Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Thuật ngữ chính trị (45)

Phạm Nguyên Trường

Political Dictionary – The Bridge

134. Dominant party – Đảng giữ thế thượng phong. Đảng giữ thế thượng phong là thuật ngữ để nói về đảng chính trị giữ thế thượng phong trong chính phủ của một nước trong nhiều thập kỷ, tự mình điều hành hoặc là đối tác hàng đầu trong các chính phủ liên minh. Ví dụ, Đảng Dân chủ Kitô giáo ở Italy, Đảng Dân chủ Tự do ở Nhật Bản và Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ. Một trong những đặc điểm của đảng giữ thế thượng phong là trong đảng này thường có đường lối chính trị đối lập với lãnh đạo đương quyền, chứ không phải thông qua phe đối lập chính thức. Các đảng giữ thế thượng phong có xu hướng rất dễ chia thành các phe phái, việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đảng trở thành cuộc cạnh tranh giữa các phe phái mạnh nhất.

135. Domino theory – Học thuyết Domino. Học thuyết này được tổng thống Mĩ, Dwight D. Eisenhower, trình bày ngày 7 tháng 4 năm 1954, nói rằng những sự kiện diễn ra trong một nước có thể kích hoạt những sự kiện tương tự như thế trong những nước láng giềng. Ông nói: “Bạn có một dãy quân bài domino dựng đứng, bạn xô đổ quân bài đầu tiên, và chắc chắn là chuyện xảy ra với quân cuối cùng sẽ diễn ra rất nhanh. Vì vậy, sự tan rã ban đầu sẽ tạo ra ảnh hưởng sâu sắc nhất”. Thuyết này được sử dụng nhằm biện minh cho cuộc can thiệp quân sự vào Việt Nam, với tuyên bố nói rằng nếu cho phép thành lập chính phủ cộng sản ở Việt Nam thì nhiều nước sẽ đi theo. Học thuyết này thổi phồng ảnh hưởng của cộng sản, bỏ qua những tác nhân riêng biệt của từng nước và được sử dụng nhằm sự cản trợ phát triển của các chính phủ dân chủ xã hội. Mặc dù đã thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trong những năm 1980, học thuyết Domino lại được tổng thống Ronald Reagan tái sử dụng nhằm biện hộ cho vụ can thiệp quân sự vào Nicaragua.