Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Bi kịch của chữ (kỳ 2)

Tiểu thuyết tự truyện

Nguyễn Việt Chiến

KỲ 2: VỤ ĐÁNH BẠC TRONG CÔNG VIÊN TÌNH YÊU

Kỳ báo trước, nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã kể cho chúng ta nghe cuộc gặp gỡ của anh với tướng Phạm Xuân Quắc sau thời gian hoạn nạn. Từ số báo này, anh bắt đầu câu chuyện về nhà báo Việt trong vụ án gây chấn động dư luận thời gian đó. (Bản quyền tiểu thuyết tự truyện “Bi kịch của chữ” thuộc về nhà văn Nguyễn Việt Chiến, mọi sao chép về cuốn tiểu thuyết tự truyện này (nếu có) trên các tờ báo, các trang mạng, các báo điện tử… đều phải được sự đồng ý của tác giả, nếu tác giả không cho phép, đề nghị các báo, các mạng điện tử không được sử dụng vì sẽ vi phạm bản quyền cuốn tiểu thuyết tự truyện này).

(ĐSPL) - LTS: Gần một thập kỷ đã qua khi kỳ án khởi nguồn từ... một vụ đánh bạc trong công viên Bách Thảo kết thúc. Với hàng ngàn bài báo tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian ngắn, cơn bão dư luận mà kỳ án đó tạo nên đã “cuốn bay” rất nhiều tên tuổi, trong đó có một số quan chức cấp thứ trưởng, những CEO của tổng công ty Nhà nước, một số tướng công an đánh án lừng danh và cả những nhà báo có tên tuổi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra chống tiêu cực.
Như một sự ngẫu nhiên, số phận đã buộc 2 con người ở hai lĩnh vực khác nhau vào trong tâm điểm của cơn bão đó: Tướng cảnh sát hình sự Phạm Xuân Quắc và nhà báo Nguyễn Việt Chiến. Họ là một cặp đôi song hành từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc kỳ án, thậm chí đến cả giai đoạn “hậu” kỳ án. Trong kỳ báo trước, tác giả Nguyễn Việt Chiến đã kể lại cuộc hội ngộ giữa ông và Tướng Quắc, đồng thời nhấn mạnh: “Mong các bạn cũng đừng suy diễn và sai lầm cho rằng, trong cuốn sách này, tôi kể chuyện về cuộc đời tôi”. Tuy nhiên, những trải nghiệm của tác giả đã in đậm bóng dáng trong nhân vật Việt của tác phẩm mà chúng ta sẽ bắt đầu theo dõi dưới đây...
…Thời gian đó, mặc dù đã lường trước được việc mình có thể bị Cơ quan điều tra khởi tố vì liên quan đến việc viết bài, đưa tin về một vụ án nghiêm trọng, nhưng nhà báo Việt cũng không nghĩ rằng mình lại bị bắt vì mấy bài báo chống tham nhũng. Do vậy, anh đã thực sự chìm vào một cơn khủng hoảng lớn về mặt tinh thần trong những ngày đầu tiên ở trong trại giam.
Việt ở cùng phòng giam với một tù nhân tên là Hậu, buồng giam chỉ có hai người, Hậu đã ở đấy từ trước khi Việt vào. Mang phong thái của một dân chơi giang hồ đất Hà thành, Hậu dường như cũng không mấy ngạc nhiên khi biết Việt là một nhà báo chuyên viết phóng sự, điều tra.
Vừa mới xong màn làm quen, Hậu đã vỗ vai hỏi người bạn tù một cách khá săm soi, dò hỏi theo kiểu một cậu “rích” (người chuyên bẩm báo mọi chuyện trong buồng giam với cán bộ quản giáo trại tù):
-Này anh già nhà báo, nghe nói bác bị bắt vì liên quan đến những bài báo viết về một vụ án đặc biệt nghiêm trọng bắt đầu từ việc bắt giữ một đám cờ bạc cò con ở vườn Bách Thảo phải không. Chuyện ấy đầu đuôi xuôi ngược ra sao?
Biết là người bạn tù đang dò hỏi mình, sau giây lát suy ngẫm, Việt chậm rãi kể:
- Thì chuyện ấy xảy ra vào một buổi chiều cuối năm. Tớ còn nhớ, buổi chiều ấy thanh bình như bao buổi chiều khác ở công viên Bách Thảo nằm phía đầu đường Hoàng Hoa Thám, ven Hồ Tây, Hà Nội. Với rừng cây xanh miên man trải dài từ quảng trường Ba Đình về tới vườn Bách Thảo, đây là nơi đẹp đẽ, trong lành và yên ả nhất của Hà thành ngàn xưa cổ kính. Trong suốt nửa thế kỷ qua, có thể nói đây là khu vườn tình yêu lãng mạn nhất của Hà Nội, khi các đôi tình nhân trẻ trung khắp thành phố thường rủ nhau tới ngồi dưới các gốc cây cổ thụ để tâm tình kín đáo...
Hậu sốt ruột, ngắt lời :
-Anh làm em buồn ngủ rồi, muốn ngáp vặt đây, anh kể chuyện vụ án theo kiểu cái “con tườu, con khỉ gì” mà cứ như kể chuyện cổ tích vậy!
Việt vẫn điềm tĩnh:
-Tại công viên này, cũng vào một buổi chiều cuối năm như thế, cũng dưới những vòm cây xanh lãng mạn và thanh bình như thế, khi các đôi lứa đang trao nhau nụ hôn đầu đời và chim muông đang lảnh lót trên các vòm cây cao thì đột nhiên mấy phát súng nổ thất thanh, chát chúa đã phá vỡ tan ngay sự yên ả, trong lành của khu vườn tình yêu. Bầy chim nháo nhác bay lên tán loạn từ các tầng cây rậm rạp. Mọi người nháo nhác nhìn về phía bán đảo xanh nằm giữa lòng hồ Bách Thảo. Bóng không ít người mặc cảnh phục đang chạy tới, chạy lui trên đó.
Hậu như bừng tỉnh:
-Một vụ cướp hay một vụ án mạng nghiêm trọng nào đó vừa xảy ra chăng?
Việt lắc đầu, kể tiếp:
-Không phải, không có ai bị cướp bóc, trấn lột cũng không có ai bị bắn chết. Hóa ra, chỉ có chuyện mấy ông thuộc lực lượng bảo vệ bắt giải mấy ông (cũng thuộc lực lượng bảo vệ) bị phát hiện quả tang đang chơi bài giải trí theo kiểu “vui chơi có thưởng”, đưa lên xe về đồn.
Hậu thắc mắc:
-Chuyện lạ bất thường đây! anh giải thích vì sao ông cầm súng lại bắt ông cũng có súng chỉ vì chuyện chơi bài cò con theo kiểu “vui chơi có thưởng” thường xuyên diễn ra ở mọi nơi thế nhỉ?
Việt vui vẻ giảng giải:
-Chuyện thường ngày ở phố thôi! vì ông bảo vệ phải bắt ông cũng thuộc lực lượng bảo vệ nên mới phải nổ súng vì ông nào cũng có súng cả. Và, cậu nổ súng trước bắt cậu chưa kịp nổ. Nhưng chưa chắc người đi bắt đã yên thân đâu, cậu bị bắt sau này mà trả thù, nó “nổ” lại mới kinh hồn đới!.
Hậu cười mát:
-Họ chơi bài cò con theo kiểu “vui chơi có thưởng” giữa ban ngày thì đâu phải là đánh bạc mà phải bắt mới bớ nhỉ? Chẳng lẽ họ suốt đời cứ phải đi bắt bớ bọn cờ bạc gian lận chui lủi khắp nơi lại không được phép thử chơi bài theo kiểu “vui chơi có thưởng” để tìm hiểu tại làm sao cái món cờ bạc lại quyến rũ, thôi miên nhiều người dân nước mình đến thế? Mà mấy cậu này có đánh bài cò con này có dấm dúi gì đâu, họ công khai giữa thanh thiên bạch nhật và tranh thủ giờ nghỉ để “vui chơi có thưởng” đấy chứ!.
Việt gật đầu cười:
-Không khéo mấy ông đi bắt họ giữa vườn bách thảo hôm nay lại còn chơi bài có thâm niên hơn nhiều mấy ông vừa bị bắt ấy chứ! Ông bị bắt quả tang đáng lẽ phải “Kính thưa các ông chưa bị lộ, chưa bị bắt, rồi ngày mai sẽ đến lượt các ông” mới phải đạo, đúng không nào?.
Hậu cũng hề hề cười:
-Sói bảo thỏ: cứ đợi đấy! Chuyện bắt mấy cậu chơi bài theo kiểu “vui chơi có thưởng” mà phải nổ súng thế này thì không coi thường được đâu, đằng sau nó là cả chuyện lớn đới, các bác nhé! Vì chuyện chơi bài cò con “tiến lên tú - lơ - khơ” với nhau theo kiểu “vui chơi có thưởng” công khai thế này thì khắp cả nước ta, nơi nào, ngày nào dân tình cũng chơi cả chứ chẳng riêng gì mấy chú này đâu. Chơi bạc lớn là phải chơi cá độ bóng đá, đêm mất vài tỉ là chuyện thường ngày ở phường nhé! Các bác cứ đợi xem, dứt khoát là có chuyện lớn rồi thì mới phải nổ súng đến như thế! Nhưng phải thế mới là có chuyện nhá!Sói bảo thỏ: hãy đợi đấy, hồi sau sẽ rõ, hề hề!.
Việt, giọng trầm hẳn:
-Ngẫu nhiên và cay đắng thay, câu chuyện tầm phào, tào lao của mấy cha rỗi chuyện nói trên trong buổi chiều hôm ấy lại không hề phù phiếm, viển vông chút nào. Em đoán không sai, trong đám người bị bắt quả tang chiều hôm ấy, có một anh cầm đầu một đường dây cá độ bóng đá xuyên quốc gia với hàng tỉ đồng mỗi cú độ. Trước đó, Cơ quan điều tra đã nhận được đơn thư tố giác anh này. Và thế là muốn có cớ bắt xét, khám nhà anh ta để phanh phui ra đường dây cá độ tiền tỉ kia, các trinh sát sự đã theo dõi và bắt quả tang anh này và bạn bè đang chơi bài cò con theo kiểu “vui chơi có thưởng”. Tiếp theo, cả một vụ án lớn chấn động đất nước sau đấy đã bắt đầu từ vụ bắt bạc “còm nhom” ở vườn Bách Thảo này. Và anh, một nhà báo sốt sắng đưa tin về vụ “nổ súng, bắt bạc” chiều hôm ấy như nhiều nhà báo khác ở Hà Nội, cũng không ngờ được rằng, những phát súng không làm ai bị thương tích chiều hôm ấy đã mở màn cho việc điều tra vụ án nghiêm trọng gây chấn động dư luận sau đó, làm nhiều người bị “thân bại danh liệt”, lâm vào vòng lao lý và gục ngã. Nhưng trớ trêu và bi hài thay, trong trận đòn thù không tiếng súng diễn ra ở “hậu vụ án”, một số người trong đó có hai nhà báo đã dính đòn “hồi mã thương”, trong đó có anh. Đầu đuôi là như thế, chú hiểu không?
Hậu hỏi luôn:
- Thế rồi sau đó, anh bị dính đòn ra sao?
Việt ngao ngán trả lời:
- Đây là vụ án đã từng làm chấn động dư luận cả trong và ngoài nước với cả ngàn bài báo được gần trăm tờ báo giấy, báo điện tử, báo hình, các trang thông tin mạng… từ trung ương tới địa phương phản ánh cập nhật liên tục một thời gian dài. Có lẽ chưa bao giờ dư luận người dân cả nước lại quan tâm theo dõi diễn biến từng ngày của vụ án lớn này trên các mặt báo. Và, trong guồng quay báo chí sôi động thời gian ấy, những phóng viên theo dõi mảng nội chính như tớ và nhiều anh em ở các tờ nhật báo khác thực sự đã được sống những ngày hào hứng, sôi nổi nhất của cuộc đời làm báo…
Hậu độp luôn:
-Thế thì đừng trách móc, than phiền gì nữa, anh nhà báo già nhé, vì không phải ai cũng được sống những ngày sôi nổi, hào hứng như vậy trước khi bị tống giam đâu, hề, hề.
(Còn tiếp…)

Nguồn: https://www.facebook.com/vietchien.nguyen.1/posts/1234839109873740

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008