Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

2000 thuật ngữ Tâm lý học (kỳ 29)

Hoàng Hưng

291. Consulting psychology: Tâm lý học tư vấn

Ngành Tâm lý học cung cấp sự hướng dẫn của chuyên gia Tâm lý học cho các hoạt động công thương nghiệp, cơ quan nhà nước, quân lực, nhóm giáo dục và khoa học, tôn giáo và các tổ chức phục vụ tình nguyện, xã hội. Các nhà Tâm lý học tư vấn chuyên môn hoá về nhiều lĩnh vực – lâm sàng, cộng đồng, trường học, kĩ nghệ… – và cung cấp những dịch vụ rất đa dạng, phổ biến nhất là đánh giá cá nhân, tư vấn xử lí cá nhân và nhóm, phát triển tổ chức, giáo dục đào tạo, chọn lựa và đánh giá nhân viên, nghiên cứu và đánh giá việc xây dựng bản đo nghiệm, huấn luyện quản trị, và quản trị sự thay đổi.

292. Consumer psychology: Tâm lý học người tiêu dùng

Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc giao hàng hoá, dịch vụ và các hiệu quả của quảng cáo, tiếp thị, đóng gói và bày hàng dựa trên ứng xử của người mua hàng.

293. Consumate love: Tình yêu tối hảo

Một kiểu tình yêu có đặc trưng là đam mê nhục dục, cam kết và mật thiết.

294. Content: Nội dung tâm lí

[trong Tâm lý học]: Những ý nghĩ, hình ảnh và cảm giác diễn ra trong trải nghiệm có ý thức: những đối tượng nội quán của Wilhelm Wundt và chủ đề của cơ cấu Tâm lý học của ông. Tương phản với các tiền trình tâm trí hay cấu trúc thần kinh nằm bên dưới chúng.

295. Content psychology: Tâm lý học nội dung

Nghiên cứu Tâm lý học về các thành tố của ý thức như được thực hành trong thuyết cấu trúc (structuralism) hơn là về các hành động cá nhân (so với ACT PSYCHOLOGY).

296. Context effect: Hiệu quả của hoàn cảnh

Ảnh hưởng của các vật thể, sự kiện hay thông tin xung quanh đối với đáp ứng của một cơ quan trước những kích thích, đặc biệt là về tri giác và nhận thức.

297. Context reinstallation: (sự) Tái lập hoàn cảnh

Một phương pháp dùng để trợ giúp khơi lại kí ức. Trong trường hợp cần nhớ lại điều mắt thấy, người ta được yêu cầu tái lập sự kiện để nhớ lại nó trong hoàn cảnh nguyên gốc, và được khuyến khích nghĩ về những kích thích khác nhau xung quanh sự kiện (như các mùi vị, âm thanh) với hi vọng có thêm manh mối nhớ lại.

298. Contextualism: Thuyết duy hoàn cảnh

- thuyết cho rằng việc ghi nhớ các trải nghiệm không chỉ là kết quả của những sự liên kết các sự kiện như thuyết liên kết (associationism) chủ trương, mà là do nghĩa của sự kiện được môi trường của các trải nghiệm gán cho nó [sự kiện].

- một cái nhìn phổ biến cho rằng môi trường xảy ra sự kiện tự nó quy định thông tin về sự kiện và cách diễn giải sự kiện.

299. Contiguity law: Luật kề cận

[trong học thuyết liên kết (associationism)]: Luật căn bản nhất, được triết gia người Scotland James Mill (1773-1836) đưa ra, cho rằng các yếu tố hay ý tưởng tâm trí trở nên liên kết nhau khi chúng ở gần nhau về thời gian hay không gian. Màu đỏ được liên kết với hơi ấm vì hai cái thường gần nhau trong trải nghiệm hằng ngày như khi thấy lò sưởi đầy than hồng.

300. Contiguity theory: Lí thuyết kề cận

Lí thuyết học của nhà Tâm lý học người Mĩ Edwin R. Guthrie(1886-1959), cho rằng một cơ thể bao giờ cũng đáp ứng giống nhau đối với một mẫu kích thích, đó là đáp ứng gần nhất của nó với mẫu ấy (bao gồm kích thích nội tại), chức năng tăng cường là tạo ra một mẫu kích thích mới mà cơ thể sẽ đáp ứng tương tự trong tương lai.