Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Hãy ngồi xuống đây! (kỳ 32)

NGÀY 26-5-2014

Ông Lê Trương Hải Hiếu hãy giải thích cho nhân dân thành phố rõ: Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu do “bế tắc về cuộc sống”?

Hạ Đình Nguyên


Sáng ngày 23-5-2014, lúc 6 giờ, một ngọn lửa bùng cháy trước cửa Dinh Thống Nhất, đến 8 giờ tôi đã xem clip trên mạng facebook quay cảnh lửa cháy từ một người tự thiêu. Hết sức bàng hoàng và không rõ lý do.

Sau đó, tại trụ sở UB P. Bến Thành, ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó Chủ tịch Quận 1 – con trai của ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy – đã có ngay một cuộc họp báo.


Ông Hải Hiếu đã tuyên bố: “Nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do “bế tắc về cuộc sống” và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam” (báo Thanh Niên trích lời phát biểu trong cuộc họp báo).

Người nghe lời khẳng định trên của ông Hiếu, về nguyên nhân dẫn đến tự thiêu đã có ngay một sự hoài nghi: Không thể có hai nguyên nhân không ăn nhập gì nhau để đưa đến hành động tự thiêu nói trên: một sự xuyên tạc, hay là nhầm lẫn?

Hẳn nhiên, ông Hải Hiếu đã có trong tay những di ngôn của người tự thiêu, như sau nầy đã công bố trên dư luận. Người tự thiêu đã để lại 7 khẩu hiệu trong bọc ni lông với nội dung được khẳng định biểu lộ tinh thần và ý chí độc lập cho một dân tộc Việt Nam tự quyết, không chấp nhận làm tay sai theo huyền sử ngàn năm đô hộ của người Hán.

Bà để lại một bản viết rành mạch:

“Suốt mười ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước, hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình hòa ánh đuốc soi đường do những người xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải chúng tôi… Nguyện hồn thiêng đất nước cho con làm một việc yêu nước không gặp trở ngại, không có gì ngăn cản và đừng tìm cách cứu sống… Xưa kia hai bà Trưng hy sinh Thy Sách để nung nấu ý chí quân sỹ và nhân dân để chiếm đánh thành Ngọc Hồi, hôm nay tôi nguyện làm ngọn đuốc để hậu thuẫn, thêm sức mạnh cho cảnh sát biển cùng ngư dân.”

Lời di ngôn đã gây nên một cảm xúc rộng lớn. Những Phật tử đồng môn của bà đã xác nhận rằng bà Lê Thị Tuyết Mai nung nấu ý định tự thiêu đã mấy năm nay để ít nhất khơi dậy ngọn lửa tự hào và tự quyết dân tộc. Các con bà cũng xác nhận bà là người hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Bà sống và sinh hoạt trong môi trường tôn giáo của mình, không phải lẻ loi, cô độc để có thể dễ dàng hiểu lầm hay xuyên tạc.

Giáo hội của bà, đoàn thể của bà, và nhân dân yêu nước, kể cả Cảnh sát biển và ngư dân, lần lượt sẽ ghi nhớ theo cách của mình - về tấm lòng hy sinh cao cả của bà. Đó là thứ sức mạnh mà bạo lực không bao giờ thắng được.

Ông Hải Hiếu, có lẽ không ai cần phải tìm hiểu do động cơ nào, do ám ảnh nào, do quán tính nào ông đã phát ra một lời vô căn cứ, có tính xuyên tạc, bôi nhọ và tác dụng hạ thấp giá trị hy sinh của một người yêu nước, theo cách của giáo hội mình. Bà Tuyết Mai đã ngồi xuống và bình thản tự đốt mình trong ngọn lửa cháy, với tâm nguyện đánh thức lòng yêu nước của mọi người, cho đến khi sự sống không còn nữa. Ông không có một sự xúc cảm và trân trọng hay sao, nếu so với lòng ham muốn bình thường?

Tự thiêu trong trường hợp cụ thể nầy, không phải là bạo động, mà là đại dũng của lòng từ bi. Sao ông lại đàn áp - đàn áp theo cách xuyên tạc bằng sức mạnh truyền thông mà ông đang có trong tay?

Bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu theo ông, với lý do thứ nhất là “bế tắc về sự sống”, tức bà ấy tự thiêu vì nghèo đói, vì bất lực, vì bi quan riêng mà không muốn sống nữa. Vậy cái lý do thứ hai cao cả kia chẳng qua là mượn cớ?

Trước hết, với tư cách một quan chức, ông không nghiêm túc trong cách phát ngôn bừa bải khi chưa rõ sự việc, hoặc là muốn xuyên tạc sự việc theo ý muốn của mình. Thứ hai, ông đã bộc lộ tính không trung thực, xúc phạm tinh thần yêu nước chống ngoại xâm và coi thường dân chúng.

Dù ông có xin lỗi người quá cố, gia đình họ, và người dân thành phố, thì sự nghiệp đang lên của ông cũng đã ghi một vết nhơ khó rửa.

Thật đáng tiếc!