Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

“Đẳng cấp” xung quanh mâm cỗ cưới

Đào Tiến Thi

Tiệc cưới là một dịp để những người vốn quen biết nhau gặp nhau, thăm hỏi, trò chuyện ít câu; hoặc do ngồi cùng mâm, qua trò chuyện phát hiện ra một sự tương đồng nào đó, từ đó quen nhau, có thể có những hợp tác trong tương lai. Kiểu gì thì cũng là gặp nhau mang tính ngẫu nhiên nhưng cần thiết giao lưu để việc đi ăn cưới còn có chút “thi vị”, đỡ tẻ nhạt, cô đơn giữa biển người. Và cũng là bù lại tí chút những thứ gây lo lắng và mệt nhọc (đi lại mệt, chờ đợi mệt và ăn cũng mệt), chưa kể tốn tiền.

Khi ngồi vào mâm, nếu không phải cùng cơ quan đi với nhau, tôi luôn cố gắng bắt quen, trò chuyện với người xung quanh. Chứ chẳng lẽ vục đầu vào ăn cho xong rồi về? Vả lại, cứ thỉnh thoảng “nâng li” mà chẳng ai biết ai thì nó vô duyên lắm. Tôi được cái có thể nói chuyện với nhiều hạng người khác nhau: trí thức, nông dân, công nhân, binh lính, doanh nhân, quan chức,… Trong giới trí thức, cũng có thể nói chuyện chuyên môn ở nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, giáo dục, sử học, địa lý, y học, âm nhạc,… Nếu không phải chuyện chuyên môn, chỉ cần hỏi quê quán là mình cũng khối chuyện để nói hoặc “khai thác”.

Thế nhưng trong những cuộc này tôi cũng ít khi gặp được chút “thi vị” con con ấy, trái lại còn gặp nhiều khó chịu, bực mình.

Chả là khi gặp ai đó quen hoặc cảm thấy quen quen, mình tiến đến: “Ô, anh à! Lâu chẳng gặp anh!”, hoặc: “Xin lỗi, bác có phải là…”. “Vâng, tôi A, B, C,… đây”. “Dạ, em là Th. đây, bác còn nhớ em không?”. “Nhớ. Nhớ”. Nhưng rồi bác ta chỉ bắt tay hờ hững rồi đi hoặc quay sang với người khác ngay. Hành vi đáp lại mình rõ ràng là một sự miễn cưỡng, như thể tại cái thằng mình thấy người sang bắt quàng làm họ. Nếu ngồi cùng mâm, mình cố gợi chuyện thì nhiều vị ể oải, đáp lại cho có. Được dăm ba câu mình phát chán. Thôi thì đành lại vục đầu vào ăn cho xong mà về.

Dần dần tôi phát hiện những người không chịu nói chuyện với mình không phải họ ít chuyện, mà vì họ cảm thấy họ không cùng “đẳng cấp” với mình. Họ cho họ thuộc đẳng cấp cao hơn. Mà đẳng cấp cao hơn đó có khi chỉ là một chức chủ tịch phường. Tôi nhớ lại sinh thời GS. Đặng Đức Siêu, dạy chúng tôi môn Văn hóa phương Đông, có lần thầy kể: “Hôm qua tôi đi ăn cưới, ngồi với bốn ông giám đốc sở. Tôi hết sức đau khổ”. Hồi ấy tôi chưa nghĩ nhiều như bây giờ, nên chẳng hỏi gì thêm tại sao thầy đau khổ. Bây giờ thì tôi cảm nhận được nỗi đau khổ ấy của thầy: rất có thể bốn ông giám đốc sở kia coi “ông giáo” nọ không cùng đẳng cấp với mình.
Dần dần (chỉ trừ khi đãng trí), tôi có ý thức: ở đám cưới mà thấy người quen ở mức độ chỉ là biết nhau, mình hoặc là vờ như không quen, hoặc là nhìn vào mắt họ, xem họ có “tín hiệu” gì để muốn gặp không đã, nếu không thì thôi.

Nhưng khốn nỗi, khi chủ tiệc cưới là người thân của mình ở quê, có ý xếp mình ngồi vào mâm nào đó “quan trọng”, như mâm của các quan chức địa phương chẳng hạn. Là vì gia chủ tôn trọng mình, lại vừa do mình là người nhà, thay mặt gia chủ tiếp khách. Chẳng gì mình cũng làm việc ở Hà Nội, ở Bộ Giáo dục! Khách là “kẻ cả trong làng” thì mình cũng là “người sang ở nước”, thật hợp lẽ.

Trong vai ấy mà mình không nhiệt tình tiếp thì còn ra gì? Rượu uống quá kém, có thể coi là “zero”, vậy nên mình tăng cường nói chuyện, sao cho vui vẻ trong ít phút nặng về xã giao này. Nhưng có những người mình nói mà họ không buồn đáp trả. Tủi đã đành mà còn thấy mình không hoàn thành nhiệm vụ với gia chủ.

Thế đấy, trong muôn vàn nỗi khổ của việc đi ăn cưới thì có một nỗi khổ, ấy là chuyện đẳng cấp trong ngồi mâm.