, xem Bergman and Mazzetti (2022). Câu chuyện Pegasus được xác nhận trong tường thuật phổ biến của các nguồn media mà gồm cả tờ Washington Post, đài National Public Radio (NPR), tờ New York Times, tờ Guardian, và tờ Foreign Policy: www.washingtonpost.com/investigations/interactive/2021/nso-spyware-pegasus-cellphones; www.washingtonpost.com/world/2021/07/19/india-nso-pegasus; www.npr.org/2021/02/25/971215788/biden-administration-poised-to-release-report-on-killing-of-jamal-khashoggi; www.nytimes.com/2021/07/17/world/middleeast/israel-saudi-khashoggi-hacking-nso.html; www.theguardian.com/world/2021/jul/18/nso-spyware-used-to-target-family-of-jamal-khashoggi-leaked-data-shows-saudis-pegasus; và https://foreignpolicy.com/2021/07/21/india-israel-nso-pegasus-spyware-hack-modi-bjp-democracy-watergate..

Cho các luận điệu Saudi về một “hoạt động lừa đảo,” xem www.reuters.com/article/us-saudi-khashoggi/saudi-arabia-calls-khashoggi-killing-grave-mistake-says-prince-not-aware-idUSKCN1MV0HI.

Phản ứng của Tập đoàn NSO với Forbidden Stories (Những Câu chuyện bị Cấm) xuất hiện ở đây: www.the guardian.com/news/2021/jul/18/response-from-nso-and-governments, bắt đầu với “Tập đoàn NSO kiên quyết phủ nhận các luận điệu sai được đưa ra trong báo cáo của các vị.” Một cách cụ thể NSO bác bỏ bất kể sự dính líu nào đến việc giết Khashoggi: “Như NSO đã tuyên bố trước đây, công nghệ của chúng tôi không liên kết theo bất kỳ cách nào với vụ giết người ghê rợn đối với Jamal Khashoggi.” Nói rộng hơn, NSO tóm tắt chính sách của nó về công nghệ của nó được dùng thế nào, theo cách này: NSO “không vận hành các hệ thống mà nó bán cho các khách hàng chính phủ được xem xét kỹ lưỡng, và không có sự tiếp cận đến dữ liệu về các mục tiêu của các khách hàng của nó [,] tuy nhiên [các khách hàng của nó] có nghĩa vụ cung cấp cho chúng tôi thông tin như vậy dưới các cuộc điều tra. NSO không vận hành công nghệ của nó, không thu thập, cũng chẳng sở hữu, cũng không có bất kể sự tiếp cận nào đến bất kể loại dữ liệu nào của các khách hàng của nó.”

Snowden, “Tôi, ngồi tại bàn của mình…,” là từ Sorkin (2013). CEO của Clearview, “Chúng tôi tin đấy…,” là trong Hill (2020), mà cũng thảo luận Clearview AI rộng hơn.

Sự Giám sát và Hướng của Công nghệ. “Công nghệ thiên vị sự chuyên chế” và “chế độ độc tài số” là từ Harari (2018). Bằng chứng về các công cụ AI được dùng thế nào bởi các chính quyền địa phương ở Trung Quốc và việc chia sẻ dữ liệu khuyến khích việc AI giám sát nhiều hơn ra sao là từ Beraja, Yang, and Yuchtman (2020). Bài báo này cũng cung cấp bằng chứng về tác động của các hoạt động này lên quy mô của lực lượng cảnh sát. Bằng chứng về tính hiệu quả của sự triển khai AI chống lại các cuộc biểu tình là từ Beraja, Kao, Yang, and Yuchtman (2021), mà cũng là nguồn về việc xuất khẩu các công nghệ giám sát cho các chính phủ độc đoán khác. Về vai trò của Huawei trong xuất khẩu các công nghệ giám sát cho các quốc gia độc đoán khác, xem cả Feldstein (2019), mà từ đó chúng tôi cũng lấy ước lượng rằng công ty này đã xuất khẩu các công nghệ này sang hơn 50 nước.

Media xã hội và các Ghim kẹp Giấy. Ngụ ngôn ghim kẹp gấy là từ Bostrom (2017). Thảo luận về sự đến Myanmar và các chính sách của Facebook ở Myanmar dựa vào Frenkel and Kang (2021). Thein Sein về “các tên Khủng bố Rohingya” vượt qua biên giới là từ Human Rights Watch (2013), www.hrw.org/report/2013/04/22/all-you-can-do-pray/crimes-against-humanity-and-ethnic-cleansing-rohingya-muslims. “[T]ôi chấp nhận từ quá khích…” là từ một phỏng vấn của CBS 60 Minutes với Ashin Wirathu; bản gỡ băng sẵn có ở đây: www.cbsnews.com/news/new-burma-aung-san-suu-kyi-60-minutes. Đáp ứng của Facebook với các đòi hỏi của chính phủ trong 2019—bằng việc dán nhãn các tổ chức sắc tộc như “nguy hiểm” và cấm chúng khỏi nền tảng—được thảo luận trong Frenkel and Kang (2021). Việc cấm bốn nhóm được thảo luận trong Jon Russell (2019). “Hãy Suy nghĩ Trước khi Bạn Share” là trong chương 9 của Frenkel and Kang (2021). Điểm chính về các bình luận chống-Muslim lan truyền qua Facebook ở Sri Lanka và “Có những sự kích động…” là từ Taub and Fisher (2018). Các bình luận của T. Raja Singh trên Facebook là từ Purnell and Horwitz (2020).

Máy Thông tin Sai lệch. Các số thống kê về sử dụng media xã hội và các nguồn tin là từ Levy (2021), Allcott, Gentzkow, and Yu (2019), và Allcott and Gentzkow (2017). “[S]ự giả dối lan truyền xa hơn,…” là từ Vosoughi, Roy, and Aral (2018). Xem Guess, Nyhan, and Reifler (2020) về bầu cử 2015‒2016. TED talk 2010 của Pariser ở đây: www.youtube.com/watch?v=B8of WFx525s. Thảo luận về video bị sửa về Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi là từ Frenkel and Kang (2021). Nick Clegg, “Việc làm của chúng tôi…,” là từ Timberg, Romm, and Harwell (2019). Thảo luận về Oath Keepers là từ Frenkel and Kang (2021). Sự cực đoan hóa YouTube và “tôi đã rơi xuống hang thỏ cực hữu” là từ Roose (2019). Tuyên bố của Robert Evans về “15 trong số 75 nhà hoạt động phát xít…” là từ Evans (2018). Minmin Chen, “Chúng ta có thể thật sự dẫn…,” là từ Ditum (2019). Bằng chứng về các post chống-Muslim và bạo lực tiếp sau các tweet của Trump là từ Müller and Schwarz (2021). Nhiều hơn về Twitter, xem Halberstam and Knight (2016). Tài liệu về Reddit dựa vào Marantz (2020).

Sự Mặc cả Quảng cáo. Chất liệu trong tiết đoạn này dựa vào Isaacson (2014) và Markoff (2015). “Trong bài báo này, chúng tôi…” là từ abstract (tóm tắt) trong Brin and Page (1998). Page, “đáng kinh ngạc…” là từ Isaacson (2014, 458).

Web Phá sản về mặt Xã hội. Chất liệu trong tiết đoạn này dựa vào Frenkel and Kang (2021), mà cũng là nguồn cho Sheryl Sandberg, “cái chúng tôi tin chúng tôi đã làm là chúng tôi dùng sức mạnh của…” (2021, 61). Look-alike audiences và “một cách để các quảng cáo của bạn có thể tới những người mới…” là từ the Meta Business Help Center, www.facebook.com/business/help/164749007013531?id=401668390442328. Các tác động sức khỏe tâm thần của sự mở rộng của Facebook là từ Braghieri, Levy, and Makarin (2022) và O’Neil (2022). Về dùng media xã hội và sự xúc phạm, xem Rathje, Van Bavel, and van der Linden (2021) và O’Neil (2022). Về các tác động của các thuật toán lên những phản ứng xúc cảm như vậy, xem Stella, Ferrara, and De Domenico (2018). Xem cả những thảo luận tổng quát trong Brady, Wills, Jost, Tucker, and Van Bavel (2017), Tirole (2021), và Brown, Bisbee, Lai, Bonneau, Nagler, and Tucker (2022). Về “dự án nghiên cứu đầy tham vọng” của Facebook và sự vui sướng và các hệ lụy hoạt động khác của nó, xem Allcott, Gentzkow, and Song (2021) và Allcott, Braghieri, Eichmeyer, and Gentzkow (2020). “Fuck it, ship it (Mẹ nó, cứ ship đi)” là từ Frenkel and Kang (2021). “Đấy là về việc cho mọi người, kể cả một số người đáng khiển trách nhất trên trái đất, nền tảng lớn nhất trong lịch sử để với tới một phần ba hành tinh” là từ Cohen (2019).

Chiều hướng chống-Dân chủ. Về lý thuyết không gian công (cộng) của Habermas, xem Habermas ([1962] 1991). “Hầu hết các nỗi sợ…” và “có lẽ chỉ khi một công nghệ…” là từ Vassallo (2021); tác giả là một hội viên tổng quát tại Foundation Capital. Tuyên bố của Mark Zuckerberg với tạp chí Time, “Mỗi khi bất cứ công nghệ hay sự đổi mới nào đến…,” là trong Grossman (2014). Tuyên bố ban biên tập về nghiên cứu lớn của Facebook trong Proceedings of the National Academy of Sciences là trong Verna (2014). Chiến lược của Google trong việc thiết lập Google Books và Google Maps được thảo luận trong Zuboff (2019). Về ImageNet, xem www.image-net.org. Fei-Fei Li, “Trong thời đại Internet…” là từ Markoff (2012). Về New York Times tường thuật về Clearview AI, xem “The Secretive Company That Might End Privacy as We Know It,” của Kashmir Hill, https://www.nytimes.com/2020/01/18/technology/clearview-privacy-facial-recognition.html, kể cả đánh giá này, “Hệ thống—mà xương sống của nó là một cơ sở dữ liệu gồm hơn ba tỉ hình ảnh mà Clearview cho là đã lấy từ Facebook, YouTube, Venmo và hàng triệu website khác—vượt quá xa bất cứ thứ gì đã từng được chính phủ Hoa Kỳ hay các gã khổng lồ Silicon Valley xây dựng.” Nhiều hơn về suy nghĩ đằng sau Clearview và sự dính líu ban đầu của Peter Thiel, xem Chafkin (2021, 296–297, gữa các thứ khác).

“[C]ác luật phải xác định cái gì là hợp pháp…” là những từ của David Scalzo, một nhà đầu tư trong Clearview AI; xem Hill (2020).

Thời Radio. Lai lịch về Cha Coughlin có thể thấy trong Brinkley (1983). Các tác động của các bài phát biểu radio của Coughlin được khảo sát tỉ mỉ trong Wang (2021). Joseph Goebbels đã nói, “con đường nắm quyền của chúng ta…” trong tháng Tám 1933; xem Tworek (2019). Các tác động của sự tuyên truyền radio lên sự ủng hộ bọn Nazi được chứng minh bằng tư liệu trong Adena, Enikolopov, Petrova, Santarosa, and Zhuravskaya (2015), và xem cả Satyanath, Voigtländer, and Voth (2017). Về hiến pháp Đức, quyền tự do ngôn luận, và Volksverhetzung, xem www.gesetze-im-internet.de/englisch_gg/englisch_gg.html.

Các sự Lựa chọn Số. Những sự cải thiện hạn chế trong Reddit và YouTube chống lại phát ngôn thù hận được thảo luận trong www.nytimes.com/2019/06/05/busi ness/youtube-remove-extremist-videos.html và https://variety.com/2020/digital/news/reddit-bans-hate-speech-groups-removes-2000-subreddits-donald-trump-1234692898, nhưng xem cả https://time.com/6121915/reddit-international-hate-speech. Các thủ tục trọng tài và cấu trúc quan liêu của Wikipedia được mô tả trong https://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Administration. Về Facebook tạo thuận lợi cho xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ, xem Fergusson and Molina (sắp xuất bản).

Nền Dân chủ bị Xói mòn Khi Chúng ta Cần Nó Nhất. “Vì, rốt cuộc, làm sao chúng ta biết…” là từ Orwell (1949, 92).

Chương 11: Đổi hướng Công nghệ

Tầm quan trọng của việc đổi hướng công nghệ và một số sơ đồ trợ cấp-thuế mà có thể giúp đỡ trong cố gắng này được thảo luận trong Acemoglu (2021). Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, sự nhấn mạnh rằng bất kể sự đổi hướng công nghệ nào cần dựa vào một sự thay đổi về chuyện kể—về chúng ta nên dùng công nghệ như thế nào và ai nên kiểm soát nó—và các sức mạnh đối trọng mới, là mới.

Các Đề từ Mở đầu. Công ty Máy tính của Nhân dân là từ www.digibarn.com/collections/newsletters/peoples-computer/peoples-1972-oct/index.html; Brandeis là từ Baron (1996), mà cho nguồn gốc là “Arbitration Proceedings, N.Y., Cloak Industry, October 13, 1913.”

Một thảo luận trước đó về phong trào tiến bộ là trong Acemoglu and Johnson (2017). Cho hậu trường của phong trào tiến bộ, xem McGerr (2003). “Có hai thứ quan trọng trong chính trị…” được quy rộng rãi cho Mark Hanna—ví dụ, bởi Safire (2008, 237). Về Ida Tarbell, xem Tarbell (1904). Về “Mother” Jones và cuộc diễu hành của của những đứa trẻ làm việc trong các mỏ và các xưởng, xem McFarland (1971). Về công việc của Ủy ban Pujo, sự chia nhỏ Standard Oil, và suy nghĩ chống-trust ban đầu, xem Johnson and Kwak (2010).

Đổi hướng sự Thay đổi Công nghệ. Vai trò của chính sách đối với đổi hướng các sự lựa chọn công nghệ trong khu vực năng lượng được thảo luận trong Acemoglu (2021). Dữ liệu về các patent xanh hay tái tạo ngang các nước được báo cáo trong Acemoglu, Aghion, Barrage, and Hemous (sắp xuất bản). Dữ liệu về các chi phí năng lượng tái tạo và sự diễn tiến theo thời gian là từ www.irena.org/publications/2021/Jun/Renewable-Power-Costs-in-2020, đánh giá “chi phí được làm ngang bằng của điện” được phát từ các nguồn khác nhau. “Trong 50 năm, không ai…” là từ McKibben (2013).

Làm lại các Sức mạnh Đối trọng. Về các hệ lụy kinh tế và rộng hơn của sự tập trung gia tăng của quyền lực trong tay của các công ty Big Tech, xem Foer (2017). Về các công nhân sản xuất cổ-xanh như một phần của lực lượng lao động Hoa Kỳ, xem https://bluecollarjobs.us/2017/04/10/highest-to-lowest-share-of-blue-collar-jobs-by-state. Nghiệp đoàn hóa Starbucks được thảo luận trong Eavis (2022). Về các cuộc biểu tình Hong Kong, xem Cantoni, Yang, Yuchtman, and Zhang (2019). Về đình công ngồi GM, xem Fine (1969). Về các hội đồng bộ lạc (kgotla) của Botswana, xem Acemoglu, Johnson, and Robinson (2003). Về New_Public và về Ursula Le Guin, “những gì chúng ta có thể học để làm,” xem Chan (2021). Thành ngữ, “những gì chúng ta có thể học để làm,” là từ Le Guin (2004); một tuyên bố đầy đủ hơn là “Đó là thứ rõ ràng về các công nghệ. Chúng là những gì chúng ta có thể học để làm.” Về những nỗ lực của Audrey Tang và hackathon tổng thống, xem Tang (2019). Về phản ứng COVID của Đài Loan gồm xã hội dân sự và các công ty tư nhân, xem Lanier and Weyl (2020). “Với sự đến của Internet…” là từ Thẩm phán Anthony Kennedy, viết trong tháng Giêng 2010 cho đa số của Tòa án Tối cao trong phán quyết 5-trên-4 của nó về vụ kiện Citizens United, mà cho phép các khoản đóng góp công ty không hạn chế cho các cuộc vận động chính trị. Xem vụ kiện Citizens United v. Federal Election Commission, 558 U.S. 310 (2010), https://www.supremecourt.gov/opinions/boundvolumes/558bv.pdf, bắt đầu trên p. 310.

Các Chính sách cho Đổi hướng Công nghệ. Về cải cách thuế, xem Acemoglu, Manera, and Restrepo (2020). Về huấn luyện, xem Becker (1993) và Acemoglu and Pischke (1999). Về sự phát triển của các thuốc kháng sinh và sự dùng chúng trong Chiến tranh Thế giới II, xem Gruber and Johnson (2019). Về các tác động tiêu cực của quy định GDPR lên các hãng nhỏ, xem Prasad (2020). Về các vấn đề của các thị trường dữ liệu khi các cá nhân tiết lộ thông tin trên các mạng xã hội của họ, xem Acemoglu, Makhdoumi, Malekian, and Ozdaglar, sắp xuất bản. Về quyền sở hữu dữ liệu, xem Lanier (2018, 2019) và Posner and Weyl (2019). Zuckerberg, “Tôi tin mạnh mẽ rằng Facebook không nên là…,” được tường thuật trong McCarthy (2020). Về việc loại bỏ các bất đối xứng của sự đánh thuế giữa vốn và lao động và các hệ lụy cho tự động hóa, xem Acemoglu, Manera, and Restrepo (2020). Thuế quảng cáo số được Romer (2021) đề xuất. Về Đoạn 230, xem Waldman (2021). Các chính sách công nghiệp của Hàn Quốc và Phần Lan được thảo luận, một cách tương ứng, trong Lane (2022) và Mitrunen (2019).

Các Chính sách Hữu ích Khác. Về các thuế của cải (wealth tax), xem Boston Review (2020). Về tính di động xã hội ngang các nước, xem Corak (2013) và Chetty, Hendren, Kline, and Saez (2014). Các ước lượng về các chênh lệch thu nhập giữa các gia đình được loại bỏ bên trong một thế hệ tại Đan Mạch và ở Hoa Kỳ dựa vào Hình 1 trong Corak (2013). Về các lương tối thiểu hiện hành của liên bang và của các bang Mỹ, xem www.dol.gov/agencies/whd/minimum-wage/state. Về các tác động của lương tối thiểu, xem Card and Krueger (2015). Về các lương tối thiểu cao hơn cổ vũ các khoản đầu tư thân thiện hơn với người lao động, xem Acemoglu and Pischke (1999). Về tác động tiềm năng của đại dịch lên tự động hóa, xem Chernoff and Warman (2021).

Con Đường Tương lai của Công nghệ Vẫn Phải được Viết. Thảo luận về chủ nghĩa hoạt động HIV và các phản ứng dựa vào Shilts (2007) và Specter (2021).