Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng ra mắt tuyển tập trường ca “Bầy chim di trú”

Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng vừa thông tin:

Tuyển tập trường ca “Bầy chim di trú” sẽ ra mắt tại

3612 Pirate Cir

Huntington Beach, CA 92649

Thời gian: 17g Thứ Sáu, ngày 30 tháng 6 năm 2023

Xin chúc mừng nhà thơ Nguyễn Đức Tùng.

image

BẦY CHIM DI TRÚ

tuyển tập trường ca

Nguyễn Đức Tùng

LỜI THƯA CỦA TÁC GIẢ

Được em tặng một giải thắt lưng vàng

Buộc đời mình vào trăng sáng

Buộc anh vào cái chết

Vào sự sống

Chúng ta bỏ lại một dòng sông

Bỏ lại cánh đồng Sênh

Bỏ lại một người già đã chết

Tim đập liên hồi như trống trận

Không nhìn thấy gì

Không nghe thấy gì

Mùa xuân im phắc

Chúng ta ra đi

Mang theo nỗi buồn hôm nay

Mang theo đàn trẻ thơ hôm nay

Mang theo tình yêu hôm nay

Rồi sẽ có một ngày chúng ta trở lại

Em yêu, em đừng sợ hãi

Thuốc độc đã rưới vào gốc cây

Hãy để mưa làm sạch lại

Mưa cần có thời gian

Như người đàn bà cần có thời gian để xinh đẹp

Ngọn lửa cần thời gian để dập tắt

Trái tim cần thời gian tập hợp

Em đi cùng anh, kết cỏ ngậm vành

Hát bài ca tình yêu đất nước

Tập ăn cơm trưa ngoài đồng như người cày cuốc

Tập khóc như trăng

Tập đứng trên một chân

Nhớ thương người anh đã khuất

Ngày mai cơn gió lành sẽ về thổi mát ngày giỗ chạp

Tập thơ này tập hợp những bài thơ dài, có thể gọi là trường ca, có liên quan phần nào đến những sự kiện lịch sử như ngày 30 tháng Tư, sự kiện Đồng Tâm, đại dịch Vũ Hán Covid-19, cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, Phạm Đoan Trang, và nhiều sự kiện khác. Chúng được viết trong khoảng thời gian ba năm, từ 2020 đến 2023. Tuy vậy các bài thơ này không phải là những bản tường trình báo chí, chúng là những bài thơ trữ tình dài, được viết ở thể tự do.

Tôi hy vọng rằng bạn tìm thấy ở đó tiếng nói của chính mình và của những người khác, trong một thời kỳ hoang mang, bão táp. Thơ đương đại tìm kiếm những con đường biểu hiện khác với tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, phóng sự, tiểu luận, và khác với thơ cổ điển. Trường ca sử dụng nhiều giọng nói, tìm cách vượt qua các giới hạn của ngữ pháp thông thường. Người viết hy vọng người đọc lắng nghe một thứ ngôn ngữ gần chạm tới các giới hạn cuối cùng của nó, có tính thân mật, có tính tranh luận, có tính thách thức, đôi khi hoang dại. Các quy luật vần điệu, những quy ước thường gặp trong thơ có thể bị phá vỡ, trong một cố gắng làm mới ngôn ngữ để chúng chuyển đi được nhiều nhất các ý tưởng và xúc động của người viết. Thơ hôm nay là một hình thức của các câu chuyện kể, của các lời đối thoại và của những ca khúc.

Thơ hôm nay là tình yêu đối với con người, là sử thi về tội ác, là tình yêu quê hương mà chúng ta mang theo trên mỗi dặm đường di trú.

Trên đây là những suy nghĩ và hy vọng của tác giả, nhưng đáp ứng cuối cùng đối với thơ ca là thuộc về các bạn, người đọc của thơ hôm nay, mà những bài thơ trong tuyển tập này đang hướng tới.

Trân trọng,

Nguyễn Đức Tùng