Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Điều gì đây?*

Trần Ngọc Hiếu

Định viết một cái status đầy cay đắng về buổi dạy ngày hôm nay, một ngày mà mình thấy tủi thân khi lên giảng đường dạy sinh viên bây giờ, khi mà mình vẫn còn mệt đến nỗi từ lâu đã tránh uống các loại kháng sinh vì ngại phản ứng phụ, mình đã phải uống để còn đủ sức dạy trong 4 tiết liền. Nhưng có lẽ để gần đến 20-11, mình sẽ viết để lý giải vì sao mình rất ghét những hoạt động tri ân bề nổi của sinh viên bây giờ, vì sao mình chỉ mong các bạn đừng giả dối nữa. Khi sự giả dối lên ngôi thế này, không hy vọng gì ngành sư phạm này làm được điều gì tử tế cả.

*

Trưa nay, khi phải bắt bebike đi làm vì quá mệt để chạy ra bến xe bus thì đến Ngã tư Dịch vọng, một sự cố giao thông nhỏ khiến xe cộ phải dừng lại cỡ 5 phút. Bạn bebike chở mình nhìn sang bên cạnh - một bạn bebike khác đang chạy không và hình như cũng chưa có điểm đón khách nào thông báo. Hai bạn có lẽ hoàn toàn không biết nhau ngoài đời, thứ nối kết họ chỉ là cùng mặc trang phụ cũng hãng xe công nghệ. Bạn chở mình rất tự nhiên hỏi bạn bên cạnh: Từ sáng giờ làm ăn thế nào? Bạn bên cạnh cũng không ngại ngần: 500K anh ơi. Mà từ lúc 11h không hiểu sao ứng dụng nổ địa chỉ rất thưa thớt. Bạn chở mình cũng nói: Ừ, tôi phải đợi gần 20 phút mới thấy có người đặt xe (chắc là mình). Rồi khi cảnh sát giao thông thông báo xe có thể lưu thông được, hai người chạy xe chào nhau: May mắn nhé!

Mình ngồi sau xúc động thật sự. Cách đây không lâu, mình có đọc một nghiên cứu bằng tiếng Anh về tình ái hữu giai cấp trong xã hội Việt Nam đương đại. Có lẽ đây là một biểu hiện, một thứ vi chính trị trong đời sống thường nhật được thể hiện ra một cách hồn hậu. Giai cấp lao động trong thời đại số hóa này vẫn cứ bị đặt vào những tình thế bấp bênh, những nỗi mệt mỏi không dễ được cảm thông và cũng chẳng biết kêu ai. Thứ có thể dành cho nhau có chăng chỉ là lời chúc: "May mắn nhé!)

Thứ tình người ấy dễ làm ta xúc động nhưng có lẽ nghiên cứu nhân văn bây giờ không phải chỉ để ta thấy mủi lòng, dù điều này cũng cần thiết. Nó buộc người ta phải ưu tư hơn nữa về những bất công của xã hội được khỏa lấp đi để rồi mọi người tự nghiệm ra: đấy là vấn đề cá nhân mình, mình phải tự tranh đấu. Sự cô độc ấy cần được thông cảm đã đành nhưng cũng cần phải biết phê phán điều gì đã làm cho tình trạng cô độc ấy không được xem như một vấn đề xã hội? Điều gì đây?

Mình thích đọc lý thuyết đương đại (dù đọc sâu thì không dám nhận) chính là vì nó làm mình khó nghĩ, khó sống... và đó là thứ duy nhất khiến mình còn kháng cự lại được xã hội này mà ngay cả cái môi trường dạy người ta biết nghĩ, biết sống như một khoa văn của trường sư phạm cuối cùng chỉ cho ra một lứa sinh viên vô cảm, hời hợt, ngạo mạn.

Nguồn: FB Trần Ngọc Hiếu

*Tiêu đề do Văn Việt tạm đặt