Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 114): Nguyễn Văn Đông: Mấy Dặm Sơn Khê

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

 

Mấy Dặm Sơn Khê – Sáng tác: Nguyễn Văn Đông

Trình bày: Thái Thanh (Pre 75)

Nghe thêm:

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (29) – Nguyễn Văn Đông

Đọc thêm:

Tâm tình cuối năm của tác giả ca khúc nổi tiếng trong Mùa Xuân:

“Mấy Dặm Sơn Khê” – nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

LTS: Nhân cuộc trò chuyện để có tài liệu cho một ca khúc giới thiệu trên trang báo NVTB, bằng email nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng là người bạn của các anh em chiến hữu có thời cùng sống trong trại Suối Máu qua những tâm tình được trích đăng, để được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trả lời một số câu hỏi như:

1) Trong trường hợp nào nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã làm bài hát này?

2) Cảm hứng riêng của tác giả khi sáng tác ca khúc có nhắc tới mùa Xuân thời 1957: “Mấy Dặm Sơn Khê”… ở một vùng núi rừng Miền tiền tuyến nào tại Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

3) Tại sao nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông viết “tang trắng” hay là “giữa vùng-sương trắng” (miền sơn khê), hay là “vòng hoa chiến thắng”?

MẤY_DẶM_SƠN_KHÊ_ - Copy

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm tình lúc tân niên:

Cám ơn quý anh quan tâm bản Mấy Dặm Sơn Khê. Theo yêu cầu của anh cho bài viết, tôi (nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông) ghi lại một số tài liệu sau đây:

Trước hết: Trần Văn Trạch và Lệ Thanh là hai nghệ sĩ đầu tiên thâu thanh ra đĩa 45 tours của hãng Tân Thanh vào năm 1960. Trần văn Trạch sử dụng chất giọng đặc Nam Bộ, pha luyến láy làn điệu “Bình Bán” cổ phương Nam, nghe rất duyên dáng (tìm nghe: Trần Văn Trạch và Lệ Thanh qua youtube hoặc Google Search). Năm 1961, tác giả và ca sĩ Thái Thanh cùng Nghiêm Phú Phi, trình bày lần đầu tiên trong Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam, một tổ chức văn nghệ quy mô vào thời đó do bà cố vấn Ngô Đình Nhu chủ toạ, diễn ra suốt 10 đêm tại rạp hát Hưng Đạo, Thủ đô Sài Gòn. Tôi nhớ khi ấy tác giả cùng Thái Thanh song ca thì nhạc sĩ Lê Thương đánh nhịp Ban nhạc Đại hoà tấu, còn nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi ngồi đàn dương cầm dạo Prélude (tìm nghe: Thái Thanh qua youtube hoặc Google Search). Sau đó một số nghệ sĩ như Hà Thanh, Hùng Cường, Tuyết Mai trình bày Mấy Dặm Sơn Khê cũng rất thành công. Thời gian sau, vào tháng 11/1961, Bộ Thông Tin ra thông báo cấm lưu hành và trình diễn hai bài Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê trên toàn quốc.

Thứ đến: Lý do lệnh cấm Mấy Dặm Sơn Khê vì ấn phẩm đầu tiên có lời ca mà Bộ cho là không thuận lợi cho cuộc chiến. Đó là những phân câu sau đây:

a) Non nước ơi! Bèo trôi theo sóng đưa, hiến thân đời gió bụi

b) Chờ mùa xuân tươi sang nhưng mùa thắm không sang

c) Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên?

d) Chít lên vành tang trắng. Cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh. (Đính kèm Bản lời ca 1, ấn phẩm đầu tiên bị cấm).

Xin giải thích dụng ý câu “Chít lên vành tang trắng” là chít lên vành khăn tang trắng lên người goá phụ có chồng là tử sĩ, không nhằm gợi ý trừu tượng hay ẩn dụ về “Sương trắng phủ ngang mấy dặm sơn khê” như anh đặt câu hỏi.

Thời gian sau, tôi có chỉnh sửa, đặt lại lời 2 theo yêu cầu của Nhà Xuất Bản như sau:

a) Non nước ơi! Hồn thiêng của núi sông kết trong lòng thế hệ

b) Chờ mùa xuân tươi sang nhưng mùa thắm chưa sang

c) Nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên

d) Khoác lên vòng hoa trắng. (Ý nói đoàn binh khoác vòng hoa chiến thắng thay vì chít khăn tang trắng lên người goá phụ tử sĩ).

(Tìm nghe: lời ca 2 được phép phổ biến qua youtube hoặc Google Search).

Và qua Bản Music sheet Mấy Dặm Sơn Khê lần này được chụp hình lại và Scan bằng máy thật tốt nên có chất lượng trội hơn bản trước đã gởi anh.

Câu trả lời chót là: Trong binh nghiệp, tác giả Mấy Dặm Sơn Khê phần lớn thời gian phục vụ ở các đơn vị tác chiến, xuyên dọc qua các vùng chiến thuật, có cả vùng thượng du rừng núi Bắc Việt năm 1954, đi gần hết chiều dài cuộc chiến. Vì vậy, Mấy Dặm Sơn Khê có thể là phản ánh vùng núi rừng cao nguyên miền Trung hay Thất Sơn miền Tây Nam Bộ mà tác giả đã từng sống và chiến đấu ở các nơi đó. Mong anh hài lòng với giải đáp này. Đính kèm theo 6 files.

Sau hết, quý anh là chiến hữu cùng trải qua nghiệt ngã ở trại Suối Máu, tôi rất mừng được gặp lại anh qua mail. Trước thềm xuân mới Giáp Ngọ, chúc anh vui khoẻ, bút lực sung mãn, gia đình hạnh phúc, an khang, thịnh vượng. Đặc biệt trang NGƯỜI VIỆT TÂY BẮC do anh chủ trương thành công nối tiếp thành công hơn nữa trong năm mới.

NGUYỄN VĂN ĐÔNG - Sài Gòn

Tái Bút: Tôi có gởi đến anh (phần cuối bài) “Chuyện Văn Nghệ Tất Niên”.

Lời ca khúc : MẤY DẶM SƠN KHÊ (trước 1961)

Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng

ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê

non nước ơi, bèo trôi theo xóm đưa

Hiến thân đời gió bụi, nghìn sau nối nghìn xưa

Như giấc mơ giữa khung trời phiêu lãng,

Chờ mùa Xuân tươi sang, nhưng mùa thắm không sang

Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,

Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh

Anh như ngàn gió, thăm ngược xuôi, theo đường mây,

Tóc tơi bời lộng gió bốn phương,

Nước non còn đó một tấc lòng,

không mờ xóa cùng năm tháng,

mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên,

Chít lên vầng tang trắng, cầm tay nhau đi anh

Tơ trời quá mong manh

Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,

giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa

Tái bút về câu chuyện cho bài viết Tân Niên của Nguyễn Văn Đông

Chào quý anh…

Sau khi gởi cho toà soạn các tài liệu về bản Mấy Dặm Sơn Khê, tôi có vào xem trang Người Việt Tây Bắc (qua online và Google), Tôi đặc biệt thích thú các bài vở đặc sắc viết về nghệ sĩ ở trang “Văn học Nghệ Thuật.” Bài của tác giả Phạm Kim viết về nhạc sĩ Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng hấp dẫn tôi từ đầu đến cuối. Tôi cho đây là bài viết hay nhất về cuộc đời sự nghiệp văn nghệ của nhạc sĩ Anh Bằng qua ngòi bút tinh tế tài hoa của tác giả. Là nhạc sĩ, tôi cũng có ước mơ ngày nào đó, anh có hứng chấp bút viết một bài về tôi, về Mấy Dặm Sơn Khê chẳng hạn. Đọc bài về Anh Bằng, tôi quan tâm đoạn tác giả tả về đời sống phong lưu của NS Anh Bằng, giàu có bằng tài năng và chuyên cần do tự mình tạo ra. Tôi cho rằng bài viết rất chính xác. Trích đoạn anh Phạm Kim viết:

“Từ thập niên 1965-1975, với những ca khúc top hit như: Nếu Vắng Anh, Giấc Ngủ Cô Đơn, và khi sang đến hàng loạt sáng tác như Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3… ra đời cùng với các nhạc phẩm khác của Sóng Nhạc, lúc ấy NS Anh Bằng đã là người nhạc sĩ sống rất phong lưu, bằng tài và chuyên cần, tự mình tạo ra; đi lại bằng xe Toyota tư nhân mới, tiền bạc vô nhiều không kể, không nhạc sĩ sáng tác hoặc nhà văn có tác phẩm nào có thể giầu bằng”. (Hết trích) Bài viết Phạm Kim: Nhạc Sĩ Anh Bằng – Đời Cho Âm Nhạc, Nhìn lại sau hơn 50 năm sáng tác. Wednesday, April 3rd, 2013. http://www.nvnorthwest.com/category/arts/

Tôi là người trong cuộc, sống cùng thời, xác nhận thực tế đúng trăm phần trăm. Đó cũng là điển hình chung về đời sống vô cùng phong phú của lớp nghệ sĩ tài ba ở Miền Nam dưới chế độ Cộng Hoà. Thời gian này, Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng có hợp tác với hãng đĩa Continental và Sơn Ca của tôi. Những hợp đồng của nhóm Lê Minh Bằng ký với hãng đĩa của tôi có giá trị hằng mấy trăm lượng vàng và nhiều hợp đồng như vậy trong suốt thời gian dài ở thập niên 1965-1975 như tác giả Phạm Kim có nêu ra ở trích đoạn trên. Qua những biến thiên, vật đổi sao dời, tôi vẫn còn giữ được vài hợp đồng kỷ niệm về nhóm Lê Minh Bằng và những nhạc phẩm của nhóm trên list nhạc của hãng đĩa tôi. Bằng tài năng và công sức đóng góp, Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng được hãng đĩa đền công tương xứng và có cuộc sống sung túc giàu sang là điều dễ hiểu. Tôi hãnh diện có thời gian sát cánh cùng với các bạn này và làm nên điều kỳ diệu mang lại đời sống vật chất sung túc. Tôi chỉ tiếc, đúng ra là tủi thân, vì trong suốt bài viết về cuộc đời sự nghiệp Anh Bằng cùng nhóm Lê Minh Bằng, không có chút kỷ niệm nào dành cho thời gian cộng tác với hãng Continental và Sơn Ca của tôi, trong khi đồng nghiệp Sóng Nhạc thì lại được nhắc nhở trân trọng bằng những lời có cánh. Tác giả Phạm Kim có thấy tôi đòi hỏi quá đáng không, để sau này tác giả cũng viết “bù lỗ” cho hãng đĩa tôi thôi. Tôi vừa kể chuyện văn nghệ tất niên cho quý anh vui. Tôi cũng đã cung cấp tài liệu “Mấy Dặm Sơn Khê” cho anh rồi. Tôi yên tâm ăn tết.

Bạn Tù “cải tạo” Suối Máu của quý anh.

NGUYỄN VĂN ĐÔNG – Sài Gòn

(Nguồn: Người Việt Tây Bắc)