Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Tố Như là ai?

 Nguyễn Hữu Việt Hưng

 

Thứ Ba 16/4/2024 tôi dạy Đại số tuyến tính ở lớp K68 Khoa Toán, hệ chính quy. Chủ đề của tiết học là biểu thức toạ độ của một dạng toàn phương. Câu hỏi tự nhiên là khi thay đổi cơ sở (và do đó thay đổi toạ độ) thì biểu thức ấy thay đổi thế nào?

Để chuẩn bị cho câu trả lời, tôi kiểm tra kiến thức của sinh viên. Tôi hỏi: Hãy nêu định nghĩa Ma trận chuyển từ một cơ sở tới một cơ sở khác? Và tôi mời một nữ sinh viên (xinh đẹp) trả lời câu hỏi này. Cô sinh viên không biết. Điều này không có gì bất ngờ đối với tôi.

Sinh viên K68 đang học năm thứ nhất. Tôi hỏi tiếp: Hồi phổ thông em học trường nào? (Tôi muốn kiểm tra sinh viên có học phổ thông ở một nơi hẻo lánh không.) Cô sinh viên trả lời: Em học cấp 3 ở trường Nguyễn Du, thành phố Bắc Ninh.

Buồn quá, tôi buột miệng: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Đọc xong, tôi giật mình, biết là mình có thể sai ở chỗ này rồi. Tôi hỏi cô sinh viên từng học trường Nguyễn Du: “Em có biết Tố Như là ai không?”. Trả lời: “Em không biết”. Trời ơi! Tôi đoán ngay mà. Tôi hỏi cả lớp: “Tôi không trù úm gì các em cả. Hãy thành thực cho tôi biết những sinh viên nào không biết Tố Như là ai?”. Chừng một nửa lớp giơ tay.

*

* *

Thứ Sáu 19/4/2024 (tức là ba ngày sau), tôi dạy cũng chủ đề trên ở lớp Cử nhân khoa học tài năng K68, tức là K27 Hệ Cử nhân khoa học tài năng. Lớp này thường ít sinh viên, phần lớn là các Huy chương IMO (Toán) quốc tế, và các giải thưởng Toán Quốc gia.

Tôi kể lại câu chuyện trên và nhắc lại câu hỏi: “Em có biết Tố Như là ai không?”. Lần này, lớp ít sinh viên, tôi dễ dàng thống kê kết quả: Lớp Cử nhân khoa học tài năng Toán K27 có 11 sinh viên, trong đó có 7 người không biết Tố Như là ai.

*

* *

Trời ơi! Người ta học đại học, thậm chí Cử nhân khoa học tài năng làm gì nhỉ?

Xưa Nguyễn Du viết:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Dịch nghĩa:

Không biết hơn ba trăm năm nữa,

Thiên hạ ai còn khóc Tố Như.)

Ông không hài hước mà nghĩ rằng, hơn 300 năm nữa vẫn có người khóc Nguyễn Du, nhưng số người khóc Tố Như chỉ còn bằng nửa số người khóc Nguyễn Du.