Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Sức mạnh của đám đông

Nguyễn Xuân Thọ

Suốt mấy tháng qua, không ngày nào ở Venezuela không có biểu tình, bạo động đòi chính phủ của Maduro từ chức, có lúc lên đến hàng trăm ngàn nguời. Số người chết và bị thương đã lên đến hàng ngàn. Ai cũng nghĩ là ngày mai ngủ dậy, sẽ có chính quyền mới ở Caracas. Vậy mà chính phủ của Maduro vẫn đứng đó. Thậm chí Maduro còn ngang nhiên giải tán quốc hội và liên tục đưa ra các biện pháp kinh tế, biện pháp sau ngu ngốc hơn biện pháp truớc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang biến nuớc Thổ từ một ốc đảo tự do và dân chủ ở Trung Đông trở thành một nhà nước Hồi giáo độc đoán. Hàng chục ngàn người bất đồng chính kiến với ông ta đã bị sa thải hoặc bắt giam. Quyền tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ đang dần bị thu hẹp, trong khi Erdogan ngang nhiên gây sự với các cường quốc châu Âu. Sự bất bình trong nội bộ nước Thổ đã dâng cao, kể cả trong lực lượng vũ trang Thổ, một định chế luôn đảm bảo sự tách rời giữa đạo Hồi và nhà nước. Nhiều người nghĩ rằng Erdogan sẽ bị lật đổ. Nhưng không? Sự ủng hộ của ông ta trong dân chúng Thổ vẫn rất cao và điều đó khiến không vị tướng nào dám nghĩ đến việc đảo chính.

Từ truớc ngày lên cầm quyền Donald Trump đã tạo ra hết vụ tai tiếng này này đến bê bối khác. Nhiều chính sách kinh tế và đối ngoại của Trump, tuy bị nghi ngờ và phê phán tứ tung, nhưng cũng còn có những lý lẽ biện bạch. Ví dụ như ở biển Đông, nhiều người yêu mớ tóc vàng vẫn hy vọng vào sự bất định của cái đầu không ai lường truớc.

Nhưng việc từ bỏ hiệp định Paris về môi truờng đã chứng tỏ sự phản động quá mức của Trump. Việc dùng quyền tổng thống cách chức Comey để tránh một cuộc điều tra về Putin-Gate đã chứng tỏ Trump không có nổi trí tuệ của một công dân Mỹ loại xoàng. Lời chia buồn đểu cáng của Trump sau khi thủ đô Teheran bị IS tấn công là bằng chứng của một tâm địa độc ác .

Ai cũng nghĩ là chính giới Mỹ sẽ phải dùng đến biện pháp cách chức tổng thống Trump (impeachment) để tránh một tai họa cho nuớc Mỹ. Vậy mà Trump vẫn còn đó, vẫn ngạo nghễ tweet mỗi ngày vài chục lần, với những từ ngữ không duden nào giải thích nổi.

Cả Trump, Erdogan và chính quyền Maduro tồn tại được truớc sự giận dữ của nhân dân, của búa rìu dư luận vì họ vẫn có một chỗ dựa: một đám đông cuồng nhiệt. Sự cuồng nhiệt đến mức có thể xem mọi quốc sách sai lầm là những nước cờ bí hiểm, coi mọi sự thô lỗ là những hành xử „rất con người“

Muốn truất được Trump, cả hai viện quốc hội Mỹ phải đạt được đồng thuận mà quốc hội Mỹ thì do đảng Cộng Hòa chiếm đa số. Phần lớn các nghị sỹ và dân biểu Cộng Hòa đều biết là Trump không đủ năng lực và tư cách để lãnh đạo nuớc Mỹ. Nhưng họ chưa dám lên tiếng đòi truất Trump vì số đông cử tri bầu cho họ vẫn tin cuồng nhiệt vào Trump. Cứ nghĩ đến đám đông đó thì lương tri của mấy ông nghị cũng co rúm. Trump biết được điều này và ông ta tiếp tục chiều lòng đám đông của ông ta bằng cách thực nhiện những lời hứa với họ truớc ngày bầu cử. Mặc dù sau 5 tháng cầm quyền ông ta đã nhận thức được nhiều ngu ngốc của những lời hứa đó. Chính nhờ cô gái rượu Ivanka và ngoại truởng Rex Tillerson, sau bốn tháng vào nhà trắng, Trump đã bắt đầu tin vào biến đổi khí hậu. Nhưng vì sợ mất lòng đám fan cuồng nhiệt của mình, Trump đã đi đến quyết định phản động nhất đó là rút khỏi thỏa thuận Paris.

Nhờ vào những đám đông này nên Trump, Erdogan, Maduro, Duterte và nhiều chính khách điên rồ khác còn yên vị. Điều trớ trêu là tất cả họ đều không lên cầm quyền bằng súng và máu, mà bằng phổ thông đầu phiếu dân chủ. Đó là vì họ biết chơi trò dựa vào sức mạnh của đám đông, cho dù đám đông đó gồm những ai.

Xin chớ trách những người ủng hộ Trump, Maduro, Erdogan hay Duterte, vì dù sao họ cũng quan tâm đến chính trị hơn người Việt. Ở tất cả các xứ đó, thông tin đa chiều và tự do hơn ở nước ta. Người dân ở đó đi bầu bằng cái đầu của mình và họ có quyền lựa chọn người họ thích, họ tin tưởng. Những kẻ dân túy được bầu ra là kết quả của hàng chục năm tích lũy sai lầm của các hệ thống chính trị xơ cứng và đã bắt đầu bị lũng đoạn.

Nước Venezuela trước Chavez là một quốc gia phồn vinh, giàu có. Nhưng sự giàu có đó đã lảng tránh hàng triệu người nghèo, mù chữ mà Chavez và Manduro đã đổi đời cho họ. Giáo viên và bác sỹ Cu-Ba được trả lương để đưa văn hóa và sức khỏe đến cho họ và nay họ bảo vệ chế độ đó. Báo chí phương tây chỉ đưa tin các cuộc biểu tình chống Manduro, nhưng hôm rồi TV Đức có đưa 1 phóng sự thấy đám biểu tình Pro Chavismo cũng không kém. Chẳng trách, lạm phát thế chứ nữa, Maduro vẫn hút Xì-Gà (….cho đến khi nào cán cân chuyển)

Người Thổ bị khinh thường ở châu Âu từ gần 100 năm qua, chỉ dưới thời Erdogan, mới cảm thấy dòng máu Ottoman của mình chảy lại trong tim, mới chứng kiến sự vươn lên của nền kinh tế Thổ. 2014-2015 số người Thổ từ Châu Âu hồi hương lập nghiêp cao hơn số người Thổ di dân sang châu Âu. Trong khi nhiều trí thức Thổ lên án chế độ Erdogan thì luôn luôn có hơn 50% người Thổ ủng hộ ông ta trong các cuộc bỏ phiếu tự do.

Nước Mỹ hùng cường nhất thế giới, nhưng chẳng bao lâu nữa sẽ không còn công nghiệp ô-tô. Công nghiệp điện tử thì đã biến mất từ 5 năm nay. Than và thép thì chỉ có thể nhập khẩu, vì sản xuất nội địa quá đắt. Nông sản thì người Việt, người Mễ, người Brazil xuất siêu vào Mỹ. Những người có kiến thức cười ruồi các biện pháp kinh tế đóng cửa điên rồ của Trump. Nhưng hàng chục triệu nông dân và công nhân da trắng thất nghiệp hoặc đang bị đe dọa thất nghiệp thì coi trò điên đó là niềm hy vọng cuối cùng. Sao lại không yêu, không bầu cho Trump. Cho dù lão ta thô lỗ, it ra thì lão tỷ phú đó sẽ không ăn cắp tiền thuế của họ. Cho dù lão ta không có lý tưởng, không có học thuyết gì, nhưng với đầu óc con buôn, đi đâu, đón ai cũng kéo về hợp đồng vài chục tỷ trở lên.

Có thể Trump sẽ thất bại và sẽ bị mất chức, nhưng nước Mỹ sẽ không thể quay lại như trước Trump nữa. Số đông người Mỹ nghĩ vậy và họ đang thay đổi nước họ một cách đầy kịch tính!

Nước Venezuela, nước Thổ, nước Philippin cũng vậy, bọn mỵ dân sẽ hết vai trò lịch sử và các dân tộc đó sẽ viết những trang sử mới. Vấn đề là các đám đông luôn lên tiếng để tạo ra chuyển động!

Nước Pháp hôm qua là như thế. Đám đông đã rời bỏ các chính đảng tả hữu từng thao túng nền chính tri hàng mấy chục năm qua, bỏ mặc cả đám dân túy Le Pen đang nổi lên như cồn để bầu cho một chính đảng „còn thơm mùi sữa mẹ“ của chàng thư sinh Macron.

Chỉ buồn cho nước mình, chẳng có đám đông nào cả (ngoài các đám nhậu).

Có thằng bảo: Chính đảng lớn nhất ở Việt Nam không phải là Đảng Cộng sản, mà "Đảng Sợ like" !

Nhưng vì cùng sợ nhau nên chúng cũng không phải là đám đông nốt.

Vợ bận nên lén viết về chính trị :-)

clip_image001

clip_image002


Nguồn: https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/1741674725850593